Pháo văng khắp nơi, chúng lóe lên ở sân trước, trong không khí tràn ngập mùi cháy khét.
Đại Bảo và mấy đứa em đứng dưới mái hiên che tai, con ngươi sáng lóe như những ngôi sao, tụi nó vừa muốn tới gần lại sợ pháo bắn vào người.
Pháo nhanh chóng cháy xong, thôn cũng dần an tĩnh lại, đêm trừ tịch tối đen lại an bình, giống như tiếng pháo vừa rồi là một chớp mắt trong giấc mơ. Ồn ào lướt qua trong nháy mắt sau đó mọi thứ lại quay về bĩnh tĩnh ban đầu.
Sủi cảo nấu xong Lý thị bưng ra cho người nhà cùng ăn.
Người của Đào gia thôn có thói quen ăn canh sủi cảo, cho thêm sa tế, hoa tiêu, muối và dấm thành canh chua cay, sau đó bỏ sủi cảo vào. Sủi cảo này nhân nhiều vỏ ít, thịt khô trong đó có mùi thơm ngậy, cải trắng và đậu phụ thấm nước thịt ăn vào thơm mà không ngấy. Ăn mấy miếng sủi cảo lại uống nước canh ấm, đây chính là mùi vị của đêm giao thừa!
Bọn nhỏ ăn canh sủi cảo không bỏ thêm gia vị nhưng vẫn thấy cực kỳ ngon miệng. Trong bát nhỏ của Nữu Nữu không có canh mà có hai cái sủi cảo to, nàng dùng cái thìa múc ăn. Bởi vì nàng mới vừa ngủ một giấc nên sau khi tỉnh lại tinh thần rất phấn chấn, có thể ăn hai cái sủi cảo lớn.
Khuya khoắt cũng không có tinh thần ăn uống, người một nhà cũng không ăn nhiều mà chỉ ăn chút rồi đi nghỉ ngơi.
Mùng một đầu năm nhiều kiêng kị, không thể tùy tiện hắt nước, không thể dùng dao và kim, không thể quét nhà, không thể nói chết gì gì đó, con gái gả ra ngoài không thể về nhà mẹ đẻ, sáng sớm không thể ồn ào, bữa sáng phải ăn sủi cảo …
Ngày đầu năm gánh nước về nhà là mang tài lộc về, là tượng trưng cho tài lộc và vận thế của cả năm.
Canh năm Trường Phú và Trường Quý đã dậy tới giếng nước gánh nước. Người của Đào gia thôn tập trung bên cạnh giếng nước thành hàng, mọi người cùng chúc mừng tân xuân, không khí tự nhiên không hề ra vẻ. Lý thị đặt một thùng gỗ lớn ở hậu viện, nước rửa mặt của cả nhà sẽ đổ vào đó, nếu hắt nước ra đất thì sẽ khiến tài vận bay đi mất.
Bọn nhỏ còn đang say giấc nồng đã bị mẹ nhẹ giọng đánh thức sau đó mặc quần áo mới. Sau đó tụi nó được dặn dò sáng sớm mùng một không được nói lớn, nghiêm cấm ầm ĩ. Đừng nhìn bọn nhỏ ngày thường bướng bỉnh, vào buổi sáng mùng một bọn nó tuyệt đối nghe lời và hiểu chuyện, cả đám ngoan ngoãn ăn sủi cảo, nói chuyện cũng nhỏ nhẹ, lấy chén đũa cũng nhẹ nhàng không gây ra tiếng vang, thực là khác hẳn. Lý thị cực kỳ vừa lòng với biểu hiện của mấy đứa cháu, bà tin tưởng năm mới này mọi việc chắc chắn sẽ an bình hòa thuận, thế nên từ sáng sớm bà đã cười tủm tỉm.
Sau cơm sáng trong thôn có vài người trẻ tuổi đi chúc tết trưởng bối.
Lý thị mang đậu phộng, hạt bí đỏ và trái cây ra đặt trên bàn đãi khách, lại đun một ấm trà để người tới chúc tết uống.
Người tới không cần mang quà, thường bọn họ sẽ hẹn người cùng vai vế, có thể mang theo cả trẻ con tới nhà khác chúc tết. Đây là một cách để hàng xóm láng giềng gia tăng tình cảm.
Trường Phú và Trường Quý mang theo mấy đứa nhỏ tới nhà Đào Đại gia ở thôn đông chúc tết. Vương thị nhiệt tình mang đậu phộng, trai cây ra chiêu đãi bọn họ. Sau đó là đi chúc tết các vị trưởng bối khác trong thôn, chờ đến khi Trường Phú và Trường Quý mang theo bọn nhỏ đi thăm một lượt mới tới nhà tiên sinh để chúc tết. Đào Trường Hiền cũng vui tươi hớn hở chiêu đãi một phen.
Không khí trong Đào gia thôn lại náo nhiệt lên, đám trẻ con đã đi chúc tết lúc này chạy đuổi nhau mãi tới giữa trưa mới đứa nào về nhà đứa nấy để ăn cơm.
Mùng một không động đao nên đồ ăn cho cơm trưa đều được chuẩn bị từ hôm trước, mùng một chỉ cần mang ra hâm nóng hoặc xào lại.
Chờ đến mùng hai Trương thị mang theo chồng con về nhà mẹ đẻ, mùng ba quay về. Còn Lưu thị thì về nhà mẹ đẻ mùng ba, mùng bốn quay lại. Lý thị không có con gái nên tới mùng hai hàng năm thấy con gái nhà người khác về thăm mẹ đẻ trong lòng bà vẫn thấy hơi mất mát. Bà tiếc mình không sinh được đứa con gái nào, không cảm nhận được tâm tình nuôi và gả con gái.
Lý thị nhìn con gái nhà Đào Ngũ gia mang theo chồng con về, còn chưa tới cửa đã lớn tiếng gọi “Cha mẹ, bọn con về rồi!” Cả ngày cứ thế ba lần, bởi vì Đại Tần thị có ba đứa con gái. Trong lòng Lý thị tất nhiên là thấy ghen tị, nhà bà một ổ con trai, chỉ có mỗi Nữu Nữu là con gái. Vì thế bà hạ quyết tâm tới hội chùa tết Nguyên Tiêu sẽ thắp hương bái Phật, cầu Bồ Tát cho nhà bà thêm mấy mụn cháu gái.
Lý thị nói: “Qua trừ tịch và mùng một thì coi như hết tết!” Lời này thật không giả, tới mùng 7 tháng giêng gọi là ‘người ăn tết’, qua ngày đó thì ngày tết cũng qua.
Tới ngày 7 một nhà Đào Tam gia lại làm một bàn rượu thịt ăn tết của người, đương nhiên không thể so với bữa tiệc phong phú ngày trừ tịch. Đào Tam gia giảng cho bọn nhỏ: Một gà hai chó ba heo bốn dê năm bò sáu ngựa bảy người, xong ngày mùng bảy thì lễ đón năm mới coi như xong.
Vừa vặn làm sao mà mùng bảy đúng vào lập xuân.
Đào Tam gia rất là vui vì lập xuân chứng tỏ vạn vật sống lại, có thể trồng trọt.
Mà điều càng khiến người ta vui hơn là tới mùng bảy tiểu Tần thị sinh. Vào giữa trưa Đại Tần thị vội vàng tìm ba mẹ con Lý thị tới hỗ trợ. Trường Phương thì vô cùng lo lắng tới Phùng gia thôn mời Phùng lang trung.
Phụ nhân nhà nông sinh con thường sẽ tìm người có kinh nghiệm đỡ đẻ trong thôn, đương nhiên nguy hiểm trong lúc ấy vẫn là rất lớn. May mắn tố chất thân thể bọn họ đều tốt, không giống những nữ tử yếu ớt được nuôi trong khuê phòng.
Tiểu Tần thị đã bắt đầu đau từng cơn, Đại Tần thị thì vội đến mê đầu, may có Lý thị ở đó. Bà nhanh chóng dặn Phùng thị nấu cho tiểu Tần thị một bát trứng gà nước đường đỏ, ăn vào mới có sức sinh con. Bà lại dặn Trương thị giúp đỡ nấu nước.
Người có kinh nghiệm đỡ đẻ trong thôn là Trần thị cũng nhanh chóng chạy tới, mấy phụ nhân lập tức chuẩn bị xong cho việc đỡ đẻ. Lúc mới đầu tiểu Tần thị chỉ a a kêu, sau đó nàng ta đau quá đổi thành gào tên Trường Phương. Đáng thương cho tên kia vừa mới kéo được Phùng lang trung tới cửa đã nghe thấy vợ la hét thế là hắn nôn nóng vọt tới đông phòng lại bị Lý thị và Đại Tần thị ngăn ở bên ngoài.
Vì thế một người ở trong phòng hét lớn “Trường Phương” một kẻ ở bên ngoài nôn nóng đáp lời.
Đào Ngũ gia ở phòng khách tiếp đãi Phùng lang trung, bộ dạng ông cũng thất thần thấy rõ. Đứa cháu ông mong nhiều năm cuối cùng đã tới, nhưng nghe từng tiếng gào như nổ phổi kia thì trong lòng ông lại thấy phức tạp. Phùng lang trung cười cười không so đo, thậm chí còn trấn an Đào Ngũ gia.
Phùng thị đun nước nóng bưng tới nghe thấy đại tẩu nhà mình kêu kinh quá thì mặt trắng bệch. Lưu thị lo lắng Phùng thị là cô dâu trẻ, nhiều cái không tiện nên đi qua đón lấy chậu nước tự mình bưng vào. Nàng cũng nháy mắt ra hiệu cho Trường Chính đứng đó không xa để hắn an ủi vợ mình một chút.
Tiểu Tần thị ngày thường văn nhã, tính tình tốt nhưng lúc này bắt đầu đau quá và quay sang mắng chồng. Trường Phương vẫn nôn nóng đứng ở ngoài cửa gọi tên vợ.
Sau một tiếng thét cao vút tiểu Tần thị lại im lặng, Trường Phương thì bị dọa nên gào “Thúy Bình” rồi lại đòi vào phòng. Đúng lúc này có tiếng trẻ con khóc nỉ non vang lên, chỉ lát sau Lưu thị bưng một chậu nước đỏ hồng ra, mặt mũi tươi cười nói với hắn: “Chúc mừng ngươi làm lên làm cha, được một thằng nhóc béo!”
“Thúy Bình sao rồi, sao nàng không nói gì?” Trường Phương vội la lên.
“Đau hôn mê rồi! Ngươi cho rằng nữ nhân sinh con dễ dàng lắm sao, đây chính là dạo một vòng qua quỷ môn quan đó!” Lưu thị nói xong thì đi đổ chậu nước.
Trường Phương thở ra một hơi, chân mềm nhũn ngồi dưới đất.
“Mau đứng lên đi, mặt đất ướt lạnh cẩn thận bị cảm.” Lưu thị nói xong thì vào nhà.
“Ta đi mời Phùng lang trung tới khám cho nàng một chút!” Trường Phương nhảy dựng lên chạy ra ngoài.
Phùng lang trung tới xem mạch cho tiểu Tần thị và kiểm tra cho đứa nhỏ sau đó cười chúc mừng mẹ tròn con vuông. Ông lại bốc mấy thang thuốc cho sản phụ dùng sau sinh rồi thu tiền khám bệnh và cáo từ.
Nhà Đào Ngũ gia có cháu nên cực kỳ vui mừng, chuyện này không cần phải nói nữa. Mẹ con Lý thị cũng vui thay tiểu Tần thị, rốt cuộc nàng ta cũng có thể ngẩng đầu mà sống.
Đám Đại Bảo nháo muốn xem em bé nhưng bị Lý thị ngăn cản nói là nhà có bà đẻ không được tùy tiện ra vào, chờ tới tiệc đầy tháng là có thể nhìn thấy em bé.
Tứ Bảo nháy mắt hỏi Lý thị: “Bà nội, em bé có bộ dạng gì thế?”
Lý thị cười nói: “Đứa nhỏ mới sinh hồng hồng nhăn nhúm, giống con khỉ nhỏ, xấu kinh!”
Tứ Bảo ha hả cười nói: “Xấu kinh!”
Nữu Nữu cũng cười lộ mấy cái răng hạt gạo và la hét: “Nữu Nữu xấu kinh!”
Lý thị cười cười hôn cháu gái một cái nói: “Đúng là con chó con ngốc nghếch của bà! Chuyện gì cũng ôm vào mình!”
Tam Bảo và Tứ Bảo cũng dán lên ôm chân Lý thị làm nũng. Tam Bảo thấy hai thằng anh không thò qua làm nũng thì nghĩ mình cũng sắp vào học đường, hẳn phải lấy các anh làm chuẩn vì thế hắn cũng muốn buông tay nhưng vẫn luyến tiếc. Ngay sau đó hắn nghĩ: “Học đường còn chưa khai giảng, chờ khai giảng hắn sẽ lại học các ca ca!” Sau khi tìm được cái cớ cho mình hắn lập tức vui vẻ ôm chân bà nội làm nũng tiếp.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT