Tuy khách sạn không nằm ở trung tâm thành phố nhưng cơ sở vật chất phần đều đạt tiêu chuẩn của một khách sạn hạng sang, từ cửa sổ phòng tầng sáu nhìn ra có thể thấy thấp thoáng ga tàu điện ngầm.
Sau cơn mưa trời bắt đầu mang chút hơi lạnh mùa thu, gió đập vào cánh cửa sổ thổi tan chút sương mù từ đêm qua.
Đường Nam Châu tựa vào cửa sổ.
Trên bệ cửa sổ có đặt một cái gạt tàn thuốc, bên trong có mấy đầu thuốc đã cháy khô, giữa ngón tay anh kẹp một điếu, ánh sáng lóe lên nhỏ nhoi. Gió ngừng thổi, cả người anh như chìm vào trong màn sương mù, đôi mắt sâu hút.
Đường Nam Châu nhớ lại chuyện trước đây.
Năm ầy anh không thi đại học đơn thuần chỉ là sốc nổi của tuổi trẻ, cộng thêm sự yêu thích biển cả nên không ngầng ngại lên tàu Hàn Nghị. Đi theo anh lớn hai năm lênh đênh trên biển, xuyên thẳng qua cảng các quốc gia lớn.
Thủy thủ là nghề nguy hiểm, ngoài việc không tài nào địch sự ác nghiệt của tạo hóa. Lần cuối chạy trên biển, cả thuyền gặp phải bọn cướp biển, trên thuyền anh là đứa nhỏ tuổi nhất, được anh em bên cạnh che chở cuối cùng mới nhặt được cái mạng nhỏ này vào lại bờ.
Nhưng trớ trêu, lúc đi đầy đủ lúc về thiếu năm, hàng cũng bị mất, sau lần đó có anh Nghị đứng ra chịu trách nhiệm, hành trình đi biển của anh đến đây là kết thúc.
Anh đi về từ cõi chết quay lại thành phố S.
Có đôi khi đối mặt với cái chết người ta mới nhận ra bản thân mình muốn gì.
Chia tay với Tống Sa Sa được hai năm cũng là khoảng thời gian lênh đênh trên biển ròng rã, đứng giữa biển trời mênh mông, ngay lúc rời xa Tống Sa Sa, anh cứ ngỡ cảm giác thích một cô gái thời cấp ba cũng chỉ đến vậy. Chỉ cần cách xa, chỉ cần không gặp mặt là có thể bị thời gian cuốn trôi đi hết thảy.
Anh quen biết một đám anh em thích giảng đạo lý, cùng sống chết với nhau, cùng uống rượu mạnh, chia chung miếng thịt thơm, nhiệt huyết sôi trào, xem thường cách sống bình lặng của người thành thị, sống một đời không nuối tiếc.
Ba chữ Tống Sa Sa tựa như hồi ức, cũng giống như hoa trong gương, trăng trong nước thuở thiếu thời.
Mãi đến ngày đó, ngày phải đối mặt với thần chết, anh cứ ngỡ mình sắp chết đến nơi rồi.
Trong đầu anh chỉ có một ý nghĩ duy nhất – Anh muốn gặp Tống Sa Sa.
Dù chỉ là một cái chạm mặt cũng được, anh muốn gặp cô.
Lúc tỉnh lại trong bệnh viện thành phố S, ngoài những người anh em cũng vừa về từ cõi chết như anh, anh còn thấy Đường Nam Minh đã lâu không gặp. Đường Nam Minh thấy anh tỉnh, vẻ mặt ưu sầu, câu đầu tiên anh ta nói với anh là:
– Mẹ mày, Đường Nam Châu, lá gan mày lớn quá nhỉ.
Anh không dám cãi lại.
Sau khi chữa khỏi vết thương ở bệnh viện, Đường Nam Minh hỏi anh có tính toán gì chưa.
Anh đáp:
– Em muốn ra nước ngoài giải sầu.
Đường Nam Minh không ngờ anh sẽ trả lời như thế, bèn hỏi:
– Đi đâu?
– Đi Mỹ. – Anh đáp.
Đường Nam Minh càng thêm sầu não, cuối cùng buông tiếng thở dài, bất đắc dĩ nói:
– Chắc chắn đời trước anh thiếu mày, anh giúp mày làm hộ chiếu. Nhưng sau khi giải sầu về, mày phải nghĩ thật kĩ về tương lai sau này cho anh.
Anh được đi Mỹ như ý nguyện.
Tống Sa Sa có nhiều bạn bè, có vài người Trung Quốc biết nơi ở của cô, anh đi vòng vèo mãi rồi cũng đến.
Anh muốn hợp lại.
Anh đến đại học nơi cô đang học, được gặp cô như ý nguyện.
Cô không khác xưa là bao, vẫn vui vẻ thùy mị như thế, là một người tỏa sáng trong đám người giống như trước kia. Chia tay với anh, có lẽ không có gì ảnh hướng tới cô.
Anh nhớ lại hồi mới quen cô đã nói với anh thế này:
“… Thế nên tớ tự hứa với bản thân rằng, sau này lúc gặp bố mẹ có thể vui vẻ tự hào nói với họ là con đã rất cố gắng học tập, cũng rất tận tâm trong công việc, luôn sống tốt, đối xử tốt với bản thân và tương lai của mình, con đã cẩn thận nếm trải những điều và cảm giác mà mọi người nên trải qua trong đời…”.Anh là mối tình đầu của cô.
Khoảnh khắc ấy trong lòng anh bỗng nổ tung, từng chữ không cam lòng hiện lên trong đầu.
Anh biết rằng mình vẫn rất yêu Tống Sa Sa.
Nhưng hai năm lênh đênh trên biển đã giúp anh trưởng thành hơn rất nhiều. Chuyện quay lại bên nhau, anh không muốn mình xúc động nhất thời. Anh biết mâu thuẫn giữa tình cảm của hai người. Mà ngay lúc anh chưa nghĩ ra cách giải quyết thì bỗng phát hiện bên cạnh Tống Sa Sa xuất hiện một người đàn ông.
Bạn cô nói cô có bạn trai rồi.
Bạn của cô nói bạn trai cô cực kỳ đẹp trai, đối xử với cô rất tốt, hai người có chung một lý tưởng, hiện giờ đang làm thêm ở một siêu thị.
Bạn bè còn nói hình như hai người đã đính hôn rồi.
…
Chính mắt anh thấy hai người cô thân mật, ngón tay cô còn đeo nhẫn.
Sau đó anh về nước.
Đường Nam Minh hỏi anh có dự định gì chưa.
Không lâu sau đó anh đi học lại rồi thi đại học, sau khi tốt nghiệp thì đi làm thăm dò dầu khí trên biển. Tín hiệu trên biển không ổn định, thường xuyên mất liên lạc với đất liền, anh không mấy quan tâm, một thân một mình không bố mẹ, mặc dù cuộc sống tẻ nhạt nhưng nội tâm của anh lại thấy yên bình.
Anh rất ít khi liên lạc với bạn bè trong nước.
Thứ nhất là sợ mình nghe được tin Tống Sa Sa lấy chồng, thứ hai là sợ mình làm ra những hành động trái với đạo đức xã hội.
Sau đó nữa anh được dịp về lại đất liền.
Đường Nam Minh hỏi anh có muốn tham gia đám cưới của bạn cấp ba Trịnh Lực hay không, còn gửi thiếp mời cho anh.
Đường Nam Châu nhìn cái tên cô dâu chú rể trên tấm thiệp mời, con tim lặng yên đã lâu lại gợn sóng, dù trên thiệp cưới không ghi ba chữ Tống Sa Sa nhưng nhìn cái tên Tần Lan là anh biết, nó có liên quan đến Tống Sa Sa.
Đám cưới của em họ, anh biết nhất định cô sẽ tham gia.
Luôn muốn gặp cô.
Dù cho không thể ở bên nhau, cũng muốn gặp một lần.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Đường Nam Minh từng sắp xếp cho anh xem mắt một lần ở thành phố B. Đối phương mà một cô gái nhỏ, bề ngoài ra sao, điều kiện thế nào anh không nhớ rõ. Chỉ biết là khi đó bỗng nhớ ra một chuyện, là năm lớp 11 gặp được Tống Sa Sa, con tim anh đã bị cô cướp lấy, nhiều năm rồi vẫn chưa trả lại.
Sau nữa anh từ chối mọi đối tượng xem mắt mà Đường Nam Minh sắp xếp cho mình.
Đường Nam Minh bảo anh đang chờ một người không nên chờ.
Thực ra không phải anh chờ, mà chỉ là không muốn quên.
7 giờ sáng, Tống Sa Sa tỉnh giấc.
Quầng mắt cô hơi thâm, dĩ nhiên là vì hôm qua không ngủ ngon. Tối hôm qua cô chống tường dù khó khăn đi ra khỏi phòng tắm, còn nhờ nhân viên khách sạn chạy đến cửa hàng Watsons gần đấy mua giúp đồ lót, nhân tiện đi giặt quần áo bẩn.
Xong xuôi mọi chuyện đã là mười giờ tối.
Sau đó cô gọi cho cô Tống Lệ dặn bà ngủ trước còn mình ở lại qua đêm nhà bạn. Tiếp đó cô nằm lên giường. Song mãi không ngủ được, không hẳn là vì cái chân đau, mà là rối bời.
Lúc cô thiu thiu ngủ thì có vị khách lạ đi nhầm phòng nhấn chuông cửa.
May mà không phiền phức gì nhiều, người đó nhanh chóng rời đi.
Chỉ là khó ngủ lại lần nữa, sau cùng cô không biết mình ngủ thiếp đi lúc mấy giờ. Cô thức dậy theo đồng hồ sinh học, thử chuyển động cổ chân. Tối hôm qua băng bó tốt, sau khi ngủ một giấc, dù cho không ngủ say thì giờ cũng đã tốt hơn nhiều.
Cô vịn vách tường đi rửa mặt, thử đi vài bước thấy ổn, có điều hơi chậm. Tối nay xoa dầu thuốc thêm lần nữa thì hẳn là ngày mai về không ai nhìn ra cô bị gì ở chân đâu nhỉ? có thể dễ dàng tiễn cô chú ra sân bay.
Tống Sa Sa xuống sảnh gia hạn phòng đêm nay, nhân tiện ăn sáng luôn.
Lúc gia hạn phòng, thấy vẫn là cô nàng lễ tân tối qua thì hỏi thăm:
– Chưa thay ca à?
Cô gái lễ tân đáp:
– Tầm tám giờ sẽ thay ca, chị Tống, chân chị khá hơn chút nào chưa?
Tống Sa Sa trả lời:
– Đỡ hơn nhiều rồi, cảm ơn em quan tâm.
Ánh mắt cô nàng lễ tân sâu xa, cười tít mắt:
– Tối qua người đàn ông đi cùng với chị rất quan tâm chị đó, anh ấy còn dặn dò chúng tôi lưu ý thêm…
Cô nàng lễ tân rất nhiệt tình, còn nói:
– Thời buổi này người đàn ông chăm sóc như thế khó tìm lắm đấy.
Tống Sa Sa không đáp lại, cầm thẻ phòng đi ăn sáng.
Mới 7 giờ rưỡi, phòng ăn không nhiều người.
Trên chiếc bàn dài bày nhiều loại đồ ăn sáng, Tống Sa Sa không có chứng khó lựa chọn, cầm một đĩa bánh bao chiên
[1], một cốc nước chanh, và đợi người ta lấy một lát trứng ốp la. Cô ngồi cách hai người trên bàn ăn dài, chậm rãi tận hưởng bữa sáng.
Không lâu sau thì có hai cô gái trẻ tuổi ngồi vào hai ghế cạnh cô, không giống dân địa phương, có lẽ là khách du lịch, hai người từ lúc ngồi xuống đã thảo luận hành trình đi thăm quan.
– Vườn bách thú đi tầm một ngày nhỉ? Chúng ta từ từ xem, đi tàu điện ngầm được đấy.
– Xe buýt cũng tiện, nghe nói Koi là người thành phố S, quyển sách kia lấy cảm hứng từ bạn của cô ấy, hẳn là cũng ở thành phố S nhỉ?
– Trên Weibo tớ thấy nữ chính làm việc ở Kê-ni-a mà? Ôi, quyển sách kia viết hay quá, lúc đầu tớ chẳng mấy hứng thú với động vật hoang dã đâu, nhưng giờ đã đến thành phố S rồi tớ cũng muốn đến vườn bách thú ngắm tụi nó một chút.
– Ha ha vậy cậu có biết bộ này sắp được chuyển thể thành phim không? Hy vọng không phá sách.
– Hả? Chuyển thể thành phim á? Nữ chính là ai đấy? Thiếu nữ mười sáu tuổi cơ trí thông minh, mấy người mới nổi giờ có diễn nổi không đấy?
…
Chủ đề nhanh chóng chuyển sang ngành giải trí.
Tống Sa Sa không mấy hiểu rõ tình hình giải trí trong nước cho lắm, cũng không hứng thú mấy, chỉ là hình như cô vừa cảm nhận được độ nổi tiếng của Cảnh Lê trong nước rồi.
… Có vẻ rất nóng đấy, trong phòng ăn khách sạn mà cũng có thể nghe được người ta thảo luận về cô bạn thân.
___________
Chú thích:
[1] Hay còn gọi là bánh bao Sheng Jian, một loại bánh bao chiên đặc sản của ở Thượng Hải từ những năm đầu của thế kỷ XX.
Hết chương 11.7