Thạch Kiên đang viết chữ, bị hành động này của hắn làm cho hoảng sợ. Hiện tại quan hệ Tống, Liêu về ngoại giao rất tốt, hàng năm đều phái sứ giả thăm hỏi lẫn nhau, khi có sự kiện trọng đại liên tục phái sứ giả giúp đỡ.
Gia Luật Dung lại là đại học sĩ của Liêu Quốc, quan cấp tam phẩm, nếu hắn thực sự bái Thạch Kiên làm thầy, sợ rằng quốc vương Liêu Quốc sẽ giận dữ, không khéo còn tìm cớ chém đầu hắn.
Thạch Kiên vội vàng đỡ Gia Luật Dung đứng dậy, Hồng Diên, Đinh Phố, Lục Ngạc lúc này đang thu dọn nhà, thấy vậy bật cười.
Thạch Kiên nói:
- Tiểu tử được cha mẹ giáo dục, từ nhỏ đã nghe cha răn dạy, hơn nữa tất cả kiến thức đều là tự học, không người dạy bảo, vì thế hình thành một phương pháp học tập rất kỳ quái, cũng may mà ngộ ra được một ít đạo lý.
Nếu ngươi thích mấy quyển sách của tiểu tử, có thể nghỉ chân vài ngày chép lại, sau đó trả lại cho tiểu tử cũng được.
Gia Luật Dung nghe vậy rất vui mừng, nhớ lại hành động thất thố vừa rồi, hắn chợt toát mồ hôi lạnh.
Nếu Thạch Kiên không biết nặng nhẹ, thu hắn làm đồ đệ, hậu quả quả thực khó có thể tưởng. Hắn cảm ơn Thạch Kiên liên hồi, sau đó cung kính cấm lấy mấy quyển sách, bộ dạng như đang giữ thánh chỉ, nhanh chóng quay về nơi nghỉ chân.
Thạch Kiên xong việc, chuẩn bị nghỉ ngơi thì Lý Tuệ lại tới.
- Kiên đệ đệ, mấy ngày trước ta bị bệnh, không tới thăm ngươi. Hôm nay nghe được chuyện thần kỳ của ngươi, ta liền viết một bài thơ cho ngươi xem.
Thạch Kiên thấy nàng càng lúc càng gầy, chỉ còn da bọc xương, hắn không đành lòng, nói:
- Tỷ viết cho ta xem…
Lý Tuệ viết:
Mùa thu lá bay tựa cánh chim
Buồm lớn giăng giăng trên biển rộng
Trên đồng hoa nụ hé đón xuân.
Thạch Kiên nghe xong, nói:
- Thơ chỉ nên viết đơn giản, hàm súc, không nên viết dài quá sẽ không tốt.
Sau đó hắn ngẫm nghĩ một chút rồi nói:
- Như vậy đi, ngày mai, tỷ tới đây sớm một chút, ta dạy tỷ luyện quyền.
Thạch Kiên luyện quyền buổi sáng rất đều đặn, loại Thái Cực Quyền này hiện tại cũng lưu truyền rộng rãi. Mấy vùng phụ cận Hòa Châu buổi sáng đều có nhiều người tụ tập luyện.
Lý Tuệ nghe vậy vô cùng mừng rỡ, nhưng nàng chợt nghĩ lại rồi nói:
- Kiên đệ đệ, như vậy không được.
- Sao lại không được, ta nói được là được. Tỷ phải biết rằng, ngay cả thánh chỉ của Hoàng thượng ta cũng dám ba lần không tiếp.
Lý Tuệ nghe xong cười rộ lên, nhắc tới việc này, nàng cũng thật phục hắn. Nàng cao hứng về nhà, hôm sau sáng sớm Thạch Kiên đã bảo Đinh Phố đưa xe ngựa tới Lý gia đón Lý Tuệ.
Lý Thị thấy vậy lẩm bẩm:
- Tiểu tử này rốt cục cũng có lương tâm, biết quan tâm tới nữ nhân nhà ta.
Lý Hằng nghe thấy, sợ hãi bịt mồm nàng lại, sau đo kéo vào phòng mắng.
Mỗi ngày luyện tập cùng nhau, hơn nữa bà nội lại chỉ ghét cha mẹ Lý Tuệ chứ không ghét bỏ nàng, vì thế mọi việc diễn ra khá tốt, thỉnh thoảng họ còn lấy đồ cho nàng ăn, trộm cả sách của Thạch Kiên cho nàng đọc.
Dù sao, Thạch Kiên còn nhỏ, bà nội hắn cũng không nghĩ tới việc hắn phải lấy vợ, nhưng bà lại thương Lý Tuệ, thân thể yếu đuối, vì thế hàng ngày đều bảo Đinh Phố ra chợ mua đồ ăn ngon về cho Lý Tuệ ăn. Ở cạnh Thạch Kiên, Lý Tuệ cũng được thơm lây, sức khỏe dần dần ổn định, hồng hào hơn, qua tết âm lịch, Lý Hằng tới Thạch gia cảm ơn bà nội:
- Ngươi không cần cảm tạ ta, muốn tạ ơn, đi tạ ơn con gái ngươi thiện lương thì hơn.
- Là….là…
Lý Hằng cúi đầu lắp bắp.
Lần tỷ thí này với Liêu Quốc khiến cho địa vị đệ nhất tài tử của Thạch Kiên càng thêm vững vàng. Ngay cả Tống Chân Tông, Lưu Nga và Triệu Cận khi nghe thái giám đọc bản tấu của Hoa tri huyện lại vừa nhìn cái lư hương mà Triệu Cận đang thử nghiêng ngả cũng cười vang không ngừng. Tống Chân Tông nói:
- Đám phiên tử này không có việc gì làm, cậy mạnh thì thôi, dám cùng con dân đại Tống so tài, lại còn tìm tiểu thần đồng nữa, thực không biết thân phận.
Nói tới đây hắn lại buồn rầu nói:
- Tiểu thần đồng này, hắn khiến trẫm ngày nào cũng nhớ hắn, nhưng lại nhất quyết không vào kinh, thật làm trẫm tức chết mà.
Triệu Cận bĩu môi nói:
- Phụ Hoàng, hắn không vào kinh thì phụ hoàng bắt hắn vào.
Tống Chân Tông nghe vậy vô cùng hoảng sợ, điều này nhất định không được để ai biết, nhất là tiểu công chúa.
Lần trước, đám người đi Úc Đại Lợi phát hiện quặng mỏ, phát tài trở về đã bỏ mười vạn quan tiền mua một chức quan thất phẩm, Tống triều bình thường cũng có buôn bán quan chức, nhưng ngoài mặt là bình thường, quan cửu phẩm, bắt phẩm chỉ là chức danh ảo, không có thực quyền. Ở các châu huyện, luôn có viên chức chờ chực, lo việc của dân, tình nguyện trợ giúp cho quân đội. Dân tình thời này cũng bình an nên tích cực đóng góp vật, lực đề hỗ trợ quân đội, thậm chí tình nguyện tham gia đóng góp hàng năm. Cứ một ngàn thạch lúa được ban thưởng một bậc quan, hai ngàn thạch được thăng chức trợ giáo, ba ngàn thạch được ban chức quản lý, năm ngàn thạch cộng thêm xuất thân tốt được ban chức trưởng ti.
Hình thức này của đại Tống có thể nói là mua quan bán chức, nhưng cũng là một hình thức cổ vũ dân chúng, nhất là các thương nhân xuất tiền giúp đỡ quốc gia. Khi Giang Cập được phong làm phó úy, chính thức nhậm chức quan, có nhiều người thậm chí không rõ vì sao, chỉ nghĩ rằng hắn dùng tiên mua chức quan. Đến những năm cuối của Tống triều, ngay cả quan ngũ phẩm, lục phẩm cũng được bán, xã hội ngày càng thối nát. Thanh triều, Minh triều cũng từng phát sinh sự việc này, mặc dù mười vạn quan không phải là con số nhỏ, nhưng phải biết rằng, hàng năm Tống triều phải tiến cống cho Liêu quốc tới mười hai vạn lạng bạc, đương nhiên ngoài ra còn nhiều lễ vật khác. Sau này, khi Phạm Trọng Yêm biết việc này, hắn gián tiếp phản đối, nhưng Tống Chân Tông không thể làm khác, hắn đã quỳ gối trước Ngọ Môn suốt một ngày một đêm, không ăn không uống, khiến Tống Chân Tông rất tức giận, nói:
- Chẳng lẽ trẫm là hôn quân, có phải ngươi muốn bức trẫm thoái vị mới thôi ?
Sau đó bỏ đi, không thèm để ý, cho tới hôm sau, các đại thần phát hiện Phạm Trọng Yêm hôn mê, gục xuống đất, tư thế vẫn quỳ không ngã.
Tống Chân Tông lúc này vội phái ngự ý tới, nói với hắn:
- Trẫm sợ ngươi rồi…
Không ngờ Phạm Trọng Yêm không tiếp nhận, nói:
- Thánh thượng không sợ vi thần, mà là sợ cho giang sơn của con cháu. Nếu Thánh Thượng không sáng suốt, con cháu người học theo, giang sơn đại Tống sẽ không còn.
Năm được mùa, Tống Chân Tông muốn tu bổ cung điện, vừa mở miệng đã thấy Phạm Trọng Yêm đứng dậy, phất tay nói:
- Việc này không cần thiết.
Từ sau đó, Phạm Trọng Yêm có thêm danh hiệu là Phạm quật tử. Khấu Chuẩn nghe vậy rất mừng rỡ:
- Đại Tống có người kế tục ta rồi, nếu thiếu niên kia có phẩm tính này thì thật càng hoàn mỹ.
Lưu Nga nói:
- Đứa nhỏ này thật tinh quái, bản Hồng Lâu Mộng kia cũng thật hay, chỉ là càng viết càng chậm.
Lúc này, Thạch Kiên thật sự rất bẩn rộn, hắn còn phải viết rất nhiều, nên bản Hồng Lâu Mộng cũng không chú ý sửa chữa.
Đến lúc nhìn lại, đã tới chương 97: Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa.
Thạch Kiên lúc này cũng đã thấm nhuần văn học thời cổ, hành văn ngày càng tốt hơn. Nhưng nhìn đi nhìn lại, bản copy của hắn tất nhiên không thể bằng bản gốc.
Tống Chân Tông nghe Lưu Nga nói, liền trả lời:
- Đứa nhỏ này còn phải nghĩ phương pháp giúp trẫm tạo thuyền, khó có thể phân tâm, không trách được.
Lưu Nga cười:
- Đứa nhỏ này vô cùng thông minh, cũng may vô cùng trung thành và tận tâm.
Lưu Nga sau này là Thái Hậu, buông rèm nhiếp chính, công tích hiển hách, sách sử có ghi lại:
“Lưu tài, vô Lưu ác”
Lưu Nga nguyên quán Thái Nguyên, sinh vào năm 968 thời Tống thái tổ. Lưu Thông cùng thời phụng mệnh xuất chinh, hi sinh trên chiến trường, Lưu gia sa sút khiến Bàng thị, vợ Lưu Thông phải mang con nhỏ sống nhờ nhà mẹ đẻ. Do Bàng gia khốn cùng, mặc dù Lưu Nga là con Thứ Sử, đọc sách, viết chữ, tài nghệ tinh thông nhưng năm mười ba tuổi đã bị bắt vào cung. Làm cung nữ, Lưu Nga đầu nhập Tương Vương Phủ. Tương Vương cũng chính là Tống Chan Tông, Triệu Hằng, lúc này tên vẫn là Triệu Nguyên Khản, là Thái Tử đương triều. Khi Triệu Hằng nghe tin về Lưu Nga, tài mạo song toàn, liền lén mang theo tùy tùng âm thầm dò xét.
Lưu Nga lúc này mặc dù là cung nữ, nhưng mỹ danh lan xa, đám tùy tùng của Triệu Hằng ai cũng biết.
Lưu Nga trời sinh xinh đẹp, thông minh, lanh lợi, rất nhanh đã gắn bó mật thiết với Triệu Hằng. Nhưng nhũ mẫu của Triệu Hằng lại khinh thường xuất thân của Lưu Nga, khuyên Triệu Hằng đuổi Lưu Nga, đồng thời báo với Tống Thái Tông, Thái Tông giận dữ, hạ chỉ trực xuất Lưu Nga ra khỏi kinh thành. Triệu Hằng bị bức bách, đành phải đưa ra hạ sách, thà cùng Lưu Nga bị trục xuất cũng không đuổi nàng đi, đồng thời cho nàng ẩn nấp trong hoàng cung.
Sau đó, Tống Thái Tông tứ hôn cho Triệu Hằng lấy Phan thị, một trong bát đại mỹ nữ của kinh thành. Hai năm sau, Phan thị bị bệnh qua đời, Thái Tông lại tứ hôn cho Thái Hằng lấy Quách thị. Nhưng Triệu Hằng vẫn không quên Lưu Nga, ngay khi lên ngôi đã đón Lưu Nga vào cung, phong làm thiếp. Lưu Nga lúc này đã 36 tuổi, nhưng vẫn xinh đẹp, dịu dàng, càng khác xa Lưu Nga ngày xưa.
Trong thời gian lẩn trốn, nàng tĩnh tâm đọc sách, nghiên cứu cầm kỳ thi họa, tài hoa càng thêm xuất chúng. Khi Quách hoàng hậu bệnh nặng, Tống Chân Tông muốn lập Lưu Nga làm hoàng hậu, nhưng Lưu Nga xuất thân hèn kém, bị các đại thần phản đối, đồng thời ép Tống Chân Tông lập Thái Tử. Tông Chân Tông không đồng ý, nhất quyết trì hoãn việc lập thái tử, nói để sau mới bàn.
Sau này, Lý thị, thị nữ của Lưu Nga sinh được một đứa con trai (Tống Nhân Tông, Triệu Trinh), Tống Chân Tông lập tức tuyên bố Lưu Nga mang thai, mặc kệ quần thần phản đối, lập Lưu Nga làm hoàng hậu. Mặc dù không ít người biết được chân tướng sự việc nhưng không dám nói gì, rốt cuộc vào năm bốn mươi tuổi, mười hai tháng, Lưu Nga chính thức trở thành Hoàng hậu. Lưu Nga sau này buông rèm nhiếp chính, quản lý thiên hạ, điều khiển toàn bộ công việc của triều đình.
Tóm lại, hai người đã trải qua vô số đau khổ, nhưng tình cảm lại vô cùng sâu sắc.
Ở Hòa Châu, Thạch Kiên lúc này cũng xảy ra đại sự, một buổi sáng, hắn chợt phá lệ vụng trộm dậy sớm giặt quần áo lót của mình, dù Hồng Diên và Lục Ngạc làm cách nào cũng không đoạt được đống quần áo của hắn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT