Lưu Vân Thành. Thành chủ phủ.

Hoàn thành nhiệm vụ “Công phòng chiến”, Giang Phong đến Thành chủ phủ đổi tưởng lệ. Do hoàn mỹ hoàn thành nhiệm vụ, Giang Phong nhận được 20 điểm cống hiến trị. Ngoài ra, ‘Tiễu phỉ lệnh’ lại cống hiến cho Giang Phong thêm 10 điểm cống hiến trị nữa. Đến lúc này, Giang Phong đã có được 169 điểm cống hiến trị. Giang Phong quyết định dùng cống hiến trị đổi lấy vật phẩm tưởng lệ.

Trong danh sách các vật phẩm tưởng lệ, bảo vật có giá trị nhất cần đến 100 điểm cống hiến trị, đó là một đặc thù kiến trúc : Kiến trúc quy hoạch viện. Ngoài ra còn có một vật phẩm khác khiến Giang Phong chú ý : ‘Điểm dân cư’ – 80 điểm cống hiến trị. Giang Phong đang chuẩn bị kiến tạo Thần quốc, trong các yêu cầu thì có yêu cầu cần có 10 hạ thuộc lĩnh địa. Hiện giờ Văn Đức lĩnh địa chỉ có 5 hạ thuộc lĩnh địa. Xem ra ‘Điểm dân cư’ cần thiết hơn Kiến trúc quy hoạch viện. Giang Phong liền dùng 160 điểm cống hiến trị để đổi lấy 2 quyển trục ‘Điểm dân cư’. Loại quyển trục này giống như Kiến thôn lệnh ở hạ giới, chỉ cần đặt xuống nơi muốn kiến lập Điểm dân cư, rồi mở ra thì Điểm dân cư sẽ tự động xuất hiện. Chỉ không biết quy mô của Điểm dân cư sẽ như thế nào ? Chỉ hy vọng nó không chỉ có vài ngôi nhà với vài cư dân.

Sau đó, mọi người quay về Văn Đức lĩnh địa. Giờ đây, tường thành của lĩnh địa đã hoàn công, nên đã có thể gọi là Văn Đức Thành. Lĩnh địa cấp 4 là trung gian giữa trấn và thành, nếu chưa xây dựng tường thành, chỉ có tường gỗ thì gọi là trấn, còn nếu xây dựng xong tường thành thì có thể gọi là thành. Tường thành của Văn Đức Thành vuông vức mỗi bề 2,5 dặm (1 kilômét), tuy so với Lưu Vân Thành thì nhỏ hơn rất nhiều, nhưng do lĩnh địa chỉ có vài trăm cư dân, nên như thế cũng tạm đủ rồi. Sau mấy tháng phát triển, hiện lĩnh địa đã có hơn 500 cư dân, chia ra cư trú ở Văn Đức Thành và 5 hạ thuộc lĩnh địa, không chỉ có thể tự cung tự cấp mà còn có dư. Từ sau khi kiến thiết Hành chính viện, bộ máy chính quyền của lĩnh địa đã có thể tự hoạt động, không cần đến sự can thiệp của Giang Phong. Trong trò chơi hay cả ngoài hiện thực, Giang Phong đã hoàn toàn giao quyền cho thủ hạ, chỉ nắm giữ quyền quyết định cuối cùng đối với những vấn đề quan trọng. Nhờ đó mà Giang Phong có được nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Việc gì cũng tự mình quyết định, không dám giao việc cho thủ hạ làm, đó không phải là một lĩnh đạo tốt.

Về đến Văn Đức Thành, Giang Phong ra lệnh xây ngay Y quán, kiến trúc quan trọng đối với sinh hoạt của cư dân, mà bấy lâu nay vì thiếu dược sư nên không xây dựng được. Cũng còn may là Giang Phong có Tế tự thuật, nếu không, do thiếu Y quán, lĩnh địa đã không thể phát triển ổn định như trước giờ. Xây dựng Y quán, Giang Phong sẽ được giải phóng khỏi việc chữa bệnh và chăm lo cho sức khỏe của cư dân.

Sau đó, Giang Phong họp chúng thủ hạ lại bàn về việc mở mang lĩnh địa. Đã có được 2 quyển trục ‘Điểm dân cư’, nên cũng đã đến lúc nghĩ đến chuyện đó. Càng sớm đạt đủ yêu cầu có 10 hạ thuộc lĩnh địa càng tốt.

Lâm Hải đảo, lĩnh địa của Giang Phong, nằm ngay tại cửa biển. Con sông ở khúc này rất rộng. Bờ phía bắc cách đảo khoảng 3, 4 kilômét, là một khu vực đồi núi bạt ngàn. Bờ phía nam cách đảo hơn 10 kilômét, là một vùng rừng rậm, với những ngọn cổ thụ cao vút, cây cối rậm rạp, nhiều nơi quanh năm không có ánh mặt trời. Sau khi bàn bạc, Giang Phong quyết định mở mang lĩnh địa về phía bắc, bởi khu vực núi non thường có nhiều tài nguyên quan trọng hơn rừng sâu. Hơn nữa, đã có núi thì tất phải có rừng bên cạnh, người ta vẫn gọi chung ‘núi rừng’ kia mà (trừ núi trọc, đồi trọc do nạn phá rừng). Giang Phong cần nhiều tài nguyên để phát triển lĩnh địa, nhất là những nguyên liệu để chế tạo trang bị vũ khí như tinh kim, bí ngân, huyền thiết, … Mỏ tinh kim ở Lâm Hải đảo trữ lượng có hạn, sau này chắc chắn sẽ không đủ dùng.

Sau khi nhất trí phương hướng, Giang Phong cùng bọn Giang Thạch Khê cưỡi phi hành tọa kỵ đi khảo sát địa hình địa thế. Khu vực đồi núi này có lẽ là một bộ phận của một dãy núi lớn, nên đồi núi trập trùng, nhiều đỉnh núi cao vút. Xen giữa những ngọn núi cao là những khu rừng rậm bạt ngàn. Bọn Giang Phong khảo sát khu vực cách bờ sông độ 10 kilômét trở lại. Cuối cùng, Giang Phong chọn một vị trí dưới chân một ngọn núi, nơi có nhiều mỏ tài nguyên mà bọn Giang Thạch Khê cho rằng có trữ lượng lớn (muốn biết chính xác thì phải khai mỏ rồi mới biết). Cách nơi này vài trăm mét có một con suối nhỏ chảy qua. Con suối chảy thẳng ra sông, nhưng không sâu lắm, chỉ có Tiểu thuyền mới đi vào được. Nhưng dù sao thì sử dụng thuyền để vận chuyển tài nguyên vẫn có lợi hơn mang vác vượt qua rừng rậm.

Khi đã xác định địa điểm, Giang Phong cho tọa kỵ đáp xuống nơi đó, rồi lấy quyển trục ‘Điểm dân cư’ ra. Sau khi đặt quyển trục xuống vị trí lựa chọn (khoảng giữa bờ suối và các khu mỏ), Giang Phong mở quyển trục ra, và nơi đó xuất hiện một đạo bạch quang chói mắt. Hào quang xoay chuyển hết vòng này đến vòng khác, khoảng hơn 10 phút mới dừng lại, và rồi Giang Phong nhìn thấy … một ngôi nhà. Đúng ! ‘Điểm dân cư’ chỉ có một ngôi nhà, lại không có người. Giang Phong nhớ lại khi kiến thiết Văn Đức lĩnh địa, ban đầu cũng chỉ có Cung điện, mà Cung điện lại không kèm theo người. Ai ! Hệ thống keo kiệt gì đâu ! Người chơi khác không may mắn như Giang Phong, đã có sẵn lĩnh địa, thì dù có được quyển trục ‘Điểm dân cư’ cũng làm sao kiến thôn được ! Giang Phong trước khi kiến thiết lĩnh địa còn được hệ thống tặng cho 2 cư dân. Xem ra những người chơi khác nếu muốn kiến thôn, ngoài việc có được quyển trục ‘Điểm dân cư’, còn phải làm nhiệm vụ khác để được tưởng lệ thêm cư dân. Không có cư dân thì không thể nào gọi là ‘Điểm dân cư’ được.

Đã kiến thiết ‘Điểm dân cư’, tất nhiên cũng phải đưa nó vào hoạt động. Giang Phong ra lệnh cho Giang Thạch Khê về Văn Đức Thành chiêu tập 1 hộ dân và mang theo vật tư đến đây mở mang xây dựng thêm các kiến trúc mới. Trong khi đó thì Giang Phong cùng bọn Lưu An, Tôn Chấn tiếp tục cưỡi phi hành tọa kỵ khảo sát các khu vực quanh đó, để thuận tiện cho việc kiến thiết ‘Điểm dân cư’ sau này.

Mất hết nửa buổi, bọn Giang Phong cũng chỉ khảo sát được một bộ phận nhỏ của dãy núi. Dãy núi này chạy theo hướng đông bắc – tây nam. Lâm Hải đảo nằm gần mũi phía tây nam của dãy núi, trong khi con sông lại chảy theo hướng đông – tây. Do đó mà vùng đồng bằng giữa núi và sông càng về phía đông lại càng mở rộng ra. Khu vực mũi tây nam gần biển là vùng núi thẳm rừng sâu, chưa được mở mang khai phá. Nhưng ở về thượng du khoảng 250 dặm (100 kilômét), khu vực phía nam gần bờ sông là lĩnh thổ của Lưu Vân Thần quốc; khu vực phía bắc gần dãy núi là địa bàn của một Thần quốc hay lĩnh địa nào đó mà Giang Phong chưa rõ. Còn Bích Thủy Thần quốc thì ở về phía thượng du nữa, phải vượt qua địa bàn của Lưu Vân Thần quốc rồi mới đến được Lâm Hải đảo.

Đến chiều, khi bọn Giang Phong quay lại thì thấy Giang Thạch Khê đã cho vận chuyển rất nhiều linh mộc, linh thạch đến ‘Điểm dân cư’. Do chỉ có 1 ngôi nhà duy nhất nên nơi đây chỉ có thể ở được 1 hộ. Hộ dân đầu tiên này cũng sẽ kiêm nhiệm luôn Thôn trưởng nên được lựa chọn giai vị khá cao (cao giai bán thần). Hộ có 2 người, 1 nam 1 nữ, nên người nam đương nhiên sẽ là Thôn trưởng. Khi Giang Phong đến nơi, chính thức bổ nhiệm thì Đồng Sĩ Anh (tên người nam) đã trở thành Thôn trưởng của An Thạnh thôn (tên ‘Điểm dân cư’ do Giang Phong tạm đặt, khi nào thăng cấp lên cấp 2, xây dựng Hành chính viện thì mới có tên chính thức).



Tiếp đó, dưới sự chỉ huy của Giang Phong, hai thôn dân đầu tiên của An Thạnh thôn bắt đầu xây dựng những Tiểu viện đầu tiên, để có thể tăng dân số cho thôn. Sau khi đã an bài phương hướng phát triển, Giang Phong để cho bọn họ tự xử lý, rồi quay về Văn Đức Thành. Giang Thạch Khê được giao cho việc thay mặt Giang Phong theo dõi sự kiến thiết của An Thạnh thôn.

Về đến Cung điện trong Văn Đức Thành, gọi bảng thuộc tính ra, ghi nhận ‘Điểm dân cư số 1 (thuộc Văn Đức Thành)’ làm hạ thuộc lĩnh địa thứ 6. Do An Thạnh thôn chưa có tên nên Hệ thống đã đặt ký hiệu như thế.

Lĩnh địa nguyên bản có 8 chiến mã (thu được từ trại sơn tặc trước đây), cộng thêm 29 chiến mã chiến lợi phẩm lần này là được tổng cộng 37 chiến mã, trong đó có 3 thượng đẳng chiến mã, 4 trung đẳng chiến mã. Giang Phong quyết định thành lập 3 đội kỵ binh. Sử dụng thần thú làm tọa kỵ cho kỵ binh cũng được, nhưng không tốt bằng chiến mã, bởi thần thú không có kỷ luật, không thể tổ chức thành đội hình chiến đấu giống như kỵ mã. Mà kỵ binh không thể tập hợp thành đội hình chiến đấu được, các tự vi chiến, thì đâu còn là kỵ binh nữa.

Thị phú khinh bần !

Trình Tử hữu vân :

"Bần nhi vô siểm,

Phú nhi vô kiêu.

Thanh bần thường lạc,

Trọc phú đa ưu.

Vật thị phú quý,

Tự khinh kỳ bần.



Thị phú khinh bần,

Thủ tiền lỗ nhĩ."

Tạm dịch :

Trình Tử có nói :

Nghèo chẳng dua bợ,

Giàu chẳng kiêu căng.

Thanh bần thường vui,

Trọc phú lo nhiều.

Chớ cậy giàu sang

Mà khinh kẻ nghèo.

Cậy giàu mà khinh rẻ kẻ nghèo,

Chẳng qua mình là mọi giữ tiền.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play