Mấy thế kỷ trôi qua, ba năm đầu gả tới Versailles thay đổi so với kiếp trước, Antonia gần như quên mất…
Mùa đông năm 1774, cung điện Versailles tổ chức vũ hội hóa trang xa hoa mỹ lệ.
Năm mười tám tuổi, cô gặp Hans Axel von Fersen [1].
Chàng trai Thụy Điển có đôi mắt xanh biếc, mái tóc xoăn vàng, hiện đang làm việc trong quân đội.
Bên ngoài cung điện lạnh lẽo, bên trong lại xa hoa ấm áp.
Ánh sáng mộng ảo váng vất, các thiếu nữ dõi theo đôi mắt thiếu niên. Anh ta bước từng bước tao nhã, đẹp tựa thần Cupid.
Ngay sau đó, thiếu niên mười tám tuổi đứng trước mặt thiếu nữ mười tám tuổi.
Tất cả mọi người đều biết chuyện gì sắp xảy ra.
Bước nhảy uyển chuyển, làn váy xoay tròn. Hai trái tim trẻ tuổi rung động, nảy sinh thứ tình yêu lãng mạn nhưng đáng sợ nhất thế gian.
Không ai nghi ngờ thân phận hoặc địa vị họ không tương xứng, bởi vì tất cả mọi người đều hiểu quy tắc lễ nghi. Trái tim họ đập thình thịch, chỉ cần ngay sau đó anh ta mời cô…
Đúng lúc này Antonia quay đầu, nhìn thẳng Nikola bình thản như thường.
Đôi môi đỏ mọng hé mở, ra mệnh lệnh tuyệt đối không thể khước từ, “Mời ta khiêu vũ. Ngay lập tức.”
Nikola nhướng mày.
Anh không chút do dự tuân lệnh.
“Điện hạ, như người mong muốn.”
Ánh đèn bừng sáng, ảo mộng vỡ vụn.
Không có mặt nạ hóa trang, không phải cung yến xa hoa long trọng, không phải ngàn vạn ngọn nến rực cháy, mà là sợi kim loại nóng bỏng sau lớp kính thủy tinh.
Vũ khúc vang lên, bạn nhảy đã không còn là người xưa.
Giây phút điệu Waltz bắt đầu, Fersen dừng bước.
Đôi mắt xanh biếc của anh ta chăm chú nhìn hai người giữa sân nhảy.
Xung quanh xa hoa mỹ lệ, lễ phục của họ lại có phần giản lược.
Nhưng lúc này, lễ phục đen tựa ngân hà của thiếu niên và bộ váy trắng muốt của thiếu nữ áp sát, quấn quýt triền miên, tựa như ánh sáng giữa đêm tuyết, đẹp không sao tả xiết.
Fersen ở Berlin từng chứng kiến điệu Waltz thịnh hành khắp Versailles, nhưng anh ta chưa bao giờ chứng kiến điệu Waltz như vậy.
Điệu Waltz thuộc về hai người họ.
Chỉ hai người họ mới tạo nên nó, trên thế giới không còn ai thích hợp.
“Xin lỗi, tôi nói thật.” Nikola ôm eo Antonia, nương theo bước nhảy nhỏ giọng nói: “Vừa rồi ánh mắt của cô khiến mọi người tan nát cõi lòng. Không một ai tin tưởng hai người mới gặp nhau lần đầu tiên.”
Antonia không nhìn Nikola, chẳng qua bàn tay nắm tay anh hơi siết chặt.
“Ưm.” Nikola xuýt xoa, “Tôi nói thật. Anh ta chỉ cần bước thêm một bước nữa sẽ mời cô khiêu vũ. Nhìn ánh mắt kia, chắc hẳn…”
“Im mồm.” Antonia gằn giọng.
“Rốt cuộc cô muốn gì? Chúng ta là đồng bạn lưng tựa lưng, không đúng, hiện tại phải là mặt đối mặt.”
Vũ khúc tới điệu cao trào. Hai người nhanh chóng cất bước, Nikola nhìn thẳng mắt cô, bàn tay hơi dùng sức, Antonia giống hệt thiên nga vẫy cánh.
Antonia: “…”
Được rồi, anh nói có lý. Dù sao cô không thể ỷ lại người khác, chỉ có người khác ỷ lại cô.
Cô suy tư mấy giây, buồn bã nói: “Tôi không muốn kéo anh ta vào. Anh ta sẽ gặp nguy hiểm.”
Cô biết anh ta là người hiền lành, trọng tình trọng nghĩa. Kiếp này chuyện cô làm nguy hiểm không khác gì đi bộ trên dây. Nếu anh ta lại gần cô, chỉ cần sai một bước, đôi bên sẽ gánh chịu hậu quả xấu nhất.
Tựa như năm đó đầu anh ta được treo giải thưởng cao nhất Paris.
Nikola nở nụ cười lạnh lẽo, “Kéo tôi thì không sao? Chẳng lẽ tôi không gặp nguy hiểm?”
Antonia lườm anh, “Anh thừa biết anh ta là ai, cần gì giễu cợt tôi. Anh giống anh ta? Anh ta trẻ hơn anh, đơn thuần hơn anh, cần được bảo vệ hơn anh.”
“Không.” Nikola nghiêm trang phản bác: “Rõ ràng tôi cũng trẻ, cũng đơn thuần, cũng cần bảo vệ.”
Antonia: “…” Lúc trước ai từng nói cô vẫn là cô bé?
Luận chơi xấu, cô thật sự không phải đối thủ của anh.
“Đừng quậy, trẻ tuổi đơn thuần không phải chuyện gì tốt… Gặp lại anh ta năm mười tám tuổi khiến tôi nhớ tới bản thân năm mười tám tuổi. Khi đó tôi chỉ là kẻ ngây thơ ngu xuẩn.”
Antonia thở dài, “Năm tháng đã mài mòn dấu vết trong lòng tôi… Tới gần anh ta chỉ khiến tôi thêm hoảng loạn.”
Cô nương theo điệu nhảy xoay tròn, liếc Fersen gần đó. Lúc này thiếu niên mắt xanh đang vui vẻ nâng ly với các quý công nương trẻ tuổi. Mỗi một cái giơ tay nhấc chân, khuôn mặt anh ta lại tỏa sáng, vừa nhìn đã biết là đứa trẻ lớn lên trong gia tộc quyền quý.
Antonia thật lòng hy vọng kiếp này Fersen vẫn mãi vô ưu vô lo, tựa như cô hy vọng Louis khỏe mạnh bình an sống sót, tiếp tục theo đuổi sở thích bé nhỏ của anh ấy.
À, không. Hiện tại không thể gọi sở thích của Louis là “bé nhỏ”.
Thái Tử nước Pháp trở thành thành viên Vương thất Pháp đầu tiên đạt được giải thưởng viện hàn lâm Paris, nhờ vào kỹ thuật hàn hồ quang điện [2].
[2] Hàn hồ quang điện là quá trình hàn nối kim loại với kim loại bằng cách sử dụng nhiệt điện nóng chảy kim loại, từ đó liên kết các kim loại với nhau.
Kỹ thuật này không trầm trồ bằng kinh trắc hàng hải và phát minh máy móc, nhưng nó là thành quả giao thoa giữa khoa học và phát triển kỹ thuật.
Lần đầu tiên một kỹ thuật phát triển nhờ điện học.
Nikola và mấy người Coulomb, Volta cùng nghiên cứu nghiên cứu điện từ, có những kiến giải vô cùng xuất sắc.
Theo nguyên lý điện từ, điện từ và điện tích hỗ trợ lẫn nhau, từ đó tạo thành điện lưu, giúp hàn điện khống chế điện lưu nung chảy kim loại. Nếu điện lưu không ổn định, lượng nhiệt thấp, nhẹ thì hàn thất bại, nặng thì gây ra sự cố nghiêm trọng.
Đồng thời, Lavoisier và Laplace nghiên cứu thành công phương phức oxy hóa kim loại nóng thông qua thành phần không khí. Sau ba năm liên tục thực hành, chứng minh, cuối cùng mọi người cũng biết sở dĩ sắt rỉ sét vì nó phản ứng với không khí. Nhờ phản ứng này, tiến độ nung nóng sắt sẽ xảy ra nhanh hơn.
Bởi vậy chỉ cần loại bỏ dưỡng khí trong không khí, chỉ giữ lại khí nén hàn điện, thợ rèn không cần vừa hàn vừa rải cát.
Thời điểm lên nhận giải, Thái Tử điện hạ Louis – Auguste vừa thành niên kích động tới mức nói năng lộn xộn, tuy anh ấy không thiếu mấy nghìn Frac giải thưởng.
Mọi người xì xào bàn tán, ngày được sắc phong Thái Tử cũng không thấy anh ấy vui vẻ như vậy.
Đương nhiên đây đều là nghiên cứu quan trọng. Giới kỹ sư được mở mang tầm mắt, nhưng dân chúng bình thường không hiểu mấy thứ này có nghĩa gì.
Ngạc nhiên hơn cả vẫn là Nikola, Watt và các kỹ sư vùi đầu nghiên cứu “động cơ đốt trong”.
Một năm trước, “Rheinische Zeitung” đã lan truyền tin tức này khắp phố lớn ngõ nhỏ Paris.
Mọi người nghe nói nếu nghiên cứu thành công, cỗ máy này sẽ cho ra thành quả gấp mấy chục lần máy hơi nước và máy dệt bơm nước. Vô số người rót tiền đầu tư, muốn mượn nó để buôn bán kiếm lời.
Nhưng trước khi thành công, các kỹ sư nghiên cứu không tiết lộ nhiều tin tức.
Đương nhiên điều này không cản được lòng hiếu kỳ và sức tưởng tượng của người dân Paris và quý tộc Versailles. Họ nhiệt tình phỏng đoán tiến độ nghiên cứu, rất nhiều người to gan tuyên bố: “Một khi nhà giả kim thuật sư Nikola Tesla nghiên cứu thành công động cơ đốt trong, mọi người không cần cưỡi bò và ngựa. Tất cả những món đồ thủ công đều có thể thông qua máy móc để hoàn thành!”
Đúng vậy.
Từ sau khi Nikola Tesla tuyên bố trong salon khoa học nằm mơ thấy Dmitri Ivanovich Mendeleev người Nga, tiết lộ với các học giả một phần bảng tuần hoàn hóa học, tin đồn “Nikola Tesla là nhà giả kim thuật sư” lan rộng khắp nơi.
Ngay cả Quốc Vương bệ hạ đã hơn sáu mươi tuổi cũng gọi riêng thiếu niên trẻ tuổi vào cung điện, ban tặng huân chương bách hợp cho anh, còn khen một câu vớ vẩn: “Thượng Đế phù hộ nhà giả kim thuật sư thường xuyên nằm mơ!”
“Quốc Vương bệ hạ vạn tuế!” Mọi người hoan hô.
Nguyện nhà giả kim thuật sư thường xuyên nằm mơ! Trời giúp nước Pháp!
Trong quá trình nghiên cứu, định luật bảo toàn năng lượng được củng cố thêm. Đây cũng là chủ đề chính của buổi salon long trọng này.
Nhiều thế kỷ trước, Newton và Wilhelm Leibniz chứng minh “động cơ vĩnh cửu”, người đẩy ngã năng lượng cơ giới và năng lượng vĩnh cửu chính là Nikola. Thí nghiệm của anh vô cùng đơn giản, truyền điện vào mũi kim loại, ma sát với kim loại trong nước, sau đó dòng nước sôi trào.
Mọi người cũng sôi trào. Đây là thí nghiệm đầu tiên chứng minh năng lượng cơ giới có thể chuyển hóa thành nhiệt năng!
Lavoisier và Laplace thông qua thí nghiệm hóa học chứng minh hóa chất phân giải tạo thành nguyên tố, nhiệt lượng tỏa ra chính là nhiệt lượng do các nguyên tố chuyển hóa thành để tạo nên hợp chất. Năng lượng hóa học và nhiệt năng là chuyển hóa ngược!
Thí nghiệm chứng minh quan trọng nhất chính là điện học. Volta sử dụng pin để chứng minh năng lượng hóa học có thể chuyển hóa thành điện năng, điện phân hóa điện năng thành năng lượng hóa học; điện lưu sinh ra từ trường, sử dụng nam châm và vật chứa điện có thể khởi động, chuyển hóa điện năng thành năng lượng cơ giới; dưới sự tác động của từ trường, kim loại sinh ra điện lưu, kích thích năng lượng cơ giới và điện năng chuyển hóa lẫn nhau.
Bảo toàn năng lượng trải rộng mọi lĩnh vực, do đó salon tối nay mới được chú ý. Nó đại diện cho kết tinh trí tuệ của các học giả trong từng lĩnh vực.
Nhờ sự cố gắng của tất cả mọi người ở tất cả mọi ngành, tri thức nhân loại phát triển!
Hơn mười học giả cùng nhau lĩnh giải thưởng đầu tiên. Bọn họ tuyên bố sẽ dùng giải thưởng này lập quỹ riêng, khen ngợi các học giả (và nhà giả kim) có cống hiến trong các lĩnh vực khác.
“Nói đi cũng phải nói lại, lúc trước tôi khá tò mò động cơ vĩnh cửu.” Lagrange nói với Lavoisier.
“Không ngờ tới Vienna nghiên cứu toán học vài năm, giấc mộng tan biến.”
Lavoisier mỉm cười, “Ngài bỏ lỡ rất nhiều.”
“Thằng nhóc này… chẳng biết ăn nói gì cả.” Lagrange thở phì phò, “Thôi, hiện tại tôi quyết định ở lại đây. Tuy Hoàng Đế La Mã không tha, nhưng tôi nói với ngài ấy tôi sắp tới quốc gia của con gái ngài ấy, ngài ấy lập tức đồng ý.”
Lagrange không muốn bỏ lỡ Paris náo nhiệt. Hiện tại anh ấy đang nghiên cứu vi phân và tích phân. Tuy đối với các học giả ở đây, đề tài này có phần trừu tượng, nhưng Lagrange tin tưởng toán học sẽ trở thành trụ cột các ngành, bọn họ sẽ cảm ơn anh ấy!
“Tôi hiểu.” Lavoisier mỉm cười, “Không ngờ giải thưởng lâu đời nhất lại trao thưởng theo cách này.”
Mỗi lần salon trao giải thưởng, mọi người thường bàn tán “hai giải thưởng bảo thủ nhất”. Một cái là động cơ vĩnh cửu, một cái là kinh trắc hàng hải.
Hiện tại “động cơ vĩnh cửu” đã bị phá giải.
Lavoisier mỉm cười nâng ly với Volta, “Alessandro, lần sau quay về Italy, nhớ chuyển lời thay các bậc tiền nhân dưới tấm bia mộ giúp tôi: Chúng ta phá giải mộng tưởng bọn họ, mong bọn họ đừng nhớ nhung!”
Mọi người cười vang.
Volta thích náo nhiệt, không cam lòng yếu thế túm áo Nikola, “Nikola, ngài nhìn đi, giải thưởng động cơ vĩnh cửu lâu năm nhất đã bị chúng ta phá giải. Ngài mau sử dụng phép thuật, để chúng ta cùng nhau giành giải thưởng hàng hải nhiều tiền nhất được không?”
Mọi người ồn ào cười nói, Nikola mỉm cười gật đầu, “Nhanh thôi.”
“Thật sao? Ngài nói như vậy… chẳng lẽ đã có ý tưởng nghiên cứu? Ngài định quan trắc kiểu gì? Máy móc thực sự có thể thay thế thủy thủ, đoán được kinh độ và vĩ độ?”
“Đến lúc đó khắc biết.” Nikola bị chuốc rất nhiều rượu. Mặc kệ mọi người căm tức, anh vẫn tỉnh táo như thường, không hề để lộ bí mật.
A, người Slav [3] chết tiệt! Người nước Pháp hợp lại cũng không thể chuốc say bọn họ?
[3] Một dân tộc sống ở Châu Âu.
Đại sảnh náo nhiệt, mọi người nô đùa cụng ly.
Lagrange uống ly rượu vang yêu thích, gào: “Tôi sẽ dùng vi phân và tích phân thắng cược!”
Mọi người lục tục ủng hộ, nhóc Ampère chưa đến mười tuổi dễ dàng giành chiến thắng.
Cậu ấy đúng lý hợp tình giơ tay, “Ngài Lagrange, ngài đã đáp ứng rồi, nếu cháu thắng ngài sẽ dạy cháu vi phân và tích phân.”
Xung quanh nô nức nhiệt liệt, cho tới khi tin tức nọ đánh úp, đẩy bầu không khí vũ hội lên cao trào.
“Thưa các quý ông, quý bà, thưa các học giả!”
“Có tin tức từ Tân thế giới (châu Mỹ)! Chuyện này xảy ra cuối năm ngoái, nhưng hiện tại mới truyền khắp Paris.”
“Ngày 16 tháng 12 năm ngoái, người ở thuộc địa Bắc Mỹ của Anh đã ném lô trà do Anh vận chuyển tới Ấn Độ xuống Đại Tây Dương. Bọn họ phản đối ‘Thuế trà’ của quốc hội Anh!”
“Nghe nói người Anh tức điên, kiên quyết không bỏ qua khiêu khích và chiến tranh! Bọn họ sẽ ban bố dự luật, áp thêm nhiều chế tài!”
“Mặc kệ thế nào, nước Anh không ai bì nổi đang lo sốt vó!”
_______
Một số bình luận của cư dân mạng Trung:
– Sự kiện trà Boston.
– Chuẩn bị viện trợ Mỹ?
– Woa, sự kiện trà Boston ~ Chiến tranh độc lập Bắc Mỹ sắp diễn ra rồi.
_______
[1] Hans Axel von Fersen: Bá tước Thụy Điển, tình nhân của Marie Antoinette.
Vào cuối mùa hè năm 1778, von Fersen đến Normandy cùng với những người bạn của mình, Barrington Beaumont và Tử tước Steding để xem một trại quân đội lớn đang được huấn luyện dưới sự chỉ huy của Công tước Broglie. Sau khi bàn tán về các vấn đề quân sự, họ dùng bữa tối và tham gia nhảy múa cùng các sĩ quan và vợ của họ. Fersen sau đó đã tỏ lòng kính trọng với Hoàng Gia Pháp:
26 tháng 8: “Thứ ba tuần trước tôi đến Versailles để yết kiến vương thất. Vương Hậu thật là quyến rũ, người đã thốt lên khi nhìn thấy tôi rằng “A ha! Người quen cũ đây rồi!’ Những người còn lại trong vương thất thì không nói lời nào với tôi. ”
Ngày 8 tháng 9: “Vương Hậu, người phụ nữ xinh đẹp và đáng yêu nhất mà tôi biết, nàng ấy thường xuyên hỏi thăm tôi. Nàng có hỏi Creutz tại sao tôi không đến các bữa tiệc của nàng vào Chủ nhật. Thai kỳ của nàng cũng có tiến triển tích cực.”
19 tháng 11: “Vương Hậu đối xử với tôi thật là tốt. Tôi thường trả tiền cho nàng mỗi lần nàng đi đánh bạc. Vương Hậu còn bày tỏ mong muốn được nhìn thấy tôi trong bộ quân phục Thụy Điển. Tôi sẽ lại đến cung điện thứ Năm tới, không phải để yết kiến triều đình, tôi phải đến căn hộ riêng của Vương Hậu trước đã. Ôi vị Vương Hậu đáng yêu nhất mà tôi từng biết.”
Căn hộ riêng của Marie-Antoinette, thực chất là khu Petit Trianon, nằm trong khuôn viên của Cung điện Versailles. Trái ngược với Versailles, cách ăn mặc và cư xử tại Petit Trianon rất đơn giản, hài hòa và thực tế, khác với cách ứng xử lề thói trong cung. Các khách đích thân được Antoinette mời đến đều được đối xử bình đẳng như nhau không phân biệt tước vị, giống những người bạn cùng đẳng cấp. Tuy nhiên, chính vì điều này mà các quý tộc không được bà mời đến lại tỏ ra bất bình và ghen tức, dần khiến họ trở nên xa cách và đối địch với Vương Hậu.
Trong sự kiện liên quan tới việc tranh giành ngai vàng Thụy Điển, hai anh em Fersen bị nghi ngờ là chủ mưu có liên quan tới cái chết đột ngột của Thái tử Carl Gustav, Hans Axel von Fersen trong lúc đưa tang đã bị đám đông đánh chết, còn Sophie von Fersen được cảnh báo và bỏ trốn đến nơi khác sống ẩn dật.
_______
Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm sau sự kiện Tiệc trà Boston vào tháng 12 năm 1773, khi mà những người ủng hộ độc lập đã phá hủy một lô hàng trà bị đánh thuế tại cảng Boston ở Massachusetts. Người Anh đã đáp trả bằng cách phong tỏa cảng Boston, tiếp đó là ban hành một loạt các đạo luật nhằm loại bỏ có hiệu quả quyền tự trị của Massachusetts. Vào cuối năm 1774, những người ủng hộ độc lập cho các thuộc địa ở Bắc Mỹ đã thành lập một chính phủ của riêng họ tại Hội nghị lục địa lần thứ nhất, với mục đích phối hợp tốt hơn các nỗ lực kháng chiến chống lại Đế quốc Anh; họ được gọi là Patriots (người yêu nước) hoặc Whigs. Trong khi đó một bộ phận người dân Bắc Mỹ vẫn trung thành với Hoàng gia Anh, họ được gọi là Loyalists (người trung thành) hoặc Tories. Chiến sự nổ ra giữa dân quân thuộc địa và chính quyền Anh vào ngày 19 tháng 4 năm 1775. Cuộc xung đột đã dần phát triển thành một cuộc chiến quy mô toàn cầu, trong đó Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan ủng hộ quân đội Cách mạng chống lại người Anh và những người trung thành với họ trong sự kiện được gọi là Chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775–1783). 13 thuộc địa đã thành lập Quân đội Lục địa dưới sự lãnh đạo của Tướng George Washington. Hội nghị Lục địa lần II lên án sự cai trị của Vua George là chuyên chế và chà đạp lên các quyền tự do của người dân thuộc địa. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ được long trọng công bố vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, là lời tuyên bố các quyền tự do dân chủ và khẳng định nền độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Những người lãnh đạo phe Patriot tuyên xưng các triết lý chính trị của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa cộng hòa, phản đối chế độ quân chủ và chế độ quý tộc. Bản tuyên ngôn nêu rõ: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.