Vương Tằng càng nói càng kích động. Thạch Kiên càng nghe càng hứng thú. Sự thật là người thời này không không phải ngu ngốc nhưng chỉ có điều không có người vạch ra con đường sáng. Chỉ cần mở một cánh cửa sổ là bọn họ có thể nhìn thấy ánh sáng rồi.

Lúc này Tào Vĩ cũng hiểu ra. Nếu binh lính và nhân dân có được tâm lý tốt thì sẽ chiến đấu hết mình trên sa trường. Hắn bước đến trước mặt Thạch Kiên vỗ vai mà nói:

- Thạch đại nhân. Đây quả là một ý kiến hay. Ta thay mặt ngàn vạn binh lính của Đại Tống cám ơn ngươi.

Thân thể Thạch Kiên đã khỏe mạnh hơn nhiều nhưng hắn vẫn kiên trì tập thể dục. Trước đây hắn chỉ tập luyện thể dục và đánh Thái cực quyền mà thôi. Hắn cũng không có ý tập luyện võ thuật và cũng không có nhiều thời gian để luyện. Hơn nữa bệnh tình của hắn vẫn còn chưa khỏi. Tào Vĩ là người biết rõ điều đó.

Hắn tâu với Lưu Nga:

- Vi thần trình tấu Tào đại nhân lợi dụng việc công để trả thù riêng, cố ý làm tổn thương vi thần.

Lưu Nga biết hắn và Tào Vĩ đùa giỡn vì hiện tại không khí trong triều rất ngột ngạt. Hắn phải làm giảm bớt cái không khí đó. Vì thế liền nói:

- Như vậy thì phạt Tào đại nhân làm ba bài thơ đi.

Chà đây là một ý kiến hay! Bắt Tào Vĩ, một võ tướng làm thơ.

Nhìn Tào Vĩ bộ dáng tỏ ra lo lắng thì chúng thần đều không nhịn được cười.

Nhưng lúc này Đinh Vị nói:

- Khởi bẩm Thái hậu. Bản tấu của Thạch thị lang thật là hay. Vi thần bất tài, nguyện ý đảm nhận trọng trách này.

Vương Tằng liếc mắt nhìn hắn:

- Đinh đại nhân, ngươi không nghe Thạch thị lang nói là phải mời những người tài ba có học, đạo đức tốt làm đại thần giám sát. Đinh đại nhân tài học thì đủ rồi nhưng đạo đức thì chưa đủ.

Hiện giờ thấy Đinh Vị hết lần này đến lần khác thua trong tay của Thạch Kiên các đại thần cũng lớn mật hẳn lên. Đinh Vị không còn đáng ngại như trước kia nữa nên các đại thần khác thấy vậy đều cũng muốn thử. Lưu Nga cũng muốn cục diện này phát sinh, bằng không triều đình sẽ có những Đinh Vị khác mất. Nàng thật lòng không muốn như vậy.

Nàng cất lời:

- Vương đại nhân, đừng công kích nhau nữa. Tất cả đều vì nước vì dân. Tuy nhiên, Đinh đại nhân, ngài là tể tướng nên sẽ không có thời gian để quản lý việc đó đâu.

Nàng ngẫm nghĩ một chút rồi tiếp:

- Chuyện này do Thạch đại nhân khởi xướng nên Thạch đại nhân phụ trách cùng với Tiền đại nhân, Lỗ đại nhân.

Ba người này chính là Thạch Kiên, Tiền Duy Diễn, Lỗ Tông. Thạch Kiên nghe xong cười khổ. Lưu Nga quyết định như vậy chính là muốn có sự cân bằng. Ai cũng biết Tiền Duy Diễn là người của Đinh Vị. Đinh Vị thấy trong danh sách ba người có người của mình nên không nói một lời nào.

Nhưng Thạch Kiên lại nói:

- Khởi bẩm Thái hậu Thánh Thượng, vi thần không thể đảm nhiệm chức vụ này.

"Vì sao?" Lưu Nga hỏi. Chuyện này là do Thạch Kiên khởi xướng, vả lại nàng cũng rất tin tưởng nhân cách của Thạch Kiên. Về phần Tiền Duy Diễn tuy là người của Đinh Vị nhưng cũng là thân thích của nàng. Cho nên nàng mới xếp vào danh sách ba người làm cân bằng thế cuộc. Nếu Đinh Vị đề cử người khác chắc nàng cũng không dám đưa vào. Hiện tại vụ án trong cung có ba nhóm người chỉ tra ra hai nhóm. Màn độc thủ đó phía sau có Đinh Vị tham gia hay không thì nàng không dám khẳng định. Hơn nữa thế lực của Đinh Vị vẫn còn rất lớn. Về phần Lỗ Tông thì nàng tin tưởng nhân phẩm của hắn.

Thạch Kiên đáp:

- Vi thần còn chưa phá được vụ án. Hơn nữa còn có công việc chuyên môn, nghiên cứu vũ khí cũng tốn nhiều thời gian và sức lực.

Hiện nay, thanh danh của hắn cũng đã đủ lớn. Nếu làm việc này thì khó tránh khỏi về sau sẽ làm Lưu Nga sinh nghi. Cái đó gọi là chỗ cao nhưng không tránh khỏi rét. Hắn không muốn mình có kết cục bi thảm “công cao át chủ”.

Vừa nghe đến vũ khí, Lưu Nga liền trầm ngâm. Khi tiên đế băng hà, Thạch Kiên ở cạnh giường bệnh kiên quyết đề xuất nghiên cứu loại vũ khí này. Nếu không chắc chắn thì hắn không mạnh miệng tuyên bố như vậy. Nàng ngẫm nghỉ một chút rồi nói:

- Thôi được. Lữ đại nhân phụ trách việc này đi.

Lữ đại nhân ở đây chính là Lữ Di Giản. Thạch Kiên tuy không hài lòng với bổ nhiệm này nhưng thường ngày hành vi của Lữ Di Giản cũng không tệ. Tuy nhiên cũng phải cẩn thận. Nếu không phải lịch sử thay đổi thì hắn đã sớm lên nắm quyền. Tuy nhiên Thạch Kiên phỏng đoán Lưu Nga có thể nhanh chóng lật đổ Đinh Vị. Không chừng Lữ Di Giản sắm một vai trò trọng yếu trong việc lật đổ đó. Chỉ có điều đây là bí mật, sử sách không thể ghi lại được. Nhưng bánh xe lịch sử vẫn lăn. Không biết sau này những gì Lữ Di Giản làm sẽ mang lại chuyện xấu hay chuyện tốt cho hắn đây.

Hắn bất mãn nhưng có một người càng bất mãn hơn. Lữ Di Giản và Đinh Vị bình thường cũng bất hòa. Vốn khi nhìn thấy Thạch Kiên chủ động rút lui, gã chỉ còn trông cậy vào người của gã sẽ được chọn. Bởi vì trong triều mười người thì hết sáu bảy là người của gã. Nhưng cuối cùng thì lại chọn Lữ Di Giản nên gã vô cùng thất vọng. Ngoài mặt thì Thạch Kiên có danh vọng rất cao, đại diện cho các quan chính trực trong triều. Tuy nhiên phía sau lại không có nhiều thế lực chống lưng. Nhưng Lữ Di Giản thì lại khác. Hắn chính là cháu trai của Lữ Mông. Từ Lữ Mông cho đến con cháu về sau đều đảm nhận chức vị quan trọng nhất là ban nguyên lão trong triều cũng rất ủng hộ hắn. Có thể nói thế lực của hắn cũng không phải nhỏ. Về sau hắn đảm nhận Khai phong phủ với mình cũng có chút đối nghịch..

Vì thế Đinh Vị đứng ra tâu:

- Thần xin thưa Lữ đại nhân không thích hợp đảm nhận chức vụ này. Hiện tại tiên đế đã băng hà, lại xảy ra nhiều sự việc, đặc biệt là những thích khách ngang nhiên ám sát Thạch đại nhân trên đường. Lữ đại nhân đã cai quản không nghiêm, không làm tròn bổn phận của mình. Thần cho rằng Lữ đại nhân lẫn bản chức đều không tốt. Vậy ngài ấy có thể đảm nhận trọng trách này sao?

Thạch Kiên nghe xong cảm thấy buồn cười. Thật là không biết xấu hổ, mặt dày mày dạn. Thiên hạ không ai bằng. Việc thích khách trên đường thiết nghĩ cũng có phần của hắn. Nhưng hiện nay hắn lại đem chuyện này ra buộc tội Lữ Di Giản.

Hắn lại nhìn Lữ Di Giản. Sức chịu đựng của Lữ Di Giản không cao nên biết chắc hắn sẽ đối đáp lại. Quả nhiên Lữ Di Giản phản kích:



- Đinh đại nhân ngài đã là thừa tướng, người đã hiển quý nên hay quên. Ngài không phải không biết bản quan tiếp nhận Khai Phong phủ trong thời gian bao lâu, Tổ chức kia đã tồn tại bao nhiêu lâu hơn nữa nó đâu chỉ ở trong thành Trường An. Đáng trách cho ngài là tể tướng mà một tổ chức độc ác như vậy mà không biết. Vậy mới là không làm tròn bổn phận. Chúng ta đều hưởng bổng lộc của triều đình nhưng lại không hoàn thành trách nhiệm. Thật phụ công tài bồi của Tiên đế, Thái hậu và đương kim hoàng thượng. Chi bằng chúng ta từ chức để không ai nói là bất tài vô dụng mà lại ham trèo cao.

Lữ Di Giản nói câu đó khiến Đinh Vị tức nghẹn lời. Ngươi chỉ là một một quan tri phủ của phủ Khai phong. Còn ta là một tể tướng. Dựa vào đâu mà ngươi bảo ta sống mái với ngươi.

Vương Tằng và Yến Thù hai người đứng cạnh cười thầm.

Chà! Xem ra Đinh Vị hôm nay cứng họng đến ba lần. Lưu Nga cảm giác cũng đủ rồi. Dù gì cũng chỉ cần giảm uy phong của hắn thôi cũng không nên quá mức. Nàng vẫn còn muốn dùng hắn nên lên tiếng:

- Các ngươi đừng làm ầm ĩ nữa. Bây giờ là năm mới. Ai gia hy vọng các ngươi vĩ hòa vi quý với nhau, cùng vì Đại Tống mà làm việc, không nên thường xuyên cãi cọ.

Chúng thần nghe xong đều tỏ ra khúm núm nhưng đây chỉ là lời nói gió bay. Hòa khí ư? Quên đi. Hiện nay trong triều Thạch Kiên, Vương Tằng một phe, Đinh Vị, Tiền Duy Diễn một phe đối chọi nhau như nước với lửa thì làm sao mà hòa khí được? Tuy nhiên những người đứng giữa lại nhìn thấy Đinh Vị hôm nay nhiều lần bị nhục. Bọn họ thầm toan tính con đường về sau của mình.

Lưu Nga nói:

- Chuyện này quyết định như vậy đi.

Sau đó dường như nghĩ đến điều gì liền hỏi:

- Thạch thị lang, ra báo chí thì tốt nhưng phí in ấn cao lại mất nhiều thời gian. Vậy cũng không còn giá trị.

Ồ! Quả nhiên không hổ danh là Thái hậu. Thạch Kiên bình tĩnh đáp:

- Vi thần còn có một việc cần bẩm tấu Thái hậu.

- Được. Mau nói đi.

Lưu Nga nhìn Thạch Kiên sau bức rèm thấy hắn không nhíu mày. Nếu hắn không nhíu mày thì đó là chuyện tốt.

Thạch Kiên nói:

- Tiên đế yêu cầu vi thần dạy bảo các đệ tử. Hiện tại đã nghiên cứu thành công bảng in chữ. Như vậy sẽ làm giảm thiểu phí in ấn. Chỉ cần nhiều nhân lực thì chỉ cần không đến nửa ngày là có thể sắp chữ in ấn quyển “Luận Ngữ”. Như bộ “Xuân Thu” từ in ấn đến việc chỉnh lý chỉ cần hơn một ngày là hoàn thành. Sau này vẫn có thể tiếp tục sử dụng bộ chữ này. Sau khi in xong khuôn vẫn có thể sử dụng được tiếp. Như vậy phí điêu khắc sẽ giảm mà thời gian cũng mau.

“Có việc như vậy sao?” Tất cả các đại thần đều ầm ĩ lên. Hiện nay chi phí in ấn lớn nhất chính là các bản khắc. Chân Tông còn sống đã mời cả ngàn thợ điêu khắc trong khắp kinh thành. Còn tăng ca, làm thêm giờ. Ngoài ra còn mời người tài giỏi đến để hoàn thành. Các bản khắc có thể chất hết cả mười gian phòng. Nếu thật sự như Thạch Kiên nói thì bộ sách này có thể rẻ được nhiều lần. Nói cách khác thiên hạ sẽ có nhiều người đọc sách. Việc này có thể so sánh với công tích nhà Thương đã tạo ra chữ viết.

Triệu Trinh đứng lên. Kỳ thật hắn sớm biết Thạch Kiên ở Hòa Châu đã cùng đám đệ tử làm chuyện này và đã thành công. Hắn vô cùng kích động.

- Thạch Kiên mỉm cười nói:

- Ta có khi nào nói quá đâu. Hiện nay các đệ tử đã mang hàng mẫu đến phủ của ta. Bởi vậy ta mới nghĩ ra loại báo chí này. Còn có một việc mà vi thần muốn bẩm báo Thái hậu và Thánh thượng.

- Mau nói.

Lưu Nga ở phía sau rèm cũng vô cùng cao hứng. Có thể nói sau khi Chân Tông mất, đây là tin tức tốt nhất mà nàng được nghe.

Thạch Kiên tâu:

- Vừa rồi trong tấu chương vi thần đã nói qua. Chúng ta có thể tận dụng những thứ đã làm để tiết kiệm phí tổn. Tuy nhiên phí tổn cũng rất cao, về lâu dài cũng là một gánh nặng.

Đúng vậy. Vừa rồi chỉ lo đến việc tờ báo này sẽ mang đến ý nghĩa gì, người phụ trách là ai mà không để ý đến phí tổn. Tuy rằng Thạch Kiên nói đã phát minh chữ in rời nhưng còn giấy in và mực in thì sao? Lại còn phí chuyên trở đến các châu huyện nữa, như vậy phí tổn lại cao hơn một chút nữa, mọi người có thể mua được hay không? Nếu định giá quá cao liệu người dân không mua nổi Vậy sẽ không đạt những tác dụng như Thạch Kiên nói. Nhưng nếu định giá thấp thì triều đình không thể trợ vốn mãi.

Thạch Kiên lại trình lên một bản tấu chương:

- Vi thần còn có một tấu chương nữa. Nếu dựa vào những gì thần viết trong tấu chương mà làm thì chẳng những khiến doanh thu bán báo tăng cao, thậm chí có thể nói không cần thu phí độc giả mà vẫn có thể thu hồi vốn.

Điều này có thể sao? Các đại thần ngạc nhiên mở to mắt nhìn hắn. Tuy nhiên ai cũng biết rằng thiếu niên này là người giỏi nhất thiên hạ cứ làm theo lời hắn nói đều sẽ giàu to, thậm chí có thể trở thành người giàu nhất Đại Tống. Không biết hắn nghĩ ra cái gì nữa đây. Bọn họ đều nhìn vào bản tấu chương mà Thạch Kiên vừa mới dâng lên. Nếu như không có Lưu Nga và Triệu Trinh ở đây thì chắc bọn họ đều lao đến đoạt lấy nó.

Lúc này Thạch Kiên còn nói thêm:

- Tuy nhiên phương pháp này còn phải bàn bạc lại một chút.

- Trình lên đây cho ai gia!

Lưu Nga nói.

Kỳ thực là Thạch Kiên dựa vào kinh nghiệm làm quảng cáo báo chí của kiếp trước mà thực hiện thôi

Nhưng khi thái giám đọc bản tấu thì đám đại thần liền thay đổi thái độ. Không biết nên tin hay không. Không chỉ nói là quảng cáo mà từ báo chí cũng là từ mới đối với họ. Căn bản là chưa từng có trong lịch sử, chưa từng có có ai kiểm nghiệm. Lưu Nga ở trên cũng cảm thấy khó hiểu, không biết làm sao bây giờ. Sau một lúc yên lặng, có đại thần nói đây là việc nên làm, có đại thần nói đây là Triệu Trinh nói:

- Trẫm cho rằng cách làm của Thạch đại nhân rất tốt có thể giảm giá thành. Cũng không bắt buộc người dân bỏ tiền ra mua. Hơn nữa có khoản tiền quảng cáo thì làm báo có thể thu được lợi nhuận. Như vậy thiên hạ sẽ có nhiều người biết đến loại báo này. Đấy chính là mục đích chủ yếu của Thạch đại nhân khi làm loại báo này. Hơn nữa đây cũng là loại hình sản xuất kinh doanh mà hiện nay chưa có nên không ảnh hưởng tới lợi ích của bất kỳ ai.



Triệu Trinh còn muốn nói nữa nhưng lại bị Lưu Nga ngăn lại. Triệu Trinh vốn cũng rất tiết kiệm. Thạch Kiên nói không cần quá lãng phí quốc khố. Quốc khố chỉ dùng đến khi phát sinh tai nạn cần đem ra cứu tế cho dân chúng; khi có chiến tranh thì xuất tài vật ủng hộ các chiến sĩ chiến đấu. Hiện tại Triệu Trinh giống như thần giữ của. Nghe Thạch Kiên nói có thể tiết kiệm được quốc khố thì trong lòng cảm thấy hoan hỉ.

Lúc này Lưu Nga nhìn thấy bên ngoài cũng đã gần tối nên tuyên bố chuyện này lần sau sẽ bàn bạc. Sau đó truyền đưa Chu Lịch đến hình bộ rồi đến nơi nghỉ chân chờ an bài. Bãi triều.

Sau khi bãi triều, các vị đại thần tụm lại một chỗ cùng thảo luận. Bọn họ nói về những chuyện phát sinh ngày hôm nay bao gồm Chu Lịch, báo chí và máy in chữ. Tuy nhiên cũng có đại thần thảo luận về danh sách ba người. Tiền Duy Diễn thì không cần nói. Bọn họ hiểu là Lỗ Tông và Lữ Di Giản có khả năng được trọng dụng hơn. Trực giác bọn họ cho biết triều đình có thể phát sinh thay đổi. Lỗ Tông thì là loại người không dễ dàng gì thu phục. Lữ Di Giản thì tính tình thâm trầm, không kết giao nhiều. Bọn đại thần đang có chủ ý có nên nịnh bợ Lữ Di Giản hay không. Nếu nịnh bợ họ Lữ thì mắc tội với Đinh Vị nhưng nếu lần này không kết giao thì sau này khi địa vị của họ Lữ ngày càng cao thì khó có cơ hội được nịnh bợ nữa. Do đó bọn họ cảm thấy rất khó xử.

Đối với những người này Thạch Kiên hoàn toàn biết được toan tính của họ. Nhưng hắn không thèm để ý. Tuy nhiên những người kia cũng không nghĩ sẽ kết giao với hắn. Tuy tính tình của hắn ôn hòa, nói chuyện tao nhã nhưng người trong thiên hạ đều biết tính cách của hắn. Đừng bao giờ lừa gạt trước mặt hắn. Thà rằng có ý đồ với Lỗ Tông còn hơn là có ý đồ với Thạch Kiên.

Về đến phủ, Thạch Kiên liền cho gọi bọn đệ tử đến. Hắn dạy họ cách chế ra xà phòng, nước hoa, bàn chải đánh răng, kem đánh răng. Hắn mời Vương Khôn đến phủ, còn kêu gọi Vương Khôn bỏ vốn. Thạch Kiên và bọn đệ tử cùng nhau nghiên cứu phương pháp kỹ thuật. Tuy nhiên lần này hắn cùng Vương Khôn ký kết hợp đồng rõ ràng, phân chia cổ phần. Thạch Kiên chiếm bảy mươi phần trăm, Vương Khôn chiếm ba mươi phần trăm. Lần trước Vương Khôn kinh doanh có lãi nhưng lại chẳng nhận được một quan tiền nào lại còn bị Đinh Vị tịch thu hết. Lần này Thạch Kiên thảo một hợp đồng với những quy định rõ ràng. Vương Khôn có được quyền kinh doanh vô hạn. Không những Đinh Vị mà Lưu Nga cũng không được quyền chen vào. Cái đó mới gọi là thu lợi chân chính.

Hiện tại hắn không thể không làm như vậy. Máy hơi nước đã tiến thêm một bước đổi mới và đang mở rộng thêm. Ngoài cao su, tinh luyện kim loại, máy tiện còn có thuốc nổ. Có thể nói là dùng đến vô số tiền tài và nhân lực. Nhân lực thì có mấy trăm đệ tử của hắn nhưng tiền tài thì phải đến hộ bộ ti. Tuy nhiên, quan viên hộ bộ ti phần lớn đều là thân tín của Đinh Vị. Hắn không muốn phải quỵ lụy bọn chúng. Đến lúc đó bọn chúng không làm khó mình mới là lạ.

Sau đó hắn lưu lại mười mấy đệ tử, gọi Tằng Công Lượng đến. Đem phương pháp điều phối hỏa dược dạy cho hắn. Đồng thời dạy cho hắn chú ý các hạng mục công việc. Dù sao so với thuốc nổ TNT có tính ổn định thì tiếp xúc với hoàng hỏa dược nguy hiểm hơn nhiều

Đúng lúc này Triệu Dung đến phủ của hắn. Dù sao thì Đinh Phố cũng xem nàng là người của Thạch gia. Nàng đến mà không thông báo cho Thạch Kiên lại còn hùng hồn tuyên bố:

- Ta là thiếu phu nhân. Không được xem ta như người ngoài.

Câu nói này khiến Thạch Kiên dở khóc dở cười.

Hóa ra hôm nay nàng nghe đến việc Thạch Kiên đề xuất in báo chí. Nàng biết Thạch Kiên vẫn còn bệnh nên tự tay bưng một chén hà thủ ô tới cho hắn bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên nàng có chút ngượng ngùng.

- Ngươi đừng hiểu sai. Đây là bản quận chúa thay người đọc sách trong thiên hạ cảm ơn ngươi.

Thạch Kiên vừa chuẩn bị uống thì Hồng Diên ghé tai hắn nói nhỏ:

- Thiếu gia, đây cũng là thuốc tráng dương.

Nghe đến từ tráng dương thì Thạch Kiên không kìm được quay lại nhìn Đế hộ vệ tay chân vẫn còn đang run rẩy.

Đế hộ vệ cũng run run, hắn chết sững nhìn bát thuốc trên tay Thạch Kiên, trán đổ mồ hôi len lén rút ra ngoài.

Triệu Dung nhìn hai người này vẻ mặt tò mò hỏi:

- Thạch thị lang, thật ra là đã xảy ra chuyện gì vậy?

Thạch Kiên lơ đãng nhìn ra ngoài nói:

- A! Hôm nay thời tiết thật là tốt. Ánh nắng mặt trời không chói lắm. Triệu quận chúa, người nói có đúng không?”

Gã họ Đế ở bên cũng nói:

- Thạch đại nhân đúng là tài hoa. Nói đến thời tiết mà cũng có tình thơ ý họa trong đó. Tiểu nhân thật là khâm phục.

Tình thơ ý họa? Triệu Dung không cảm thấy điều đó. Nàng chỉ cảm giác sau khi nghe gã họ Đế nói thì toàn thân nổi da gà. Nàng nhìn Thạch Kiên một cách hồ nghi.

Thạch Kiên vội vàng nói:

- Đúng vậy, thưa quận chúa. Năm mới bắt đầu, ánh mặt trời rực rỡ, gió mát dịu êm cũng làm ấm lòng người. Đứng tại nơi đây bản quan cảm nhận được hơi thở của mùa xuân. ”

Hắn nói có hàm ý khác và thừa bọn hộ vệ biết rõ nội tình đang cố sức không bật ra tiếng cười.

Triệu Dung lấy tay sờ lên trán Thạch Kiên. Vẫn bình thường mà. Nàng xoay người lại thấy Hồng Diên đang lấy tay che miệng cười trộm đến ửng hồng nét mặt. Có điều gì mờ ám ở đây. Nàng quay sang nhìn Lục Ngạc nhưng nàng ấy cũng cùng chung nét mặt với Hồng Diên. Không được, phải hỏi cho rõ ràng mới được.

Vì thế nàng kéo Lục Ngạc sang một bên hỏi nhỏ chuyện gì đang xảy ra. Sau khi nghe xong nàng thối lui một bước, Thạch Kiên có bao nhiêu kiên nhẫn ngày đó nằm trong lòng của hắn nàng đã biết, tuy nhiên nàng không thể nói ra được, chỉ thốt lên hai tiếng:

- Hồ đồ.

Tự nhiên nàng không kìm nổi quay đầu đi cười khanh khách không ngừng. Hai tiểu nha đầu này thật là buồn cười.

Sau khi cười xong, nàng mới trịnh trọng nói:

- Thiếu gia nhà các ngươi không suy nghĩ giống như các ngươi đâu. Hơn nữa đây đều là hổ lang chi dược, không thể sử dụng bừa bãi được.

Đương nhiên nàng là một cô nương, hơn nữa còn có hộ vệ cạnh, không thể nói thiếu gia nhà các ngươi bình thường, về sau không cần cho hắn dùng thuốc tráng dương chi nữa.

Nàng nói với thanh âm rất nhỏ. Nhưng gã họ Đế laị nghe thấy. Hắn không thể không gật đầu. Quá đúng. Hắn không được gật đầu. Phải biết là chính bản thân hắn mỗi buổi sáng thức dậy có nữ nhân xinh đẹp bên cạnh cũng không thể bước xuống giường ngay được.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play