Đông bộ châu biển rộng trời cao

Vạn kiến Đại Ninh tề xưng bá

ức dặm tinh hoa cùng tụ hội

Thiên Phúc Dịch Hàn dấy can qua.

Những câu thơ này đã lưu truyền trên đại thiên giới suốt mấy ngàn năm nay, kể từ khi đại ninh đế quốc được thành lập thì Thiên Phúc đế đô đã trở thành một trung tâm văn hóa chính trị và quân sự lớn thứ hai của đông bộ châu, còn Dịch Hàn chính là đế đô của Vạn kiến đế quốc có lịch sữ hàng vạn năm tuổi.

Hai đế đô này có thể nói chính là những nơi có vũ lực và sức ảnh hưởng mạnh nhất trên khắp đông bộ châu, bất kỳ quyết sách nào từ hai nơi này truyền đi thì đều sẽ có ý nghĩa mang tính chất định mệnh đối với thế cục của cả đông bộ châu.

Có đôi khi một quốc gia nhỏ láng giềng nào đó bị diệt hoặc bị một trong hai đại đế quốc thôn tính thì đều sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh lớn khác giữa hai đại đế quốc, đối với hai con hổ này thì chỉ cần con còn lại có hành vi bành trướng và tranh giành sức ảnh hưởng trước thì một trận chiến nhất định sẽ nổ ra.

Chiến tranh giữa Vạn Kiến và Đại Ninh chính là thứ thường trực và dễ thấy nhất, đôi khi chẳng vì một lý do gì cả mà một trong hai bên cũng sẽ chủ động làm dấy chiến tranh, lý do thực sự cũng rất đơn giản, chiến tranh xảy ra chính là để phục vụ cho hai mục đích lớn.

Thứ nhất phô trương thanh thế và sức mạnh của bản thân để chấn trụ tinh thần của kẻ thù, một khi chứng tỏ bản thân vẫn là kẻ mạnh hai bên sẽ tìm được tiếng nói và vị thế ngang hàng, một cuộc chiến tranh mang tính chất tranh đấu hơn là tính chất tiêu diệt, điều đó thể hiện sự đầu tư về quân sự cũng như là mức độ bồi dưỡng nhân tài của mỗi quốc gia, một trận chiến để xoa dịu đi những cái đầu nóng, và một trận chiến nhỏ để tránh đi một cuộc đại chiến.

Tối thiểu là mười năm và tối đa là gần trăm năm một cuộc chiến như thế sẽ nổ ra, việc này thường xuyên đến mức mà người đời đã đặc cho nó một cái tên nghe cực kỳ hào hùng nhưng ngẫm kỹ thì lại thấy vô cùng khôi hài và mang đầy tính châm biếm “họa long chi chiến”, chiến tranh chỉ để chứng minh mình vẫn là kẻ thống trị, hệt như tính cách của loài rồng, nhưng kết quả vẫn chỉ là một con rồng được vẽ ra trên giấy, ngoài để thị uy và cho người đời ngắm nhìn thì chẳng còn gì khác, hao tiền tốn của đôi khi còn chết mất hàng ngàn cường giả, nhưng vậy mà nó vẫn trở thành một thông lệ cho được, chuyện như thế chẳng khôi hài lắm ư?

Thực chất mà nói họa long chi chiến ngoài để phô trương sức mạnh của bản thân thì còn mang một tính chất chiến lược rất lớn khác nữa, trận chiến này đúng thật chỉ là một trận chiến mang tính thăm dò nhau, nhưng nếu có bất kỳ một bên nào không chấp nhận tham chiến hoặc thể hiện ra bộ mặt yếu nhược trước đối thủ, thì trận chiến sau đó sẽ không còn là trận chiến mang tính chất thăm dò đơn giản như thế nữa, họa long chi chiến tuy vô nghĩa nhưng nó thể hiện được rõ ràng sức mạnh của bản thân cũng như thăm dò đối thủ, để giữ mối liên kết mong manh giữa sự cân bằng và chiến tranh tổng lực, để tránh đi những trận chiến lớn gây hao tổn tiềm lực của cả hai quốc gia, và để nhắc cho bên còn lại nhớ ở cạnh họ lúc nào cũng là một con hổ khác luôn chực chờ thôn tính họ, chỉ có như thế cả hai đế quốc mới giữ được hòa bình và an ổn trong lãnh thổ của mình.

nguồn căng của mọi biến động lớn trên đông bộ châu đều sẽ xuất phát từ Thiên Phúc và Dịch Hàn hai đế đô này, thế nên người đời mới có câu Thiên Phúc Dịch Hàn dấy can qua ý nghĩa căn bản chính là như thế.

Đế đô thiên phúc của đại ninh đế quốc rộng lớn vô cùng, xung quanh lớp tường thành thứ nhất gần trăm dặm chính là những khu vực sinh sống và canh tác chính của phàm nhân, phần ngoại ô này chiếm hai phần diện tích đế đô và là nơi tạo ra lượng lương thực ngũ cốc, dược thảo cùng rất nhiều hàng hóa nông nghiệp khác.

Từ lớp tường thành thứ nhất tính vào trung tâm thêm một trăm dặm chính là nơi sinh sống của phần lớn thương nhân, các thợ thủ công cùng đa số các thành phần dân cư khác của đế đô, cuối cùng nằm ở trung tâm và đằng sau bức tường phòng ngự thứ hai chính là hoàng thành xa hoa tráng lệ đường kính gần năm mươi dặm, đây chính là nơi sinh sống của hoàng thất và các vương công quý tộc cũng như các thành phần tu chân giả có bối phận cao trong xã hội.



Phần ngoại ô của đế đô phàm nhân vẫn có thể sinh sống bình thường, phần nội thành của đế đô thì chỉ có các gia đình phàm nhân có người trong nhà là tu chân giả bảo chứng thì mới có thể sinh sống tại đây, nếu vị tu chân giả trong nhà bất hạnh chết đi thì gia đình của người đó phải dọn ra ngoại ô sinh sống, cuối cùng chính là hoàng thành tại trung tâm.

Hoàng thành chỉ cho phép tu chân giả sinh sống, không có bất kỳ phàm nhân nào được cho phép định cư lâu dài ở đây, cho dù là người nhà của quốc sư cũng không ngoại lệ, ở đế đô thì quyền lực nhất tất nhiên chính là hoàng tộc, không thua kém bọn họ mấy chính là tổng bộ thần võ minh, ở đại ninh đế quốc ngoài Thần võ minh ra thì thì chẳng có thế lực nào khác của võ giả được công nhận, mọi bang phái hay hội đoàn của võ giả nếu không được thần võ minh bảo chứng thì đều được coi là thế lực hắc đạo, những thành viên của các bang phái hắc đạo này sẽ bị truy nã gắt gao và không cho phép đặt chân vào hoàng thành, ngoài ra những võ giả được cấp phép sinh sống tại hoàng thành đều phải có lý lịch trong sạch và được thần võ minh hoặc hoàng tộc bảo chứng.

Đối với đa số cư dân của đại ninh đế quốc thì đế đô quả là một mảnh đất lành mà ai ai cũng muốn đến sinh sống, nếu không có những luật lệ hà khắc kia thì đế đô sẽ trỡ thành một nơi long xà hỗn tạp thành phần người gì cũng có, như thế thì đế đô này làm sao còn được coi là diện mạo của cả một đế quốc nữa kia chứ?

Đám Hàn Thiên từ lúc khởi hành ở chiêu môn thành đi đến trạm canh đầu tiên để vào phạm vi quản hạt của đế đô thì liền đã mất ngót hai ngày, sau khi đi tiếp gần ba canh giờ nữa thì vượt qua trạm canh thứ hai, tức là đã vào được phạm vi khu vực ngoại ô của đế đô Thiên Phúc rồi.

ở khu vực này đồn điền và đồng yến mạch ngũ cốc nhiều vô kể, nếu ở chiêu môn thành lương thực chủ yếu được nhập về từ các vùng lân cận bên ngoài, thì ở đế đô đa phần thực phẩm mà người dân sữ dụng đều được cung cấp từ khu vực ngoại thành này, ở nơi đây đất đai được phân ra làm rất nhiều khu vực canh tác nhỏ, và được quản lý bởi một vài nhóm quan viên đến từ hoàng triều, dưới quyền những quan viên này sẽ có một vài hộ gia đình phàm nhân khác, mỗi gia đình như thế sẽ canh tác trên một khu vực nhất định được cấp cho họ.

đế đô chính là nơi đắc địa được chọn lựa cực kỳ kỹ lưỡng, ngoài có mật độ linh khí dày đặc hơn những nơi khác thì khu vực này còn có đất đai phì nhiêu màu mỡ, thời tiết quanh năm ôn hòa thuận lợi, mùa đông trời không quá lạnh, mà mùa hè thì nắng ấm chói chang, địa hình cũng không có bị chia cắt quá nhiều, chủ yếu chỉ là những vùng đất bằng xen kẽ giữa những ngọn đồi thấp.

khác với chiêu môn thành hay những thành thị khác thường chọn những nơi hiểm trỡ để xây dựng, đế đô này lại được xây trên một vùng đồng bằng rộng lớn không có bất kỳ núi non gì che chắn, căn bản là vì từ khi được thành lập đến nay chưa có một đạo quân nào có thể tiếp cận được đến vùng ngoại ô của đế đô này chứ đừng nói đến nội thành hay hoàng thành, với sức mạnh võ lực tuyệt đối của mình, đế đô thiên phúc hiên ngang nằm giữa đất trời rộng lớn mà chẳng sợ bất kỳ một cái thế lực nào xâm phạm.

dọc khu ngoại ô này phong cảnh xinh đẹp đến nao lòng, thi thoảng lại có thể thấy từng cánh đồng ngô trãi dài tít tắp đến khuất tầm mắt trên những sườn đồi thấp, có lúc người đi đường lại phải mê mẫn trước vẻ đẹp của những cánh đồng hoa bạt ngàn tươi thắm, gần nội thành thì nhà cửa cũng bắt đầu nhiều hơn hẵn, các hộ dân ở đây gần như hộ nào cũng xây dựng cho mình một cái tháp cối xay gió để xay xác lúa gạo ngũ cốc, thi thoảng cũng có vài cái bánh xe nước được xây dựng ở các con suối nhỏ để dẫn nước đi khắp nơi tưới tiêu, phong cảnh yên bình và tự tại này dần dà trở thành xu hướng của cả một khu vực ngoại thành đế đô.

Qua nốt trăm dặm ngoại ô, thì nội thành sừng sững của Thiên phúc đế đô cũng hiện lên trước mặt đám Hàn Thiên, gặp bao khó khăn gian khổ họ mới đến được đây, nhìn thấy diện mạo của đế đô hoa lệ này trong tâm của mỗi người đều thoáng dấy lên một cảm giác thành tựu, đế đô hùng tráng mà nhiều người trong đời cũng chỉ nghe qua danh chứ chưa được đặt chân đến rốt cuộc đã ở ngay trước mắt đám người trẻ bọn họ rồi.

Tường thành cao mười lăm trượng toàn bộ đều được xây dựng bằng hắc thạch ma pháp, từng viên từng viên đá được cắt tỉa vuông vứt rồi xếp chồng lên nhau tạo thành một công trình bảo vệ cực kỳ hoành tráng xung quanh nội thành, hắc thạch ma pháp quý giá vô bì đây là vật liệu có sức bền còn lớn hơn cả tinh thiết thông thường, hơn nữa sức chống chịu với các tác động của nguyên tố tự nhiên vô cùng lớn, dùng toàn bộ hắc thạch ma pháp tạo nên thành lũy, bức tường này cho dù có là đại năng giả cấp bậc võ vương củng chưa chắc có thể phá thủng được, chỉ nội tường thành thôi cũng đã thể hiện hết được phẩm chất vương giả cùng sự thịnh vượng của đế đô đầy màu sắc truyền kỳ này rồi.

Trình trưởng quỹ cho người hạ thấp độ cao của tuyền cơ chu xuống gần sát mặt đất, trên toàn bộ đế đô đều có cấm không pháp trận, bất kỳ phương tiện bay nào cố ý vượt qua tường thành thì đều sẽ bị kéo rơi không thể di chuyển tiếp được nữa, nếu muốn vào thành thì cách duy nhất đó chính là vào từ cổng, tuy nhiên các cổng đông, nam, và bắc rất Hạn chế người ra vào chỉ có người sở hữu thân phận đặc thù thì mới được qua.

Riêng hướng tây là hướng có nhiều người ra vào nhất nên ở mặt này của đế đô người ta tạo dựng gần trăm cánh cổng lớn, mỗi cổng cao năm trượng rộng ba trượng và nằm cách nhau khoảng mười lăm trượng, tuy làm vậy sẽ khiến tường thành có nhiều điểm yếu hơn nhưng mà đế đô có gần ức dân nếu không làm nhiều cổng thành thì người dân ra vào kiểu gì?, mà căn bản thì hướng Tây cũng là hướng khó bị tấn công nhất vậy nên vấn đề an toàn của đế đô không phải là chuyện gì quá đáng lo, bằng chứng là từ khi được thành lập đến nay vẫn chưa có đạo quân nào vào được nội thành mà không được sự cho phép từ cấm quân.

Tuyền cơ chu dừng lại trước một trạm canh lớn, sau khi trình diện nhân số cùng để cấm quân kiễm tra thuyền một lượt, thì đám người trình trưỡng quỹ bắt đầu được đăng ký thị thực, trình trưởng quỹ chỉ đến đây làm công tác nên thị thực của ông ta là loại có thời hạn ngắn, chỉ cần bỏ ra mười linh thạch một người thì liền được cấp cho thẻ sinh hoạt đi lại trong đế đô một tháng, còn đám Hàn Thiên vốn có dự định sẽ ở lại đây lâu dài nên phải đăng ký thị thực dài hạn, mỗi người bỏ ra phí nhập cảnh là hai trăm linh thạch liền được cấp cho thẻ thị thực có thời hạn ba năm, nội thành không quan tâm thân thế cũng như gốc gác của người đến, chỉ cần không phải là người bị truy nã thì cầm được thẻ thị thực trên tay chính là đã sở hữu quyền sinh hoạt như những công dân bình thường trong nội thành rồi.



Sau khi làm xong thủ tục giấy tờ rốt cuộc đám người Hàn Thiên cũng chính thức được đặt chân vào nội thành của đế đô, từ tường thành đi vào trong khoảng hai dặm thì vẫn chưa có nhà cửa gì cả, quan cảnh hai bên đường chỉ là một vài cánh rừng nhỏ xen giữa một khu đất bằng lớn, sau hai dặm thì nhà cữa bắt đầu xuất hiện.

Nhà cữa ở đế đô nếu nói cho đúng thì nó mang một phong cách rất riêng biệt, có nhà xây theo kiểu thuần phương đông với tường gạch và những mái dốc lợp ngói đặc trưng, có cái thì làm hệt như nhà cửa ở phương tây, hình dáng tuy gọn ghẽ và không to lớn như lầu các đình viện ở phương đông, nhưng được tạo nên một cách cầu kỳ và tinh mỹ với nguyên liệu xây dựng chủ yếu là đá và gỗ, lại có những căn nhà thể hiện được sự sáng tạo tuyệt vời của người dân, họ xây dựng khung sườn đặc hữu như những căn nhà ở phương tây nhưng lại kết rơm và cỏ để tạo thành mái lá, những căn nhà này hầu hết đều sinh động và mĩ lệ hệt như những căn nhà bước ra từ trong thần thoại và truyện dân gian.

Màu sắc của đế đô quả thực muôn hình vạn trạng, bất quá dù xây dựng theo lối kiến trúc nào thì nét cổ kính thuần túy của cả phương đông lẫn phương tây đều được bảo lưu một cách nguyên vẹn và tinh túy nhất, kết hợp cùng cách trồng cây cảnh và phối trí đường xá, diện mạo của nội thành đế đô quả thực khiến người khác phải trầm trồ không ngớt.

Đế đô thiên phúc không chia thành tám khu vực như ở chiêu môn thành, do diện tích quá lớn của mình đế đô chia nội thành làm mười hai phần, từng phần ngăn cách với nhau bởi sáu đại lộ cực lớn giao nhau tại trung tâm là hoàng thành, hoàng thành theo đó cũng có mười hai cổng, nếu có thể đi thẳng một mạch từ đầu này đến đầu kia của một trong sáu đại lộ này thì cũng đồng nghĩa với việc vừa đi ngang qua cả đế đô.

Đường xá ở đế đô rộng lớn và khang trang hơn cả chiêu môn thành, đại lộ rộng năm mươi trượng, ở giữa có một con sông nhân tạo rộng mười lăm trượng, trái phải đều có đường lớn rộng hơn hai mươi trượng với bốn làn đường rõ rệt.

Quy hoạch đất đai ở đế đô này chính là cực kỳ tốt, đường xá thông nhau theo một quy tắc cố định, còn đất đai thì được phân chia theo thứ bậc rõ ràng, mỗi mẫu đất tùy theo thứ hạng mà sẽ có một diện tích cố định, hơn nữa tùy theo vị trí mà giá cả cũng khác nhau, muốn mua một chổ ở thuộc nội thành thì phải thông qua một đơn vị quản lý cụ thể được hoàng triều lập ra, người dân không thể tự buôn bán nơi ở với nhau.

Bốn khu vực quan trọng bao gồm khu chính bắc và các khu chính đông, nam, tây, Lý khố đại học viện được xây dựng tại khu chính bắc chiếm toàn bộ diện tích khu này, tất cả các kiến trúc xung quanh học viện đều thuộc quyền quảng lý của học viện và phục vụ cho công việc đào tạo, khu chính bắc cũng cấm dân cư thông thường sinh sống.

Khu chính đông là nơi cho quân đội và người có liên quan đến quân đội cư ngụ do từ khu chính đông đến doanh trại gần đông hoa thần lĩnh là thuận lợi nhất, nên quân nhân và người nhà của họ được cho phép ở tại khu chính đông, người thường không dễ vào đó mà sinh sống.

Khu chính nam là nơi thần võ hội đặt trụ sở chính, nơi này không có nhiều cấm cố như ba khu còn lại, tuy nhiên dân thường cũng không dễ vào sinh sống vì đây là khu vực tập trung khá nhiều võ giả.

Cuối cùng là khu chính tây nơi sinh sống của đa số các gia đình quan lại thông thường trong triều đình, theo lý thì đây chính là lực lượng nòng cốt của quốc gia nên được cấp cho khu vực an toàn và thuận tiện đi lại nhất, tám khu vực còn lại lần lượt được gọi với những cái tên gắn liền cùng những thánh thú trấn giữ hướng đó, ví dụ khu vực nội thành lệch bắc và hướng về phía đông bắc thì gọi là huyền vũ thành, cùng lệch về hướng đông bắc nhưng thấp và thiên về hướng đông nhiều hơn một chút thì gọi là vũ long thành.

Tương tự cạnh khu chính đông và hướng về phía đông nam thì có thanh long thành,long tước thành,khu chính nam,chu tước thành, phượng hổ thành,khu chính tây, bạch hổ thành,hổ quy thành, cuối cùng kết thúc là khu chính bắc.

Trình trưởng quỹ cùng gia nhân cần đến chu tước thành để dự cuộc hội hợp thường niên của cao tầng vạn bảo lầu, trong khi đám Hàn Thiên cần đến khu chính bắc để đăng ký tham gia vào kỳ tuyển trạch tại lý khố đại học viện, trong khi đó đám liễu duệ cũng cần phải đến huyền vũ thành để đăng ký vào học tại một số học viện nhỏ khác nữa, vì thế nên đoàn của họ chỉ đành chia ra tại khu chính tây.

Đám Hàn Thiên thuê một chiếc xe yêu thú rồi tốn thêm năm canh giờ ngồi xe đến huyền vũ thành, bọn hắn sau đó tìm một quán trọ nhỏ tốn năm mươi linh thạch thuê ba phòng cỡ vừa, rồi bắt đầu chia nhau đi đăng ký tham dự tuyển trạch, đám Liễu Duệ Trương Lang và Lâm Như quyết định sẽ cùng đăng ký vào Đại Vân học viện cũng là một học viện rất lớn ở đế đô này, còn Hàn Thiên Hồng Yến Linh, Túc Chi, Bối Nhi, Tiểu Du, thậm chí cả Thi Đồng cũng đều đến khu chính bắc để đăng ký tham gia tuyển trạch tại lý khố đại học viện.

Sau bao giang khổ rốt cuộc ai ai cũng đã đứng trước cơ hội của bản thân, thành bại của tương lai ngay lúc này liền để họ tự mở ra cánh cửa dẫn đến đó đi.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play