Vấn đề giữa chọn lựa Gia Luật Tuấn hay Hoàng Nhan A Cốt Mẫn để buff là một vấn đề khó lựa chọn.

Nếu chọn Hoàng Nhan A Cốt Mẫn thì nghe có vẻ hợp lý hơn vì người Kim khả năng gây tổn thương cho Đại Tống sẽ cực mạnh, trong lịch sử đã chứng minh việc này.

Nhưng để buff người Kim thì cần rất nhiều công phu và thời gian, lúc này các bộ lạc Nữ Chân còn chưa thống nhất nữa là. Muốn dựng nhà Hoàng Nhan lên thì không có vài năm là không được. Nhưng nếu dựng Kim thì các kế hoạch thâm nho nhọ đít của Ngô Khảo Ký sau đó sẽ xuôi hơn nhiều.

Còn nếu trợ Gia Luật Tuấn thì nhanh vì Đại Liêu đã có sẵn nền móng chỉ cần Gia Luật Tuấn hạ bên Gia Luật Hồng Cơ và chỉnh lí Đại Liêu là có thể gây hấn với Đại Tống rồi. Nhưng nếu dựng Gia Luật Tuấn thì có quá nhiều bất cập cho thu chi khoản nợ với Đại Tống.

Ngô Khảo Ký đắn đo bởi hắn cũng muốn về Đại Việt lắm rồi, muốn về Bố Chính để xem tình hình nơi đó ra sao.

Ngô Khảo Ký dĩ nhiên tin tưởng Lý Thường Kiệt nhưng dẫu sau hắn vẫn chưa nhận được tin của Bố Chính nên sốt ruột vô cùng.

Trong lúc Ngô Khảo Ký nghĩ về Bố Chính thì Lý Thường Kiệt ở Bố Chính làm gì lúc này.

Vị lão nhân quân sự này già nhưng cứng vô cùng dưỡng lão trốn về Bố Chính cũng không yên thân. Đi theo Lý Thường Kiệt còn có gia tộc đệ tử Ngô gia năm ngàn người. Nói trắng ra là năm ngàn quân binh giả danh gia đinh mà thôi. Trong đó có cả trăm tướng lãnh chỉ huy quân sự kinh nghiệm.

Hoàng tộc nói Lý Thường Kiệt hiếu chiến có chỗ bôi nhọ nhưng cũng có chỗ không quá sai. Lý Thường Kiệt thực tế là một lão thành quân sự cùng ngoại giao chính trị. Nhưng đường lối chính trị của ông hơi bị cứng đối với các nước bé. Lý Thường Kiệt chân ướt chân ráo đến Bố Chính đã chuẩn bị động binh. Phải, Tết nhất đến nơi mà lão vẫn động không thương tiếc.

Khmer quân bị đuổi về nước, có bác Kiệt thái thượng hoàng ở nơi này thì không cần thiết phải duy trì quân đội ngoại bang bảo vệ Bố Chính. Mất mặt. Người Khmer đi voi chiến để lại, Lý Từ Huy trấn lột 500 voi chiến loại tốt nhất trong đó. Thằng cu Jayavirahvarman II thiếu mẹ gì voi. Trả người cho nó là được à không viện trợ thêm cho 20 khẩu Đại Soái Pháo đi theo quân coi như đổi 500 voi chiến. Chỉ biết sau khi Jayavirahvarman II nhận được pháo, bắn thử thì khóc ròng chạy về dãy đành đạch với Mĩ Dung. Cớ sao Chị dâu không thu luôn ngàn voi sau đó cho hắn 40 khẩu pháo. Đây là ý gì… hu hu hu tôi đâu cần đem voi về đâu… Nhìn đi nhìn đi… voi chạy nhông nhông khắp nơi tôi đem thứ của nợ ấy về Sri Kottabun chi?

Trên danh nghĩa chỉ huy vẫn là Lý Từ Huy và thực tế là Lý Thường Kiệt đúng chỉ ở nhà bế cháu ngập kẹo chơi. Đại Hổ là con trai của Ngô Khảo Tích nhưng đã bí mật để Ngô Khảo Ký nhận con thừa tự. Thế nhân chỉ biết đó là con trai trưởng của Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy mà thôi.

Tất nhiên Lý Từ Huy cực tôn trọng và nghe lời Lý Thường Kiệt moi chuyện quan trọng liên quan đối ngoại đối nội mà có vướng mắc nàng sẽ đi hỏi. Lý Thường Kiệt không keo kiệt mà dạy dỗ Lý Từ Huy còn hơn dạy đệ tử. Cho nên Lý Từ Huy theo lời Lý Thường Kiệt gơi ý mà chuẩn bị động binh.

Đúng đây là đe dọa triều đình Đại Việt nhưng cách làm quả Lý Từ Huy là chĩa mũi dùi về hoàng tộc khiến họ không thể xuống nước mà tí nữa thì xảy ra nội chiến ở Đại Việt. Thị uy có rất nhiều cách a, không nhất thiết cứ phải hướng về đối thủ mà nhe nhanh nhe vuốt.

Lý Từ Huy ngoại giao cùng nữa Vương Anak Đê -Gaurendraksmi “ Ê hảo tỷ muội, chị thấy vương quốc Anak Đê của em không ổn tí nào cả”

Gaurendraksmi dựa và Bố Chính mà sinh tồn cho nên ở thế yếu nhận làm em. Nhưng mà sự độc lập thì họ vẫn có. “ Hảo tỷ tỷ, Anak Đê ổn a, năm vừa rồi thu hoạch nhiều gạo đâu…. Ăn đã mồm, trên núi sống khổ chết.” Gaurendraksmi sinh hoạt ở hai châu Ô Rí là không tệ chút nào.

Lý Từ Huy lông mi chớp chớp bán manh vô hại giơ ra bản đồ. “ Này nhé tổ long của em vẫn ở vùng Tây Cao nguyên…. Chạy một dọc dài nhỏ hẹp đến tận Hải Vân Đèo mới nối được đến hai Châu Ô Rí. Chiêm Thành chỉ cần chặt ở chỗ này là em mất liên hệ cùng với đồng bào rồi. Vả lại Ô Rí nhị châu tuy tốt nhưng quá xa Tây Nguyên, lâu ngày con dân của em ở xa không thấy mặt Vương sợ có biến”

Lý Từ Huy nói có lý, nhưng mà Gaurendraksmi không ngu. Cả hai người này chị chị e mem ngọt sớt nhưng đều là hạng nữ nhân có máu mặt. Không ai dễ bị lừa cả.

Thấy Gaurendraksmi có vể nghi ngại cùng ngờ vực Lý Từ Huy ngửa bài thẳng.

Bố Chính muốn hai Châu Ô Rí ( Huế ngày này) để nối liền bờ cõi đến đèo Vân Hải. Bù lại Bố Chính sẽ đánh xuống Lôi Điện Thành ( Quảng Nam – Đà Nẵng ngày nay) cho Anak Đê để trao đổi.

Gaurendraksmi nghĩ đi nghĩ lại vẫn không thể nào kháng cự được đề nghị này, vì Lôi Điện thành trù phú hơn nhiều Ô Rí nhị châu. Từ Kon Tum thủ phủ trước đây của Anak Đê đến Lôi Điện Thành chỉ có 140 km và đường xá thông hơn nhiều nếu phải đi đường núi từ Kon Tum đi đến Hải Vân Đèo thông vào Ô Rí hai châu.

Có được Lôi Điện Thành thì Anak Đê nối liền được một mảnh về cả quân sự, kinh tế, xã hội đều là nhất tuyệt. Gaurendraksmi không thể từ chối được đề nghị này của Lý Từ Huy. Gaurendraksmi đã me Lôi Thành từ lâu nhưng quân chiêm có thủy binh hỗ trợ cho nên Gaurendraksmi chưa dám hành động thiếu suy nghĩ. Nhưng nếu Bố Chính giúp đỡ hoạc chính Bố Chính đánh hạ xuống Lôi Điện Thành rồi đem trao đổi thì Gaurendraksmi sẽ nguyện ý một vạn lần.

Kết quả Chiêm Thành cứ thế bị tình toán.

Lý Thường Kiệt thấy rằng nên đuổi sớm ngoại bang quân đội khỏi Bố Chính nhưng nếu nói thẳng thì phũ phàng quá. Thời gian Medang Lavo ở Bố Chính đã giúp đỡ nhiều, tuy rằng Lý Từ Huy muốn trả công tiền bạc xứng đáng cho họ nhưng đám này không có nhận.

Vậy là vị cáo già Lý Thường Kiệt nghĩ ra một chiêu. Đằng nào đám quân này khi về chẳng đi qua Chiêm Thành. Tiện thể làm một mẻ, ý tưởng đã ra thì Lý Thường Kiệt sẽ hoàn thiện nhanh thôi. Với lực lượng của cả Bố Chính. Medang, LaVo lúc này thì tiêu diệt luôn Chiêm Thành cũng được nữa là. Nhưng mà Bố Chính không có sức đi quản, nếu diệt hẳn Chiêm Thành có khi thành may áo cưới cho Medang và Lavo.

Lý Thường Kiệt đâu có ngu, cho nên đánh Chiêm là đánh nhưng không thể đánh chết. Chỉ chừng nào Bố Chính đủ sức tiếp quản Chiêm thì Lý Thường Kiệt mới đập chết quốc gia này mà thôi.

Không đánh chết thì cướp một mẻ, dù sao không thể để quân đội Medang Lavo đi về tay không đúng không nào? Medang Lavo tướng dẫn quân không dám nhận tiền của Lý Từ Huy nhưng nếu để cướp của Chiêm thì họ vui vẻ a.

Cướp không chưa đủ. Đánh hạ luôn Lôi Thành trao đổi cùng hai châu Ô Rí của người Anak Đê mới hoàn mĩ. Kêt từ đó phía Nam Tân Bình Lộ có Vân Hải đèo áng ngữ, phía Bắc có Đèo Ngang chặn đứng, phía Tây là dãy Trường Sơn. Phía Đông là biển cả. Cho nên chỉ cần tập trung một lượng hải quân đủ mạnh thì Tân Bình Lộ vô lo mà phát triển. Đây chính là cái nhìn toàn diện của Lý Thường Kiệt. Lợi dụng việc Medang Lavo quân đội trên đường rút về đánh phá Chiêm và thu lợi toàn bộ về cho Bố Chính. Cáo già a.

Chiêm Thành ngồi không bỗng nhiên sắp bị rơi cục gạch vào đầu. Trong khi đó Ngô Khảo Ký quyết định cho quân sĩ nghỉ ngơi ăn Tết cùng xác định kế hoạch sau cùng. Không thể vì cái lợi nhỏ mà bỏ qua lợi lớn. Mục tiêu của Ngô Khảo Ký là bòn rút cạn kiệt tài lực của Tôn Đản trước khi đạp sập nó.

Nếu chỉ là đánh sập Đại Tống thì chỉ cần kết hợp Đại Liêu, thêm vào cấu kết Vương Thị đủ để làm Đại Tống loạn đứng lên. Nhưng làm được vậy ngoại trừ hả lòng hả dạ trả thù thì Ngô Khảo Ký có được cái gì lợi ích. Chỉ vì thỏa mãn tức giận của bản thân mà động binh không có lợi lộc thì đó chỉ là một kẻ vũ phu ngu dốt. Ngô Khảo Ký không phải loại như vậy.

Hoàng Nhan A Cốt Mẫn mục tiêu chính thức không thay đổi.

“ Người đâu cửa sứ đến Thẩm Châu. Nói cho Gia Luật Ất Tuân Bản Vương hẹn hắn gặp mặt uống rượu thưởng tuyết sao” Ngô Khảo Ký cười cười ra lệnh cho thân binh thực hiện.

Đồng thời hắn cũng đứng lên dời thân về hướng đang giam lỏng Gia Luật Tuấn. Con hàng này là thái tử đâu, cho dù không trợ hắn cũng phải lợi dụng một chút chất béo chứ nhỉ. Ngô Khảo Ký cười cười, hắn càng lúc càng cảm thấy mình thật gian xảo đâu. Thời thế đưa đẩy thôi, anh đây vẫn rất trong sáng nha.

Trong căn phòng không quá tồi tàn ở thành Liêu Trung. Một vị thanh niên trẻ tuổi dáng người hùng dũng đang ngồi đó than văn thở dài. Tên này mặc áo gấm cổ lông chồn tuyết. Gương mặt thô điền lông mày rậm mắt sáng tóc tết bím đăc chưng của người Khiết Đan.

Ăn mặc khí phái, dáng vẻ đường đường cao cao tại thượng nhưng lại ủ rũ vô cùng.

Hắn hận, hận vô cùng phụ thân bất tài vô dụng tin dùng gian nịnh khiến cho đất nước vốn phồn thịnh hùng mạnh trở nên tan nát đến không chịu nổi. Kỵ binh Khiết Đan vốn là nỗi khiếp sợ của cả Bắc Á nay trở thành một đám ô hợp rời rạc không chịu nổi một đòn.

Nói thật Ngô Khảo Ký đánh trận với kỵ binh Kiết Đan lúc này là khi họ yếu nhất và có nhiều yếu tố may mắn mà thôi. Nếu vào thời kỳ toàn thịnh của người Khiết Đan thì hơn vạn kỵ của họ chưa chắc thắng được súng pháo của Ngô Khảo Ký nhưng đủ để đánh một trận tê liệt quân Ngô Khảo Ký là chuyện bình thường. Làm gì có chuyện Ngô Khảo Ký chỉ với bốn mươi khẩu pháo có thể làm mưa làm gió như vậy.

Gia Luật Tuấn thái tử còn đen đủi hơn nhiều. Năm ngàn kỵ của hắn hồng hộc chạy từ Hắc Sơn về phía chiến trường sau khi nhận được lãng yên cấp báo nhưng chưa đến nơi đã bị kỵ binh của Gia Luật Diên Hi chạy ngược về làm rối loạn đội hình.

Chưa kịp tổ kến lại được đội hình như mong muốn thì ác nhân Hô Luân Bối Đa ầm ầm dẫn bốn ngàn kỵ xông tới chém giết. Đội hình không có ưu thế không rõ ràng khiến cho trang bị mới là yếu tố quyết định trong loạn chiến.

Trang bị của bọn Hô Luân Bối Đa quá thích hợp trong loạn chiến kiểu này, người chém hắn một đao chưa chắc hắn chết nhưng quân Hô Luân Bối Đa chém thì chắc chắn kỵ binh Gia Luật Tuấn sẽ thương tích.

Vòng vo qua hai lần va chạm thì Gia Luật Tuấn biết mình không cự nổi mà muốn rút lui. Ba cha con nhà Hô Luân quá hung mãnh và thiện chiến dẫn theo đám thân binh trang bị tận răng xông lên chặt chém không có ai cản được.

Gia Luật Tuấn không thể không dẫn tàn binh chạy đi, nhưng Hô Luân Bối Đa đã nhận là thái tử trước mặt thì làm sao hắn bỏ qua cho được. Đây mà một món đại công lao.

Theo lý thuyết thì bên phía Gia Luật Tuấn là thái tử dĩ nhiên chiến mã toàn là trong trăm, ngàn chọn một, đánh không lại nhưng chạy chắc chắn thoát.

Xong chỉ chạy được ba dặm thì chiến mã của Gia Luật Tuấn và đám thân binh xùi bọt mép mà lăn cả ra. Hô Luân Bối Đa chẳng khó khăn gì trói đứng tên này lại nộp cho Ngô Khảo Ký.

Điều tra thì mới biết đám ngựa của Gia Luật Tuấn đã bị hạ độc trước một ngày, ai hạ độc thì dùng đầu ngón chân cũng nghĩ ra được rồi. Ngô Khảo Ký sau khi dùng thuốc phiện tra khảo thì cũng biết được tin này cho nên hắn đang lợi dụng để có thể mang lợi cho bản thân.

Đúng lúc này thì cánh cửa lớn của căn phòng cót két mở ra, Gia Luật Tuấn giật mình ngước mắt. Trước mặt hắn là một nam nhân cao lớn gương mặt anh vũ sáng ngời. Trên thân người này khoác áo da mặc cẩm bào đội mũ lông, ngoại hình chẳng khác mấy người Khiết Đan nhưng Gia Luật Tuấn biết đây chính là Đông Hải Vương vua của vùng biển Hoa Đông và Hoàng Hải, kẻ reo rắc kinh hoàng cho cả nhóm quốc gia xung quanh khu vực này.

Ngô Khảo Ký không có cách nào khác, vùng này lạnh chết cha chết mẹ đi được. Quần áo ấm phương nam của hắn không đủ dùng chỉ có thể mượn trang phục người Khiết Đan mà mặc thôi. Nói thật người Khiết Đan trang phục đủ ấm cũng đủ khí phái cho nên Ngô Khảo Ký cảm thấy dùng cũng không sao. Mà Ngô Khảo Ký dùng trang phục Vương Kiết Đan ở vùng này cũng để tạo thêm sự thân cận với các thủ lĩnh bộ lạc đã đầu nhập hắn.

Mấy ngày này Ngô Khảo Ký mệt mỏi với việc nhận các “mĩ nữ” Khiết Đan do các thủ lĩnh bộ lạc lớn bé dâng lên. Không nhận không được vì đây là tập tục của họ, không nhận các con gái tù trưởng này tức là khinh thường họ, mà đã khinh thường nhau thì dứt áo ra đi mà thôi. Cho nên Ngô Khảo Ký nhận tất, lập thành một hậu cung rộng lớn… cho thằng em trai sắp có mặt nơi này. Ngô Khảo Tước đệ đệ a, vì sự nghiệp của gia tộc thân làm anh trai cũng đành ủy khuất chú một chút vậy.

Ngô Khảo Tước khóc: “ Em có phải ngựa giống đâu”

Ngô Khảo Ký: “ Im”

Ngô Khảo Tước: “ ….”

“ Thế nào rồi, Thái tử vẫn tốt đó chứ. Xin lỗi vì Liêu Trung điều kiện không ra gì khiến Thái tử chịu ủy khuất rồi” Ngô Khảo Ký mặt dày mày rạn cười cười thân thiết hỏi thăm.

Thái tử Đại Liêu Gia Luật Tuấn: “ ⊙﹏⊙”

Con mẹ nó quá sức trang bức đi. Ngô Khảo Ký nói như đây là nhà hắn và Gia Luật Tuấn là khách đến chơi vậy. Gia Luật Tuấn trong lòng gào thét. “ Con mẹ nó đây là đất Đại Liêu, đây là Liêu Trung nhà của ta a… ngươi ngươi không biết xấu hổ sao? Đã ăn cướp còn giở cái giọng lưu manh này”.

Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng thân là người dưới máu hiên Gia Luật Tuấn làm sao dám cự cãi.

“ Điều kiện tốt, điều kiện tốt. Cảm ơn Vương gia khoản đãi. Không biết Vương gia đã nghĩ sao về đề nghi của tôi?” Gia Luật Tuấn cố rặn ra một nụ cười còn khó coi hơn khóc mà mở miệng.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play