Ngày 22 tháng Chạp Vương Tự Toản lại một lần nữa trong đêm có thể đột phá trùng vây dẫn đi Lỗ Khánh Tôn thoát khỏi trùng vây của quân Đại Việt tiến về Bạch Châu.

Có Trịnh Cao làm nội ứng dĩ nhiên Ngô Khảo Ký sẽ không hi sinh hai con bài cùng một chỗ chỉ để công thành Liêm Châu be bé.

Vương Tự Toản nổi lên như một “nhân vật” sau hai cuộc chiến, có người đã so sánh hắn với Lưu Bị, vua của thua trận nhưng sống dai như đỉa, khả năng chạy trốn vô cùng khá.

Thành Liêm Châu đột phá không lấy gì làm lạ lẫm và khó khăn.

Triều đình Đại Việt quân có máy bắn đá Trebuchet thì Bố Chính cũng có chứ. Không những có mà Trebuchet còn tốt hơn, hiện đại hơn nhiều, vì bản chất của Bố Chính đó chính là nền công nghiệp gang thép đã phát triển từ sớm cho nên Bố Chính có nhiều hơn các chi tiết máy móc của Trebuchet được làm bằng gang thép giúp cho những cỗ máy này dễ đàng lắp ráp cùng bền chắc hơn.

Nói chung Trebuchet Bố Chính là loại nhỏ với cánh tay đòn chỉ tầm 5m chiều cao khiêm tốn giá đỡ là 3m cho nên thon gọn hơn nhiều máy bắn đá của triều đình. Nhưng khả năng treo đối trọng nặng của máy bắn đá Bố Chính không tồi, tầm 5 tấn cát trong thùng đối trọng thì máy bắn đá này vẫn có khả năng chịu đựng được cho nên xét tổng về uy lực thì máy bắn đá Bố Chính chỉ thấp hơn triều đình một chút mà thôi.

Chiếm được Cảng Bắc Hải thì môn lộ của Liêm Châu quá mở rộng. Ngô Khảo Ký ngay lập tức cho binh mã dân phu vận chuyển các chi tiết của Trebuchet đến thành liêm Châu. Số lượng hạn chế cũng chỉ có 10 thanh Trebuchet cho nên không quá ảnh hưởng tới công việc vận chuyển này.

Nên nhớ Thân Cảnh Phúc cũng là dùng phương pháp khuyên hàng các bộ lạc Mân là chính, bản thân Thân Cảnh Phúc cũng là người dân tộc cho nên chuyện này không quá khó khăn nếu đủ tài lực mua chuộc cùng binh lực mạnh mẽ để trấn áp đe dọa.

Do Thân Cảnh Phúc được triều đình Đại Việt buff quá nhiệt cho nên tình hình kinh tế của hắn thoải mái hơn của Lưu Kỷ nhiều. Quân đội của Thân Cảnh Phúc lúc này cũng nở ra lên tới gần 2 vạn người trong đó 1 vạn là quân chính quy động giáp trang bị cực tốt. Một vạn còn lại có hơn 2 ngàn là hàng binh người Mân bản địa thuộc thủy doanh Bắc Hải, khoảng 5-6 ngàn là các bộ lạc Mân xung quanh Liêm Châu hưởng ứng ra nhập nghĩa quân Thân Cảnh Phúc.

So với Lưu Kỷ thì Thân Cảnh Phúc sướng hơn rất rất nhiều nhiều lần, và danh vọng cũng cao hơn quá quá nhiều lần.

Đơn giản vì nơi Thân Cảnh Phúc tấn công là Liêm Châu một thành phố thương nghiệp đầy ắp người Tống-Hán. Lưu Kỷ đánh trại cướp tiền của quý tộc Mân chỉ là tiểu vu so với đại Vu Thân Cảnh Phúc. Thời này giàu nhất là ai? Đó là thương nhân Tống-Hán, người dân Mân ở đây nghèo hơn hủi, công phá cả một trại của Dân mân mà vơ vét cũng chẳng lại được việc vơ vét của môt đoàn lái buôn.

Trong khi đó Thân Cảnh Phúc tấn công bất ngờ vào Hợp Phố chính là hang ổ của lái buôn người Tống Hán, béo đến béo không thể hơn được nữa. Tất nhiên có nhiều lái Buôn Tống-Hán trong đêm chạy nạn, nhưng họ chỉ có thể mang theo vàng bạc của cải cùng những thứ quý giá trọng lượng nhẹ mà chạy. Kho hàng vật tư ở Hợp Phố cảng một mình anh Phúc hốt bằng sạch sẽ.

Lương thực, thuốc men, đồ gốm sứ, tơ lụa, gấm vóc, trà muối, vải thô v.v… Thân Cảnh Phúc trở thành đại gia chỉ sau một đêm.

Tất nhiên Thân Cảnh Phúc cực biết điều đem một nửa thứ này cống hiến cho vị anh em cột chèo Ngô Khảo Ký. Nhưng Ngô Khảo Ký khoát tay không cần nhiều, hắn lựa chọn vải thô cùng lương thực đủ cho quân đội của mình duy trì là chính. Số còn lại nhường cho Thân Cảnh Phúc vì biết tên này cần để mua chuộc cũng như dụ dỗ dân Mân bản địa.

Phú ông Thân Cảnh Phúc trùng điệp dẫn “đại quân” bao vây kín Liêm Châu.

Một mặt thành Ngô Khảo Ký cho 2000 Châu Âu binh dựng rào chắn cao lớn che chắn lại báy bắn đá t Trebuchet tránh cho ngoại nhân chứng kiến mà sao chép. Sau đó là kịch bản mưa đạn đập tường thành.

Nói thật tường thành loại 3 hạ phẩm như Liêm Châu chẳng cần nói nhiều, Ngô Khảo Ký cho 10 cỗ Trebuchet đập vài ngày là lủng ngay. Gì chứ tường gạch xây bằng vôi cát rấ khó chịu đựng lâu dài sức đập mạnh mẽ của đạn đá Trebuchet với động năng cao.

Có nhiều người luôn mặc định trong đầu, pháo sẽ ăn đứt máy bắn đá. Đúng về công năng, về tính cơ động, về độ chính xác pháo sau này sẽ thế chỗ co Trebuchet nhưng đừng nghĩ sức công phá của pháo vào tường thành mạnh hơn Trebuchet mà não.

Người ta đã tính toán và đo đạt một thanh Trebuchet hạng trung có thể ném đi một viên đá nặng 35kg với gia tốc đầu nòng là 56m/s đẩy viên đạn đi xa cả vài trăm met ( 400-500m). mạnh hơn nhiều một khẩu hồn di đại pháo được cho là khủng bố nhất của thời giữa nhà Thanh. ( Đạn gang đường khính 30cm tầm xa 700m).

Nhưng tại sao khi có pháo thì Trebuchet đi vào dĩ vãng, đơn giản vì pháo rất dễ bố trí khắp mọi nơi để phòng thủ. Nhất là những khẩu pháo đường kính nhỏ nhưng tầm bắn xa đặt ở tường thành. Với những viên đạn 4- 5kg nhưng tầm xa tới cả 1000m thì có thể diệt bất kì loại Trebuchet nào nếu chúng công thành. Thêm vào đó việc vận chuyển và lắp ráp Trebuchet cực tốn công, không thể nào cơ động cho dã chiến cho nên nó cũng dần dẫn bị loại bỏ khỏi các biên chế quân sự.

Pháo nhỏ gọn hơn có thể bố trí số lượng dày dặc trên một không gian hẹp do đó nó tất nhiên quá nhiều lợi thế để tạo nên một hỏa lực dày đặc. Điều này Trebuchet không thể đáp ứng. Ví như nếu bố trí một khẩu Trebuchet nặng nề trên chiến hạm thì cùng với trọng lượng cùng thể tích này có thể bố trí cả chục khẩu pháo nhỏ quanh mạn thuyền với tầm xa tương đương. Cho nên Trebuchet đi vào dĩ vãng vì các lý do trên chứ không phải sức công phá của nó kém hơn so với những khẩu pháo, đại bác đời đầu ( pháo đạn đặc không phải đạn nổ).

Ngô Khảo Ký cho đập nát một mặt thành chỉ là đánh nghi binh mà thôi.

Quân Liêm Châu tất nhiên thấy tường thành từng mảng từng mảng bị bóc ra trong ngày thì phải tập trung quân đội nơi này chuẩn bị huyết chiến khi tường thành đổ.

Nhưng khốn nạn là quân của Thân Cảnh Phúc cả vạn người đã bí mật di chuyển đến thành Tây và ém binh.

Máy bắn đá Trebuchet có một đặc điểm đó là quỹ đạo bai của đạn tương đối ổn, tức là các viên đạn luôn nhè một chỗ mà đập, cho nên chỉ cần kiên nhẫn đập thì tường thành ắt sẽ lủng.

Quân Bố Chính cho máy bắn đá hoạt động hết công suất, cả ngày lẫn đêm đều bắn, nhắm mắt mà bắn tới tấp. Chỉ cấn bắn dò đường, chính đúng hướng và trọng lượng đối trọn thì kể cả trong đêm tối bắn cũng trượt không nổi.

Từng viên đạn đá nặng nề đập vào tường thành như đập vào tâm linh của quân Tống bên trong Liêm Châu. Họ bất lực nhìn tường thành bị bóc ra từng mảng lớn mà không có bất kỳ phương án chống đỡ nào.

Khoảng cách 350m là khoảng cách mà mọi vũ khí của quân Tống không thể với đến được. Không phải quân Tống không thử liều chết phản công phá hủy “siêu thạch đầu pháo “ của quân địch. Nhưng vô vọng, kỵ binh vài trăm của họ có thể đánh cảm tử chứ. Song bất kì một thạch đầu pháo của quân Đại Việt nào cũng đều có tường vây cao đến 3m để che chắn cộng thêm xung quanh luôn có binh sĩ trường thương đứng canh gác. Vài trăm kỵ của người Tống đi ra chẳng khác nào nạp mạng mà không thể nào gây bất kì tổn thương nào cho thạch đầu pháo của quân Đại Việt.

Cho nên quân Tống chỉ có thể nằm yên chịu trận, chờ đợi cho tường thành đổ xập sẽ tiến hành huyết chiến.

Thứ tinh thần bất lực, căng thẳng, cùng áp lực nặng nề này khiến cho binh sĩ dù lão thành, dù cứng rắn nhất cũng suy sụp hoàn toàn.

Chiều muộn ngày 22 tháng Chạp sau 3 ngày đêm không ngừng nghỉ bắn phá thì cuối cùng một đoạn tường thành nhỏ của Liêm Châu cũng sụp đổ.

2000 Châu Âu binh Bố Chính nô nức xông lên phía trước.

Quân Tống tinh thần bên bờ sụp đổ cố gắn đứng lên dựng hàng rào phòng thủ bên vách tường đổ, trong tay họ chính là những quả lựu đạn sẵn sằng liều chết.

Nhưng trái với cuộc chiến Khâm Châu. lần này quân Bố Chính không giống quân triều đình Đại Việt họ xông lên nhưng không vọt vào thành sáp lá cà chiến đấu.

Cách 40m bên ngoài bức tường đổ quân Bố Chính dừng lại và… bắn tên. Nỏ Genoa, Ballista ầm ầm xạ kích.

Nhất là những cỗ Ballista đặt trên thùng xe bò, trâu, ngựa cực cơ động và hiệu quả.

Kế hoạch lựu đạn liều chết của quân Tống cáo phá. So vĩ khí tên nỏ cùng Ballista đến giờ vẫn chưa có đội quân nào vượt quá Bố Chính cả.

Quân tống đấu xạ trình không lại, thương vong hơn trăm người bất lực phải lui lại ẩn núp sau những mé tường đổ mà phản kích.

Quân Bố Chính cũng lấp ló sau khiên mà bắn tới tấp, hei bên dằng co quyết liệt ở miệng tường đổ. Nói là quyết liệt nhưng đến lúc này thực tế tính sát thương cả hai phe đều hạ xuống thấp nhất.

Đúng lúc này cổng thành Tây Liêm Châu khỏi lửa bốc lên.

Bằng một cách nào đó cả vạn quân Thân Cảnh Phúc ầm ầm như thác lũ tràn vào thành Liêm Châu.

Với chính sách khên thưởng hậu hĩnh, binh sĩ Mân bản địa Liêm Châu ào ào đi trước xông về thành Nam.

8 ngàn Mân binh gốc Liêm Châu vì tham tài mà đến, một cái đầu người quân Tống có thể giúp nhà họ một năm khỏi đói. Đây là cực lớn một phần thưởng, khiến cho nhiều Mân lính còn hung hãn hơn nhiều so với quân chính quy của Thân Cảnh Phúc. Họ lao lên cực hung hãn vì đầu người chỉ có tầm 1000 nhưng nhân số tranh chấp tớp 8000. Tỉ lệ này khiến cho độ hung hãn của người Mân tăng lên cấp số nhân.

“ Nhận thấy tình hình bất ổn” Vương Tự Toản không chờ cho Lỗ Khánh Tôn kịp đồng ý mà ôm lấy tên này dẫn theo thân binh “đột phá” vòng vây phía Đông chạy trốn. Sau một hổi “chém giết” kinh hoàng thì quân Vương Tự Toản cũng thoát khốn mà vòng lên hướng Bắc chạy về Bạch Châu.

Nói thật vì diễn cho đúng nên lần này quả thực có không ít các “chiến sĩ” Mân binh gốc Liêm Châu của quân Thân Cảnh Phúc bị chém giết ở thành Đông. Nhưng vì mục đích tối thượng dĩ nhiên Thân Cảnh Phúc không nề hà bao nhiêu vẫn đề này, quân chính quy của hắn không có vấn đề gì là được rồi.

Mất đi chủ tướng, hai mặt giáp công, các binh sĩ Tống ở Liêm châu khuyết thiếu huấn luyện sử dụng lựu đạn cũng chẳng thế phát huy được gì khi đã loạn một bầy và không có đội hình.

Lần này quân Bố Chính chỉ gây áp lực từ xa chứ không tham chiến, trong bóng đêm người Mân như sử tử hổ báo xông vào bầy dê mà chém giết thu gặt đầu người làm chiến lợi phẩm. Không có tù binh, không đầu hàng vì người Mân cần đầu người, họ không cho phép quân Tống đầu hàng. Một trận chiến dã man.

Chiếm được Liêm Châu dễ dàng Ngô Khảo Ký để lại 2000 Châu Âu Binh cho Ngô Văn Võ chỉ huy với chức năng sử dụng Trebuchet đánh phụ trợ cho quân Thân Cảnh Phúc. Ngô Bình chỉ huy 8 ngàn hải quân uy hiếp quấy rối Quảng Châu đường biển. Còn bản thân Ngô Khảo Ký dự định chờ đợi sau đó dẫn 2 ngàn Mã lai binh theo đường biển ngược về Khâm Châu hội họp cùng quân của Lý Thường Kiệt.

Ngô Khảo Ký vẫn còn luấn quấn ở Liêm Châu vì phải chờ đợi một người, hay nói đúng hơn đó là chờ đợi đại diện Vương thị từ Phúc Châu tới đây.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play