Vậy mà tại hõm trũng xuống ở chính giữa chiếc đĩa có chân này thật sự có huyền cơ khác sao?
Về điểm này, thì Triệu Tuyền thật sự không phát hiện ra.
Thì ra, vị cư sĩ này rất kiêu ngạo ở điểm này, cho nên hắn chẳng khách sáo với bá Nhạc Triệu Tuyền nên chẳng thèm nhìn đến bức họa kỳ diệu đó.
*Cư sĩ (居士): Là những thiện nam tín nữ tin theo Phật, đã thọ Tam quy và Ngũ giới.
Nhưng điều đáng hận mà vị cư sĩ không nghĩ tới đó chính là vị tiểu nương tử vẫn một mực im lặng không lên tiếng kia lại phát hiện được huyền cơ của bức tranh, quả thật là hắn rất ghét bức tranh núi cao nước chảy của thư sinh, vì nó rất uyên thâm, nên rất ít người hiểu được.
Vì thế, lão thư sinh đó không khỏi tán thưởng nhìn Liễu Miên Đường, ông vừa vuốt râu vừa nói: “Thị lực của vị phu nhân này thật tốt đấy.”
Liễu Miên Đường mỉm cười, thật ra thì nàng cũng chẳng biết thị lực của mình tốt đến vậy đâu, nhưng trước đây đôi mắt của nàng cực sáng như mắt chuồn chuồn, khi nhìn kỹ, nàng cũng chẳng biết tại sao đối với loại kỹ thuật vẽ tranh ẩn giấu huyền cơ như thế này lại có chút quen thuộc, nhưng trong chốc lát, nàng lại chẳng nhớ ra nỗi.
Nhưng bức họa này lại gợi lên sự hứng thú của nàng, vì thế, nàng cùng Triệu Tuyền đi tìm vị họa sư này.
Dĩ nhiên là nàng cũng không nhàm chán như Triệu Tuyền, mà nàng chỉ dự định muốn Bá Nhạc tán thưởng người khác mà thôi.
Dù bức họa đó có đẹp đến đâu, thì trước hết phải vẽ trên đĩa sứ, nếu thực sự như lời Triệu Tuyền nói về vị tiên sinh này, thì hắn có thể trở nên nổi tiếng rồi, vậy chẳng phải những kiệt tác của ông càng có thể bán được giá sao?
Nhưng trong mắt của văn nhân cũng không thể nhìn ra vị phụ nhân trẻ tuổi đoan trang xinh đẹp này là một thương nhân vì tiền bạc, lợi ích mà mê muội tâm can, mà ông chỉ cảm thấy ngoại trừ thê tử đã qua đời của của mình ra, thì cuối cùng ông cũng đã tìm được một vị có ánh mắt nhìn người.
*Văn nhân (文人=恨笔书生): Là cách gọi những người biết làm thơ, viết văn, gắn bó với chữ nghĩa văn chương.
Nhưng Liễu Miên Đường lại nóng lòng muốn giải thích ý định của mình ngay lập tức, vì sẵn sàng trả giá cao nên nàng chỉ muốn mời tiên sinh vẽ trên đĩa thay mình thôi.
Vì không phải là người đầu tiên phát hiện ra huyền cơ, nên Triệu Tuyền thầm xấu hổ, nhưng thật ra trong lòng hắn lại mừng như điên, mặc kệ ai nói như thế nào, thì người phát hiện ra vị thiên tài này chính là hắn, vốn tưởng rằng lão thư sinh này chỉ vẽ tranh truyền thần, còn bây giờ, xem ra, tay nghề vẽ tranh tỉ mỉ của ông đã đạt đến cảnh giới rồi.
*Tranh truyền thần (写意): Là tranh Thủy mặc ngụ ý sử dụng những đường nét đơn giản hơn để phác họa cảnh vật theo lối khái quát, tùy hứng nhưng lại hàm ẩn triết lý uyên thâm của họa sĩ truyền vào trong bức họa đó.
Nếu tác phẩm này được trưng bày trước mặt mọi người, thì sắp tới nó sẽ được mọi người ưa chuộng lắm đây!
Nhưng Triệu Tuyền còn chưa kịp nói với lão tiên sinh về tương lai tươi sáng, thì Miên Đường đã mời lão tiên sinh làm thợ thủ công tầm thường, đây thật sự là đang bôi nhọ người tài quá mà!
Trong lòng hắn biết rằng lão thư sinh này tính tình rất cổ quái, vì sợ ông lại đuổi người đi, nên hắn vội nói với Liễu Miên Đường: “Phu nhân thật là hồ nháo quá đi! Một người lịch sự tao nhã như tiên sinh, thì sao có thể làm công việc của thợ thủ công được? Nếu ngươi đang thiếu một người vẽ đĩa, thì ở gần đây có mấy xưởng mà. Ngươi muốn mời bao nhiêu người cũng được, còn tiền công thì ta trả cũng được mà!”
Thấy thời gian chẳng còn sớm, vì không muốn ở lâu trong viện với Triệu Tuyền, nên nàng đành thẳng thắn nói với lão thư sinh đó: “Tiên sinh, thật không giấu gì người, nhà ta có mở một cửa tiệm bán đồ sứ, nhưng việc kinh doanh không được thuận lợi cho lắm, e là cứ như vậy sẽ đóng cửa cửa tiệm mất. Nhưng từ khi tướng công của ta từ kinh thành đến đây, thì cửa tiệm này là cửa tiệm hắn mở đầu tiên, nếu bây giờ mà dẹp tiệm, thì hắn sẽ bị đả kích mất. Mà ta làm nương tử lại chẳng giúp được gì nhiều cho hắn, nên mới thầm nghĩ mời tiên sinh người có tay nghề cao trong sử sách đến giúp ta vẽ ra một thứ quý giá cho cửa tiệm để tạo nên tên tuổi, lúc đó ta sẽ bàn bạc được với các lò gốm đã có tên tuổi, rồi sau này, ta cũng có thể mua được những sản phẩm có chất lượng đem về bán nữa. Nếu có thể gầy dựng lại được cơ nghiệp, ta nhất định sẽ báo đáp tiên sinh tấm chân tình này!”
Nhưng sự thật lần này hiển nhiên đã thuyết phục được vị lão thư sinh đó, hắn trầm ngâm nhìn Liễu Miên Đường với thái độ thành khẩn, ông liền hỏi: “Người trả bao nhiêu bạc?”
Khi suy nghĩ về gia sản ít ỏi của mình, Liễu Miên Đường hơi nhụt chí, nàng bèn hỏi ngược lại: “Vậy tên sinh muốn bao nhiêu?”
Không đợi lão thư sinh trả giá, Triệu Tuyền sợ thân phận mình bị hạ thấp nên hắn lập tức lườm mắt: “Chỉ cần tiên sinh bán tranh cho ta, ta bằng lòng mua nó với giá một trăm lượng!”
Thật là hài hước quá đi! Vậy tướng công của nàng sẽ bị trầm cảm thì sao? E là gã họ Thôi đó lâu không nhử được tên trộm nào hay sao mà mặt mày lại ủ rũ thế kia!
Nhưng nếu là chuyện khác còn được, chứ hắn cũng không muốn vì chuyện lừa gạt Hoài Dương vương mà bỏ lỡ một vị thiên tài có một không hai này!
Nhưng học sĩ xuất thân từ vùng nông thôn nghèo khó mới là người xúc động nhất. Nhưng một người thợ vẽ mà vẽ cho cửa tiệm đồ sứ thì sao mà có lối thoát được? Vì thế, hắn mới không để cho vị thiên tài này bị tụt hậu được!
*Học sĩ (之士): Người có học thức cao thời phong kiến.
Liễu Miên Đường cũng lườm hắn, nàng cũng không ngờ rằng một lang trung lại dám nâng giá như vậy!
Mặc dù nàng nghe tướng công mình nói rằng trong nhà hắn có rất nhiều thê thiếp, vậy hẳn là họ chẳng lo gì về kế sinh nhai rồi, nhưng mà hắn lại bỏ ra một trăm lượng bạc để mua tranh, đây chẳng phải là điên rồi sao? Hắn bại gia như vậy, mà không sợ sau này sẽ dẫn thê thiếp của mình đi đầu đường xó chợ để xin ăn sao?
Nhưng điều quan trọng hơn là, nàng không thể trả một trăm lượng bạc được. Thật ra thì Triệu Tuyền chẳng là người tốt lành gì đâu! Hắn chỉ cố làm rối tung việc của nàng thôi!
Lúc này, Liễu Miên Đường không nén lửa giận trong lòng, nàng cũng chẳng quan tâm đến lễ tiết nữa, liềm hung dữ nhìn Triệu Tuyền chằm chằm.
Lúc Triệu Tuyền còn chưa kịp hả hê vì hắn sắp cứu vãn được vị thiên tài lưu lạc này, thì đã bị ánh mắt sắc bén như dao của Liễu nương tử lườm khiến hắn rùng mình một cái.
Nương tử thật hung dữ quá đi, nhưng hắn lại cảm thấy lúc nàng lườm cũng đẹp như vậy......
Đúng lúc này, lão thư sinh mới nói: “Ta bán tranh ở tiệm với giá là bốn mươi văn một bức, mời người dựa theo giá này để trả cho ta là được rồi.”
Lời này vừa nói ra, Liễu Miên Đường lập tức mừng rỡ, còn Triệu Tuyền thì cạn lời.
Trấn Nam Hầu vô cùng đau lòng, hắn vừa dậm chân vừa nói: “Tại sao tiên sinh phải sa đọa đến như vậy?”
Nhưng tiên sinh lại đi đến căn nhà được lợp bằng cỏ ở sát bên, nơi mà ông thường ngày hay vẽ tranh. Sau đó, chỉ thấy ông lấy một cuộn tranh từ trong một chiếc thùng gỗ rồi mở ra, ông vừa thất vọng vừa nói: “Vị nương tử này cực kỳ giống với thê tử đã khuất của ta, thấy nàng thay phu quân của mình thành tâm thỉnh cầu ta vẽ, ta rất cảm động, đương nhiên ta giúp sẽ nàng một tay rồi.”
Triệu Tuyền vô cùng đau đớn đi đến, khi nhìn nữ tử trên tranh cuộn của lão tiên sinh, hắn lại cực kỳ tức giận.
Tuy thích làm theo ý đồ riêng, nhưng ông cũng đã chỉnh nét bút mực của thê tử mà mình yêu quý một chút, nhưng mà mặt của nữ tử này to, còn eo thì thô...... Rốt cuộc có phải là do ông mù mắt thành dạng gì mà cảm thấy nữ tử đó lại giống với Liễu Miên Đường có khuôn mặt trái xoan cùng vòng eo thon thả vậy?
Trong lòng Triệu Tuyền rất tức giận, hắn cũng chẳng e dè mà quát lên: “Làm sao mà tôn phu nhân lại giống Liễu nương tử được?”
Lão tiên sinh rưng rưng nước mắt, tựa hồ đã cảm động, ông run rẩy nói: “Nhưng ánh mắt lại cực kỳ giống mà......”
Khi còn sống, phu nhân của ông chưa bao giờ để cho ông đụng vào việc nhà, bà rất giỏi giang, một mình quán xuyến hết mọi việc trong nhà.
Nếu phu nhân vẫn còn sống, nhất định ông sẽ nhận mức giá cao của Triệu Tuyền để tạo dựng tên tuổi cho mình và sẽ sống một cuộc sống an nhàn với thê tử mà mình yêu quý.
Nhưng thê tử yêu quý của ông đã bị bệnh qua đời rồi, nên cũng chẳng còn ai cùng ông chia sẻ công lao hết, vậy thì ông cần chút hư danh có ích lợi gì chứ? Cho dù có nhà cao cửa rộng đi chăng nữa, thì cũng không bằng thê tử yêu quý đã sửa sang lại phòng tranh từng chút một. Vì thế, ngoại trừ chỗ này ra, thì ông chẳng muốn đi đâu cả.
Chi bằng ông cố gắng hết sức giúp đỡ vị phụ nhân trẻ tuổi có vẻ như đang sốt ruột này.
Sau khi Liễu Miên Đường bàn bạc với tiên sinh xong, vì sợ Triệu Tuyền quấy rối, nàng liền trả thêm một khoản tiền đặt cọc.
Vị tiên sinh này vốn có họ Trần và chỉ có một tên duy nhất “Thực”. Tuy Trần tiên sinh không ra giá quá cao, nhưng Liễu Miên Đường cũng không muốn lợi dụng ông, vì thế, nàng liền nói rõ trước rằng nếu những bức tranh tuyệt vời làm cửa tiệm của nàng làm ăn tốt lên, thì nàng sẽ trả thêm tiền gia công cho ông nữa.
Liễu Miên Đường cảm thấy, chỉ cần việc làm ăn thuận lợi, thì sau này nàng có thể đền ơn Trần tiên sinh, chứ tuyệt đối không chỉ có một trăm lượng bạc ít ỏi như vậy được.
Thật đáng thương cho Hoài Nam hầu, hắn thất vọng trở về, ngay cả lúc phất tay áo lên xe ngựa rời đi, hắn cũng chẳng thèm nhìn nàng một cái, chắc chắn là hắn rất tức giận, sau đó hắn bắt chước bộ dáng của nàng gọi gã sai vặt đến để truyền lời đến nàng: “Ngươi nói với phu nhân là nàng làm như vậy đã làm ta tức giận lắm, ta sẽ không tha thứ cho nàng đâu!”
Nói xong, Hầu gia liền phất tay áo tức giận bỏ đi.
Như vậy cũng tốt, Liễu Miên Đường cũng chẳng sợ làm thần y bị bẽ mặt. Dù sao thì phu quân cũng không cho nàng nói chuyện với Triệu Tuyền, vả lại nàng lại chẳng thèm để ý, mà chỉ hớn hở về nhà.
Việc đã tìm được họa sĩ tài ba, còn có tiệm bán bảo vật rất nổi danh, thì đồ sứ nhà nàng sẽ không còn bị phai mờ trong các cửa tiệm bình thường nữa rồi!
Đến lúc đó, quan nhân có thể yên tâm đánh cờ, hắn có thể biếng làm và thoải mái sai bảo gã sai vặt, còn Lý ma ma các nàng cũng có thể ở lại nhà họ Thôi để dưỡng lão rồi.
Nguyện vọng của Miên Đường không tính là cao, nàng chỉ muốn an phận thủ thường nhà cửa của mình và kinh doanh được thuận lợi trong cuộc sống thôi.
Ngày hôm sau, từ các lò gốm được cung cấp, nàng đã chọn được một lò làm khá tinh tế, rồi bảo họ gửi đến một chồng đĩa sứ màu trắng để cho tiên sinh vẽ.
Mặc dù Miên Đường đã chuẩn bị mọi thứ, thế mà lúc nàng chuẩn bị bắt tay vào làm thì bị người làm thuê ở lò sứ đến dội cho một gáo nước lạnh.
Khi nghe nói có người vẽ lên những chiếc đĩa này, người làm thuê ở đó liền hảo tâm nhắc nhở nàng, vì nàng là người ngoài nghề.
“Thôi phu nhân, đĩa sứ vẽ bằng tay cũng không thể bì được với vẽ tranh trên giấy mà có thể thoải mái vẽ xong là được. Bởi vì bề mặt của chiếc đĩa sứ có chân quá nhẵn bóng, nên phải nhúng sơn năm sáu lần lận. Loại sơn đó cũng không giống như loại sơn dùng trên giấy, nó không thể hút nước và khô lại liền như dùng trên giấy được...... Hơn nữa, sau khi sơn màu xong cần phải đốt lại rồi mới sơn tiếp, tốn thời gian lắm. Cho dù người đã vẽ xong đi chăng nữa, mà nếu nhiệt độ của lò sứ lúc giữa chừng không kiểm soát được tốt, thì đồ sứ cũng có thể bị nứt đấy......”
Nói đến điều này, người làm thuê đó liền lắc đầu nói: “Nếu phu nhân không tin, thì người cứ đi hỏi đi, trong trấn này chỉ có một nhà làm gốm sứ vẽ tay thôi, đây là cửa hiệu thủ công được truyền từ lâu đời rồi. Nhưng mà những đồ trong nhà của hắn đều là để dâng lên cho hoàng thất đấy! Mà mục tiêu của người lại quá lớn, chẳng thực tế tí nào cả!”
Vừa nói xong, người làm thuê liền lắc đầu và quay về lò làm việc.
Bây giờ, Liễu Miên Đường xem như đã hiểu được thế nào là khác nghề như cách núi rồi.
*Khác nghề như cách núi (隔行如隔山): Là nếu không ở trong nghề thì sẽ không biết được tình hình của nghề đó.
Nàng vốn định mượn nghệ thuật bút pháp để vẽ trên vài chiếc cái đĩa là có thể gầy dựng lại cơ nghiệp và cửa tiệm làm ăn sẽ được hưng thịnh. Nhưng bây giờ, nàng mới biết được rằng mình đã nghĩ quá đơn giản rồi.
Nghĩ đến đây, nàng liền quay qua nói với Trần tiên sinh ở bên cạnh rằng: “Tiên sinh, người cũng nghe thấy rồi đấy. Ta thật sự xin lỗi nha, nếu không phải người đã chấp nhận với ta, thì người có thể nhận được một trăm lượng bạc từ Triệu tiên sinh rồi...... Nếu không vẽ được trên đĩa sứ, thì ta sẽ đích thân đến chỗ Triệu tiên sinh đó bồi thường và sẽ để cho hắn tiếp tục mua tranh của người...... Mà nếu hắn không mua...... thì ta cũng sẽ đền cho tiên sinh một khoản tiền, chỉ là nếu so với số tiền của Triệu tiên sinh...... thì không thể nào so được......”
Trần tiên sinh đang ngồi trên bàn ăn cơm trưa của Lý ma ma đưa tới cho Liễu Miên Đường. Mấy ngày nay tâm trạng Lý ma ma rất tốt, bà luôn nấu món thịt cho Miên Đường ăn. Hôm nay, bà nấu món thịt kho Đông Pha, miếng thịt được ninh nhừ, màu thịt đỏ au ánh lên với hương vị rất quyến rũ, khi gắp một miếng, ông liền run rẩy bẩy.
*Thịt kho Đông Pha (东坡肉): Là một món ăn truyền thống của Hàng Châu, Trung Quốc được làm từ thịt ba chỉ. Sự ra đời của thịt kho Tô Đông Pha gắn liền với ông Tô Thức, hay còn gọi là Tô Đông Pha - một học giả, nhà thơ, nhà thi pháp nổi tiếng của Bắc Tống.
Vì đã lâu rồi chưa được ăn món ngon này, nên ông đã chén sạch hết bát thịt! Sau khi ăn xong, ông liền vuốt râu, rồi dùng vỏ bánh chấm vào chén nước thịt tiếp.
Khi nghe những lời nói đầy sự e thẹn của Liễu Miên Đường, Trần tiên sinh liền lau miệng đi, ông cũng chẳng quan tâm lắm về điều đó, nên vội xua tay: “Phu nhân chưa từng thử qua, sao lại có thể dễ dàng bỏ cuộc được? Nếu công việc này chỉ cần vẽ lên rồi nung, vậy thì hôm nay ta sẽ đi qua lò sứ bên đó, canh giữ lò thử một lần. Phu nhân chỉ cần đưa cơm cho ta mỗi ngày hai lần là được rồi.”
Nếu tiên sinh đã nguyện ý ra sức đi thử, đương nhiên Liễu Miên Đường sẽ cảm kích vô cùng, nàng liền phân phó Lý ma ma nấu cơm cho tiên sinh, mỗi bữa ăn nào cũng phải có thịt cá.
Lý ma ma chẳng có hứng thú gì về việc gầy dựng lại cơ nghiệp ở phố Bắc, nhưng khi nhìn bộ dáng của Liễu Miên Đường cực kỳ hào hứng, bà cũng chẳng ngăn cản.
Nếu nàng là người không đối xử tốt với bản thân nhiều, thì chỉ cần nàng tùy hứng là đủ rồi, nhưng nếu nàng thật sự kiếm được tiền, nói không chừng vương gia sẽ thưởng và cũng để cho một nữ tử cô đơn lẻ bóng như nàng có vài vật ngoài thân thì sao.