Hồn Thuật
Tác giả: Vosonglinh
Chương 130: Vòng Hai Cầm Âm (2)
Nguồn: Tàng Thư Viện
Trên đỉnh núi cực tây của tam cấp đồ án Văn Lang, lúc này đã là sáu giờ sáng, mọi người cũng đã tề tụ chuẩn bị cho vòng thi thứ hai của hạng mục cầm âm. Ở phía đông ngoài rìa đỉnh núi, Văn Lục đang la hét ầm ĩ:
- A! Này… này…
- Ta nói mấy nàng đó… hê… mấy tiên nữ xinh đẹp tuyệt trần ơi… đứng lại ta hỏi chút.
(.
Một nhóm đệ tử nữ bay từ đỉnh núi phía bắc, vừa đáp chân xuống đỉnh núi phía tây thì nghe tiếng Văn Lục “rống” lớn làm mấy nàng giật nẩy mình. Sau giây lát bất mãn liền hứng thú nhìn Văn Lục. Một cô mặc chiếc áo hiện đại nũng nịu nói:
- Chàng muốn hỏi gì… thiếp xin đáp hết…
Ba nàng đứng cạnh cũng không chịu kém liên tiếp hỏi”:
- Ừm, đúng! Chàng có người nâng khăn sửa túi chưa?
- Chàng cấp mấy tu thuật giả rồi?
…
Mấy nàng liên tiếp nhao nhao hỏi khiến Văn Lục đang đóng giả một tên công tử háo sắc cũng ngẩn người: “Hóa ra mấy cô bé này còn dê hơn cả mình”. Văn Lục nghĩ thầm trong bụng, tuy nhiên miệng vẫn cười toe toét nói:
- Xin hỏi mấy nàng lại đi gây tai nạn đấy à?
Mấy người kia nghe vậy thì sửng sốt, tất cả đều vác khuôn mặt mờ mịt nhìn Văn Lục. Tiếp đó mấy nàng quay lại nhìn nhau tự hỏi xem tên trước mắt hỏi vậy là ý gì. Cô bé vừa rồi nũng nịu liền cau mày nói:
- Chàng nói vậy là sao?
Văn Lục khuôn mặt “chính nghĩa” vênh lên nói:
- Ta thấy các nàng ai cũng xinh “hoa nhường nguyệt thẹn”. Không ngờ mấy nàng lại đi cùng nhau ra ngoài thế này. Con trai nhìn thấy nhất định là si mê ngắm đến đang bay cũng đâm đầu vào gốc cây hết rồi mà không biết… Hic!
Mọi người trong tổ đội mười hai nghe vậy thì ôm bụng cười rung người. Trong khi các bốn cô bé bị Văn Lục chêu thì đỏ bừng hết mặt. Con gái luôn thích người khác khen mình xinh đẹp. Văn Lục liền khen hết lời cho các nàng hồ hởi trong lòng. Các nàng đều ngúng nguẩy:
- Hứ! Chàng là đổ lẻo mép nha, bọn thiếp xinh cũng… bình thường. Đâu đến nỗi gây tai nạn giao thông chứ.
Nói đoạn mấy cô bé thẹn thùng chạy về khán đài phía nam. Văn Lục vội vàng gọi với theo.
- Này… ở đây tâm sự đã nào. Sao các nàng nhẫn tâm bỏ ta ở lại mà vội vàng đi thế?
Mấy cô bé kia nghe thấy vậy thì càng chạy nhanh hơn. Đến một đoạn khá xa quay lại nhìn thì ngây người, :
- Các tiên nữ xinh đẹp ơi. Các nàng lại đi gây tai nạn đấy hả…
Mấy nàng thấy Văn Lục lại ton hót chặn đường hai cô bé khác rồi ba hoa …loạn xì ngầu cả lên ở vị trí lúc trước mới biết rằng mình bị hắn chọc ghẹo. Mấy cô bé vừa thẹn thùng chạy đi đều tức giận giậm chân nói:
- Tên vô lại, háo sắc… hừ hừ…
Trong khi Văn Lục đang thực hiện ‘đại nghiệp” cua gái thì ở phía khán đài đã đông kín người. Nếu nói hôm qua mỗi người còn thừa một khoảng trống để la hét vùng vẫy thì hôm nay số người tăng lên gấp đôi khiến cho khán đài trở nên chật hẹp, ước tính số người lên trên năm mươi ngàn người. Các trưởng lão thấy tình huống như vậy thì buộc phải đứng dậy phối hợp với nhau điều khiển đại trận bao phủ trên bề mặt đỉnh núi mở rộng ra, lớn hơn cả diện tích của đỉnh núi khiến cho các đệ tử hoàn toàn có thể đứng ở ngoài phạm vi đỉnh núi mà quan sát. Nếu có người bình thường nào đó đứng từ xa thì hoàn toàn có thể thấy vô số người đứng tràn ra trên không trung ở phía nam đỉnh núi. Nhờ có trận pháp trong suốt khiến cho người nhìn lầm tưởng rằng mọi người đứng trên không trung.
Lúc này một trăm thí sinh có tên trong danh sách ngày hôm qua cũng đã tới chuẩn bị dự thi. Văn Lục nhìn thấy một vị cô nương khoảng độ mười sáu mười bảy thì sáng mắt. Vị cô nương này chính là nữ tử thiên tài hôm trước ngồi ở hàng cuối cùng trong số các thí sinh dự thi. Văn Lục và mọi người đều nhìn ra nàng ta cũng chỉ mới cấp sáu sơ cấp tu thuật giả nhưng nàng chỉ thất thủ trước người đứng thứ nhất mà thôi. Nói như vậy để chứng tỏ cầm khúc của nàng hoàn toàn có thể tạo ra hiệu quả vượt hai cấp… một tỉ lệ khiến người ta rét run.
Vòng sơ khảo có ba người đứng đầu đều là ba nữ tử. Một nữ tử chống lại cầm khúc cấp tám chính là tới từ Văn Lang Thiên. Người nọ chính là người gặp mặt Văn Lục, cũng chính là người mà Na Na rối rít gọi là chị, tên là Thanh Thanh. Người thứ hai quả thật không ngờ chính là cô bé tuổi nhỏ trước mắt Văn Lục này. Nàng với tu vi cấp sáu sơ cấp phong thuật lại có thể chống lại cầm khúc cấp bảy viên mãn, quả thật khiến các vị giám sát sử và các trưởng lão bất ngờ. Người tới từ Văn Lang Thiên đoạt giải thì cũng không ngoài dự đoán. Dù sao thì hệ thống giáo dục trên đó chuyên nghiệp và đầy đủ điều kiện hơn nhiều so với ở dưới nhân gian. Nhưng cái mọi người quan tâm chính là tiềm năng của cô bé này. Theo như tên trên bảng ngọc có ghi thì tên cô bé cực kỳ đơn giản… Nguyệt.
Nhìn cái tên không có tên lót, không có họ khiến mọi người đều sửng sốt. Chẳng lẽ đây chỉ là cái danh tự? Mọi người tuy có thắc mắc nhưng cũng không để ý vấn đề này lắm. Cái chính làm mọi người hứng thú chính là khả năng âm nhạc thiên phú của nàng kìa.
Văn Lục lúc này cũng “xun xoe” chạy tới vừa mới hô lên: “A! Nguyệt của ta…” thì lập tức nín thinh, hai mắt mở chừng chừng sửng sốt. Mọi người trong tổ đội mười hai cũng không vì hành vi “lỗ mãng” của Văn Lục mà cười đùa, chính là đều tròn mắt nhìn cảnh tượng trước mặt. Không đợi Văn Lục nhảy tới ôm Nguyệt, thì một bóng người bên cạnh đã chạy tới trước. Một cô bé “cái bang, một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt vời lại ôm nhau một cái rồi hưng phấn nắm tay nhau đi về phía khu vực dự thi.
- Này… chuyện gì vậy nhỉ?
Văn Lục có cảm giác đầu óc không theo kịp tình huống. Hai người này như trên trời như dưới đất làm thế nào lại thân nhau như chị em ruột như vậy? Mà cô bé ăn mặc sạch sẽ với mái tóc dài thẳng mượt như thế nào lại có thể chịu đựng, không chút để ý tới vẻ dơ bẩn trên người cô bé “cái bang” kia.
Hai cô bé hưng phấn chạy vào trong trước những vẻ mặt ngơ ngác của người trong tổ đội mười hai. Lúc này ở khán đài phía nam cũng đã ầm ầm vang lên những tiếng hò vang trời:
- Nhu Hương, Nhu Hương…. Nhu Hương….
Trên hàng ghế danh dự, cụ Ức Trai nhếch miệng cười cười, rồi nói:
- Hò hét khản tiếng đi! Cơ hội chỉ có một lần liền không biết nắm giữ. Giờ thì đợi mười hai năm nữa nhé… haha…
Mấy vị giám sát sử ngồi bên cũng mỉm cười. Mọi người trong tổ đội số mười hai nghe thấy tiếng hò rung trời như vậy đều quay đầu nhìn về phía đó. Không ngờ là mọi người đều quay về phía Văn Lục hò hét ầm ĩ. Bảy người đều kinh dị quay lại phía sau thì đã thấy Trịnh Nhu Hương đứng đó mỉm cười nhìn mọi người. Nàng bước tới gần chắp tay nói:
- Thật xin lỗi tiểu hữu. Tu vi của ta cũng chỉ cấp chín sơ cấp cho nên tâm cảnh chưa được vững vàng. Bởi thế dưới sự đột ngột của ba phát pháo tinh hạch ta liền không giữ nổi cầm khúc. Ai… cũng may đạo hữu không việc gì, nếu không ta thật hối hận.
Văn Lục thấy nàng không ngờ đích thân tới xin lỗi như vậy thì vội vàng xua tay nói:
- Không… không phải do tiền bối. Nếu ta có làm sao, có trách cũng nên trách mấy tên thích khách kia. Còn tiền bối làm được như vậy thì quả là tuyệt vời rồi. Sau này các kỳ Việt Thuật Đại Hội sau ắt hẳn mọi người sẽ cực kỳ mong chờ… haha… tất cả là công của tiền bối.
Nhu Hương lắc lắc đầu nhìn về phía các thí sinh dự thi nói:
- Ta chỉ trợ giúp phần nhỏ thôi. Còn lợi ích hay không còn tùy thuộc vào mọi người. A! Ta phải tới làm giám khảo rồi. Mọi người cứ tự nhiên…
Nói đoạn Nhu Hương bước đi về phía trung tâm. Mỗi bước chân, bóng người chợt lóe lên ba bốn lần đã vượt qua cả mấy ngàn mét dừng ở trên ngọc đài.
Mọi người cũng nhận ra hôm nay trên ngọc đài ngồi ba vị giám khảo… Nhu Hương là người trên Văn Lang Thiên cử xuống, với cầm khúc mà nàng tấu hôm qua thì nàng hoàn toàn có tư cách làm giám khảo.Hai vị trưởng lão có thiên phú về âm nhạc ở dưới nhân gian lần lượt phân biệt là Trần Hoa và Phạm Vũ. Trần Hoa là một vị nữ tử, nhìn bề ngoài vị trưởng lão này là một vị phụ nữ thành thục, trầm ổn với một bộ áo the truyền thống. Trưởng lão còn lại là một nam tử trung niên tóc dài phiêu vũ, luôn luôn mang nụ cười tự tin trên mặt. Nghe đồn rằng hai vị trưởng lão này thực tế là tuổi sấp sỉ nhau. Hồi còn trẻ tuổi, cả hai đều là đối thủ của nhau trong hạng mục cầm âm. Điều đặc biệt là hai người này gần như có tài ngang ngửa nhau, cho dù thi sơ khảo cũng hôn mê cùng lúc. Bởi vậy cho tới giờ hai người không ai phục ai, luôn luôn so đấu hàng trăm năm nay. Kết quả… đúng là một đôi “oan gia ngõ hẹp”.
Phương thức chấm điểm của vòng chung kết là theo hệ số một trăm. Mỗi vị giám khảo sẽ chấm điểm và người có tổng số cao nhất chính là người đoạt giải nhất hạng mục cầm âm Việt Thuật Đại Hội kỳ này. Thực tế thì giám khảo cũng chỉ là để cho có tính thuyết phục. Chứ một trăm người thì dựa vào cấp độ và hiệu quả của âm khúc mà thí sinh tấu ra thì tu thuật giả bình thường cũng đã có thể phân biệt ai hơn ai kém rồi.
Để chọn ra thứ tự thi, một trăm thí sinh phải lần lượt đi qua ngọc đài và bốc thăm. Kiệt Hào hôm trước đứng ở vị trí thứ tư hôm nay cũng được lên bốc ở lượt đầu.
Kiệt Hào vừa giơ tờ giấy màu vàng có con số hai mươi tròn trĩnh, trên bảng ngọc lập tức hiện lên thứ tự thi của hắn. Các thí sinh khác cũng tương tự như vậy. Ở “thập cường” thí sinh vòng sơ khảo cũng có vài nhân vật khiến Kiệt Hào kiêng kỵ. Mặc dù những người đó hôn mê trước hắn nhưng không hẳn là những người đó yếu kém về thiên phú âm nhạc. Biết đâu sở trường của bọn họ không phải là cầm thì sao? Cho nên trong số một trăm người thi, ai nấy cũng đều khẩn chương.
Người thi đầu tiên là một người thanh niên tu thuật giả trẻ tuổi. Người nọ khi tiến tới vị trí giữa trung tâm ngồi xuống mà tay vẫn còn run run, hiển nhiên hắn cực kỳ hồi hộp. Nhạc cụ mà người thanh niên cầm là một cây đàn bầu. Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của các vị giám khảo, người thanh niên hít một hơi dài lấy lại bình tĩnh. Ngón tay bắt đầu động trên dây đàn…