Gặp nhau đã là duyên phận, cho nên Ngô Bình không từ chối ai. Anh chỉ nói nếu có thời gian sẽ giúp bọn họ luyện đan, chỉ cần những người này cung cấp dược liệu là được.
Lam Hâm viết một danh sách, trong đó ghi lại những đan dược mà mọi người muốn mua. Tổng cộng có ba trăm năm mươi bảy người và một trăm năm mươi bảy loại đan dược khác nhau.
Hiển nhiên, Ngô Bình không thể luyện hết chỗ đan dược này trong thời gian ngắn nên anh chỉ có thể luyện từ từ, được tới đâu hay tới đó.
Mọi người nghỉ ngơi một lát, sau đó ngày thuyết pháp thứ ba của pháp hội Dao Trì bắt đầu. Ngô Bình nghe thuyết pháp vào buổi sáng, buổi chiều thì tham gia cuộc thi đấu thứ ba: đấu trận pháp.
Trong truyền thừa của Huyền Hoàng Đạo tổ có bao gồm trận pháp. Bản thân anh cũng có thành tựu không nhỏ về trận pháp, nhưng núi cao còn có núi cao hơn. Cuộc thi lần này xuất hiện một thiên tài trận pháp, người đó đã đánh bại Ngô Bình và giành vị trí đầu tiên.
Là vị trí thứ hai, Ngô Bình không lấy được quả bàn đào nhưng lấy được hai khối thiên thạch.
Tối hôm đó, cuối cùng anh cũng có chút thời gian. Anh lập tức bắt đầu luyện chế các loại đan dược trong danh sách. Những đan dược này đa số đã có sẵn dược liệu, có thể luyện ngay lập tức.
Với sự trợ giúp của roi Bách Thảo, trước tiên anh tinh chế dược lực của dược liệu, sau đó bắt đầu luyện đan. Nhờ vậy, tốc độ luyện đan được tăng lên đáng kể, khoảng hơn mười lăm phút anh đã luyện xong một lò.
Vì vậy, tính đến ngày thứ tư của pháp hội, anh đã luyện ra hai mươi tư lò đan. Đan kém nhất cũng là đan Đế phẩm, còn lại là đan dược cấp truyền kỳ.
Những người lấy được đan dược đều vui mừng khôn xiết và càng ngưỡng mộ Ngô Bình hơn.
Vào ngày thứ tư của pháp hội, Ngô Bình nhận được tin tức từ Chu Nguyên Thông. Hóa ra là do lúc trước anh đã hẹn Chu Nguyên Thông và Đinh Mặc đi khám phá đại lục Hồng Hoang.
Tất nhiên anh ấy không thể đi cho đến khi pháp hội kết thúc, vì vậy anh bảo hai người họ đợi anh ở phủ Ngô Vương, anh sẽ đến đó sau ba hoặc bốn ngày nữa.
Buổi chiều sẽ diễn ra cuộc thi thứ tư: đấu kiếm.
Vì đây là một trận đấu kiếm, anh càng dựng được nhiều kiếm trận càng tốt. Vì vậy trong khi nghe thuyết pháp, anh đã tranh thủ tạo ra một kiếm trận gọi là kiếm trận Hoàng Tuyền. Kiếm trận này rất độc đáo và hiểm hóc, khi kết hợp với kiếm trận Thiên Tuyệt thì uy lực càng mạnh mẽ hơn.
Khi đến giờ thi đấu kiếm, tất cả các tuyển thủ tham gia sẽ phóng ra một đạo kiếm quang. Quy tắc của cuộc thi rất đơn giản, kiếm quang của ai tồn tại được đến cuối cùng thì người đó sẽ là quán quân.
Trong nháy mắt, hơn ba trăm đạo kiếm quang được phóng lên trời, giao chiến với nhau,. Gần như ngay lập tức, ba đạo kiếm quang lao thẳng về phía kiếm quang của Ngô Bình. Rõ ràng ba tu sĩ này đã bàn bạc trước với nhau, hợp lực tìm cách hạ Ngô Bình đầu tiên.
Kiếm quang của Ngô Bình rung chuyển rồi chia thành ba đạo, chiến đấu với cả ba người họ.
Sau khi Ngô Bình giải phóng kiếm quang, anh lấy ra roi Bách Thảo và bắt đầu luyện hóa nó. Kiếm quang của anh vẫn chưa sử dụng hết sức mạnh, khi những người khác đến khiêu chiến với anh, anh sẽ đỡ đòn và bòn rút dần sức lực của đối thủ.
Cứ như vậy, nửa canh giờ sau, trên bầu trời chỉ còn lại khoảng hai mươi đạo kiếm quang, một trong số đó là của Ngô Bình.
Lúc này, trận đấu trở nên ác liệt hơn. Mười đạo kiếm quang khác như đã hẹn trước với nhau, đồng loạt nhắm vào Ngô Bình. Một chọi mười, áp lực đương nhiên là rất lớn. Huống hồ, chủ nhân của những đạo kiếm quang này còn có người là Bán Bộ Đại La!
Đặc biệt, trong mười đạo kiếm quang có ba đạo vô cùng sắc bén, Ngô Bình không dễ dàng đánh bại được chúng. Ba vòng đầu anh đã nhất hai, nhì một nên vòng này đối với anh không quá quan trọng.
Ngay cả khi mười đạo kiếm quang hợp sức tấn công, Ngô Bình vẫn không tức giận mà bình thản áp dụng chiến thuật du kích để đánh bại từng người một.