Cảm ơn Thư Trạch, Nguyễn Thiên và vYJMw02016 đề cử!

Cảm ơn Nguyễn Thiên tặng quà!

“…

Far over the Misty Mountains cold

To dungeons deep and caverns old

We must away, ere break of day

To find our long-forgotten gold…”

- Lời bài hát Misty Moutains trong tựa sách The Hobbit của J.R.R Tolkien.

(P/s: xin không dịch bài hát)

- --------

Dường như những khoảnh khắc đẹp thì đều trôi qua nhanh.

Khi mắt còn chưa nhìn đã, tai chưa nghe đã, mũi chưa ngửi đã, các giác quan đều chưa thỏa mãn, thì xe ngựa đã dừng lại ở điểm đến cuối cùng,

Trụ sở của Đại Nam Đồng Minh Hội. (P/s: sau này gọi tắt [Hội Đồng] cho đỡ nước chữ)

Tại cửa vào, sau khi giao nhóm hành khách của mình cho nhân viên tiếp đón, người lái xe ngựa nhanh chóng đánh xe quay đầu rời đi, dựa theo lời của ông là cần xử lý gấp những bọc vải phía sau đuôi ngựa nếu không thì sẽ khá phiền toái.

“…

Đợi sáng mai về trại là tuyệt đối không kịp rồi,

Chỉ có thể tìm mấy cơ sở chế tạo đất phì ngoài thành.

Hi vọng còn có người trực.

Nếu không thì chỉ đành nuôi cỏ vậy”

- Lẫm nhẫm mấy lời khó hiểu, người đánh xe và cổ xe nhanh chóng lẫn khuất vào dòng người.

Khác với tường vây giăng đầy đèn hoa, khuôn viên bên trong trụ sở của Hội Đồng đã thưa vắng bóng người.

Ngoại trừ gian hội nghị rộng lớn ở giữa vẫn còn đang sáng đèn thì hầu như hết thảy các gian nhà khác đều đã yên giấc ngủ say.

Đánh giá từ bên ngoài, gian nhà hội nghị là một lầu các xây theo hình chóp 3 tầng nhỏ dần từ dưới lên trên, trước khi bước vào tầng 1 còn phải trãi qua một hệ thống bậc thang cao không kém chính nó.

Xẻ dọc, chen ngang vào giữa những bậc thang là các khoảnh đất được phối trí cây xanh và hoa cỏ phù hợp, vừa tạo không gian xanh, vừa không ảnh hưởng đến tầm nhìn và lối đi.

Kết hợp với dàn đèn lồng rực rỡ lung linh phủ lên mái ngói mỗi tầng không khỏi khiến những ai quen thuộc với chuyện ruộng đồng liên tưởng tới ảnh chân dung của một cô bác nông dân nào đó đang cần cù lao động dưới ánh trăng sáng, nón lá trên đầu và áo tơi kéo sát cổ như thành đồng cản lại giá lạnh đêm khuya.

Kéo ý nghĩ quay về thực tế, ước đoán bằng mắt thì tầng dưới cùng của gian hội nghị phải có chiều cao bằng 4-5 thân người trưởng thành (6-7m) và đường kính gần 20 trượng (60m-70m).

Mỗi lên một tầng thì chiều cao vẫn giữ nguyên nhưng chu vi tường bao lại nhỏ đi một vòng, đến tầng trên cùng thì đường kính chỉ còn lại khoảng 6-7 trượng (xấp xỉ 20m) nhưng bởi vì trên đầu nhô lên đỉnh ngói nhọn vút khiến tầng 3 trông cao hơn cả hai tầng dưới cộng lại.

Phần diện tích thu hẹp lại ở tầng 2 và 3 không phải hoàn toàn được lấp đầy bởi mái ngói của tầng bên dưới mà còn chừa ra một hành lang bao quanh khá rộng.

Lấp ló sau những hàng cột trụ và lan can giăng kín đèn lồng, có thể thấy được bóng dáng lính canh vác cung, đeo kiếm đang đứng gác hoặc tuần tra qua lại.

Nhân viên tiếp đón dẫn đoàn người bước lên bậc thang tiến lại gần sát gian hội nghị nhưng không bước thẳng vào mà rẽ uốn theo hành lang bao quanh tầng 1 hướng về phía sau mà đi, vừa bước đều vừa chỉ tay khắp nơi giảng giải, hệt như một hướng dẫn viên du lịch.

Từ khoảng cách này, có thể dễ dàng hướng tầm mắt qua những ô cửa sổ để ngó vào bên trong quan sát.

Tầng 1 không phải là mặt phẳng, nó lõm xuống như lòng chảo, mặt nghiêng cất đặt từng hàng ghế tựa ngay ngắn xếp thành mấy khối hình chóp hướng về đáy sâu nhất ở phía cuối sảnh, nơi có một sân khấu hình bán tròn trống trãi phủ thảm đỏ.

Bố trí khá giống với kiểu amphitheather (P/s: dùng từ khác search gg không ra đâu) thời Hi Lạp cổ.

Có lẽ nó lấy ý tưởng từ những lời mô tả của nhóm Marco Polo về Sảnh họp hình quạt của hội đồng Athen tại Acropolis, Nguyễn Bảy vẫn còn nhớ như in bởi họ đồng hành cùng nhau suốt nửa đầu cuộc hành trình 7 năm của hắn.

Đáng tiếc, hiện giờ thì thời hoàng kim của Athen đã lui vào dĩ vãng.

Khi Nguyễn Bảy có dịp ghé qua thành phố này vào nửa sau của cuộc hành trình thì Acropolis chỉ còn là những tàn tích đổ nát.

Người Roma kế thừa văn minh Hy Lạp nhưng dường như không quá chú tâm đến việc bảo tồn nó, ngay cả thư viện Alexandria vĩ đại đều có thể bỏ mặc trong lửa đỏ thì nói gì đến Acropolis.

Asiana không nghĩ đến Athen, đến Acropolis mà nghĩ đến Spartan, đến Olympus, đến những đấu trường của giáo và khiên, vinh quang và tình đồng đội.

Đó là những ký ức hết sức quen thuộc, thậm chí ăn sâu vào dòng máu Amazon của nàng từ khi còn nhỏ xíu ở trong tộc luyện tập chuyên cần mỗi ngày, mong chờ đến kỳ Thần Vận Hội Olympic để được thể hiện, được khẳng định mình, được mang lại niềm tự hào cho dân tộc mình.

Buồn thay, Spartan, Amazon và rất nhiều dân tộc chuyên đản sinh dũng sĩ khác bây giờ đang bị đàn áp bởi đế chế La Mã.

Họ chỉ có thể cam phận làm kẻ diễn trò mua vui cho bầy ‘cừu dê’ lố lăng trong những đấu trường Lã Mã đang bị dùng cho mục đích giải trí thay vì thi đua phấn đấu,

Một số khác thì bị lừa gạt hoặc bắt ép hiến mạng nơi chiến trường trong vai trò lính đánh thuê cho chính những kẻ đang đàn áp dân tộc mình.

Đuốc lửa Prometheus từ lâu chẵng còn được thắp lên, Asiana và rất nhiều người khác cũng từ lâu rời bỏ tín ngưỡng thần hệ Hy Lạp.

(P/s: đuốc lửa Olympic biểu trưng cho ngọn lửa mà Prometheus lấy cắp từ Zeus để ban cho loài người)

Ý nghĩ của Bard thì không mang nhiều hoài niệm tiếc nuối như hai người kia, thay vào đó, hắn tô lên nó những thơ ca lãng mạn và hi vọng sáng chói.

Bard mường tượng ra vầng mặt trời vào buổi bình minh đang nhô mình ra khỏi mặt biển xanh thẳm, trãi những thảm sáng huy hoàng phủ khắp nước, đất và tầng không, đẩy lui những mù sương và mây xám.

Alexandre thì chú ý tới một khía cạnh thực tế hơn, trong mắt ông là hình ảnh xẹt qua xẹt lại của các nhân viên vệ sinh đang đi kiểm tra mỗi hàng ghế, từng ngõ ngách, tất bật thu dọn và sắp xếp lại mọi thứ cho sạch sẽ, ngăn nắp.

Ấy có lẽ là dấu hiệu cho thấy một buổi tụ hội hẵn vừa mới kết thúc không lâu.

Nguyễn Bảy bất chợt đảo mắt hướng về phía nhân viên tiếp đón, lơ đãng cười nói:

“Như hình quạt xếp ấy nhỉ Hướng Dương?”

Nhân viên tiếp đón khóe mắt hơi động, mượn cơ hội này thì hồn nhiên nhoẽn miệng cười quay lại gật đầu đùa vui:

“Bên ngoài che nắng che mưa

Bên trong gió mát đung đưa tình người

Lúc kín kẽ, lúc tươi cười

Một năm hai hội, xuân mươi thu rằm”

Nguyễn Bảy xoa xoa cằm ngẫn ngơ nói:

“Để ta đoán.

Vậy là chúng ta mỗi năm sẽ họp Hội Đồng vào 20 tháng giêng và rằm Trung Thu?”

Nhân viên tiếp đón biểu cảm nễ phục nhún vai cúi đầu, không tiếc cất cao giọng khen ngợi:

“Thông minh!”

“Chuyện! Lâu rồi!”

“Hahahaha”

Gặp hai người nói nhãm rồi cười vang, cho dù là Alexandre cũng chả hiểu ra sao chứ đừng nói là ngơ ngác Asiana và ngây ra như phổng Bard.

Không chỉ thế, tiếng cười của cả hai còn đưa đến sự chú ý của những nhân viên vệ sinh và lính gác gần đó.

Điều lạ là có một số đôi tai cặp mắt nãy giờ chăm chú hướng này nhưng hiện giờ lại thu mình ngó lơ, đi ngược hướng với số đông.

Có vẻ hơi bị ‘lạy ông tôi ở bụi này’.

- -----------

Hướng Dương dẫn họ rời khỏi khu vực tòa nhà hội nghị, tới một nơi khác ở phía sau, đó cũng là một tháp lâu 3 tầng nhưng nhỏ hơn nhiều gian hội nghị và chỉ còn sáng đèn ở một phần của tầng 1.

Theo như lời của Hướng Dương thì đó là nhà bếp kiêm khu vực ăn uống giải lao.

Nhưng bọn họ không cần phải đi vào trong bởi vì Nguyễn Bảy và Asiana có thể nhận ra ngay Hoàng Hùng đang dùng bữa với ai đó ở mái thủy tạ nhỏ trên ao nước phía trước tháp lâu nọ.

Người kia ngồi quay lưng về phía đoàn người đang đi đến, Asiana chỉ có thể xác định rằng đó là nam, nhưng Nguyễn Bảy lại có chút ngờ ngợ cho đến khi …

“Nhóc Nguyễn,

Đi lâu dữ bay?

Tưởng thành gia lập thất con đàn cháu đống ở chốn nào rồi chứ?”

“Lão Lý!”

- Giọng Nguyễn Bảy có chút cay, có chút chua, xen lẫn vị mặn của nước muối, thiếu một chút nữa là thành vị trầu cánh phượng têm cau thôn đoài.

- ----------

Sau màn hội ngộ và quy trình giới thiệu không có gì để nói nhiều, Hoàng Hùng lại mời mọi người nhập tiệc.

Nói tiệc cũng không đúng, trên bàn ngoại trừ cơm canh rau cà thì chỉ có một đĩa thịt và một đĩa đồ ngọt, thậm chí nếu không phải Trung Thu thì bình thường cũng chẵng có đĩa đồ ngọt này.

Nguyễn Bảy hoàn toàn không ngần ngại, thấy canh rau muống với cà dằm tương là lao vào liền.

Bọn người Alexandre thì quả thật đã no nhưng ghế đều đã xếp đủ, không ngồi xuống cũng kỳ.

Alexandre cười cười định nói gì đó nhưng chỉ vì chần chừ một hơi mà bị Hoàng Hùng cướp trước:

“Mọi người thứ lỗi,

Họp hành từ đầu giờ trưa đến vừa nãy mới xong.

Còn chưa kịp ăn tối.

Đợi một lát rồi chúng ta bàn chuyện nhé”

Hắn cười nói bằng ngôn ngữ Latin bên kia châu lục rồi nhấc đũa quay lại với hương vị dân dã đồng quê.

Trong tình cảnh này thì ai lại mất lịch sự chen ngang cơ chứ.

Ít nhất thì Alexandre và Asiana đều nghĩ như thế.

Về phần Bard, hắn đã nhanh tay tia một miếng bánh ngọt, chân cũng không yên mà thoắn qua thoắn lại, hết đảo quanh mái thủy tạ lại trượt ra cầu nối độ chừng muốn chạy mấy vòng ao nước.

Hai mắt Bard thưởng ngoạn khắp nơi dường như sợ sẽ bỏ xót dù chỉ một chi tiết hoa văn trên tay vịn lan can hay một bông hoa sen chớm nở dưới ánh trăng sáng, miệng hắn vừa nhai nhóp nhép vừa lầm bầm ráp lời thơ ý nhạc.

Asiana xuất phát từ cảm xúc khó tả nào đó nên có phần câu nệ, tự áp chế, đột nhiên nàng chẵng muốn can ngăn tên Bard tinh nghịch này.

Nhất là khi nhìn thấy kẻ mà nàng vẫn luôn cho là dũng sĩ lãnh khốc Nguyễn Bảy đang vừa ăn vừa so võ đũa, đấu võ mồm với người được gọi là Lý Năm.

Alexandre thì chẵng cần phải nói, bình thường ông cũng không nghiêm khắc như Asiana, rất ít khi mở lời trách cứ với Bard.

Vả lại bây giờ chính chủ nhân của nơi đây, vị lãnh tụ trẻ tuổi nọ, đang vừa ăn vừa nói cười giảng giải cho Bard về đủ thứ thắc mắc ngốc nghếch của hắn từ cây cỏ lá hoa đến trăng sao mây gió.

Vậy nên Alexandre quyết định ngồi an tỉnh khép mắt, ông muốn tập trung ngâm cứu lại những gì mình muốn thảo luận sau đó.

Nguyễn Bảy lúc này vừa thành công cướp được một nửa quả cà ngay trước miệng Lý Năm, để tránh sự truy đuổi, Nguyễn Bảy lập tức hồn nhiên như cô tiên, hướng về phía Hoàng Hùng nói giọng trịnh trọng:

“Công tử cũng đã biết từ tối hôm qua.

Roma là một đế quốc hùng mạnh và đề cao tự do, nhưng đồng thời nó cũng không kém phần hà khắc, nhất là với tầng lớp thấp và với người nước ngoài.

Ở Roma, nhất là trong thủ đô Rome, công dân của đế quốc, và nhất là giới quý tộc chính trị quân sự thường tự cho mình là văn minh và cao quý hơn những dân tộc khác, tôn giáo khác, văn hóa khác tựa tựa như tư tưởng của các thế gia người Hán ở Trung Nguyên.

Nhưng ở Roma thì có một điều càng tồi tệ hơn ở Trung Nguyên, đó là hoạt động bắt bớ và mua bán nô lệ diễn ra công khai.

Ở Roma không có những gia tộc truyền thừa mấy trăm hơn ngàn năm, ngấm ngầm thâu tóm đất đai, nắm giữ hàng chục hàng trăm ngàn nông nô như Trung Nguyên.

Thế nhưng số hộ gia đình sở hữu nô lệ trong nhà thì tuyệt đối nhiều hơn toàn bộ Hán triều cộng lại.

Từ quý tộc quân chính đến phú thương thủy lục, chức sắc tôn giáo đến công dân bình thường, đều sở hữu cho mình một vài đến hàng trăm nô lệ.

Chiếm hữu nô lệ cứ như là một phần không thể thiếu của xã hội, của nền kinh tế, văn hóa, thậm chí chính trị và quân sự của đế chế Roma.

Nô lệ tham gia vào lao động sản xuất kinh tế, phụ giúp việc riêng tư trong nhà lẫn gia nhập vào dịch vụ công cộng để thực hiện những công việc bẩn thỉu như quét dọn đường phố và mua vui bằng thân thể”

- Nguyễn Bảy nói đến đây bổng bật cười bổ sung:

“Ta không có ý chê bai công việc quét dọn đường phố.

Thật tình ta rất nể phục họ, cũng rất tự hào khi nhìn thấy đường phố Trường Sa sạch đẹp hơn nhiều so với ngày xưa.

Chỉ là các thị thành Roma thì khác, chỉ có đường chính dành cho diễu hành duyệt binh và những khu vực chung quanh đền đài miếu mạo hay công trình lớn của chính phủ mới được thường xuyên coi sóc và quét tước sạch sẽ.

Trong khi đó, khu bình dân, khu chợ, nhất là chợ nô lệ thì hôi thối không tả nổi.

Nô lệ như thể chiếc khăn lau máu mỡ rác uế cho quý tộc Roma nhưng bản thân họ thì lại không nhận được sự chăm sóc thích đáng.

Nhưng thôi, đó vốn là bản chất của chế độ nô lệ, nói mãi cũng vậy, chỉ có bãi bỏ hẵn như chúng ta đang làm ở đây mới là đúng đắn.

Ta ở đây muốn nói về những người nô lệ vác khiên mang giáo ra trận, nhưng không phải để bảo vệ tôn nghiêm của quốc gia, dân tộc mà là để làm trò mua vui trong những đấu trường kịch cỡm.

Công tử có còn nhớ đấu trường Colosseum trong lời kể của Marco Polo, nơi thể hiện của tinh thần thể thao, tinh thần thượng võ, tinh thần đoàn kết toàn dân.

Nó không còn là một nơi như vậy nữa.

Cách đây 4 năm, hoàng đế mới là Commodus lên ngôi.

Hắn ta là một kẻ hèn nhát nhưng lại khát máu và ưa thích biểu diễn vũ lực của mình để trở nên nổi tiếng trong dân chúng.

Commodus nhiêu lần tự thân xuống sân đấu tham chiến thay vì an phận ngồi trên đài cao làm cán cân công bình và ban phát cử chỉ nhân từ như những vị hoàng đế trước đó.

Thế nhưng đối thủ của hắn không phải những dũng sĩ tráng kiện hay những chiến binh tinh nhuệ, mà là những thân thể ốm đói, yếu ớt xuất thân từ tầng lớp đáy của xã hội như nông nô, người ngoại đạo và tù binh chiến tranh.

Điều càng lố lăng là Commodus thậm chí yếu hèn đến mức còn cưỡng ép đối thủ của mình dùng thuốc độc hoặc tra tấn họ trước trận đấu để đảm bảo chiến thắng luôn về phần hắn.

Hành động biểu hiện tính cách, tính cách tạo nên hành động.

Bên ngoài đấu trường cũng chẵng ra sao, toàn bộ đế quốc Roma đang đi xuống, không đến mức như Hán triều hiện giờ, nhưng cũng chẵng mạnh hơn thời Lưu Chí bao nhiêu.

Hồi trước khi Marco Polo và các bạn lên đường chu du, Roma đã từng là một đế chế hùng mạnh của hoàng kim và cẩm thạch, không chỉ trong kinh tế xã hội mà còn trong tư tưởng chính trị của mỗi công dân, ngay cả khi họ phải hứng chịu căn bệnh dịch nốt đỏ quái ác thì họ vẫn có thể chiến thắng Arsacid, một đế quốc hùng mạnh khác thống trị khu vực rộng lớn Thiên Trúc và Roma.

Nhưng hiện giờ, quay một vòng trở lại, Roma trong mắt Marco Polo chỉ còn là rĩ sét mạ vàng đồng.

Bọn ta vướng vào một cuộc tranh chấp khi Marco Polo phát hiện một số quý tộc ở quanh lãnh địa của dòng tộc hắn đang tiến hành xâm chiếm đất đai của những nô lệ được hắn trả lại tự do ngày trước.

Đám quý tộc ác ôn không chỉ vu tội bắt bớ chèn ép, buộc những công dân tự do xấu số lần nữa trở lại làm nô lệ mà còn đánh chủ ý lên người nhà Marco Polo.

Thế là chúng ta giao chiến, hiển nhiên là thắng, nhưng chỉ về mặt chiến trận, còn về mặt luật pháp và nói thẳng là quan hệ thì thua hoàn toàn.

Thật là buồn cười, chuyện cỏn con này vậy mà dẫn đến một tên Tỉnh Trưởng!

Uhm, tương tự với Châu Mục của Hán triều, nắm giữ kinh tế cũng như quân chính đại quyền, gần như là một tiểu hoàng đế.

Hóa ra tên kia sớm đã biết về Diana và mối quan hệ của nàng với nhà Marco Polo, dường như hắn đang có dã tâm thâu tóm tộc người Amazon cho ý đồ riêng.

Không biết là may hay rủi, trước khi rơi vào miệng sói, chúng ta được cọp con cứu đi.

Một đặc sứ của hoàng đế tân nhiệm đến đòi hỏi tên Tỉnh Trưởng nọ tiến hiến nô lệ cho Colosseum.

Hắn không biết từ đâu nghe về cuộc chiến của bọn ta với đám quý tộc trước đó, đồn thổi hơi quá, gì mà 1 đánh trăm, 10 đánh 1000.

Nhưng tóm lại là tên đặc sứ kia tin, và nhất quyết mang bọn ta đi, bất kể khả năng gây rạn nứt giữa Commodus và tên Tỉnh Trưởng đầy dã tâm nọ.

Ở Colosseum chúng ta trước hết quen được Bard”

Nói đến đoạn này, bụng Nguyễn Bảy giật giật, cố kiềm lắm mới không cho quả cà trôi qua thực quản không phọt ra ngoài:

“Tên này bị nhét vào Colosseum vì một lý do không thể quái lạ hơn.

Hắn vốn khá có danh tiếng trong giới du ca ở Rome, mặc dù bị coi là tầng lớp thấp kém thế nhưng nhiều lần được ban tổ chức đấu trường chiêu mộ đến biểu diễn cổ vũ.

Hắn vậy mà dám đứng trên sân biểu diễn của Colosseum hét toáng lên một bài ca châm biếm Commodus.

May cho hắn là tên kia chú trọng mặt mũi, sau mấy ngày mới tìm được cớ tống hắn vào Colosseum, chuẫn bị hành hạ một phen rồi ban cho Bard một cơ hội để đấu tay đôi …”

==================

Ta dính độc nên muốn nhiều người cũng dính độc như ta.

Chết chùm cho nó vui:))

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play