Cùng những đỉnh cao xanh, để cuộc sống thêm tuyệt vời…”
- Lời bài hát Khám Phá của Trần Lập
- ----------
Không biết do đoạn này Nguyễn Bảy sử dụng nhiều tên riêng Latin hay do trình độ tiếng Việt của Bard được tăng cường, Bard thế mà chen vào giải thích bằng giọng lơ lớ nửa tây nửa ta:
“Đấu hai tay (tay đôi) mới lạ.
Commodus sẽ cho người bẻ tay đối thủ trước khi đánh nhau.
Tôi gặp nhiều trường hợp như vậy rồi”
Nói đến đoạn này, Bard vênh mặt lên bắt chước âm giọng của Nguyễn Bảy:
“Xui cho hắn,
Gặp phải bổnnn …”
“Coong”
“Asianabalasat!!!”
“Đáng đánh! Mặt quá tiện! Này thì bổn với chả bản này!”
- Đây là hùa chuyên nghiệp, Nguyễn Bảy.
Đám người gặp đây cười vang.
Câu chuyện lại tiếp tục, Bard may mắn nhận được trợ giúp từ các giáo chúng Thiên Chúa cũng bị giam trong nhà ngục, và gặp được Asiana cùng cha Alexandre.
Bằng kiến thức thảo dược học và y khoa xuất chúng của mình, Alexandre từng cứu sống cho con trai của một tên thống lĩnh quân đội cấp cao khi tay này dẫn con hắn đi tham quan nhà ngục của đấu trường.
Ông thậm chí còn thành công thuyết phục được người thống lĩnh kia tin phụng vào Thiên Chúa.
Người thống lĩnh nọ và con trai vẫn thường ghé qua ngục giam, nhưng không thể tùy tiện giải phóng Alexandre vì tín đồ Thiên Chúa được coi là nguyên tội ở đế chế Roma, nhất là dưới thời Commodus, kẻ cực kỳ yêu thích cầm kiếm xông vào một nhóm giáo chúng Thiên Chúa tay không tất sắt, coi máu và nước mắt của họ như huy chương và nguyệt quế đính lên vương miệng mình.
Mặc dù vậy, hắn có thể mượn cớ hộ tống độc dược và thực phẩm để trộn lẫn vào một số thảo dược mà Alexandre cần để …
Giả tạo bệnh lý!
Không phải bệnh lý thường mà là bệnh ‘nốt nhỏ’ (đậu mùa), căn bệnh truyền nhiễm đáng sợ đã nhiều lần quét ngang qua lịch sử Roma, cách đây mười mấy năm còn từng kiềm chân Marcus Aurelius đại đế, cha của Commodus, trong cuộc chiến chinh phạt Arsacid.
Căn bệnh này được cho là không có thuốc chữa, là nguyền rũa của thần linh, không một ai cho dù là kẻ ‘hào quang đầy mình’ như Commodus dám dây dưa vào.
Bằng cách giả tạo bệnh lý của bệnh ‘nốt nhỏ’, Alexandre đã cứu được rất nhiều nô lệ khỏi bị mang ra làm vật thí mạng mua vui trên đấu trường.
Nhưng đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời, bởi vì bệnh lâu mà không chết thì tất bị sinh nghi, nhất là khi đám chủ nô tiếc của ngày càng giảm bớt khẩu phần thức ăn vì cho rằng kẻ sắp chết không cần phải ăn nhiều.
Người thống lĩnh nọ không phải quý tộc, chỉ là một quân nhân xuất sắc, không kham nổi chỗ trống lương thực gia tăng ngày một lớn như lòng tham không đáy của bọn chủ nô.
Lúc này nhóm Nguyễn Bảy và Marco Polo đến, họ tổ chức một cuộc vượt ngục tập thể, một sự kiện gây oanh động toàn bộ thành Rome và cả đế chế Roma khi hoàng đế Commodus bị những tù nhân ốm đói bệnh tật đánh bại, khống chế, bắt làm con tin.
Một cuộc vượt ngục không tốn quá nhiều máu nhưng để lại hệ quả nghiêm trọng là thông lệnh truy nã lùng sục và bắt giết chẵng thương tiếc những ai tình nghi, thà lầm chứ tuyệt không xót.
Commodus nổi giận, đế chế Roma rung chuyển, tất cả các thành phần định danh những nô lệ trốn thoát đều bị quy chụp thành phản loạn, có Thiên Chúa giáo lẫn Do Thái giáo, Amazon lẫn Spartan, cả Celt và Ethiopian cũng bị vạ lây.
Nhưng nói cho cùng thì những người này vốn đã bị Rome ghét bỏ từ sớm, cường độ tăng lên 10 lần hay 100 lần thì kỳ thực cũng chẵng khác bao nhiêu.
Thử hỏi bị chém 10 nhát với bị chém 100 nhát thì kết cục có thể khác hơn ngoài chết sao?
Nói vậy nhưng cũng may, diễn biến tiếp theo đúng như Marco Polo và Nguyễn Bảy dự đoán khi quyết định thả ra Commodus vào phút chót, sau khi mọi người đã tẩu thoát.
Commodus chịu nhục, đế chế Roma đứng trên biên giới của sự rạn nứt, các vị Tỉnh Trưởng và tướng lĩnh quân đội cấp cao bắt đầu rục rịch, thậm chí các bộ tộc Celt ở phương Bắc cũng hung hăng và liều lĩnh hơn vì cho rằng hoàng đế của Roma hiện giờ chỉ là dê non.
Thế là khi lệnh truy nã nô lệ bỏ trốn còn chưa kịp bị mưa gió kéo tróc thì chính quyền Rome đã phải đối mặt với những mối nguy vĩ mô hơn nhiều.
Commodus cũng không thể tiếp tục chăm chú vào nhóm Marco Polo và Nguyễn Bảy nữa bởi vì bận giải quyết những lời đồn thổi do đối thủ chính trị tung ra.
Đúng vậy, hắn quan tâm tới mặt mũi hơn là mối nguy quân chính, chỉ ít là ở mặt ngoài thì như thế, suốt cả cuộc hành trình bỏ chạy về phương đông thì Nguyễn Bảy không phát hiện hay nghe nói gì tới việc điều động binh lực hay nhân sự.
Phần sau thì Hoàng Hùng đã biết sơ lược từ cuộc hàn huyên tối hôm qua.
Nhóm Marco Polo quyết định cùng Diana trở về Amazon để tìm kiếm sách lược cho mối nguy chiến loạn sắp tới, còn Nguyễn Bảy thì lựa chọn quay về quê hương để làm tròn trách nhiệm của một người con đất Việt.
Asiana được Diana đề cử cho Nguyễn Bảy, mục đích có chút xa vời là xin viện trợ từ những người bạn cách xa vạn lý.
Bard là tự nguyện đi theo Nguyễn Bảy vì mê tít những chuyện kể của Marco Polo về những phương trời huyền bí xa xăm.
Alexandre vốn muốn tự nộp mình để không liên lụy tới giáo hội nhưng Nguyễn Bảy đã thuyết phục ông rằng cái ác sẽ không dừng lại khi cái thiện nhún nhường, việc ông làm chỉ là vô bổ.
Thay vào đó, Nguyễn Bảy đề xuất họ chủ động bộc lộ tin tức bản thân khi đến biên giới phía tây của đế chế Roma, như vậy thì Commodus sẽ có mục tiêu để truy tra và giảm bớt sự chú ý lên những giáo đồ Thiên Chúa khác.
Nhắc đến Alexandre thì cả Nguyễn Bảy không khỏi thán phục ông và cảm thấy may mắn vì mình thuyết phục được ông đồng hành cùng.
Theo Nguyễn Bảy, nếu không có kiến thức thảo dược và thiên văn địa lý của ông thì bọn họ sớm đã bị gió cát chôn vùi ở xó xỉnh nào rồi.
Số là Arsacid cũng nhận được tin tức Commodus chịu nhục, Roma có nguy cơ xảy ra nội loạn, thế là dấy binh báo thù, muốn thu lại đất đã mất.
Chiến trường kéo dài từ vịnh ba tư đến Armenia, thành thử kế hoạch về đông theo lối củ của Nguyễn Bảy bị phá sản, chỉ có thể dựa theo tuyến đường đi của Marco Polo ngày trước, lần mò đi về phía Bắc, ý đồ băng qua Kushan, theo Tây Vực trở về.
Armenia nhiều lần đổi chủ, là đất tranh chấp giữa 2 đế quốc Roma và Arsacid từ mấy trăm năm trước, thế nên khi chiến sự nổ ra thì nó cũng trở thành vùng ác liệt nhất, mỗi ngày đều có giao đấu.
4 người vốn chỉ muốn trà trộn lên thuyền của một tay quý tộc Armenia, người dự định vượt biển Caspian lên phía Bắc lánh nạn.
Thế nhưng không biết xui hay may, con thuyền nọ gặp phải cướp biển, tên quý tộc toi đời, Nguyễn Bảy đánh chết thủ lĩnh cướp biển, dọa lui bầy cướp, bảo vệ được một số nhỏ thuyền viên, trong đó không có hoa tiêu.
Alexandre bất đắc dĩ trở thành hoa tiêu của thuyền, mặc dù ông chỉ đọc qua, nghe qua chứ chưa có kinh nghiệm thực tiễn.
Cuối cùng khi lương nước dự trữ sắp hết thì họ mới thành công thoát ly vùng chiến sự và cập bờ an toàn.
4 người rời thuyền chỉ mang theo một chút lương nước và tiền vàng bởi vì Kushan có thông thương với Roma, tiền Roma vẫn dùng được ít nhất là cho đến trước khi vào Tây Vực.
Về phần những nô lệ và thủy thủ còn lại trên thuyền thì tiếc mớ châu báu mà gã quý tộc, chủ nhân xấu số của họ để lại, Nguyễn Bảy biết chắc rằng những người này sớm muộn cũng chết vì đống châu báu hoặc trở thành một toán hải tặc mới, hắn cũng lười khuyên bảo họ, không phải ai cũng có được đặc quyền như Alexandre, một người có cả trí tuệ lẫn tâm hồn đáng kính.
Cuộc hành trình tiếp theo cũng không suôn sẽ như đã nghĩ, 4 người đến được Kushan nhưng không vào được Tây Vực mà lần nữa vướng phải chiến tranh.
Mặc dù quy mô không lớn như 3 phía nam đế quốc nhưng các bộ tộc du mục ở phía bắc Roma, Arsacid và Kushan rất thường hay liều lĩnh xuôi nam cướp phá.
Mặc dù Nguyễn Bảy chỉ nói qua loa rằng bọn họ đi vòng theo phía Bắc của Thiên Sơn thay vì đi vào bồn địa Tây Vực, nhưng Hoàng Hùng và Lý Năm lại biết rằng phải chật vật lắm thì 4 người mới tới được trấn Bạch Điêu.
Bởi vì dựa theo ước tính thời gian thì ban đầu chỉ tốn hơn 3 năm để quay trở lại Roma, sau đó chưa lâu thì bị bắt vào Colosseum rồi vượt ngục, thời gian trốn chạy và lênh đênh trên biển Caspian tính đâu ra đấy cũng không tới 1 năm,
Tức là quãng đường từ biên giới phía bắc Kushan về tới trấn Bạch Điêu tiêu tốn ngót nghét 2 năm!
Tuy nhà họ Hoàng chưa đưa được đoàn buôn vào Tây Vực vì vấn đề an toàn nhưng cũng tiếp xúc với không ít đoàn buôn từ Tây Vực đến, ngoài ra thì các ghi chép trong nhà Thái Ung cũng mô tả khá kỹ lưỡng về địa lý Tây Vực.
Nơi ấy tuy không nhỏ nhưng nói lớn thì thực sự không khoa trương đến mức tốn hao 2 năm mới đi về được.
Tình hình phía nam Thiên Sơn hiện giờ khá ổn định bởi Hung Nô sớm đã tan đàn sẽ nghé, không còn là một mối nguy thường trực; Hán triều cũng bởi vì người Erma (Khương) thường xuyên nổi dậy chặn đường Tây Lương nên từ lâu chẵng còn chen chân vào vấn đề nội bộ của các quốc gia Tây Vực.
Theo ước đoán của Hoàng Hùng, cho dù không có vật cưỡi phù hợp, thì tối đa cũng chỉ mất tầm 6-7 tháng đến 1 năm là có thể đi xuyên qua Tây Vực, mà bản thân hắn thì không tin rằng Nguyễn Bảy không tìm được vật cưỡi.
Vậy nên có thể thấy rằng tuyến đường phía bắc Thiên Sơn so với phía nam Thiên Sơn hung hiểm nhiều, cũng không thể không thán phục 4 người.
Nguyễn Bảy đối với việc này lại đem công quy cả cho Alexandre, người yếu ớt nhất trong đoàn.
Mặc dù Bard và Asiana không đồng tình với hắn, cho rằng chính Nguyễn Bảy mới là người đóng vai trò chủ đạo, thế nhưng 2 người họ cũng không phủ nhận rằng kho tàng kiến thức khổng lồ của Alexandre góp công rất lớn trong suốt chuyến đi.
Cả 3 người thậm chí còn cho rằng nếu không có Alexandre thì khả năng cao là giờ này họ vẫn càng đang loay hoay ở ngàn dặm xa uống gió Tây Bắc.
Ông không chỉ rành rõi về thiên văn, địa lý đơn thuần mà trong đầu ông như thể có bản đồ, rõ ràng chưa bao giờ đi qua lại nắm được phân bố của các bộ tộc lớn và địa hình sông núi chủ lưu của khu vực phía bắc Thiên Sơn, nơi mà ông gọi là ‘ngoại Scythia tiếp nối với vùng Serica’.
Alexandre còn thông thuộc các thứ động vật, thảo dược cũng như phần nhiều văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc du mục nơi đây, nhờ đó giúp ích rất nhiều cho cuộc hành trình, Nguyễn Bảy nói rằng hắn có thể kể ra hàng tá lần mà Alexandre đã cứu nguy cho cả bọn nhờ vào kiến thức của ông.
Tối hôm qua Hoàng Hùng chỉ được Alexandre kể về sự hình thành của nền văn minh phương Tây nói chung, và càng nhiều là xoáy vào Thiên Chúa giáo do ý muốn của người kể và sự sẵn sàng của người nghe.
Vậy nên Hoàng Hùng chỉ đơn thuần cho rằng Alexandre là một chức sắc tôn giáo trãi đời và có kiến thức phổ quát khá rộng mà thôi.
Thế nhưng hiện giờ khi càng nghe được nhiều lời ca tụng về Alexandre thì trong lòng Hoàng Hùng càng dâng lên một nổi nghi hoặc lớn.
Một người xuất thân từ tầng lớp nông nô và sau đó là nô lệ tầng chót vì vấn đề tôn giáo bị đàn áp thì làm sao có thời gian và điều kiện để trau dồi nhiều tri thức chuyên sâu như vậy được?
Nghi vấn của Hoàng Hùng chỉ nhận được trả lời không chắc chắn từ Bard rằng có lẽ Alexandre là con cháu đời sau của một dòng họ lớn đã suy sụp bởi vì hắn từng trong lúc vô tình nghe được một tay buôn nô lệ nói đến họ của Alexandre.
Nguyễn Bảy gặp Hoàng Hùng và Lý Năm chẵng hiểu ra sao thì phổ cập kiến thức:
“Ở đế chế Roma việc thêm họ vào tên không phổ biến, hầu như chỉ xuất hiện trong giới quý tộc, ngay cả công dân bình thường cũng hiếm khi có họ chứ đừng nói là nô lệ”
Hoàng Hùng nghe thế thì hướng ánh mắt sang Alexandre, người không biết đã ngủ gật vì thiếu sức hay đang chìm sâu trong cỏi tâm linh nhờ vào đức tin kiên cố.
Sự đời có vẻ thích bắt nạt người hiền lành, mặc dù Hoàng Hùng đã cố né tránh, định bụng hỏi sau, nhưng Alexandre cũng chẵng được yên với Bard:
“Là dòng họ Ptolemy.
Một trong bốn vị bạn hữu và cận thần thân thiết nhất của Alexander đại đế.
Pharaoh đầu tiên của vương triều Ptolemaic.
Alexandre Ptolemy
Alexandrómyyyy
Cha có nghe thấy … trăng nói … gì không? …”
Bard vừa ôm vai bá cổ Alexandre vừa ngân nga một cả khúc thẳng vào tai ông.
Cánh tay còn lại cũng không rãnh rang mà dùng chiếc đũa không biết vớ được từ lúc nào để gõ bàn đánh chén thay cho nhịp trống:
“Ôi ánh trăng kia sao đẹp dịu kỳ!
Rọi xuống lòng ta những nổi tương tư!
Kìa một bông hoa giữa hồ thơm ngát
Chưa biết tên nàng, ta gọi Artemisia!
Chẵng cần là Acteon, ta cũng biết
Nàng là hiện thân của nữ thần Artemis!
Thân nàng thanh tao mà mạnh mẽ quyến rũ
Thợ săn Amazon ai chẵng kính phục cho?
Váy của nàng phủ khắp mặt hồ biếc
Có phải nổi niềm của những linh nữ đồng trinh?
Và gương mặt nàng đồng điệu với ánh trăng sáng
Những vẫn thơ nào nói hết thành lời?
Ca ngợi vẻ đẹp của nàng, Artemisia!”
Khi Bard dứt lời quay sang thì mọi người đều đang nhìn hắn trầm trồ, trừ Lý Năm, người còn chưa quen thuộc với tiếng Latin cho lắm.
Ngoài ra thì trong ánh mắt tán thưởng của Alexandre còn xen lẫn một mớ cảm xúc ngỗn ngang không hiểu vì sao một bài thờ về nữ thần mặt trăng trong thần hệ Hy Lạp lại mở đầu bằng việc gọi tên ông.
Ông là mục sư của Thiên Chúa giáo mà???
Nghĩ vậy nhưng không nói vậy, sau một vài câu ân cần thăm hỏi, Alexandre biết được đại khái những gì đã diễn ra trong lúc ông chìm vào cõi thiền định:
“Thật xin lỗi,
Là tôi mất tập trung”
(P/s: Thiền không phải đặc hữu của Phật giáo, cũng không phải do Phật giáo phát minh ra.
Miêu tả về Thiền được ghi nhận trong Zoroastrianism-Bái Hỏa Giáo và cả Hinduism-Ấn Độ giáo, hai tôn giáo này đều xuất hiện trước Phật giáo khá lâu.
Mặc dù không thể phủ nhận rằng văn hóa thiền hiện đại mang nhiều nét đặc sắc mượn từ Thiền Định của Phật giáo, cho dù là trong cộng đồng các tôn giáo khác,
Thế nhưng vào thời điểm đầu công nguyên này thì sức ảnh hưởng của Phật giáo còn chưa lớn đến như vậy.
Cho nên khi nhắc đến Alexandre thiền thì không phải là đang lôi kéo đả động gì đến Phật giáo nhé!!!)
Hoàng Hùng lắc đầu áy náy nói:
“Không!
Là chúng ta ảnh hưởng đến mục sư, khiến ngài không thể tập trung thiền”
Nói rồi pha một chén trà ấm mời Alexandre, đúng thế, đồ ăn sớm đã được dọn sạch thay bằng bộ ấm trà, “tàn tích” của bữa ăn vừa rồi chỉ còn cây đũa trên tay Bard.
Alexandre cười nhận lấy chén trà bởi ông có thể đoán được rằng đây là một cử chỉ thân mật của xứ này:
“Kỳ thực Bard đã đoán sai.
Tôi tuy mạng họ Ptolemy nhưng chẵng dính dáng gì đến đời sau của vương công quý tộc cả.
Họ này là do thầy ban cho tôi, ông ấy xem tôi như người nhà.
Ông là một học giả đáng kính, giàu có về cả kiến thức lẫn lòng thường người.
Mấy năm sống với thầy là thời gian tôi học được nhiều nhất, cả về trí óc lẫn tâm hồn.
Cho đến giờ thì tôi tin rằng 3 món quà lớn nhất mà Thiên Chúa ban cho đời tôi chính là được có cha sinh mẹ đẻ, được thầy mua lại từ chủ nô đầu tiên và được Nguyễn thuyết phục bước lên hành trình đến nơi đây”
Asiana lúc này cũng nổi lòng hiếu kỳ:
“Cha Alexandre,
Cha chưa từng kể cho con nghe về thầy của cha.
Đó là ai vậy?
Phải chăng là đời sau của dòng họ Ptolemy xứ Macedonia?”
Alexandre lắc đầu, cười nói:
“Claudius Ptolemaeus!
Đó là tên của thầy ta.
Một công dân Roma chân chính.
Ông chưa từng nhận mình là hậu duệ của dòng họ Ptolemy cao quý xứ Macedonia hay dòng họ vương tộc Ai Cập”
(P/s: Claudius Ptolemy 100-170 sau công nguyên, một trong những người đặt nền móng cho nền khoa học lý thuyết phương Tây, thường được xếp ngang với hai nhà khoa học lý thuyết cổ đại khác là thầy trò Plato và Aristotle.
Cảm nhận của riêng tác: nếu như học trò của Aristotle không phải Alexander đại đế mà là Claudius Ptolemy thì học sinh của môn phái này có thể thẳng thừng lên Youtube hét “Nhà tôi 3 đời nghiên cứu khoa học lý thuyết”
Ngoại Scythia và vùng Serica đều là những nơi được Claudius Ptolemy mô tả trong bản đồ thế giới của mình, trong đó Serica đã được xác nhận chính là Trung Nguyên, hay phía Bắc của Hán triều.
Ngoài ra thì một số học giả nghiên cứu tấm bản đồ thế giới của Claudius Ptolemy còn chỉ ra rằng cảng Óc Eo và biển Đông của Việt Nam cũng được ghi nhận,
Search gg Ptolemy world map là thấy có vẽ khá rõ về Đông Nam Á lục địa.
Lập luận này càng được củng cố thêm khi các nhà khảo cổ học Việt Nam và Campuchia phát hiện những vật phẩm Roma cổ đại như đèn, đuốc và cả những đồng tiền khắc hình Marcus Aurelius ở các di chỉ của văn hóa Phù Nam.
Dường như người La Mã cổ đại biết nhiều về Đông Nam Á hơn là người Trung Quốc cổ đại.
Mãi cho đến thời Tôn Quyền xưng đế thì mới có những ghi chép bằng chữ Hán về Phù Nam, ấy là hơn nửa thế kỷ sau khi Ptolemy mất.
Chém gió đã đủ nhiều, kỳ thực thì bỏ phần trong ngoặc ra vẫn hơn 3k chữ nhá!)
==================
Ta dính độc nên muốn nhiều người cũng dính độc như ta.
Chết chùm cho nó vui:))
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT