NHẤT MỘNG VƯƠNG

Chương 1: Mất Nguyên Khôi, Nhà Nguyên Diệt Tuyệt


1 năm

trướctiếp

Phía nam của thiên hạ có một nơi thế ngoại đào viên tên là Đại Nam Thổ, đất đai rất rộng lớn, thổ nhưỡng màu mỡ, khí mạch ôn hoà, lưng như rồng quận, miệng ngậm hạt châu vàng, như quang minh chiếu rọi, danh xưng là Long Châu, hàm ý viên ngọc của bầu trời, về sau Thuận Thiên Đế, tức Vua Ứng Long một lần du ngoạn, ông tự thấy rằng danh xưng này chưa tỏ rõ khí sắc nơi đây bèn đổi thành Thiên Châu, bao hàm trời đất tỏa phi long.

...

Nhà nguyên năm thuận trị thứ tư vua là Nguyên Minh Đế, dưới những năm ông thuận trị người đời gọi thời đó là hạ đông chiến quốc ( mùa hạ dân gặp nạn đói, hạn hán mất mùa, mùa đông dân đói không mảnh vải che, gặp cơn gió lạnh, mạng người hoá băng, những năm này lại không ngừng bị các nước khác xâm lược, mùa hạ phát binh, mùa đông do lạnh giá mà lui binh) loạn quân nổi lên như nấm, giặc cướp thảo khấu không nơi nào không có, dân chúng không đêm nào yên giấc, nạn đói như bầu trời đêm đen che kín lấy Thiên Châu. 

Văn quan Lý Thanh Bạch vốn giữ chức thượng thư có lời bình như sau: Thiên cổ ngàn năm vốn sợ loạn, dân loạn khó làm quan, quan loạn khó làm chúa, chúa loạn đáng sợ hơn hết, quốc mất gia vong, than ôi! 

Đời hậu nguyên vua tôi lâm vào cả ba điều đáng buồn đó.

Ông tự nhận mình là loạn quan mang tội đáng chém đầu, chính tâm của ông đã loạn ngày đêm u phiền mất lòng tin về triều chính, thoái trí nản lòng không dám dụng tâm mà báo chúa, dụng tâm mà kính dân.

Bèn viết tấu xin được cải lão hồi hương, vừa nghe tin ông muốn từ quan vua Nguyên Minh Đế giận lắm, những nghĩ tới ông lập nhiều công trạng, cho miễn tội chết, ân chuẩn cho ông từ quan hồi hương.

Khi ông trở về quê cũ được nửa năm, nhà Mạc dốc hết toàn lực cho hơn 50 vạn quân đánh tới.

Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi nhà Nguyên với sự thối nát từ trong ra ngoài nhanh chóng sụp đổ, chấm dứt hơn sáu mươi năm hưng thịnh.

Do quá đau thương, cảnh nước nhà rơi vào tay giặc, Lý Thanh Bạch tự tay viết một cuốn bút ký như một bức tranh minh sử tỏ rõ cho người đời sau:

Trong cuốn minh sử có nói rằng: đời nhà hậu Nguyên chiếu ứng mệnh trời, lâm vào bốn đại tắc mất nước :

Nhất tắc, vua không màng quốc sự, thích nghe nịnh thần, chìm đắm tửu sắc, xây dựng nhiều cung điện, hao tổn tâm huyết bách tích từ đó làm mất lòng dân.

Nhị tắc, giặc trong tham quan coi màng dân cỏ     

Tam tắc, mạc quốc vốn binh hùng tướng mạnh nhòm ngó non sông mà không màng tới.

Tứ tắc, không trọng dụng kẻ tài, có vị tướng hùng tựa mãnh hổ, họ Triệu tên Khôi tự là Hoành Phi trong được lòng dân ngoài là mộng địch, nỡ cớ nghe nịnh thần mà mất tướng

Đó là lẻ tất nhiên nước mất gia vong, thương thay công lớn Hoành Phi đại tướng trấn ải bắc quan một ải bình, lòng dân ghi tạc hai ân thương sót ba hàng lệ nguyện truyền sử sách, Quả như vậy sau khi Triệu Khôi tướng quân mất, dân chúng thương khóc không ngừng, người đời có cấu tướng chết dân thương, chúa chết dân cười là từ đây.  

Hai ân mà Lý Thanh Bạch nhắc về Hoành Phi tướng quân chính là:

Trấn ải Bắc quan ải, từ khi được phong làm Đại Nguyên Soái, ông lập rất nhiều công trạng, đánh lùi hơn 50 vạn binh lớn nhỏ, chém hạ tổng ba mươi hai tướng tướng địch các nước như Mộng La, Đại Đông, Bắc Hạ, Nam Tống, ngay cả Mạc quốc dù binh tài tướng dũng, trong trận Xích Thủy La cũng bị ông đánh tan hai mươi vạn đại quân, đánh tan ý nghĩ thèm khát của bọn họ.

Ân thứ hai là một lòng lo nghĩ bách tích, chém quan lại hà hiếp dân lành không màng lợi lộc công lao, có áo mặc cho dân sưởi ấm có cơm ăn cho dân lót bụng,  gặp dân vui như gặp tri kỉ.

Có câu chuyện kể lại rằng: Khi vua Nguyên Minh Đế lên ngôi chưa đầy mười năm, tướng Mạc là Chương Mã Đức kẻ tài ba nhất của Mạc quốc lúc bấy giờ, người này vốn trinh chiến trăm trận trăm thắng lòng tự mang kiêu minh, nảy lòng thèm khát.

Liền xin vua Mạc là Hoàng Phổ Nạp Ba, cho mang theo mười vạn quân, lòng diệt nhà Nguyên.

Gã này tài giỏi thực sự, vượt tam quan như vườn không nhà trống chiếm quan ải Bắc Sơn vốn là điểm trọng yếu phía bắc của Thiên Châu. Vừa chiếm được quan ải Bắc Sơn, Mã Đưc liền sai quấn lính lên tường thành đổi cờ Nguyên thành cờ Mạc. Trong lúc hắn đang kiêu minh tự mãn, chợt nhìn thấy hướng nam, cát bụi bay mù mịt, một đoàn binh mã khí tựa như thôn thiên nuốt nguyệt đạp trên cát bụi mà tiến thẳng tới. Gã đứng trên tường thành như cảm giác được từng bước chân của đoàn binh mã kia mỗi một bước đều khiến cả tường thành rung lắc dữ dội.

Lần đầu tiên trong lòng gã một cảm giác sợ hãi không tên trỗi dậy, đoàn binh mã này cách tường thành năm dặm thì dừng lại.

Mã Đức từ trên cao nhìn xuống mà cảm giác thấp bé khó với tới, gã nhìn rõ đoàn binh kia không tới năm ngàn người, trên đầu người nào người nấy chiết khăn đỏ, khí khái ngút trời, chỉ không tới năm ngàn người này đã hù dọa cho tướng lĩnh binh sĩ Mạc quốc chân tay run rẩy khí giới cầm không vững, Mã Đức vốn là kẻ cầm quân lâu năm, vừa nhìn thấy tình cảnh này liền biết khí thế bên mình không vững có đánh cũng bại, hắn lờ mờ đoán được người vừa tới là ai, đứng trên tường thành hô lớn: " có phải ông Tư Mã đại tướng đó không".

Đó là một danh hào mà nhà Mạc đặt cho Triệu Khôi tướng quân, ví như ông Tư Mã đánh đâu thắng đó. 

Nghe Mã Đức hỏi vậy, người tướng lãnh liền bỏ mũ ra cho Mã Đức nhìn rõ mặt, người này mắt sáng ngời ngời, tròng mắt uy nghiêm hữu thần.

Mã Đức nhìn thấy gương mặt uy nghiêm kia của người tướng lãnh không kiềm được tim nhảy lên một cái, gã tự biết chính lòng mình giờ khắc này cũng bị người này làm cho sợ hải.

Ba quân loạn, binh nhiều đánh ít còn có cơ may, nay chính gã lòng cũng sợ rồi, đánh thua bị người ta bắt làm bại binh còn nhục hơn. 

Nghĩ đến đó gã chỉ đành thở dài, sai binh đổi lại cờ hiệu, sau ra lệnh cho toàn bộ binh sĩ đầu hàng. 

Đó là một giai thoại nổi tiếng mà người đời ca người về Nguyên Khôi tướng quân.

Còn có một câu chuyện khác kể về ông như sau:

Chuyện kể rằng Nguyên Khôi tướng quân có một vị tri kỉ tên tự là Thường Kiệt ông giữ chức đại học sĩ thuộc hàng quan nhất phẩm nắm giữ chức vụ trọng yếu trong triều đình, là cố vấn thân cận với hoàng thượng.

Một lần ông tới thăm phủ Nguyên đại tướng, nằm ở tiểu trấn Thanh Hoa, nơi vùng đất của những hào kiệt, nơi của các vị danh tướng lỗi lạc, đặc biệt đây còn là nơi ghi lại dấu chân của vua Ứng Long, Thuận Trị Đế người đặt nền tảng cho Thiên Châu. 

Học sĩ trải qua mười ngày mệt nhọc từ kinh thành mới tới được đây, khi ông vừa tiến vào phủ đã vội vã quay đầu đi ra, miệng không ngừng lẩm bẩm: kỳ quái, thật kỳ quái.

Thường Kiệt nhìn cánh cửa cũ kỹ khép hờ lắc đầu, lẫm nhẫm: Khôi đệ đã căn dặn ta rất kỹ lưỡng, làm sao có thể sai được cơ chứ.

Ông suy nghĩ hồi lâu dường như không còn cách nào, quay qua nói với tên người hầu đang đứng bên cạnh: ngươi mau đi dò hỏi các hương thân phụ lão nơi đây xem đâu mới là nơi toạ lạc của tướng quân, rất cỏ thể đệ ấy đã đổi nhà rồi.

Không mất bao lâu tên người hầu đó đã quay lại, bộ dáng rụt rè không dám nói ngay.

Ông nhìn gã khó chịu, thúc dục nói: còn đứng ngây ra đó làm gì, đã tìm được chưa?

Tên người hầu, ngập ngừng chỉ tay vào ngôi phủ cũ kỹ nói: tiểu nhân đã hỏi qua mười mấy người, bọn họ đều chỉ tiểu nhân tới nơi đây.

Học sĩ không tin liền tự thân tìm gặp lão giả đang bán màn thầu gần đó mà hỏi thì mới chứng thực đây chính là phủ của Nguyên tướng quân, dù đã dò hỏi rất kỹ lưỡng nhưng học sĩ dường như vẫn còn không tin hỏi lại: " thúc thúc , tại sao phủ của tướng quân lại bình dị như vậy, không sơn son thiết vàng, không lung linh xa hoa, không nhà cao cửa rộng, nô bộc lại lẻ bóng". 

Lảo già bán màn thầu nhìn ông vẻ mặt kinh khi hiện rõ trên mặt, nói: tham quan mới cần xa hoa nhà cửa rộng rãi, đã mang một tiếng trung thần há có thể làm những việc ông vừa mới nói hay sao.

Học sĩ thấy lời lẽ khinh thị như vậy thì bất giác xấu hổ nhưng càng thêm là kính trọng, ông thầm nghĩ chỉ một người nông dân tầm thường lại có lời lẻ hùng hồn lý lẻ chắc chắn, thật khiến người ta khâm phục, quả nhiên thanh hoa tiểu trấn này xưa nay vẫn luôn là nơi dưỡng long, nặn hổ.

Ông lão bán màn thầu thấy học sĩ dáng vẻ đoan chính nếu là một tên tham quan thật sự đã sớm cho người hầu bên người đánh cho lão một trận, lão chăm chú đánh giá một lượt trên người học sĩ rồi nói: ông chắc là người từ xa tới muốn thỉnh an Khôi Đệ Nhất phải không, nói đến đây ông thở dài nói tiếp: khó gặp lắm mấy năm nay binh chiến tang thương Khôi đệ nhất ngày ngày khổ nhọc, ít có thời gian tiếp đãi khách nhân bên ngoài tới.

Học sĩ nghe thấy cái tên Khôi Đệ Nhất trong lòng khó hiểu hỏi lại: thúc thúc, không biết Khôi đệ nhất mà thúc thúc nói tới là người phương nào.

Ông lão nghe ông hỏi thì bật cười thành tiếng ôn tồn giải thích: nơi tiểu trấn chúng tôi có tục truyền từ xưa danh xưng Đệ Nhất chính là xưng hô người mà chúng tôi sùng bái, phụ mẫu đệ nhị, đệ tam là thân huynh đệ, đệ tứ  là bằng hữu. Khôi đệ nhất mà ta nhắc tới đây chính là Nguyên Khôi tướng quân.

Nguyên Khôi tướng quân xưa nay không nhận bỗng lộc triều đình, mọi tiền tại bỗng lộc của ông đều dùng để đóng thuế mua gạo cho dân trong trấn, là người duy nhất trong trấn đáng để chúng ta gọi một tiếng Đệ Nhất.

Học sĩ khi này mới vỡ lẻ không ngừng nói: thì ra là thế, thì ra là thế.

Lại nghe ông lão nói tiếp:

Trong trấn chúng tôi còn có một bài thơ ca tụng về Khôi Đệ Nhất, nếu văn nhân không chê thì để lão già này ngâm cho nghe vậy.

Học sĩ nghe vậy vui vẻ đáp: vậy còn gì bằng, mời thúc thúc sướng ẩm cho Kiệt này một phen hưởng thú được chăng.

Ông không kiềm được liếc nhìn vào phủ đệ của Khôi tướng quân, trong lòng chua chát nghĩ: ta thật sự hổ thẹn mang một tiếng tri kỷ với đệ ấy, thật sự ta đã hiểu đệ ấy hay chưa.

Khi này tiếng ngâm của ông lão cất lên với vẻ sùng kính:

" Người tới dân ngỡ là vàng ngọc

   Chính vậy, là phúc của trời ban

   Oai danh sánh tựa Lữ Thần Tích

   Binh Giáp Lê Khôi một bụng đầy

   Thương dân mỏi mắt trông chiến sự

   Áo ông rách vai không kim vá

   Bỗng lộc nhận lại, trả cho ai

   Giặc thấy tiếng phơi gan móc mật

   Dân sót thay, phơi mật móc gan

   Tình này dân tôi luôn mãi nhớ

   Một tiếng Hoành Phi lòng khắc sâu".

Ông lão ngâm tới đâu học sĩ ngâm theo tới đó, khi ngâm đến câu cuối, ông lão đã dừng lại từ khi nào mà miệng của học sĩ vẫn lẫm nhẫm không ngừng, hai hàng nước mắt của ông không kiềm được rơi lã chã, không rõ ông khóc vì thương người tri kỷ của mình hay là ngưỡng mộ tình cảm của dân chúng với người tri kỷ này.

Sau rồi ông khom người trước lão cung kính nói: đa tạ thúc thúc đã thưởng thơ. Ông vốn là đại học sĩ trên người không khi nào không có ngiêm mực và bút lông, nhưng khi này ông  tiện tay rút ngọn chuỷ thủ dưới ống dày ra, vận sức khắc thật sâu lên cửa một chữ Thiên bên cạnh chữ Thiên còn khắc một chữ Phúc.

Ông lão bán màn thầu thấy ông rơi lệ vì Nguyên Khôi tướng quân biết ông chẳng có ác ý cũng chẳng ngăn cản.

Người đời sau vẫn thường nói ông thân cận bên cạnh hoàng thượng đoán được Nguyên Khôi tướng quân sẽ chết dưới tay vua vì lẻ đó mới khắc lên chữ Thiên, còn chữ phúc kia hàm ý ông chính là phúc của thiên hạ.

Còn vì nguyên cớ gì mà sau khi khắc lên hai chữ này thì lập tức rời đi. Không gặp mặt Nguyên Khôi tướng quân cũng không quay lại triều làm quan, điều này là một đại ẩn tích.

Ông lão bán màn thầu vốn là người hay chữ, khi nhìn rõ hai chữ này thế như phượng bay không khỏi nhìn đến ngây người, hồi lâu lão nhìn qua học sĩ, vừa nhìn qua trên nét mặt hiện lên vẻ kinh ngạc, dường như ông phát hiện trên khuân mặt học sĩ đã già thêm mấy tuổi.

Học sĩ cáo từ ông lão rất cẩn thận rồi mới rời đi.

Còn ông lão thấy ông định rời đi thì lớn tiếng hô: tiên sinh, ở lại một chút được chăng?

Học sĩ cười vui vẻ nói: tại hạ không trở lại được rồi, nhân gian vốn lắm khói lửa, mạng người ngắn ngủi biết về tay ai. Tiếng ngâm của ông xa dần đến khi không còn nghe thấy nữa.

Chuyện lưu truyền về tướng quân còn nhiều, dân chúng còn tỏ rõ lòng ông, vậy mà vua quan lại trách cứ đổ do mệnh trời không dung. Có câu mệnh thiên nhẫn, mắt trần trông mà đỏ.

Mùa thu năm 195 trước công nguyên, quân Mạc một lần nữa xuất binh xâm lấn bờ cỏi Nguyên quốc, dùng một ngàn tàu chiến, hơn 20 vạn đại quân đánh úp bờ biển phía đông, tình hình khó khăn, dưới binh không tinh thuỷ chiến, địa hình thông thoáng khó thủ khó công, tường thành lại là thứ tạm bợ. 

Dưới tài tình của một vị hùng binh sách lược, lập nên trận thế hồng hoàng trông, ngày đêm cho quân binh cắm cọc nhọn dưới đáy biển, lợi dụng thế thuỷ chiều lên xuống làm bẩy, mưu sách chiến lược chia binh từng nhánh trước dụ, sau công, cuối cùng là toàn thắng dẹp quân Mạc, tướng Mạc khi đó là Mạc Sầu reo mình xuống biển tự tận 20 vạn binh khi về không đủ mười ngàn, Mạc quốc sau phen đó gấp gáp cử sứ thần qua cầu hòa sợ ông thuận thế mang binh tới đánh, sau sự kiện năm đó tướng lãnh ba quân sùng bái ông hết mực, lòng dân mến mộ từ nam chí bắc, thương thay chưa về diện vua báo tin tốt đã nghe tin nịnh thần dèm phê mưu đồ đoạt ngôi, cướp quyền thu lòng dân nuôi tướng dũng.

Quá đau buồn trước thái độ của vua, ông thấy Mạc quốc đã yên không còn lòng nhòm ngó, bèn dâng tấu lên vua xin được từ quan tránh cái tiếng bất trung phản quốc.

Vua xem xong liền chuẩn tấu, ban thưởng rất nhiều vàng bạc cho nhưng ông một mực từ chối.

Ông có người vợ tên là Lý Thị vốn nhiều năm chinh chiến không có thời gian bên nhau, về cố hương không đến hai năm chợt nghe tin tốt hạ sinh nam hài tử, lạ thay đẻ ra đã biết cười, có cặp mắt sáng như ngọc, ngực có 9 điểm đỏ, làn da như tượng đúc, khoẻ khoắn lạ thường. Chỉ tiếc khi sinh dẫn đến mưa lũ ba ngày ba đêm sấm chớp liên miên, vua dưới lời của thế tử Nam Quân và nịnh thần Doãn Thành cho là điềm dữ sau này đứa bé ắt thay thiên tử, lại nhớ đến lời cận thần tâu chuyện mưu đồ năm xưa, dù về cố hương nhưng thế lực cũ vẫn còn, vua suy nghĩ ngày đêm mất ăn mất ngủ suốt bảy ngày, sáng ngày thứ tám ông sai người cho triệu kiến tướng quân vào triều.

Tướng quân ngỡ vua đổi ý muốn cho mình cầm quân trở lại, tức tốc lên đường trong lòng vui mừng kể sao cho xiết, nào ngờ ông vừa xuống ngựa đã bị ngự tiền thị vệ bắt trói, Hoành Phi tướng quân vốn uy mãnh vô song, bọn thị vệ này làm gì nổi ông.

Nhưng ông lại chấp nhận để bọn chúng trói buộc nhốt vào đại lao. Ông trong ngục tối nhận tin gia quyến của mình bị hoàng thượng đầy ra biên ải, vợ con bị giam trong ngục chờ ngày hiến tế cho trời đất, ông thương thay tình cảm phu thuê đậm sâu, con thơ còn nhỏ, càng đau sót sự đối đãi của hoàng thượng đối với mình.

Trước khi chết ông quỳ gối khóc xin rằng: " đời nô làm tớ cho hoàng không cầu phú quý bám chân, ra trận dù đau cũng chưa từng than khóc, lần này hạ thần xin mong hoàng kia, mắt sáng tỉnh mộng trần đời nô nguyện chết, mong chọn chữ tình với gia quyến, xin hoàng cho gia quyến về cố hương an phận thủ thường" sau liền mượn gươm tự vẫn trên thềm ngọc giữ chữ hai chữ trung hiếu. Vua thấy ông tự tận, nhìn xác ông nằm trên thềm ngọc, trong lòng chua chát chuẩn tấu cho gia quyến của ông được trở về cố hướng.

Thế tử Nam Quân nhiều lần can ngăn, khuyên rằng gia quến của ông về cố hương không quên thù cũ lập mưu tạo phản mượn lẽ ông sinh ra yêu quái làm hại bách tính không tha gia quyến của ông hơn hai trăm mạng người lớn nhỏ trong gia đình ông từ đó phơi thây dưới lưỡi kiếm sắc. Các thuộc hạ cũ của ông cũng trong một đêm đầu lìa khỏi xác.

Sau khi ông mất được hai năm, thế tử Nam Quân mưu đồ đoạt ngôi, nuôi phe cánh cấu kết giặc ngoại.

Mùa đông 197 tuyết đọng rất dày, thềm ngọc máu Nguyên Khôi tướng quân sớm bị tuyết dày che lấp. Nhà nguyên thời khắc này, chính thức rơi vào cảnh khói lửa.

Vừa hay tin Nguyên Khôi tướng quân tự tận, nhà Mạc mừng như mở cờ trong bụng, chuẩn bị hơn ba mươi mươi vạn binh quyết lòng xâm lược Nguyên quốc.

Trước tình thế này, Nam quân thế tử lập tức ưng thuận nhường ngôi báu cho nhà Mạc, Nguyên Minh Đế sau khi biết tin, vừa thống hận lại vừa bi phẩn lập tức tự tận ngay tại Thái Tổ điện, chấm dứt hoàn toàn nhà Hậu Nguyên.

Khi vào nước Nguyên, vua Mạc lập tức xưng đế, lấy niên hiệu là Minh Vương Thái Tổ, ông vốn ái tài Nguyên Khôi tướng quân, lập miếu thờ ở quan ải phía bắc, nơi ông nhiều lần mang quân tới đánh, mỗi lần đem quân tới đều bị Nguyên Khôi tướng quân chặn đứng. 

Sau lại theo ước hẹn với thế tử Nam Quân, phong thế tử làm Trấn Nam Vương cai quản phía nam của thiên châu.


Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play

trướctiếp