Nam Cung Cẩm thần sắc lạnh lùng, hắn nhìn Chân Linh, ánh mắt thâm trầm như có điều suy nghĩ. “Nếu Cửu Vi công tử không có duyên với quan trường như vậy, Bổn vương cũng không ép làm gì. Mời công tử nghe đề!”.
Thanh âm Nam Cung Cẩm hạ xuống, sau khi tất cả mọi người im lặng rồi hắn mới ra đề mục.
“Đề mục lần này chỉ có duy nhất hai chữ: Thiên hạ”. Thanh âm Nam Cung Cẩm lạnh như băng từ từ hạ xuống, hắn nhìn về phía Chân Linh mà nói tiếp: “Cửu Vi công tử, xin mời nói xem thế nào là Thiên hạ?”.
Giữa sân lại vang lên một mảnh ồn ào.
“Thiên hạ chính là thiên hạ, vì cớ gì còn hỏi thế nào là thiên hạ?”.
“Đề này đích thật là do thiên hạ đệ nhất công tử ra sao? Vì sao phải ra đề như vậy?”.
“Ta cho rằng Thiên hạ là thiên hạ của Thánh Thượng, chính là cái gọi là đất của Vua thôi”.
Mỗi người đều lén bàn tán. Ở chính giữa, Chân Linh vô cùng bình tĩnh đứng ở đó, thần sắc đạm mạc ung dung như thể sớm đã có đáp án ngay từ đầu.
Nam Cung Cẩm hơi nhíu mày, ánh mắt của hắn vẫn hạ xuống thân ảnh của Chân Linh mà nhìn, một lát sau mới lên tiếng cắt ngang tiếng thảo luận của mọi người. “Cửu Vi công tử, mời!”.
Chân Linh xóa đi nét cười trên môi, sau đó cất cao giọng nói: “Thiên hạ tắc dân chi thiên hạ dân an tắc quốc cường dân hoảng tắc quốc nhược. Nhi thiên hạ vạn dân mạc bất quá thủ vu nhất cá thực”.
(Bướm giải nghĩa câu này: Thiên hạ là của dân, dân an thì nước mạnh, dân hoảng thì nước yếu. Mà vạn dân trong thiên hạ chỉ cần miếng ăn mà thôi)
Mọi người nghe xong câu này của Chân Linh, đồng loạt ngây ngẩn cả người.
Thiên hạ dĩ nhiên là của vua, thiên hạ của người từ khi nào lại biến thành thiên hạ của dân chúng rồi? Lại còn, nếu câu trả lời là như thế thì phải lý giải như thế nào đây? Mỗi người đều dùng một ánh mắt nghi hoặc mà nhìn Chân Linh.
Nam Cung Cẩm lần đầu tiên nghe thấy cách giải thích này, hắn thập phần tò mò, không kiềm được mà hỏi: “Dựa vào cái gì mà khẳng định thiên hạ này là của người dân?”.
Chân Linh nhìn Nam Cung Cẩm, thản nhiên nói: “Cẩm Vương gia, Cửu Vi mạn phép hỏi người, trong thiên hạ này, chiếm đa số nhất không phải chính là những người dân bình thường sao?”.
Nam Cung Cẩm gật đầu.
Chân Linh nói tiếp: “Quân chu dã; nhân thủy dã; thủy năng tái chu diệc năng phúc chu. Bách tính thị thiên hạ chi căn bổn nhược quân chủ vô đạo bách tính hoạt vu thủy thâm hỏa nhiệt chi trung na yêu giá cá quốc gia thế tất suy nhược nhược hữu đắc dân tâm giả mưu vị thế tất nhất hô bách ứng. Đãn nhược quân chủ thánh minh trì quốc hữu đạo bách tính an cư nhạc nghiệp nhất phái thái bình thử quốc thế tất cường đại. Bách tính đích yếu cầu bất cao chích cầu an định ôn bão. Sở dĩ thuyết nhất thiết hựu đô nguyên vu thực. Chính sở vi dân thực vi thiên dã chích hữu điền bão liễu đỗ tử tài năng hữu lí tưởng hữu viễn đại đích bão phụ nhất cá nhân tựu liên cật đô bất cật bất bão liễu hoàn đàm thập yêu báo quốc*”.
(*Thuyền của vua, nước cũng của người. Sức nước có thể đẩy thuyền đi, nhưng cũng có thể đánh thuyền chìm. Dân chúng là căn nguyên trong thiên hạ, nếu vua vô đạo, dân chúng sống trong nước sôi lửa bỏng thì quốc gia tất sẽ suy yếu. Còn nếu vua trị quốc anh minh, có câu dân chúng “an cư sẽ lập nghiệp”, trong một hoàn cảnh an bình, dĩ nhiên quốc gia sẽ càng lớn mạnh. Yêu cầu của dân chúng không cao, chỉ cầu ấm no yên ổn. Cho nên nói tất thảy đều là do cái ăn mà ra. Chính khi lo hết cái ăn cho dân, chính khi lấp đầy cái bụng, mới có thể có lý tưởng to lớn, mới có thể có khát vọng. Một người mà ngay cả ăn cũng chẳng ăn no, thì còn nói gì đến chuyện đền nợ đất nước).
Chân Linh nói đến đây, liếc nhìn thấy một mảng khiếp sợ của mọi người, rồi lại tiếp lời: “Nhi tại dân đích căn bổn chi thượng quân tiện thị trọng tâm sở tại vạn dân sở hướng. Nhất cá hảo đích quân chủ quý tại hội dụng nhân tri nhân thiện dụng dụng nhân bất nghi chích yếu điều phối hảo nhất thiết thử quân chủ bất thất vi nhất hảo quân chủ*”.
(*Mà đối với dân chúng, căn bản là vị vua ở trên họ chính là tấm gương, là người mà vạn dân đều trông đợi. Một vị vua tốt sẽ quý trọng người lương thiện, biết dùng người sẽ không nghi người, chỉ cần sắp xếp cho tốt mọi thứ này thì vua được coi là vị vua tốt).
“Hay, đáp rất hay!”. Nam Cung Cẩm vẻ mặt vui sướng, đối với lời giải thích của Chân Linh thì rất vừa ý. Tuy rằng câu trả lời không dài dòng, nhưng mỗi một câu chữ lại rất sâu sắc, trong thâm tâm tin rằng đối với hắn (Chân Linh), nhất định là rất coi trọng thiên hạ này.
Thiên hạ đệ nhất công tử sở dĩ xưng danh đệ nhất công tử là bởi vì năng lực của hắn thực sự là đệ nhất thiên hạ. Cửu Vi hiện giờ ở trong mắt mọi người nếu luận tài hoa so với đệ nhất công tử mà nói, hắn mà không phải đệ nhất công tử thì còn có thể là ai được?