Hắn về nhà, cái ổ ôn nhu này không thoát được nữa rồi.

Con thiên nga ở lúc hắn tắm nước nóng còn mò vào, bóp hai bả vai cho hắn.

Thời này mà làm như vậy cũng không khác gì thất thân nhưng đôi gian phu này càng ngày càng táo tợn.

Lạ một điều là thậm thà thậm thụt, con Hồng bắt gắp cô nương từ phòng tắm đi ra, khe khẽ đóng cửa, chân bước như mèo.

Nó thương hại chẳng hù làm gì chứ nếu nó hù một cái, chắc cô nương nhà mình rụng tim mất.
Tắm táp ăn tối xong là ôm ôm ấp ấp, hắn nằm khểnh trên cái ghế dài ở thư phòng nhìn Đinh Tú làm toán.

Nàng làm toán chuyên chú đến phát sợ, lấy bộ thước hắn tặng đang chứng minh một định lý hình học gì đó.
Từ khi hắn nói cho nàng biết 5 tiên đề Ơ-cơ-lít.

Lại nói tiên đề này không thể chứng minh, nó là hiển nhiên, từ 5 tiên đề này sẽ chứng minh được các định lý hình học phẳng khác.

Nàng như biết thêm chân trời mời, ngày ngày tô tô vẽ vẽ, để hoàn thành phần hình học phẳng trong bộ “Đinh gia toán thuật” của nàng.
Bác vật học phủ đang thi công rồi.

Chỉ chờ hắn tìm được người của Cao gia về là sẽ tuyển học sinh.

Hắn định để nàng dạy toán trong Bác vật học phủ.

Như vậy, mơ ước của nàng cũng thành hiện thực.
Hắn ngắm nhìn nàng làm toán, trong lòng hạnh phúc, lần này đi Tức Mặc về không lằng nhằng nữa.

Cho dù mang roi đến chịu tội, cũng phải xin Đinh lão đồng ý cho cưới nàng.
Hôm sau hắn lại chạy đến xưởng in bên sông Tô Lịch.

Xưởng in cũng đã hoàn thiện kha khá rồi, bên cạnh là xưởng làm giấy luôn.

Hắn không có kinh nghiệm làm giấy nhưng góp ý cho họ một số khâu tối ưu quy trình để sản xuất nhanh hơn.

Còn xưởng in, hắn đã làm việc với thợ cả, nói cho hắn biết ý tưởng về khung chữ và cách nung con chữ ngược bằng đất.
Hắn mời Trần Uyên từ Hàn lâm viện tới, đặt vấn đề nhờ hắn khắc mẫu chữ thì Trần Uyên nói ngay.

Hắn cũng đã thử làm mẫu chữ bằng đất rồi nhưng không in được.

Lý do là mực khi quết lên chỉ ăn vào bản gỗ, khi đặt giấy thì chỉ bản khắc gỗ mới in được.

Chữ khắc bằng đất và bằng kim loại không in được.
Bách nói cứ yên tâm, vấn đề này hắn giải quyết được.
Trần Uyên mừng rỡ bắt tay vào làm, đây là người tài hoa, khắc chữ rất đẹp, thủ pháp tinh tế, mẫu chứ hắn khắc ra rất có thẩm mỹ, lại đều tăm tắp.

Bách cho hắn khắc đoạn đầu của Tam tự kinh để thử, khắc xong đem nung thì cũng hết ngày.

Hắn lại đi về chờ đến mai.
Hôm sau hắn đến thì chữ đã nung xong, rất đẹp và không bị nứt vỡ.

Bách sai lắp chữ vào các khung sắt đã cố định thì vừa khít.

Có một số chữ bị méo kích thước thì loại bỏ.

Hắn cho người mài mực, lại lấy từ trong túi ra một lọ nhỏ, nói với mọi người.
- Đây là sơn quang dầu lấy từ nhựa cây sơn.

Khi pha vào sẽ tăng độ kết dính của mực.

Nhưng với tỷ lệ thế nào thì chúng ta phải thử.

Các ngươi mang 5 cái bát ra đây.
Hắn lấy cân, cân đo tỷ lệ rõ ràng rồi chia thành 5 cách pha.

Lại lần lượt lấy thứ mực sau khi pha quết đều lên bản khắc.

Sau đó lấy một tờ giấy trắng phủ lên trên.

Dùng một con lăn nhỏ lăn qua.

Hai cách pha đầu nước mực nhạt, không bám lại trên bề mặt bản khắc nên nét chữ trên giấy rất mờ.

Đến cách pha thứ ba mới có hiệu quả, mực bám tốt lên bản khắc, nét chữ rõ ràng.
Trần Uyên xuýt xoa nhìn bản in, tự chửi mình ngu ngốc.

Đã gần thành tựu rồi mà không tìm được cách pha mực.

Lại chắp tay với Bách:
- Hầu gia đa tài bác học, Trần Uyên bội phục rồi.
Bách mới gặp đã quý người này, rất chuyên chú công việc, lại ham học hỏi, không ganh ghét.

Đây chính là đức tính của người quân tử.

Cũng chắp tay lại:
- Sau này còn nhờ Trần đại nhân phát dương quang đại ngành in nước ta.

Đây chỉ là bước khởi đầu thôi.

- Ta tin có con chữ nung bằng đất này mọi sự sẽ được giải quyết.

Việc viết báo của Thái sư cũng không còn là viễn tưởng nữa.
- Đúng vậy, sau này chúng ta sẽ dùng sắt nung chữ in.

Vừa đẹp vừa bền hơn.

Nhưng cứ tạm nung bằng đất đã.

Hợp đồng đầu tiên ta đặt xưởng in là làm cho ta một khung kích cỡ nhỏ.

Các số nung bằng đất theo ký tự kiểu của ta, dùng để thông báo kết quả quay số của Quỹ kiến thiết quốc gia.

Các ngài có nhận hợp đồng này không?
Thợ cả của xưởng chắp tay:
- Nhận chứ! Nhận chứ! Thái sư có lệnh, giờ xưởng in phải nhận in ấn thông báo cho triều đình còn lại phải thu tiền.

Chúng tôi cũng phải sống mà.
Tất cả xưởng cười vang.

Bách tin cách in này đầu tiên có vẻ thô sơ vậy thôi.

Nhưng những người thợ tài hoa này, bằng bàn tay và khối óc sẽ càng ngày càng làm nó tinh xảo hơn.

Chỉ cần mở một lối là họ có thể tự đi trên con đường này thôi.

Huống hồ sắp tới có 100 tên học nghề đến nữa.

Chắc chắn công việc sẽ đâu vào đấy.
Mọi việc ở xưởng in hòm hòm thì Chiêu Minh Vương cũng xin phép Tông nhân phủ cho Bách được về Tức Mặc.

Sáng hôm sau Đinh Tú rấm rứt chuẩn bị hành lý cho hắn, nịnh mãi nàng mới thôi.

Lại lưu luyến hôn lên môi nàng, giở thủ đoạn thời sau nói vài câu thả thính với nàng rồi mới đi được.

Hắn đến bến Đông Bộ Đầu thì thấy 200 quân thánh dực đợi sẵn.

Lại nhìn thấy Trần Cung thì mặt mày rạng rỡ vẫy tay:
- Trần huynh, đã lâu không gặp.
Trần Cung chắp tay, mỉm cười chào lại:
- Chào Hầu gia, lần này lại được đồng hành cùng ngài.

Lúc này có một kiệu lớn đi tới, xa hoa lộng lẫy.

Kiệu này sơn son thiếp vàng, lọng xanh che phủ, từ trên kiệu Thái Đường bước xuống.

Nàng hôm nay vận cung trang, một thân váy xanh nhạt, trông như tiên tử hạ phàm, chỉ là cái cổ áo hơi trễ nải.

Xuống kiệu nhìn Bách, vui vẻ nói:
- Ta hôm nay có đẹp không?
- Đẹp! Công chúa rất xinh đẹp.
Trong lòng Bách thầm mắng “Yêu nữ, ăn mặc thế này nhất định không có ý tốt”.

Nàng lại kéo hắn lên thuyền hoa của mình.

Trên thuyền bài trí rất đẹp.

Chỗ trướng phòng còn có bày đệm gấm gối dài, hương trầm thoang thoảng.
Lần này bọn họ vẫn là đi thuyền về Tức mặc, nơi đây chỉ cần xuôi theo sông Cái là tới.

Đoàn người lên chục chiếc thuyền xuôi theo dòng sông.

Thuyền từ Đông Bộ Đầu tấp nập, theo con sông xuôi dòng.

Tên sông như tình mẹ, chẳng thể tách rời cuộc sống lam lũ và bao nhọc nhằn của người nông dân Đại Việt.

Dòng sông đôi khi trầm lắng, lặng lờ như sự bình yên của xóm làng.

Có khi gồng mình lên như sóng nước cuồn cuộn.

Nước đục ngầu như da mặt ai lúc cáu gắt.

Nhưng Bách biết nếu không có cái màu đỏ này mang lại phù sa màu mỡ cho đồng bằng châu thổ sông Hồng thì lấy đâu ra nền văn minh lúa nước bốn ngàn năm của dân tộc.
Thái Đường thấy hắn đứng ngắm sông, tóc bay phất phơ, lại có vẻ anh tuấn tiêu sái, trái tim thiếu nữ rộn lên.

Nàng vốn được chiều chuộng từ bé.

Là trưởng công chúa của Thái tông, vai vế so với các hoàng nữ là cao nhất.

Trong cung không ai dám chống đối.
Gặp được tên này hành động lạ kỳ, thái độ đối xử với nàng rất khác với những nam nhân khác.

Có lúc chửi mắng nàng, lại động cả tay chân không kiêng dè.

Nàng tỏ ra quan tâm nhưng hắn thì dửng dưng, đôi ba lần trễ hẹn.

Mỗi lần trễ hẹn là biến mất mấy tháng khiến nàng ngày nhớ đêm mong.

Lại trùng hợp gặp phải Đinh Tú khiến sự tranh đấu trong nàng bùng lên, chưa bao giờ nàng lại gặp tình huống này.

Vừa yêu, vừa hận, vừa ham muốn sở hữu.

Tâm linh vừa động, nàng kéo tay hắn, bắt ngồi xuống đệm ấm, lại ghé sát bên tai hỏi:
- Lần trước vô lễ với ta, chàng phải chịu trách nhiệm.
- Ta vô lễ với nàng khi nào?
- Ở chùa Diện Hựu, chàng còn chối ư?
- Khi ấy nàng giả nam trang, ta nào biết nàng là công chúa, sao có thể tính là vô lễ được.
- Ta không biết, chàng làm sao thì làm.

Lần này về cung chàng phải bẩm với cha ta xin cưới ta, nếu không hậu quả chàng tự chịu.
- Nàng thật vô lý.

Ta không thể làm thế được.
- Vì sao?
- Tóm lại không xin cưới được.

Nàng nghĩ lại mà xem, họ Trần nhà nàng đã bao giờ gả công chúa cho thường dân như ta chưa.

Công chúa họ Trần, một là gả cho các Vương gia họ Trần.

Hai là gả cho chư hầu để khống chế họ.

Ta có gan bẩm lên cũng sẽ chỉ chịu tội chết mà thôi.
Thái Đường thất thần, nàng là người vô tư.

Chưa từng nghĩ qua chuyện này.

Mấy lần trước cũng hỏi nhị huynh nàng, nhị huynh chỉ cười không đáp.

Đến tuổi của nàng đáng lẽ cũng phải hạ giá rồi.

Nhưng sao Thượng hoàng chưa nói gì.
Nàng đinh ninh Thượng hoàng yêu quý cô con gái này, cho nàng tự quyết hôn nhân.

Hôm nay nghe Bách nói thế, trong lòng vỡ lẽ, trào lên bi thương.

Có lẽ không phải cha cho nàng tự quyết, mà chưa tìm được người thích hợp để phải dùng đến quân cờ trưởng công chúa như nàng thôi.

Nàng nghĩ đến đây, nước mắt trào ra, không nói gì nữa.
Chuyện này Bách cũng chẳng có cách nào xử lý, hắn không dám cũng không muốn nhúng vào vũng nước đục này.

Hắn là người hiện đại, được xã hội giáo dục chế độ một vợ, một chồng.

Ở nhà có Đinh Tú đợi mình là được rồi.

Mình không muốn làm người phụ bạc.

Cũng chỉ đành đưa cái khăn tay, lau nước mắt cho Thái Đường, rồi lui ra.

Những việc này để nàng một mình suy nghĩ sẽ tốt hơn.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play