Một tuần trở lại đây, Lâm Hàng bận rộn chuyển từ ký túc xá sang nhà thuê của giáo viên cũ trong trường.
Sự khó chịu của buổi tối hôm đó kết thúc khi Quách Mỹ Trân tức giận và đóng sầm cửa lại, tạo thành đoạn nhạc đệm cho chương mới.
Khi trở lại chỗ ngồi, cô chợt nhớ ra xấp tiền đô la trong túi xách của mình.
Khi lấy nó ra, cô thấy chừng hai mươi tờ giấy.
Trần thiếu gia đúng là hào phóng đến líu lưỡi.
Cô giơ tờ tiền màu xanh lục lên, ánh đèn ký túc xá xuyên qua khe hở của tờ tiền phi nghĩa chiếu vào gương mặt cô.
Lâm Hàng lập tức quyết định ngày mai sẽ đến ngân hàng đổi thành nhân dân tệ, sau đó dọn ra ngoài.
Thôi thì xé rách mặt nhau rồi tặng Quách tiểu thư một cơ hội tận hưởng ký túc xá bị hỏng điều hòa vậy.
Trong lúc này, Quách Mỹ Trân còn không quên tố cáo cô với giáo sư, khiến thầy bận trăm công nghìn việc dành chút thời gian quý báu ra chê trách Lâm Hàng không xử lý tốt mối quan hệ trong ký túc xá.
Lim: “Em xin lỗi thầy. Dạo này em bận nhiều việc quá, cứ lo âu không biết có xử lý nổi mấy việc quan trọng kia không, nên có chút chểnh mảng.”
Đối phương liền ngậm miệng luôn.
Cuối cùng, cả hai cạch mặt nhau.
Lâm Hàng biết thừa trong lòng giáo sư không thể thiếu cô, dù là năng lực làm việc hay tính tình cô đều ăn đứt ai kia, nếu thầy thật sự không cần, ông có thể giao việc cho người khác.
Không giao việc cho Quách Mỹ Trân, ngoài vì quý mến cô ả, còn là vì cô ả thực sự chẳng làm được trò trống gì.
Một người thậm chí không đủ tư cách tốt nghiệp thì sao cùng đẳng cấp sống cùng ký túc xá với cô.
Trần Trình gần đây rất bận.
Tiến độ của mấy dự án trọng yếu trong tay anh không lạc quan như trong dự đoán, với tư cách là người ra quyết định cuối cùng, trách nhiệm của anh vượt xa sức tưởng tượng của anh.
Sau khi về nước, anh liên tiếp tiếp quản mấy công ty dưới quyền người cũ của gia đình, liên quan đến ngành công nghiệp sản xuất và Internet.
Nói uyển chuyển là để anh rèn luyện, nhưng thực chất là đang quan sát xem anh có thể đánh thắng với lá bài tầm thường hay không.
Anh cũng muốn làm tốt nhất có thể.
Trần Trình luôn cảm thấy mình khác với đám con ông cháu cha bên cạnh. Khi những người khác ăn chơi đàn đúm, vung tiền đầu tư bừa bãi, thì anh đã dùng chiếc hũ vàng đầu tiên trong đời mua một chiếc Bentley.
Năm 18 tuổi, anh đăng ký vào UPenn (*), theo học tại Trường Kinh doanh Wharton nổi tiếng thế giới. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh tiếp tục học lên thạc sĩ. Còn nữa, anh còn hoàn thành việc học của mình trong thời gian ngắn hơn những người khác.
(*) UPenn hay đại học Pennsylvania là một viện đại học tư thục phi lợi nhuận nằm trong Liên đoàn Ivy tọa lạc tại trung tâm thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Được tuyên bố ngày thành lập năm 1740, đây là một trong 9 trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ. Trường có thế mạnh về các ngành khoa học cơ bản, nhân học, luật học, y dược, giáo dục học, kỹ thuật và kinh doanh theo một chương trình giáo dục khai phóng hiện đại.
Wharton thuộc UPenn, là trường kinh doanh đại học đầu tiên trên thế giới, khai giảng vào năm 1881, và là nơi có “hội sinh viên” đầu tiên được tổ chức trên thế giới vào năm 1896. Năm 2019, trường Đại học này có khoản tài trợ 14,7 tỷ đô la (lớn thứ bảy trong tất cả các trường Đại học ở Hoa Kỳ) và sở hữu ngân sách nghiên cứu là 1,02 tỷ đô la. Chương trình điền kinh của trường đại học mang tên Quakers bao gồm 33 môn thể thao thi đấu trong NCAA Division I của Liên đoàn Ivy.
Anh nhớ lại cuộc vui trước khi về nước, ngẫm xem cái cô tên Rachel hay Emily gì đó, là bạn cùng lớp từng chung nhóm bài tập với anh, mới đây có gửi cho anh một snapchat nói nhớ anh nhiều lắm.
Anh đọc xong tiện tay nhắn lại: missyou2
Rồi chợt nhận ra đến mặt mũi người ta thế nào anh cũng chẳng nhớ nữa.
Tác dụng phụ của cuộc đời thuận buồm xuôi gió, nơi chốn ấm êm có lẽ là vô tình.
Nhưng đa tình cũng vô dụng, khó bỏ bóng mỹ nhân.
Anh chuyển sự chú ý vào vấn đề hiện tại, trong số chồng báo cáo trước mặt, có một tiêu đề báo cáo rất thu hút. Trợ lý trưởng đặt nó lên đầu tiên, Trần Trình duỗi tay ra lấy.
Anh cầm bản báo cáo trên tay, càng đọc càng nhíu mày.
Anh tháo kính, xoa lông mày, bấm số liên lạc trên bàn làm việc.
Phương Tử Chính lang thang dưới tầng ký túc xá Lâm Hàng suốt một tuần liền, muốn tạo một cuộc gặp tình cờ, nhưng cả tuần nay đừng nói là người thật, đến một sợi tóc của Lâm Hàng cậu cũng không thấy.
Cậu cầm tài liệu ôn tập cuối kỳ mà bạn cùng phòng nhờ in, cố tình vòng qua nửa trường đến tiệm photocopy dưới khu ký túc xá nữ nhưng vẫn tay trắng trở về.
Cậu chán nản quay về ký túc xá, như một đứa trẻ không có được món đồ chơi yêu thích.
Điện thoại đột nhiên vang lên:
“Anh em ơi, mua hộ tao một phần mì dao cắt ở căn tin được không.” Là giọng của bạn cùng phòng.
Cậu đồng ý, sải chân dài đi về phía căn tin, đứng xếp hàng ở cửa sổ mì cắt dao.
Cô gái phía trước cậu đang cầm một tập tài liệu, vừa xếp hàng vừa xem nó.
Cậu liếc mắt nhìn, là một văn bản pháp lý, chắc cô gái này cũng học khoa cậu.
Khi lật trang, có lẽ do không giữ chắc nên tài liệu nặng nề rơi bộp xuống đất.
Phương Tử Chính khom lưng nhặt hộ.
Khi ngẩng đầu lên, cậu bắt gặp người trong mộng.
Cậu kìm nén vẻ mặt phấn khích, trong lòng gào thét: Tôi yêu mì dao cắt!
Lâm Hàng chào hỏi trước: “Phương Tử Chính.” Sau đó vươn tay nhận lấy giấy, Phương Tử Chính nhìn chằm chằm bàn tay trước mặt, cô gái trắng nõn đến nỗi thấy rõ mạch máu, “Cảm ơn.”
“Đàn chị cũng tới ăn mì dao cắt ạ?” Cậu nói xong liền hối hận, hỏi ngu thế, người ta đứng đây xếp hàng, không ăn mì dao cắt thì uống gió tây bắc à?
Lâm Hàng thực ra không quan tâm câu hỏi này có thích hợp không, cô chỉ coi đó là một câu chào hỏi giữa những người quen biết: “Ừ.”
Cô vỗ nhẹ vào bìa tài liệu để rũ sạch lớp bụi vừa dính dưới đất.
Phương Tử Chính nghẹn lời, không biết tiếp tục cuộc hội thoại này kiểu gì.
Cậu nhìn quanh bốn phía, người trong căn tin đều có đôi có cặp, không phải người yêu thì là bạn bè, chỉ lác đác mấy mống một mình đơn côi.
Đột nhiên một tia sáng lóe lên:
“Đàn chị, chị có muốn ăn tối cùng em không?”
*
Hạnh phúc – Vương Uyển Chi
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT