Thạch Kiên kiếp trước sở trường chính là thư pháp, đặc biệt là các loại thư pháp nổi tiếng, hắn dụng thư pháp của Tô Đông Pha, viết lên bốn chữ: Thủy Điều Ca Đầu
Nét bút của Tô Đông Pha là nét bút nghiêng, thế chữ mềm mại khiến người ta có cảm giác nhẹ nhàng, vui vẻ. Bốn chữ to này mặc dù chưa thể so sánh với thư pháp của chính Tô Đông Pha, nhưng nếu so sánh về sự túng dật, hào phóng, bình thản, so về cái thần hoàn toàn có thể biểu đạt tới tám, chín phần mười. Bất luận bài từ tiếp theo của hắn là hay hay dở, chỉ bằng bốn chữ này đã khiến rất nhiều người quên cả lễ nghĩa hô vang.
Thạch Kiên tiếp tục viết:
Minh nguyệt kỷ thì hữu, bả tửu vấn thanh thiên, bất tri thiên thượng cung khuyết, kim tịch thị hà niên? Ngã dục thừa phong quy khứ, hựu khủng quỳnh lâu ngọc vũ, cao xử bất thắng hàn. Khởi vũ loạn thanh ảnh, hà tự tại nhân gian.
Chuyển chu các, đê khỉ hộ, chiếu vô miên, bất ứng hữu hận, hà sự trường tương biệt thì viên? Nguyệt hữu âm tình dương khuyết, nhân hữu bi hoan ly hợp, thử sự cổ nan toàn. Đãn nguyện nhân trường cửu, thiên lý cộng thiền quyên.
(Dịch thơ:
Nâng ly xin hỏi trời cao
Rằng trăng sáng những khi nào
Ở đâu
Giữa trời chẳng biết lối vào
Đêm nay trăng đã được bao năm tròn
Đã toan theo gió đến thăm
Những e lầu ngọc lạnh căm lại dừng
Múa may theo bóng trăng lồng
Hóa ra trăng cũng nào không khác người
Trăng xoay theo các lầu đài
Trăng xuyên qua bức màn lay trước thềm
Trăng soi thao thức triền miên
Trăng hờn chi ?
Cứ vô duyên tròn đầy
Khi người ly biệt ngậm ngùi
Thế gian tan hợp buồn vui đã thường
Thì trăng sáng tối khuyết tròn
Xưa nay đâu dễ vẹn toàn mà trông
Xa xôi ngàn dậm cầu mong
Cho người được mãi theo trăng trường tồn)
Bài từ viết xong, cả sảnh đường im lặng. Tất cả đều bị bài từ chấn động đến ngây người.
Bọn họ nhìn thiếu niên gầy gò, thanh tú trước mặt, không khỏi thầm tự giễu,
“Thiếu niên, đã nhìn ra được tư vị của sầu, đã miêu tả được cái sầu, bài thủ từ này quả thực vô cùng cuồng vọng.”
Tất cả nghe xong đều cảm thấy trong lòng thật buồn bực, bài thủ từ cuồng vọng, nhưng có thể nói, toàn bộ Đại Tống không có mấy người có thể làm được bài từ như vậy.
Thiếu niên vẫn tiếp tục múa bút, biểu diễn:
- Bá phụ, có phiền không nếu vãn sinh uống một ngụm trà.
Lý Hằng vẫn còn đang nghiền ngẫm bài từ, nghiền ngẫm ý cảnh và thư pháp, chợt nghe hắn hỏi vội đáp bừa:
- Được, dâng trà.
Thạch Kiên nhấp một ngụm trà, rồi lại viết tiếp:
- Quế Thụ Hương, Kim Lăng Hoài Cổ
Thạch Kiên lúc này sử dụng một loại thư phái sáng lạn (Thái Dương thể). Thư pháp Thái Dương, chữ viết như nước chảy mây trôi, thư thả, tự nhiên. Tô Đông Pha từng nói, thư pháp của Đại Tống là đệ nhất.
Thạch Kiên viết ra bảy chữ, khiến mọi người cảm thấy như xuân phong quất vào mặt, lòng người chợt thấy vô cùng ấm áp.
Lúc này, trong đại sảnh, quan khách nhìn bảy chữ này, rốt cuộc bất chấp thân phận tôn quý của bản thân, bỏ qua cả lễ nghi, tất cả đều cố chen lấn để nhìn tiếp.
Chỉ thấy thiếu niên thần kỳ này vẫn tiếp tục viết:
Dư ký ấu thì tằng mông tiên phụ huề *** khứ giang trữ đăng cao, chuyển nhãn dĩ thị nhân sự vật phi, thán thế sự thương hải tang điền, biến hóa mạc trắc, hữu cảm.
Đăng lâm tống mục, chánh cố quốc vãn thu, thiên khí sơ túc. Thiên lý rừng giang tự luyện, thúy phong như thốc.
Chinh phàm khứ trạo tàn dương lý, bối tây phong, tửu kỳ tà súc.
Thải chu vân đạm, tinh hà lộ khởi, họa đồ nan túc.
Niệm vãng tích, phồn hoa cạnh trục, thán môn ngoại lâu đầu, bi hận tương tục.
Thiên cổ bằng cao đối thử, mạn ta vinh nhục. Lục triêu cựu sự tùy lưu thủy, đãn hàn yên phương thảo ngưng lục.
Chí kim thương nữ, thì thì do xướng, hậu đình di khúc
(Dịch thơ:
Lên cao nhìn khắp bốn phương
Vời trông cố quốc đã dường cuối thu
Đất trời một vẻ tiêu điều
Sông dài trải lụa về xuôi nghìn tầm
Núi xanh tua tủa như tên
Buồm trôi chèo dục lênh đênh nắng tà
Gió tây trở ngọn thổi qua
Cờ bay quán rượu xa xa trong chiều
Cuối trời mây nhạt đìu hiu
Dưới sông rợp bóng thuyền nhiều màu trôi
Ngân hà rọi cánh cò bay
Cảnh như tranh vẽ khó thay tạc hình
Nhớ xưa một thuở phồn vinh
Công danh đeo đuổi rập rình mà nay
Bên lầu khóc hận thương vay
Oán hờn tiếp nối đọa đày tử sinh
Ngàn đời lên xuống nhục vinh
Lục triều chuyện cũ tan tành nước trôi
Lang thang khói lạnh một màu
Cỏ xanh phai sắc tàn mau cũng vì
Mà nay ôi những ca nhi
Hậu Đình di khúc cớ chi hát hoài. )
Bài thủ từ này là một tác phẩm tiêu biểu của Vương An Thạch, cùng với một bài từ củaTô Đông Pha được mệnh danh là Bắc Tống đệ nhất từ. Năm đó, Tô Đông Pha khi đọc bài từ này từng cảm thán:
- Thật là một lão hồ ly hoang dã.
Bài thủ từ này Thạch Kiên dùng thư pháp Thái Dương để viết….người hiện tại sao có thể được nhìn qua thư pháp này, tất cả đều nhìn vào mấy trăm chữ mà choáng váng.
Thạch Kiên cũng không chào Lý Hằng, viết xong hắn liền cầm tay bà nội đi thẳng ra ngoài.
Bà nội hỏi hắn:
- Cháu ngoan, ngươi biết làm từ ? Ta thấy bọn họ khen ngươi viết rất đẹp, nhưng không thấy ai khen bài từ của ngươi.
Thạch Kiên cười cười, không đáp, vô nghĩa, hai bài thủ từ này nếu còn không hay thì toàn bộ Đại Tống không có bài từ nào tốt cả.
Bọn họ ra tới cửa, tiểu nha đầu Hồng Diên đã chuẩn bị xe ngựa chờ sẵn.
Bà nội lớn tuổi, nhưng mắt vẫn chưa mờ, nhìn thấy tiểu cô nương này, ngay lập tức cảm thấy vui mừng. Nàng cũng nhìn ra đây là một cô gái gia giáo, bà cũng không nghĩ sẽ giàu có, chỉ muốn an phận bình dân, muốn cháu nội thành gia lập nghiệp.
Bà kéo Hồng Diên vào hỏi han, Hồng Diên không hiểu ý, nhưng ngẫm lại, thiếu niên này quả thực thần kỳ, mặc dù còn chưa được chứng kiến tài học của hắn, nhưng nàng biết hắn là một thiên tài, tâm địa lại lương thiện, nhưng nhìn thiếu niên vẫn lơ đãng ngắm nhìn cảnh sắc trôi qua ngoài cửa sổ, không liếc mắt nhìn nàng một cái, thực ra, hắn sợ rằng nàng nghĩ hắn là sắc lang, nhưng vô tình biểu hiện của Thạch Kiên lại khiến nàng vô cùng thất vọng. Hồng Diên nghĩ lại, hiện tại hắn còn nhỏ, có lẽ hai ba năm nữa, khi hiểu biết hơn, hắn sẽ chú ý tới mình.
Nhưng hắn thật sự không hiểu sao ? Nàng nhớ lại buổi tối hôm trước, những lời nói của hắn, trong lòng lại nảy sinh hoài nghi.
Mọi người im lặng một lúc lâu sau, chợt nghe thấy tiếng một lão già:
- Ta hiểu rồi, hắn trước uống rượu bởi muốn bài Thủy Điểu Ca Đầu được viết phóng khoáng, tiêu sái. Bài từ sau khí chất, phú quý, đoan trang, đương nhiên phải dùng trà trợ hứng.
Một câu nói này của hắn khiến tất cả đang như si như túy bừng tỉnh. Lúc này, Lý Hằng chợt nhớ tới món quà của Thạch Kiên đưa cho hắn, hắn vội mở ra, thấy đó là một bức Bách Niên Thọ Từ. Bách Niên Thọ Từ, có một trăm từ, tạo thành một bài từ chúc thọ, có điều mỗi từ đều dùng một loại thư pháp khác nhau, mỗi loại thư pháp đều tự thành một trường phải riêng, chỉ có một điểm duy nhất không được hoàn mỹ chính là thiếu niên yếu ớt, sức mạnh không đủ, nên thoáng có chút khiếm khuyết về hỏa hậu, nhưng có thể viết thể này cũng đã đủ để tất cả lại một lần nữa nhìn ngắm như si như túy.
Phải biết rằng, Thạch Kiên vì viết bức Bách Niên Thọ Từ này, đã đem toàn bộ thư pháp đời Tống, Nguyên, Minh, Đường, Thanh, Trịnh, Ngô, thậm chí cả thư pháp hiện đại ra mà phô diễn, có thể nói bức Bách Niên Thọ Từ này chính là đại biểu cho thư pháp xuyên suốt lịch sử Trung Quốc, một trăm loại thư pháp của những đại sư xuất sắc nhất. Trong bức Thọ Từ, chưa cần nói tới cả trăm loại thư pháp, chỉ cần học được một loại trong đó, sẽ có thể dương gianh đương đại.
Khách khứa ngày hôm nay tất cả đều là danh sĩ kiệt xuất trong thành, bọn họ nhìn không ra sự huyền bí trong đó. Nhưng bức Thọ Từ này bày trước mắt họ như một ngọn núi nguy nga mà họ không thể nhìn thấy đỉnh, như một bảo tàng mà họ chưa từng được thấy. Hơn nữa trăm từ còn tạo thành cai câu thơ kinh thiên, đối với văn nhân, càng khiến cho ngọn núi thêm hùng vĩ.
Vừa rồi bọn họ còn thâm khen Lý Hăng cho Thạch gia 50 lạng bạc là rộng rãi, hào phóng, nhưng hiện tại, chỉ bằng một bức Bách Niên Thọ Từ này, nếu mang đi bán, 50 lạng bạc còn xa xa không đủ.
Một lão tú tài nhìn đến thất thần, nhìn đến si ngốc, rồi đột ngột lão quỳ xuống trước bức Thọ Từ:
- Trời cao có mắt, đây là trời độ Đại Tống ta nên mới sinh ra thần đồng này.
Một tiếng kinh hô của hắn khiến mọi người sực tỉnh cơn mê. Đúng vậy, bọn họ mải nhìn bức Thọ Từ này, hoàn toàn quên mất tác giả của nó.
Nhưng khi họ quay đầu tìm kiếm thì Thạch Kiên đã biến mất.
Lúc này, Lý Hằng hiểu rằng, hắn là đồ đầu heo. Hắn vội gọi đám tôi tớ:
- Mau, mau, đưa hiền tế của ta trở về.
Mọi người nghe xong chợt cảm thấy buồn cười….Ngươi tầm mắt hạn hẹp, nhà có Hương Ngọc lại nhìn không ra, người ta ở nhà ngươi mấy năm lại không nhìn ra được tài hoa, ngược lại chê người ta nghèo khổ, bức bà cháu họ phải ra đi. Giờ hối hận ? Chỉ là họ đều quên rằng, bản thân họ ban đầu cũng muốn mượn gió bẻ măng.
Những người này hiện tại đều quên hết mục đích ban đầu, tất cả đều nghĩ, Thạch Kiên đã đốt hôn ước, không còn liên quan tới Lý gia…..con gái mình…..nên tìm hiểu thiếu niên thần kỳ kia.
Bọn họ không phải là lũ ngốc, một trăm loại thư pháp của thiếu niên này, chỉ cần một loại cũng đã có thể khiến hắn một bước lên trời, càng chưa nhắc tới hai câu thơ kia.
Đột nhiên, lão già chợt nhớ:
- Thọ từ, là hai câu thơ hắn làm…..
Hai câu thơ nổi tiếng, thiên cổ bất hủ của Lý Thanh Chiếu.
….
Hiện tại, Lý Hằng hối hận muốn đứt ruột gan.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT