Đây là ý chỉ của Lưu Nga. Lệnh cho Thạch Kiên phải hồi kinh trước tết Trung Thu cùng Triêu Dung và Triệu Cận kết hôn. Hiện nàng đã 16 tuổi, cũng đến tuổi xuất giá rồi. Còn Triệu Dung đã trở thành gái già từ lâu rồi.

Nàng nghe nói thấy lần này Thạch Kiên chịu nhiều vất vả, đặc biệt là từ khi trốn khỏi Bán Đao Sơn. Để người Tây Hạ phát hiện ra, chàng và binh sĩ của mình trường kì ăn thịt ngựa sấy kỹ lần trước, thứ mà trong thời tiết đó đã sớm đông cứng thành đá, còn khát thì vốc tuyết cho vào miệng nhai. Càng không thể không nói đến số người bị chết do lạnh cóng trên đường từ Hưng Khánh phủ đến Nhã Bố Lại Sơn.

Về chuyến hồi kinh này của Thạch Kiên, một kẻ nào trong số bọn triều thần đáng ghét trong triềudám nói ra nói vào, ngay báo chí cũng rầm rộ đưa tin với nhận định rằng đây là một chiến binh tài giỏi có một không hai trong lịch sử, đây là một chặng đường tựa như trong sử thi. Nó cho mọi người trên thế giới thấy chiến binh Đại Tống không phải là hèn yếu, mà có khí phách hơn các dân tộc khác. Thành công của cuộc trường chinh lần này nói lên rằng khi chiến binh Tống triều có thể đạt đến thời hưng thịnh Đường triều, những nơi xa xôi đó. Điều này cũng cho thấy Tống triều đã bắt đầu bước vào thời kỳ huy hoàng của mình.

Vì thế, Lưu Nga đặc biệt cho mời tất cả tướng sĩ tham gia may mắn sống sót sau cuộc trường chinh về thành Đông Kinh, đích thân đứng ra khen thưởng và cho chuẩn bị đại lễ đón mừng họ.

Trước mặt người ngoài, đây là sự khen ngợi, cổ vũ của Lưu Nga dành cho những tướng sĩ đã lập công qua bao vất vả. Nhưng thực ra trong suy nghĩ của mình, Lưu Nga đang định dùng sự ban thưởng lần này để lấy lòng các tướng sĩ, mua chuộc họ về bên triều đình, phòng ngừa trước khả năng họ không trung thành với triều đình mà là với Thạch Kiên.

Đây cũng là những điều mà Lữ Di Giản đã gián tiếp nói ra và đã được Lưu Nga rất tán đồng. Ngoài ra làm như vậy không khiến Thạch Kiên nổi giận mà còn ngược lại còn rất bằng lòng. Tất nhiên nếu Thạch Kiên đúng là kẻ hai lòng. Đó có thể là phản ứng khác nhau, Ít nhất giờ thì Lưu Nga vẫn chưa nhận thấy thay đổi gì trong tính cách chàng.

Thế cục chính trị mấy năm nay trong triều không thay đổi nhiều, chỉ có Vương Khâm Nhược qua đời vì tuổi cao. Mấy năm trở lại đây Vương Khâm Nhược đã bị thất sủng trong mắt Lưu Nga nên khi ông mất Lưu Nga chỉ đơn giản chỉ nói vài câu khen ngợi cho xong chuyện. Ngoài ra còn một việc khác là từ người phong độ ung dung thư thái không còn nữa

Càng già ông càng trở nên nóng nảy, khó tính, không ít lần vượt mặt Lưu Nga. Lần Lưu Nga bổ nhiệm Trương Kỳ làm Khu mật sứ, ông đánh giá Trương không xứng đảm nhận chức này. Khi gặp người này từ Ngọc Thanh cung đi ra, ông ta giằng lấy hốt rồi dung răng xóa tên. Bị Ngự sử tấu trình nên ông bị giáng làm Hình bộ thị lang xu mật phó sứ nhậm chức tại Duyên châu

Dù Lưu Nga tức thì có tức nhưng sau khi nghe chuyện của nàng xong đã bật cười khanh khách.

Sau đó đến kỳ Ân khoa được tổ chức vào tháng 3 năm nay, tuyển chọn ra một trăm chín mươi bảy tiến sĩ. Vương Nghiêu Thần được bầu làm trạng nguyên. Danh thần Hàn Kì, cũng có tên trên bảng vàng, còn cả Bảo Chửng, người mà Thạch Kiên để ý. Khi đó Lưu Nga và Triệu Trinh còn để ý đặc biệt đến Bao hắc tử. Với phương châm sống chỉ hổ thẹn với trời xanh, lấy công bằng làm trọng, Bao Chủng khiến nhiều đại thần phải thở dài, đến con trai họ Đinh nhà Đinh Phố cũng may mắn trúng tuyển.

Cần biết hiện Đại Tống có biết bao nhiêu nhân tài mới nổi, ngay cả đỗ cử nhân cũng vô cùng khó khăn, huống chi là tiến sĩ. Đôi khi kì thi đình mấy năm được tổ chức một lần mới tuyển chọn một trăm người, thỉnh thoảng chỉ vài chục người. Thế mới biết xác suất đỗ khó thế nào. Nhưng khi đó Đinh Phố đang lo lắng đến sự an toàn của Thạch Kiên và Đinh Mão nên chẳng có tâm trạng nào mà chúc mừng.

Đúng vào lúc Triệu Cận đang yên lặng ngẫm nghĩ vừa đưa tay nghịch bông hoa hồng, Triệu Trinh đi vào.

Hắn vẫy tay ra hiệu cho các cung nữ xung quanh rút lui rồi nói với Triệu:

- Hoàng Muội, việc lớn vậy là hỏng rồi.



- Hoàng đế Ca ca, có việc gì không hay vậy?

Đã trưởng thành lên không ít, Triệu giờ đã có thể hiểu được một vài chuyện. Từ sau khi Thạch Kiên trở về, tại Tống triều hiện đang quốc thái dân an, tràn đầy không khí yên lành, duy có một vài tên thổ dân loạn tặc trên Đại Dương đảo, nhưng đấy chỉ là vết ngứa ngoài da. Ngay cả vũ khí cũng còn thiếu thì mấy tên thổ dân ấy gây được loạn gì?

Trong tình hình tốt đẹp như vậy, điều gì có thể khiến Triệu Trinh lo lắng đến vậy?

Hoá ra việc khâm sai triều đình đến Thiểm Tây tuyên chỉ phong Thạch Kiên làm Đồng Chương Sự nhưng một lần nữa chàng lại từ chối. Thực tế, chàng không thể tuân chỉ bởi hiện giờ thì chàng cứu được đại quân hơn mười vạn người còn sau này nếu hạ được Tây Hạ và Liêu quốc hoặc nơi khác thì triều đình còn có thể phong thưởng gì cho chàng? Trong tình thế phải ban thưởng mà không còn gì để thưởng chỉ còn cách là giết.

Chẳng thà giờ để lại cho bọn họ một ấn tượng chàng chẳng muốn có chức vị gì mà chỉ cần họ không can thiệp đến việc của chàng.

Sau là ý kiến về việc Tây Hạ xưng thần lần này cùng sự nhìn nhận của chàng đối việc cuộc phản loạn ở Đại Dương Đảo. Rồi cuối cùng mới là suy nghĩ của chàng trước việc được Lưu Nga gọi về kinh cho hôn sự. Chàng nói, việc thành thân hiện chưa cần vội bởi sự việc Thiểm Tây còn chưa kết thúc nên tốt nhất việc hôn sự nên đợi năm nữa. Chàng nói trong tờ tấu, ngày nào bọn phản đảng còn chưa bị tiêu diệt, sao thần dám nghĩ chuyện gia đình riêng?

Tất nhiên chàng nói bằng giọng điệu hùng hồn đanh thép đến ngay cả Lưu Nga cũng đành bó tay. Hiện nàng không dám ép Thạch Kiên phải quay về. Bởi nếu chàng hiểu lầm và lại nói thêm một câu ‘thảo dân mệt mỏi’, chắc chắn sẽ có kẻ nhiếc mắng nàng là kẻ u mê.

Dù tuổi Triệu Trinh hãy còn tương đối nhỏ nhưng điều này vốn cũng không nằm ngoài dự liệu. Năm ngoái Thạch Kiên có thể thành thân với muội muội của chàng nhưng đến nay đã qua hơn nửa năm, Thạch Kiên lại nói hơn năm nữa nên liền dò hỏi khâm sai đưa lệnh.

Đây là một thái giám trong cung. Hắn nói sau khi đến Diên Châu thì ngày nào Thạch Kiên cũng rất bận rộn còn bận chuyện gì thì hắn không cách gì biết được.

Nhưng một việc tên thái giám nói đã khiến Triệu Trinh phải lo lắng. Hắn nói hiện gần bên Thạch Kiên có hai nàng công chúa, một nàng là công chúa Liêu quốc, một nàng là công chúa Vương triều Cách cách

- “Vương triều Cách cách?”

Triệu ngạc nhiên hỏi

Vương triều Khách Lạp Hãn cách Tống triều rất xa. Tên chung của Tống triều là Hác Hãn Hồi Hột, đôi khi không rõ nhầm họ là người Đại Thực, đừng nói đến việc thực tế chẳng mấy người biết đến tên gọi Vương triều Khách Lạp Hãn dù họ đã tiến cống Tống triều mấy lần

Tên thái giám không nhớ ra Vương triều Khách Lạp Hãn nhưng lại nhớ Vương triều Cách cách

Vậy nên khi nghe nhắc đến tên gọi kỳ quặc này, Triệu Cận không nén nổi tò mò, hỏi



Triệu Trinh nói:

- Đây là một quốc qia của người Hồi Hột. Bọn Thổ Phiên đó chọn những cái tên thật kỳ quặc. Hiện bọn chúng muốn đầu hàng Đại Tống, lại phái mấy nghìn binh lính tinh nhuệ trợ giúp Đại Tống ta nhưng nghe nói đất nước này rất lớn mạnh, và có diện tích rộng hơn Tây Hạ nhiều.

Nhưng quốc vương nước này đã thấy Thạch Kiên rất hợp ý mình, lại sẵn sàng tặng cô con gái độc nhất của mình cho chàng, đó vẫn chỉ là chuyện nhỏ. Ngay công chúa Liêu quốc cũng đêm ngày kề cận bên Thạch Kiên.

Chẳng trách Triệu Trinh lại lo lắng. Hắn giờ đã biết mùi đời, đã biết sức lôi cuốn của nữ nhi. Hiện Thạch Kiên sống cuộc sống phóng khoáng đã lâu nếu giữa chàng và hai nàng công chúa này xảy ra chuyện gì không thể không nhắc đến thì thật nguy. Một đại thần lấy ba nàng công chúa của ba nước? Ngay Triệu Trinh cũng không dám có mơ tưởng này.

Hắn dù sao cũng còn bé, và lại đang lo lắng còn Lưu Nga chỉ coi đây là chuyện vặt. Nàng không nghĩ rằng Thạch Kiên không có chút chừng mực đó.

Tương tự vậy, Triệu Cận cũng chỉ lo bởi thân phận những nử tử này không giống nhau. Họ đều là công chúa, sau này địa vị của mình cũng ảnh hưởng huống chi giữa nàng và Thạch Kiên còn phát sinh mối quan hệ đó.

Nàng cắn răng nói:

- Chàng dám, nếu như chàng dám làm vậy, muội sẽ đến Tây Bắc đá đít chàng.

Triệu Trinh cũng không sợ thiên hạ không loạn, nên hắn nói:

- Tốt nhất muội nên đi đi, tiện thể đá giúp trẫm vài cái lên mông tên Thạch cứng đầu cứng cổ đó.

Hắn tức, nói gì thì nói đó cũng là vì em gái của mình. Hắn không muốn để Triệu Cận chịu thiệt thòi, huống chi gả cả em họ cho tên yêu quái đó.

Thạch Kiên không phức tạp như Triệu Trinh nghĩ và cũng không oai phong lẫm liệt như hắn nói. Lý do khiến chàng trì hoãn hôn lễ chủ yếu vì phò mã của Tống triều không thể tham chính. Tuy trước lúc lâm chung Chân Tông đã nói hôn nhân của chàng có thể được coi như một ngoại lệ. Nhưng có trời mới biết liệu những đại thần đó có lợi dụng điều này để công kích chàng hay không.

Tây Hạ giờ tan nát như vậy, chàng không nghĩ Lưu Nga lại hạ triệu bắt chàng về kinh cho việc khác. Tuy chàng cũng biết hiện mình đang lấy tình hình cuộc trường chinh làm cớ, trong tình thế này các đại thần trong triều cũng không dám bàn tán. Nhưng là người có bản tính cẩn thận chàng vẫn không thể gạt bỏ mọi phiền hà không cần thiết ra khỏi đầu.

Về phần hai nàng công chúa này, Ngọc Tố Nô Hương vẫn thường đến tìm chàng song Thạch Kiên hiện ở Thiểm Tây, Cũng giống lần trước mới đến Thiểm Tây chạy đôn chạy đáo khắp nơi, ngay đến cái bóng chàng cũng rất khó gặp. Còn về công chúa Hưng Bình, hiện thân phận nàng rất khó xử. Về thân phận nàng tuy là công chúa Liêu quốc nhưng ít nhất với mối giao hảo hiện nay Liêu quốc và Tống triều thì nàng vẫn mang thân phận là công chúa của thượng quốc. Song nàng lại là tù binh của Thạch Kiên. Tuy Thạch Kiên không đối xử với nàng như tù binh, càng không lệnh cho người giám sát nàng

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play