Đối với bất kỳ một người xuyên không nào, ăn là việc đầu tiên cần phải giải quyết.
Đầu tiên, cần phải chúc mừng chính là, xuyên về thời Đường, bạn có thể ăn một ngày ba bữa. Nếu như xuyên về sớm một chút, vào thời Hán, một ngày bạn được ăn hai bữa hay ba bữa thì phải xem nhân phẩm rồi.
Còn xuyên về thời Đường, mọi người đều một ngày ba bữa, ăn sáng phần lớn là cháo bánh bột gì đó; ăn trưa thì ăn cơm, tối thì chủ yếu ăn mỳ, ăn canh hoặc bánh rán.
Phải rồi, sẵn tiện giải thích một chút, trước thời Tống, cái gọi là bánh thực tế đều là chỉ mỳ, tất cả các món làm từ mỳ đều được gọi là bánh.
Thế nên "bánh canh" mà chúng ta thường thấy, thực ra chính là "mỳ canh", bên trong là mỳ mỏng bỏ vào canh nóng, còn mỳ lạnh, gọi là "lãnh đào", hai loại này đều rất phổ biến. Còn về "bánh lồng" thì chính là màn thầu. Bên trong "bánh lồng" mà có nhân thịt, thì gọi là, gọi là "Ngọc tiêm diện" hoặc "Tiêm màn thầu" – cũng chính là bánh bao thịt. Đây là thứ mà Hoàng đế cũng có thể ăn rất vui vẻ. Còn có gì mà tất la nè, hoành thánh nè, đều là những món làm từ bột và có nhân thịt.
Bây giờ xin long trọng giới thiệu món ăn người thời Đường thích nhất: Ten ten ten tèn - Bánh Hồ
Rốt cuộc bánh Hồ là cái gì? Có người nói là bánh lò, cũng có người gọi là bánh hấp, nói chung là một loại bánh được du nhập từ Tây Vực, gồm có rau, dầu, mè vừng, đủ các loại. Người thời Đường vẫn luôn rất yêu thích loại bánh này. Mùa đông nhìn thấy có người bán bánh Hồ, lấy tay áo ôm lấy cái bánh nóng hổi cắn một cái, nói với người bên cạnh: "ngon tuyệt đỉnh, ngon không tả nổi", hoặc là gặp người đồng hương sống lâu năm ở Trường An liền cố ý ghẹo người ta: Chàng có nhớ Hạ Vũ Hà... à bánh hồ nướng bên bờ hồ Đại Minh không?
Nếu như bạn không có khái niệm gì về món này, xin mời tham khảo món "馕" ở tiệm cơm Tân Cương - theo nghiên cứu khảo cổ, trên cơ bản bánh hồ và món này không khác nhau gì cả.
Còn khi thêm thịt dê và tiêu vào trong nhân bánh, thì đó chính là món nhà giàu mới ăn được gọi là "cổ lâu tử"... Nói thật nha, thấy tình yêu người Đường dành cho bánh hồ, chái tim tôi thật lạnh lẽo. Có thể thấy, hình như họ vẫn chưa được ăn thứ gì ngon hết á!
Người thời Đường cũng thường xuyên ăn cơm, đa số đều ăn cơm gạo thô, quý nhân các kiểu, thì ăn cơm gạo **, có cơm thanh phong, cơm thủy tinh vân vân và mây mây.
Rồi, giờ nói tới thức ăn nha.
Trước tiên phải nói rõ, người thời Đường đại đa số ăn thịt động vật, Võ Tắc Thiên tin Phật, bảo mọi người không được ăn thịt, vì thế các đồng chí này đều rất đau buồn phẫn nộ, không cho ăn thịt vậy chẳng lẽ ăn cơm không?
Trong các loại thịt thời Đường thì các đồng chí thích ăn nhất là thịt dê, nướng hấp chưng gì cũng được
Sau đó là thịt lợn, không phân sang hèn nam bắc gì đều ăn hết. Những năm cuối thời Đường có một vị quan rất ghét ăn thịt mỡ, kết quả nhìn thấy thuộc hạ của mình đánh nhau, tức quá thế là phạt họ thật nặng - bắt họ ăn thịt mỡ. Còn cảnh cáo nếu đánh nhau nữa sẽ cho các ngươi ăn thịt mỡ rưới thêm dầu... chắc họ sẽ đánh nhau nữa sớm thôi.
Tiếp theo chính là cá. Ngoại trừ cá nướng, cá chưng các loại, nổi tiếng nhất chính là sashimi, còn gọi là cá chép phi lê, nghe đồn tay nghề cao có thể cắt miếng cá mỏng như cánh ve đóa. Ăn cua thời đó được xem là một sự hưởng thụ, cũng có người thích ăn tôm, người thích ăn lươn, ăn hải sản vân vân. Ngoài ra gà vịt ngan ngỗng, gấu nai chó thỏ gì đó cũng không hiếm thấy.
Còn về thịt bò và thịt ngựa, thực ra người thời Đường cũng có ăn, nhưng phải tuân theo luật pháp. Cố ý giết ngựa bò của triều đình, đi tù một năm rưỡi, nếu giết ngựa bò nhà mình có sao không? Có chớ, tù một năm. Cho nên thôi nhịn đi.
Đương nhiên là người Đường cũng ăn rau, còn là loại rau trồng nhà kính và rau nhập khẩu nữa, cải ngọt tần ô củ cải gì đó đủ hết.
Có điều người thời Đường ăn rau có hơi đặc biệt chút, không ăn sống, mà là băm thành tương rồi ăn. Qủa thật rất là sáng tạo.
Thật ra sáng tạo nhất chính là họ làm ra một số món rất nổi tiếng, cái gì mà dê béo không mỡ, vịt con trong lồng, ba ba, đều là những cách chế biến rất tàn nhẫn. Ví dụ như dê béo không mỡ, chính là ở trước mặt một con dê được chọn giết chết năm mươi con dê khác, khiến nó sợ đến phát điên, tất cả mỡ đều thấm vào trong thịt. Còn vịt trong chuồng lừa chính là đem vịt và lừa nhốt chung một cái lồng rồi nướng lên, cho vào thêm năm loại gia vị như tương dầu giấm, lúc bị nướng chúng khát nên sẽ uống mấy thứ này, cho đến khi bị thiêu sống đến chết. Món phía sau là phát minh của Trương Dịch Chi dành cho các anh em của mình, rất được hoan nghênh, có thể thấy người Đường rất thích ăn kiểu này. Vậy nên những người yêu mến động vật, thích ăn chay mà muốn xuyên không ấy, các bạn nên cân nhắc từ bỏ xuyên về thời Đường đi nha.