Tờ mờ sáng hôm sau, Triệu Bạch Ngư và Hoắc Kinh Đường lặng lẽ chạy về nhà trọ, thay bộ quần áo nhăn nhúm ra, giúp đối phương chải đầu, hai người ở bên cửa sổ thì thầm to nhỏ.

"Sang năm là hai mươi rồi, muốn chọn ngày tốt làm lễ nhược quán* không?"

(*) Nhược quán: thời xưa gọi thanh niên khoảng 20 tuổi là nhược quán.

"Tùy chàng thôi."

Triệu Bạch Ngư không để tâm lắm.

Hoắc Kinh Đường liếc nhìn Triệu Bạch Ngư, gật đầu một cái: "Ta biết rồi."

Triệu Bạch Ngư nghiêng đầu: "Chàng không sao chứ?"

Hoắc Kinh Đường cầm gương đồng soi kiểu tóc y: "Thế nào?"

Tóc đen được búi lên cẩn thận gọn gàng trên đỉnh đầu, dùng một cây trâm ngọc màu xanh để cố định lại, quanh búi tóc quấn một dây vải màu xanh nhạt, cái gáy trắng nõn lộ ra, dấu vết màu đỏ tím như ẩn như hiện nơi cổ áo, tất nhiên là Triệu Bạch Ngư không hề nhìn thấy nó.

Y ngắm nhìn một chút, chắc chắn không có vấn đề gì nữa liền đứng dậy, giũ giũ tay áo bào rộng, đứng nghiêm người nói: "Ngày nào đó nếu chàng sa sút thì có thể dùng tay nghề này ra ngoài làm thợ tóc được đấy, cỡ này thì cũng đủ để người ta tha thứ cho thói xấu chỉ biết chặt đầu không biết cạo đầu của chàng rồi."

Hoắc Kinh Đường bị y chọc cười: "Nếu ta mà sa sút thì chỉ cần tiểu lang nuôi ta thôi."

"Nuôi, bây giờ nuôi luôn." Triệu Bạch Ngư hào phóng vẫy tay: "Đi ăn cháo không, ta biết chỗ bán cháo ngon nhất ở đây."

Nói xong thì đi về phía trước, Hoắc Kinh Đường chắp hai tay sau lưng khảy vòng Phật, nhàn nhã đi theo bên cạnh Triệu Bạch Ngư. Hai người vừa ra đến sân đã gặp Hoàng Thanh Thường và Thôi phó quan, thế là chia nhau chào hỏi.

Triệu Bạch Ngư: "Các ngươi đi đâu thế?"

Thôi phó quan: "Tín sứ* của Trịnh Sở Chi đang chờ ở Nha môn, nói là phụng khẩu dụ của bệ hạ, phải đưa Hoàng cô nương và Tôn Phụ Ất hồi Kinh để điều tra."

(*) Tín sứ: người đưa tin/thư

"À, thế đã ăn gì chưa?"

Hai người đều hơi sững sốt, không biết làm sao lại chuyển đến chủ đề này rồi.

Triệu Bạch Ngư cười dịu dàng: "Ta mời các ngươi đi ăn cháo."

Thôi phó quan: "Nhưng tín sứ của Trịnh Sở Chi..."

Hoắc Kinh Đường: "Cho dù muốn đi Kinh Đô thì cũng phải lấp đầy cái bụng đã rồi mới lên đường chứ, đi thôi."

Tướng quân đã lên tiếng, Thôi phó quan không dám nói hai lời.

Hoàng Thanh Thường thấp giọng hỏi: "Tín sứ có khẩu dụ của bệ hạ, tiểu Triệu đại nhân làm như vậy... Có khi nào bị nói là kiêu căng liều mạng, bất kính với lời Thánh thượng không?"

"Trời cao hoàng đế xa, huống chi người tới cũng chỉ là tín sứ của Trịnh Sở Chi thôi, không phải tâm phúc của bệ hạ, ngươi ta băn khoăn, nhưng tiểu Triệu đại nhân và tướng quân thì không. Lại nói Trịnh Sở Chi kia tự cho rằng mình tính kế tiểu Triệu đại nhân thành công, nếu tiểu Triệu đại nhân không bị trêu đến nỗi tức giận, có lẽ sẽ khiến cho lão ta cảm thấy khó chịu đấy."

Hoàng Thanh Thường không hiểu quan trường trăm mối rắc rối, vậy nên cũng dứt khoát không nghĩ đến nữa, dù sao thì nàng cũng tin tưởng Triệu Bạch Ngư.

Lúc này, trong Nha môn huyện Giang Dương, tín sứ của Trịnh Sở Chi đợi mãi mà cũng không thấy Khâm sai đưa Hoàng Thanh Thường tới, đến cả Tôn Phụ Ất vốn bảo sẽ đưa tới cùng cũng vẫn còn đang bị nhốt trong nhà lao, không có tên nha dịch nào chịu nghe lời, gã tức tối đến mức mắng không thèm lựa lời, nói Khâm sai đã quái gở mà đầu óc bụng dạ còn hẹp hòi, không chịu nổi vì bị cướp công, còn kiêu căng liều mạng xem thường bệ hạ vân vân.

Sai dịch trong Nha môn đa số là người bình thường, dùng hai con mắt cũng nhìn ra được Khâm sai là quan thanh liêm, nào nhẫn nhịn được cái tên ăn nói bậy nói bạ này? Thế là cứ tiếp tục rót nước trà, nhốt gã lại trong phòng, bất kể có đập cửa thế nào cũng không mở.

Chờ đến lúc đám người Triệu Bạch Ngư về đến Nha môn gặp tín sứ, vừa đi đến cửa đã nghe mùi lạ, đồng loạt lui về phía sau ba bước, im lặng nhìn tín sứ đang đi tiểu vào ấm trà.

Người nọ xấu hổ mắt trợn trắng. ngất xỉu ngã xuống, nha dịch đi theo sau cùng nên không nhìn thấy cảnh tượng đó, vội vàng nhấc ấm trà lên tưới vào mặt tín sứ gọi gã tỉnh lại.

Tín sứ chậm chạp tỉnh lại, thấy Khâm sai liền nhớ lại mình mới bị tưới nước lên mặt, nhất thời nộ khí công tâm, vô thức liếm giọt nước lăn trên mặt, kết quả nếm được vị khai, rồi gã nhìn ấm trà trong tay sai dịch, tự khẳng định rằng Khâm sai bỡn cợt mình nên tức thở hổn hển không ngừng.

"Chuyện hôm nay, ta chắc chắc sẽ bẩm báo với Vận phó đại nhân, Khâm sai ngươi đùa bỡn với tín sứ, coi thường Thánh dụ, thân là Khâm sai mà làm việc qua loa, cố tình giam giữ phạm nhân và bằng chứng làm trễ nãi đại án, tội trạng này mà cáo đến ngự tiền, để ta xem coi ngươi gánh tội thế nào!"

"Khâm sai gánh tội thế nào cũng không cần ngươi quan tâm. Nhưng trừng trị cấp dưới ngươi tội xem thường cấp trên, cũng đủ để bổn vương lấy cái mũ trên đầu ngươi xuống rồi."

"Bổn vương...? Ngài là?"

Thôi phó quan trừng mắt quát: "To gan! Thấy Lâm An quận vương mà không quỳ xuống?"

Bịch một tiếng, tín sứ quỳ sụp xuống đất, đầu đầy mồ hôi hột, mà cũng không biết là mồ hôi lạnh hay là nước tiểu nữa.

"Hạ quan tham kiến quận vương điện hạ."

"Ngươi vậy mà lại dám chó cậy thế chủ, một tên tiểu quan thất, bát phẩm mà dám mắng chửi Khâm sai, người mà quan nhất phẩm thấy cũng phải lễ độ không tiếc lời, mũ cao trên đầu y chính là từ Ngự sử đài mà ra, nghe thấy bản lĩnh này của ngươi cũng phải chịu thua đấy."

"Hạ quan, hạ quan không dám! Hạ quan sợ hãi!"

Hoắc Kinh Đường ngồi trên công đường, rất tự nhiên vỗ băng ghế bên cạnh, ra hiệu cho Triệu Bạch Ngư ngồi xuống theo mình, sau đó liếc nhìn người đưa tin hồi lâu mà không nói gì, đến khi gã ta bị nhìn đến độ lòng sợ loạn lên mới cất tiếng: "Nói thử ta nghe, tiểu lang quân nhà ta làm việc qua loa, xem thường Thánh dụ thế nào."

"Cái này, không phải, ta... Hạ quan, y..." Tín sứ lắp ba lắp bắp: "Thủ dụ của Thánh, Thánh thượng, lệnh cho Trịnh vận phó toàn quyền xử lý vụ án An Hoài Đức và Tôn Phụ Ất, kêu Khâm sai tiếp nhận hai triệu lượng bạc đi cứu nạn Từ Châu, vốn, vốn Vận phó đại nhân bảo ta đến điều Tôn Phụ Ất và nhân chứng quan trọng là nữ cô nhi Hoàng thị hồi kinh, hạ quan là... Vì chức trách thôi —— "

"Bệ hạ có nói ngày giờ nào hồi kinh không?"

"Bệ hạ chỉ nói lên đường ngay trong ngày."

"Nhưng không có ý nói giờ giấc cụ thể, Trịnh Sở Chi sốt ruột nên cuống cuồng lên, đến cả thời giờ để người ta ăn sáng cũng không cho, là vì chột dạ hay là sợ bị người khác đoạt công?"

Tín sứ không nhịn được, gã lau khuôn mặt ướt sũng của mình, ấp úng không nói nên lời.

Hoắc Kinh Đường không trông đợi gã có thể nói ra nguyên nhân gì, hắn chỉ cần ngồi đây nửa buổi không nói lời nào thôi cũng đủ dọa cho tín sứ kia bệnh nặng một trận rồi.

Thời gian trôi qua từng phút một, cuối cùng Triệu Bạch Ngư cũng lên tiếng: "Nếu là ý của bệ hạ, tự khắc không thể trễ nãi. Thôi phó quan, phiền ngươi vào nhà lao một chuyến, đưa Tôn Phụ Ất ra giao cho vị này, cũng làm phiền Hoàng cô nương hồi kinh cùng với tín sứ, Đại lý tự và bộ Hình sẽ tự tra rõ oan án năm đó, đòi lại công bằng cho Hoàng thị nhà cô."

Thôi phó quan: "Vâng."

Hai mắt Hoàng Thanh Thường rưng rưng nước: "Đa tạ đại nhân."

Tín sứ cũng liên tục nói cảm ơn.

Triệu Bạch Ngư: "Ta còn có lời mong tín sứ thay mặt truyền đạt giúp."

Tín sứ: "Xin đại nhân cứ việc dặn dò."

Triệu Bạch Ngư: "Trịnh đại nhân nhìn rõ mồn một, bổn quan bái phục. Chẳng qua là ăn một miếng cũng không thể mập nổi, đừng để bụng khó tiêu hại chết bản thân. Tất nhiên bổn quan chân thành chúc mừng Trịnh đại nhân một bước lên mây, mọi việc như ý, nhưng chớ lộn nhào quá trớn, coi chừng lộn mất mạng đấy."

Tín sứ sợ hãi nuốt nước bọt, lời này tràn đầy mùi khói thuốc, quả nhiên Khâm sai đã ghi thù Vận phó chơi y một cú.

"Đúng rồi, sẵn tiện giúp bổn quan nói thêm một câu nữa." Triệu Bạch Ngư bỗng nhiên nói: "Trịnh đại nhân nói ông ấy tán thưởng bổn quan, bổn quan cũng rất tán thưởng ông ta, quận vương phủ luôn mở cửa, lúc nào cũng chờ đại nhân ghé chơi."

Tín sứ: "Hạ quan chắc chắc chắn sẽ truyền đạt đầy đủ lời của ngài, tuyệt đối không dám nói sai nửa câu!"

Triệu Bạch Ngư cười điềm đạm: "Vậy ta an tâm rồi. Ơ kìa, có chuyện gì xảy ra thế này? Không ai nhắc nhở bổn quan cho tín sứ ngồi sao? Ngươi đứng đi, đứng lên ngồi."

Tín sứ: "Hạ quan không dám, hạ quan sợ hãi."

Triệu Bạch Ngư: "Bổn quan bảo ngươi ngồi thì cứ ngồi, tránh để truyền ra là bổn quan nhỏ nhen, mượn tay ngươi vả mặt Trịnh đại nhân, rồi người ta thừa cơ tố cáo bổn quan thì sao."

Tín sứ vội xếp re ngồi xuống, bị ăn một gậy phủ đầu nên sợ hãi cụp mắt cúi đầu, không kiêu căng hống hách như lúc nãy nữa, càng không dám nghĩ đến chuyện tỏ ra bất kính.

Tuy nói chó cậy thế chủ đúng là lẽ thường tình, cứ cho rằng Triệu Bạch Ngư bị cướp công, nhưng trước mắt y vẫn là Khâm sai, là quận vương phi, cũng là con trai của Tể tướng, nếu còn chưa đến độ sa sút, không phải nói đạp là có thể đạp hay sao?

Cũng chỉ có tín sứ thấy lúc Trịnh vận phó nhắc tới Khâm sai luôn dùng giọng điệu khinh miệt, bày ra thái độ Phủ dụ sứ không đủ gây sợ hãi cho lão, thật sự cho rằng có Thánh dụ làm chỗ dựa nên có thể không lễ độ với Khâm sai, há mồm ngậm miệng là mắng Khâm sai xem thường triều đình và bệ hạ, trong lời nói dường như còn có ý muốn đến ngự tiền tố cáo người ta.

Nếu những lời này thật sự bị truyền vào phủ Kinh Đô, tới tai Ngự sử đài, nói không chừng sẽ bị gấp sổ tố lên đến ngự tiền mất.

Đổi lại là người khác đã sớm tìm lý do trừng trị cái tên tín sứ này rồi, Triệu Bạch Ngư chẳng qua chỉ hù dọa gã chứ chưa làm khó dễ, đúng là một người vô cùng khoan dung.

***

Thôi phó quan hành động nhanh chóng, đưa Tôn Phụ Ất vai đeo gông xiềng đến chỗ tín sứ. Lúc tín sứ ngẩng đầu nhìn mặt Thôi phó quan liền bị dọa tới nỗi mềm chân, bật thốt lên 'Khâm sai thứ tội', nhưng gã lại nghe Thôi phó quan chế nhạo, chỉ Triệu Bạch Ngư phía sau nói y mới là Khâm sai.

Vì từ đầu đến cuối tín sứ bị Hoắc Kinh Đường uy hiếp không dám ngẩng đầu lên, cho nên cũng không biết dáng vẻ của Khâm sai thế nào, đến lúc nhìn rõ rồi liền bối rối.

Đây không phải là thị vệ của Khâm sai sao?

Y mới là Khâm sai thật?

Tín sứ ôm lòng hoài nghi quay về Dương Châu phục mệnh, báo cáo việc này cho Trịnh Sở Chi biết, coi thái độ thờ ơ của Trịnh Sở Chi, hiển nhiên là đã biết từ lâu rồi.

Suy tính một chút, tín sứ chợt hiểu ra, vậy là đại nhân đã biết thân phận của Khâm sai từ trước, mượn việc này bày mưu tính kế người ta, đặt trường hợp là ai cũng sẽ không thoải mái gì cho cam, mà gã còn tới địa bàn người ta để khiêu khích, còn chẳng phải là làm bao cát để trút giận sao?

Vẻ mặt tín sứ trở nên đau khổ, tự nhận mình xui xẻo.

Trịnh Sở Chi lại hỏi gã còn gặp phải chuyện gì ở Giang Dương, tín sứ khó khăn miêu tả lại buổi gặp gỡ đó.

Trịnh Sở Chi nghe xong, vuốt bộ râu quai nón cười nói: "Nếu Triệu Bạch Ngư thờ ơ, ta mới lo lắng y đào hố bẫy chờ ta nhảy xuống. Y mượn ngươi trút giận là để chửi xéo ta, nhưng cũng nói rằng y thua ta một nước, lúc này chắc là đang tức tối lắm đây. Lui xuống đi, lệnh cho người lập tức lên đường hồi kinh, tránh cho đêm dài lắm mộng."

Tín sứ lui ra, phụ tá nghiêm mặt bước đến: "Ta thấy trong lời nói của Khâm sai dường như có ý khác."

"Trò lừa bịp vặt vãnh để bắn tiếng đe dọa mà thôi." Trịnh Sở Chi khoát tay: "Y đã ngã trước mặt ta, nhất định sẽ tìm lại mặt mũi từ nơi khác rồi. Có điều ta hành quân đánh giặc nhiều năm, lúc ta đang bày binh bố trận ngoài kia, Triệu Bạch Ngư vẫn còn đang trong bụng mẹ —— y vẫn còn quá non nớt."

Phụ tá: "Đánh chó phải nhìn mặt chủ, hơn nữa quan trường hiểm ác, vốn là nơi ngươi chết ta sống, năng lực của Khâm sai không bằng người nên phải chịu thua thôi, làm sao dám ngang ngược trên đầu ngài chứ?"

Trịnh Sở Chi đáp: "Một con chó thôi, đánh cũng đánh rồi, coi như là ta đền bù cho Khâm sai đi." Lắc lắc đầu, lão lại nói: "Khâm sai còn trẻ tuổi, bị ta dùng làm đá lót đường, nuốt không trôi cục tức này mà cũng chỉ có thể chót lưỡi đùa ác, ta cần gì phải so đo với y chứ?"

Phụ tá: "Đại nhân độ lượng."

***

Đại án Hoài Nam truyền ra, triều đình khiếp sợ.

Bắt An Hoài Đức và Tư Mã Kiêu, tỏ rõ chĩa mũi dùi về phía Đông cung, nhất thời môn đảng Thái tử ai nấy đều tự biết nguy hiểm.

Quan triều cũng cho rằng đợt sóng gió ở Hoài Nam này sẽ do Khâm sai vén màn, nào ngờ người đó là Trịnh Sở Chi thâm sâu thuần thục vẫn luôn bo bo giữ mình, chẳng lẽ tranh chấp giữa phủ Trịnh quốc công và Đông cung lại rõ ràng không che đậy nữa?

Nhưng mà Tần vương vừa ngã xuống không lâu... Suýt chút nữa đã quên, còn có Lục hoàng tử nữa.

Một đối thủ mạnh trên bàn cờ tranh trữ quân đã bị lơ là nhiều năm trời, không ít triều thần nhanh trí nhớ đến Lục hoàng tử, trong lòng bắt đầu tính toán lại toàn cuộc.

Đông cung và phủ Ngũ hoàng tử không phải chuyện triều thì không tiếp khách, cửa điện trung cung cũng đóng chặt, không thấy mệnh phụ, lại tựa như không quá mức khác biệt so với thường ngày, chẳng lẽ đã sớm có sắp xếp? Nhưng khí thế của phủ Trịnh quốc công mãnh liệt, đại án Hoài Nam lại không phải chuyện đùa, thậm chí sâu hơn cả án gian lận thi cử ở Giang Nam, làm sao ứng phó kịp?

Quan triều cũng là người trong cuộc, nhưng lại không đoán ra được gì, hoảng sợ tìm đến phủ chư vị Tế chấp cầu tìm biện pháp.

Nhưng Tế chấp cũng làm quan thành tinh rồi, mở miệng chỉ nói chuyện trời trăng mây gió, ngậm miệng không nói quốc sự chính sự, tỏ rõ không quan tâm, quan triều cũng gấp đến độ vây quanh rồi nhưng không thể làm được gì.

***

Đông cung.

Ngũ hoàng tử phiền muộn: "Nhị ca, chuyện gì xảy ra với Tư Mã Kiêu vậy? Không phải là chúng ta đã gửi tin từ sớm bảo ông ta cướp lại bạc cứu trợ rồi sao, sao có thể bị họ Trịnh kia hớt tay trên chứ?"

Thái tử ấn lên huyệt thái dương đau nhức: "Trong thư hồi âm có nói, Tư Mã Kiêu chậm một bước, nhưng có nói cho ta biết một chuyện cũ có liên quan đến Tĩnh vương và Hoa thị năm xưa."

"Đã là lúc nào rồi còn nói chuyện xưa? Bây giờ đệ chỉ sợ An Hoài Đức cắn chết chúng ta thôi, những năm nay bên ngoài lão ta là môn đảng của chúng ta, không ai biết lão có quan hệ với Tĩnh vương, Tĩnh vương dễ dàng thoát khỏi hiềm nghi, lại kéo chúng ta xuống nước đơn giản như trở bàn tay." Ngũ hoàng tử nói: "Mấu chốt chính là thái độ của phụ hoàng, đến giờ phút quan trọng này mà ông ấy còn có ý để cho huynh giám quốc, chuyện triều lớn nhỏ gì cũng ném cho huynh, một thân một mình đi câu cá ở hồ Long Đình cả ngày, không gặp mẫu hậu, nhưng cứ luôn dặn người bên chỗ mẫu hậu lo cơm nước, rốt cuộc là đang tin tưởng mẫu hậu và Nhị ca thật, hay là muốn khiến chúng ta buông lỏng cảnh giác đây?"

Thái tử: "Đệ cũng biết thời gian gấp gáp, chẳng lẽ Tư Mã Kiêu không biết ư? Sao bỗng dưng lão lại nhắc đến chuyện xưa? Lão nói cho ta biết trong tay Tĩnh vương có đan thư thiết quyển, chính là dù có mưu phản cũng không chết được. Ôi, đệ còn nhớ Tứ đệ không?"

"Tứ ca?" Ngũ hoàng tử không hiểu lúc này còn nhắc đến Tứ hoàng tử dường như đã ẩn mình kia rồi, "Tứ ca không được phụ hoàng thương yêu, có liên quan đến chuyện này... Đệ biết, Nhị ca muốn mượn chuyện năm xưa Tứ ca nói giúp Tĩnh vương khiến cho phụ hoàng ghét bỏ, để nói cho đệ biết phụ hoàng căm thù Tĩnh vương bao nhiêu đúng không?"

"Ừ." Thái tử đáp: "Thiên tai nhân họa, dân chúng Hoài Nam đã vào thế dầu sôi lửa bỏng, triều đình và phụ hoàng cũng chẳng tốt hơn, Tĩnh vương còn rưới thêm dầu sôi, độ điên nói là ác còn chưa đủ, trên còn có di huấn của Thánh tổ, không ai lay chuyển được lão ta, không Thiên tử nào đủ sức nhẫn nhịn trước nỗi khuất phục này! Ta thật sự không dám tưởng tượng được sao phụ hoàng có thể dễ dàng tha thứ cho chiếc xương cứng kẹt trong cổ họng hai mươi mấy năm như Bát thúc, đổi lại là ta, dù cho có mang tiếng xấu trong thiên hạ này ta cũng phải diệt trừ ông ta!"

"Huống chi chuyện đóng binh còn chưa được phơi bày, nếu như tung ra, thật sự không biết phụ hoàng sẽ ra sao, càng không biết ngươi ta sẽ vượt qua kiếp nạn này thế nào."

Ngũ hoàng tử: "Binh nằm trong tay An Hoài Đức, Tư Mã Kiêu không đụng đến binh Hoài Nam, người dưới trướng cũng không có dấu vết lui tới, đóng binh thì có liên quan gì đến chúng ta chứ? An Hoài Đức không cho Tư Mã Kiêu đụng vào tư binh, lão thường tức đến độ nhảy dựng lên, Nhị ca còn từng hoài nghi lão có dụng ý khác, nhưng trước mắt đây đã thành cơ hội để chúng ta lẩn thoát, có gì đâu mà lo lắng?"

Thái tử thở dài, giữa hai hàng lông mày ẩn chứa sự tức giận không thể giải bày: "Nếu như người bên dưới không từng lui tới thì tốt! Cái lão Tư Mã Kiêu ngu xuẩn này thật sự nên chết trên bụng đàn bà, lão chiếm đoạt tiền thuế của nhân dân ở Hoài Nam, sổ sách bị An Hoài Đức giữ, bạc hằng năm chúng ta chuyển cho An Hoài Đức đều bị ông ta ghi chép lại, vừa vặn có thể đối chiếu với sổ sách trong tay Tư Mã Kiêu, đó mới là chứng cứ thiết thực nhất để quật ngã cô!"

Ngũ hoàng tử như nghe như sấm giữa trời quang, gã ngã ngồi xuống ghế, hồn vía lạc mất, hỏi: "Vậy, làm sao đây?"

Thái tử: "Nghĩ cách moi sổ sách trong tay An Hoài Đức ra, nếu không được nữa thì chặn đánh giữa đường!"

Ngũ hoàng tử sửng sốt: "Nhưng nếu như xảy ra chuyện gì, chúng ta sẽ bị nghi ngờ mất."

Thái tử: "Chỉ cần chết không đối chứng là được, sự thật không phải chỉ cần để người sống nói thôi sao? Huống chi một mình An Hoài Đức chết, còn có Bát thúc ra đón đầu mà."

Ngũ hoàng tử suy ngẫm một phen, vẫn không yên tâm hỏi: "Nếu như hướng này không ổn thì sao?"

"Nếu hướng này không ổn thì..." Thái tử mở mắt, nhìn về phía bầu trời ngoài cửa sổ: "Nếu không ổn, thì chỉ có thể muối mặt tìm Lục đệ nói chuyện thử thôi."

***

Từ Châu, Hoài Nam.

Triệu Bạch Ngư và Hoắc Kinh Đường chở hai triệu lượng bạc cứu trợ thiên tai tự tay giao cho Tri phủ Từ Châu Hạ Quang Hữu, sau khi kiểm tra sổ nhỏ cứu trợ năm trước liền yên tâm giao tất cả cho Hạ Quang Hữu, dù sao thì việc này có nhiều danh mục cần làm rõ, vẫn nên giao cho người có kinh nghiệm lại tận tâm đi làm thì tốt hơn.

Triệu Bạch Ngư nói thêm chuyện thả ba ngàn ngư dân ra: "Hạ tri phủ không cần phải khó xử, An Hoài Đức có phải là chủ mưu cướp bạc cứu trợ hay không trước mắt còn chưa đưa ra phán quyết rõ ràng, nhưng tám chín phần mười đã có Hoàng cô nương làm chứng cho thân phận của 'loạn đảng' đã chết, còn việc chứng minh ngư dân trong sạch chỉ là vấn đề ngày giờ, trước hết cứ thả bọn họ về nhà đi, bổn quan sẽ chịu trách nhiệm mọi việc."

Hạ Quang Hữu cung kính đáp lại: "Dù Khâm sai không phân phó, hạ quan cũng sẽ mở cửa nhà giam cho ngư dân về nhà."

Lúc An Hoài Đức không kiêng dè gì bắt ngư dân Ngư Gia Trại, Hạ Quang Hữu cố gắng hết sức cho rằng không đủ bằng chứng để bắt ngư dân, cũng nói rằng mấy đời Ngư Gia Trại an phận thủ thường, sẽ không có chuyện làm náo loạn như vậy với ý đồ gây rối chuyến đi của lão, còn vì vậy mà bị đảng phái của An Hoài Đức tố cáo, Triệu Bạch Ngư ở tận Giang Dương xa xôi mà cũng có nghe đến.

"Đại nhân nhậm chức bốn năm, lo lắng cho nỗi lo của dân mà trị dưới trong sạch, trăm họ an cư lạc nghiệp, cứu trợ cứu nạn thiên tai lũ lụt lần này, đại nhân cũng đã hao tâm tổn sức suốt bao ngày đêm rồi, bệ hạ mắt sáng lòng lại rộng, đều đã nhìn thấy rõ hết, Bạch Ngư cũng vô cùng kính nể ngài." Triệu Bạch Ngư chắp tay xá Hạ Quang Hữu một cái.

Hạ Quang Hữu thụ sủng nhược kinh, vội vàng đỡ Triệu Bạch Ngư dậy: "Quang Hữu nào có tài đức gì mà có thể nhận sự nhún nhường của người cao nghĩa? Tiểu Triệu đại nhân cứu ân sư, một thân một mình vào khu dịch, cống hiến kim phương, phải đòi công đạo cho một người mà bắt trói cả quan trường Hoài Nam, ngài là kẻ sĩ cao thượng nhất mà đời này Quang Hữu kính trọng. Ngài khen ngợi một câu là vận may ba đời Quang Hữu có được."

Triều đình Đại Cảnh hội tụ nhiều người tài trí trong thiên hạ, Hạ Quang Hữu tự giác đặt mình vào một chỗ không hề nổi bật trong số đó, vậy nên không tìm cách thoát ra, cũng không đi sâu vào mà vẫn luôn giậm chân tại chỗ, vùi đầu chăm chỉ, xây dựng cái danh 'quan thanh liêm có tài có đức', trông đợi một ngày nào đó có thể vào Chiêu Huân các, ghi danh sử sách.

Chình vì vậy mà Hạ Quang Hữu không thể chống đối lại những người cao nghĩa trí tuyệt.

Có trời mới biết được khi gã nhận tin Triệu Bạch Ngư đến Từ Châu thì vui sướng biết bao nhiêu, trước khi gặp mặt đã tắm rửa thay quần áo mới, còn ngồi thư giãn trước đàn hương hồi lâumới ôm tâm trạng vui vẻ thấp thỏm đến gặp Khâm sai. Thoạt nhìn gã đã cảm thấy y xứng với cái danh kẻ sĩ cao nghĩa, nhưng y còn tốt đẹp hơn gã tưởng tượng, vừa tới chuyện đầu tiên nhắc đến chính là thả ngư dân, gã càng cảm thấy hình tượng của y trong lòng mình đã rất vững chắc rồi, có lẽ dù chết gã cũng có thể cười tủm tỉm nơi chín suối.

Nếu như Triệu Bạch Ngư biết được vận động nội tâm của Hạ Quang Hữu, chắc hẳn sẽ biết được đây chính là lòng hâm mộ, nhưng y không biết, chỉ cảm thấy vô cùng an tâm, cũng may quan trường Hoài Nam không đến nỗi tệ hết thuốc chữa.

"Hạ đại nhân khiêm tốn quá." Triệu Bạch Ngư đoan trang lịch sự đáp: "Ta còn một chuyện muốn nhờ Hạ đại nhân giúp thúc giục chu đáo, chính là triều đình cũng sẽ phát một khoản bạc để trấn an Ngư Gia Trại, nếu như có người trong tù bị thương hoặc tàn tật, thì xin dựa theo luật Đại Cảnh để bồi thường tương ứng và chăm sóc thêm. Theo luật Đại Cảnh, thì chỉ cần ba ngàn ngư dân vô tội bị oan, có thể nhận bồi thường của triều đình, sau chuyện này ta sẽ viết chiết tử tấu bẩm bệ hạ, trừ vào thuế thu của Từ Châu năm sau."

Hạ Quang Hữu mừng như điên: "Hạ quan thay mặt Ngư Gia Trại cảm ơn Khâm sai! Nhưng mà vì sao lại khấu trừ trong thuế năm sau của Từ Châu? Sang năm thì hạ quan cũng kết thúc nhiệm kỳ rồi, chỉ sợ người kế nhiệm làm lỡ việc thôi ạ."

Triệu Bạch Ngư: "Từ Châu gặp phải nạn lớn, theo lý mà nói hẳn sẽ được miễn thuế lao dịch năm sau. Ngươi cứ yên tâm dùng tiền của công, làm xong sổ sách là được."

Mặt mũi Hạ Quang Hữu đỏ hồng, liên tục nói cảm ơn, luôn miệng mời Triệu Bạch Ngư ghé qua phủ một chuyến.

Triệu Bạch Ngư cười đáp: "Ta còn có người nhà đang chờ, bất tiện quá, mong Tri phủ thứ lỗi."

"Thứ lỗi thứ lỗi, tất nhiên phải thứ lỗi rồi. Cái gọi là tề gia trị quốc, đại nhân trọng gia đình sẽ khiến hậu trạch hòa thuận về dài, gia đình vui vẻ, vợ chồng chim bay nối cánh tình sâu đậm, người ngoài ao ước..." Khen tới khen lui, Hạ Quang Hữu dần mất đi nụ cười.

Hình như tiểu Triệu đại nhân gả cho một người đàn ông, người này chính là Lâm An quận vương mang tiếng hung ác xấu xí như Tu La thì phải?

Hạ Quang Hữu nhất thời đau lòng ôm đầu, cảm thấy uất ức thay tiểu Triệu đại nhân.

Hạ Quang Hữu đích thân đưa Triệu Bạch Ngư ra đến cửa, phát hiện ở ngoài có một chiếc xe ngựa thông thường đang đậu sẵn bên ngoài, người trong buồng xe vén rèm sang nhảy xuống, giương mắt nhìn tới, đến lúc gã nhìn thấy hắn thì không nhịn được tán thưởng.

Hạ Quang Hữu: "Dám hỏi vị lang quân này là?"

Câu hỏi vừa cất lên, Triệu Bạch Ngư cũng vừa đến bên cạnh Hoắc Kinh Đường nói: "Lâm An quận vương, là vị kia nhà ta, hắn đến đón ta về."

Hạ Quang Hữu theo bản năng chào hỏi quận vương, đến khi lấy lại tinh thần mới giật mình vì phong thái của Lâm An quận vương quá xuất sắc, tướng mạo không tầm thường, sao người ta cứ truyền tai nhau hắn xấu như quỷ sứ Tu La? Chẳng lẽ tiêu chuẩn của người trong phủ Kinh Đô rất cao chăng?

Đã vậy hắn còn tự đón đưa tiểu Triệu đại nhân nữa, xem khí thế lẫn sắc mặt không quá điềm đạm, nhưng không đến nỗi phải gọi là hung ác, hay là mọi người ở phủ Kinh Đô đều thích kiểu đàn ông ôn nhu như nước ở Giang Nam hơn?

Triệu Bạch Ngư gật đầu: "Đại nhân hãy dừng bước."

Hạ Quang Hữu đưa mắt nhìn Triệu Bạch Ngư vào xe ngựa, lúc y cúi đầu, gã còn tinh mắt liếc thấy dấu vết đỏ tím sau gáy, không khỏi sửng người, thân là đàn ông, tất nhiên gã biết đó là dấu vết gì, chẳng qua ở cổ áo đã dày đặc như vậy, bên dưới còn đáng sợ đến cỡ nào nữa?

Hạ Quang Hữu mới vừa cảm thán Triệu Bạch Ngư và Lâm An quận vương xứng đôi xong đã đau lòng, uất ức thay cho tiểu Triệu đại nhân.

***

Trong xe ngựa, Triệu Bạch Ngư thấp giọng nói: "Tri phủ Từ Châu Hạ Quang Hữu này yêu thương trăm họ, trung thành với triều đình và bệ hạ, có thể làm lương thần."

Hoắc Kinh Đường: "Thành tích bốn năm nhậm chức của Hạ Quang Hữu đủ để chứng minh. Trước mắt Hoài Nam không có ai để dùng, tiểu lang cố tình đẩy Hạ Quang Hữu một cái sao?"

Triệu Bạch Ngư đáp: "Để xem Thánh thượng có xem trọng hay không, còn phải nhìn vào vận may của Hạ Quang Hữu nữa. Hoàng Hà đổi dòng, họa vào Hoài Nam, cũng không phải một sớm một chiều là giải quyết xong, cứ như vậy về sau, nguồn nước và đất đai đều sẽ bị ảnh hưởng, hơn nữa lũ mùa xuân sẽ nhanh chóng đổ đến, phải để lại Hoài Nam một vị quan quen thuộc tình thế Hoài Nam, đứng đầu sửa chữa gia cố bờ đê, đường sông, xây dựng lại nền móng cho tốt, để người sau kế nhiệm càng phải làm tốt hơn."

Nếu để lại một mớ lộn xộn, quan mới nhậm chức sẽ nhức đầu, thẳng tay bỏ lơ, vừa đụng liền bỏ chạy, họ sẽ không cứu nổi Hoài Nam nữa.

Hoắc Kinh Đường nắm tay Triệu Bạch Ngư, nhét vào lòng bàn tay y một hạt thông đã bóc sạch vỏ, "Tiểu lang lo lắng chu toàn, có em đề cử, bệ hạ sẽ yên tâm bổ nhiệm Hạ Quang Hữu hơn."

Triệu Bạch Ngư nghe vậy cũng biết là ổn rồi, vừa ăn hạt thông vừa nói: "Chuyện Hoài Nam tạm thời đã xong, chắc là ở Kinh Đô thần hồn nát thần tính hết rồi... Hạt thông mua ở đâu thế? Đại án này phải tra đến cùng, quan trường Hoài Nam chắc chắn phải trải qua một cơn địa chấn, chàng nói xem có thể nào lại hưng đại lao nữa không?"

Hoắc Kinh Đường lột vỏ bao nhiêu hạt thông đều đưa cho Triệu Bạch Ngư hết, thong thả lau ngón tay đáp: "Mua ở tiệm mứt quả đầu đường ấy, lát lại mua thêm hai gói nữa. Giết một đám, cách chức một đám, quy trình thường thấy thôi, nhưng chủ mưu là ông cha tốt của ta, nói không chừng ta cũng sẽ bị dây vào."

Triệu Bạch Ngư cau mày, trong lòng chịu không nỗi cảm giác đó.

Ngón trỏ của Hoắc Kinh Đường nhẹ nhàng vuốt ve mi tâm Triệu Bạch Ngư: "Tiểu lang yếu lòng quá."

Triệu Bạch Ngư: "Phía sau đại lao toàn là oan hồn thê lương. Có kẻ làm quan thất đức, cũng có người không đáng tội chết, nhưng quan lại cũng là trăm họ, ngoại trừ quỷ thần có thể định đoạt đời người thì chỉ có quốc pháp. Không nên chỉ vì suy nghĩ của Hoàng đế hay vì lợi riêng của một ai đó mà để người chết oan uổng được."

Biểu cảm của Hoắc Kinh Đường không thay đổi nhiều, nhưng ánh mắt chợt sắc bén hơn, khí thế cũng đột ngột khác hẳn: "Tiểu lang, cẩn thận lời nói."

Triệu Bạch Ngư mở to mắt, đây là lần đầu tiên y đối diện trực tiếp với vẻ mặt lạnh lùng nghiêm túc của Hoắc Kinh Đường, nỗi tủi thân dâng lên một cách khó hiểu, y cúi đầu gảy đám hạt thông trong lòng bàn tay, không nói gì, cũng không nhìn đến Hoắc Kinh Đường.

Hoắc Kinh Đường nắm cổ tay Triệu Bạch Ngư, y không giãy ra cứ mặc cho hắn nắm, tay còn lại cầm một hạt thông lên cắn nửa, đột nhiên cảm thấy nó không còn thơm bùi như lúc đầu nữa.

"Ta biết tiểu lang quân của ta thông minh, có tầm mắt, có năng lực, biết bao dung với người khác, còn có lòng lo dân lo nước, cũng biết đồng tình, thương hại nhân dân khốn khổ, ôm trong mình hoài bão mở đường công lý cho trăm họ, nhưng là người trên quan trường, cho dù với ta thì cũng không phải là muốn nói gì cũng được."

"Ta không tốt đến vậy."

Triệu Bạch Ngư vẫn cúi đầu, buồn bực chặn lời, không muốn Hoắc Kinh Đường suy nghĩ lung tung.

"Thánh nhân có ca tụng công đức của văn nhân đến đâu đi nữa, cũng không thể che đậy được sự thật hoàng quyền chí cao vô thượng. Mệnh của Hoàng đế là quy định, chiếu của Hoàng đế là tuyên bố, quốc pháp không thể giết người nhưng Hoàng đế có thể giết, quốc pháp không cho thả người nhưng Hoàng đế có thể thả. Cũng giống như luật pháp không thể giết được Tĩnh vương mưu triều soán vị, bởi vì lão ta có chiếu lệnh của Thánh tổ che chở, bệ hạ không lay chuyển được lão, đó chính là hoàng quyền bị hoàng quyền đánh bại."

Hoắc Kinh Đường nhìn ra được tấm lòng non dại của Triệu Bạch Ngư, dù nó quá đỗi khờ khạo, hắn không dám gật bừa nhưng sẽ bằng lòng bảo vệ nó, với điều kiện là Triệu Bạch Ngư không thể bị nó làm liên lụy.

Lấy lại nửa hạt thông trong tay Triệu Bạch Ngư bỏ vào miệng, Hoắc Kinh Đường tựa cằm lên đỉnh đầu Triệu Bạch Ngư, ôm y chặt vào lòng: "Quan trường hiểm ác, ta hy vọng em một bước lên mây, cũng mong cho em bình an vô sự."

Triệu Bạch Ngư siết chặt lòng bàn tay, hồi lâu mới nhỏ giọng nói: "Chàng đừng hung dữ với ta nữa, ta sẽ sợ."

Thoáng chốc tim Hoắc Kinh Đường mềm nhũn như bùn.

==

Min: Cá con bị mắng nên tủi thân chút xíu, nhưng cuối cùng thì cũng có lão Hoắc ở bên cạnh em rồi, Tiểu Ngư không còn phải nhịn uất ức một mình nữa đâu 🥺

==

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play