Đại ý của đạo thánh chỉ này là cho phép Thạch Kiên được lấy thân phận Hàn Lâm học sỹ chịu tang cho bà nội, đồng thời còn thưởng cho rất nhiều ân huệ khác. Ngoài ra còn có một đạo chỉ dụ của Lưu Nga, ý của bà muốn gửi một số Tú tài đến học hỏi Thạch Kiên về Truy nguyên học trong thời gian hắn chịu tang tại nhà. Trong lúc này, triều đình đang trong tình thế suy lạc. Nhưng mấy năm nay nhờ có sự giúp sức của Khấu Chuẩn, Vương Tằng mà kinh tế Đại Tống vẫn không đi xuống, nhất là việc phát hiện ra đại lục mới, mỗi năm hải quan thu về cho quốc gia không ít tiền thuế, lại cộng với xưởng sản xuất thủy tinh, xưởng xi măng và xưởng đóng tàu đều đem về một khoản thu nhập tương đối lớn, cho nên nhìn bề ngoài, Đại Tống vẫn là một đất nươc rực rỡ gấm hoa.
Trải qua bao nhiêu sự việc như vậy, lại thêm gần đây Thạch Kiên đang miệt mài đọc các loại sách mưu lược, hắn đặc biệt chú ý đến những ghi chép về những tên gian thần, sau đó bắt đầu nghiên cứu tâm lý và hành vi của bọn chúng mà có lúc thấy toát cả mồ hôi. Hắn nhớ lại những sự việc trước đây, cảm thấy bản thân hắn có nhiều điều thật buồn cười. Lúc đầu hắn chỉ định đứng ngoài, lặng lẽ theo dõi động tĩnh của các đại thần trong triều, không tham gia những cuộc tranh giành của bọn họ, an tâm làm việc của mình, chế tạo một số thứ hữu dụng cho triều đình. Nhưng không ngờ cuối cùng vẫn sa vào đống bùn lầy ấy, làm sao có thể muốn sạch bàn chân mà nhấc ra được? Đạo dụ chỉ lần này được gửi tới, lại nhắc tới truy nguyên học, còn nhận thức được những lợi ích mà truy nguyên học đem lại, chắc chắn không phải là ý của Chân Tông, ngài bây giờ thậm chí đến bản thân mình còn không rõ là ai? Thỉnh thoảng nhắc tới hắn đã là không tồi rồi, chứ làm sao có thể nghĩ tới truy nguyên học được? Thạch Kiên suy đoán có lẽ Chân Tông đã mắc phải căn bệnh Parkinson, chính là căn bệnh mất trí nhớ ở người già. Nếu không, ngài đã không để cho Đinh Vị làm mưa làm gió trong triều. Còn về Lưu Nga, sợ rằng bà cũng chẳng còn tâm trí đâu mà nghĩ tới truy nguyên học, bà đang bận củng cố địa vị của mình, lấy đâu thời gian mà lo mấy việc ấy. Cuối cùng chỉ còn lại hoàng thái tử là có khả năng nghĩ tới mấy vấn đề đó. Lúc này hắn cũng đã hiểu ra vì sao Lý Hằng được thăng chức, lại còn bị điều đi xa như vậy, đây chắc chắc cũng là do một tay Triệu Trinh làm. Mặc dù bây giờ chỉ là hoàng thái tử, nhưng Chân Tông chắc cũng chẳng còn sống được mấy ngày nữa, nên Triệu Trinh có thể làm mấy việc này cũng chẳng có gì là lạ.
Hắn cảm ơn rồi tiếp chỉ dụ, nhưng từ chối nhận chức vụ Hàn Lâm học sỹ, chỉ nhận lời dạy dỗ một số học sinh. Như thế cũng tốt, như thế tiện cho sau này, khi hắn muốn chế tạo một thứ gì đấy, chỉ có mình hắn ngày đêm hì hục. Sau đó hắn tử tế tiếp đãi tên thái giám đến đưa chỉ dụ một cách chu đáo. Tên thái giám được tiếp đãi tử tế cảm thấy rất kinh ngạc, vội vàng nói:
- Học sỹ thật khách sáo quá.
Gã biết bây giờ tuy Thạch Kiên chỉ là thân áo vải, nhưng đó chẳng phải kẻ tầm thường, đến chức Hàn lâm học sỹ hắn cũng từ chối, thử nghĩ nếu hắn lại một lần nữa vào kinh thì tiền đồ sẽ lớn đến mức nào. Sau đó gã lại nhẹ nhàng nói:
- Ta còn hai bức thư nữa, là do hoàng thái hậu và công chúa nhờ gửi tới ngài.
Nói đến đây gã cười hì hì, tên thiếu niên này còn nhiều việc liên quan phía sau. Mấy hôm trước bệ hạ khỏe lên nhiều, lại cho mời Bát vương gia tới, nói với ông:
- Bát đệ, ta có một chuyện muốn cầu xin ngươi.
Từ lúc Chân Tông ốm nặng, Lưu hậu vì củng cố quyền lực, đã giáng chức Khấu Chuẩn, Nguyên Nghiễm vì muốn tránh mấy việc thị phi đã đóng cửa không ra ngoài. Lần này nếu không phải là Chân Tông sai người đến gọi, chắc chắc ông ta đã nhất định không vào cung. Nguyên Nghiễm liền nói:
- Tâu bệ hạ, là chuyện gì xin người cứ nói.
- Là có một chuyện như thế này, ta cũng chẳng còn sống được mấy nỗi nữa, nhưng có một chuyện thấy không yên tâm.
- Là chuyện gì xin bệ hạ cứ nói. Nhưng nếu là chuyện triều chính, thần đệ nhất quyết không tham gia.
- Không phải, là con gái yêu của ta và Thạch học sỹ.
Không nhắc đến Thạch Kiên thì chả sao, chứ nhắc đến Nguyên Nghiễm lại bực mình, nói:
- Người bây giờ đã biết nghĩ đến Thạch học sỹ, bà nội hắn đã bị người làm cho sợ mà chết rồi. Lại còn cái tên Đinh Vị đó vẫn giữ chức tể tướng, đem toàn bộ số trung thần điều sạch đi nơi khác.
- Đinh Vị cũng chẳng phải là cố ý. Việc hôm đó trẫm làm cũng chẳng phải là cố ý. Hơn nữa hắn chẳng phải là đã về nhà chịu tang rồi ư? Ba năm sau quay lại vừa tròn mười sáu tuổi, cũng vừa lúc có thể bắt đầu trọng dụng.
- Ta nói tam ca tốt của ta, người ta đã từ quan rồi, bây giờ không làm nữa. Người vẫn cho rằng sau ba năm nữa hắn nhất định sẽ quay lại sao? Hắn chẳng phải là người tham quyền tham chức
Cứ nghĩ đến bài thơ Thạch Kiên làm trước khi lên thuyền, trong tim ông dòng máu nóng lại cuồn cuộn chảy, nói:
- Thạch Kiên sau này chắc chắn sẽ còn giỏi giang hơn Khấu Chuẩn đại nhân, thế mà đã bị người làm cho tức giận mà bỏ đi rồi.
- Là trẫm làm hắn tức giận mà bỏ đi? Sao trẫm không nhớ lại được chuyện ấy nhỉ? Vừa rồi trẫm nói đến đâu rồi?
Nguyên Nghiễm cũng biết rõ anh mình bệnh tình ngày một nặng, thường xuyên quyên mọi việc, lúc nói chuyện cũng thường lôi thôi không đi vào được chủ đề. Không tức giận nữa, nói đùa với ngài:
- Người vừa rồi vừa sai thần đệ hạ chỉ dụ đem Cẩn công chúa và Dung quận chúa gả cho Thạch học sỹ.
Chân Tông ngơ ngác:
- Trẫm đã từng nói thế sao? Nhưng như thế không phù hợp với lễ nghi quy tắc trong triều.
Nguyên Nghiễm lại nói:
- Nhưng người nói Thạch học sỹ là “ hàng nhái”, không nhất thiết phải tuân theo lễ nghi trong triều.
Chân Tông suy nghĩ một lát, nói:
- Nhưng chuyện này khó, để trẫm suy nghĩ đã.
Kết quả, ban đầu ngài cho gọi Nguyên Nghiễm đến là để bảo với ông ta không nên tranh giành người con rể này với ngài, cuối cùng lại thêm một số chuyện khác khiến ngài chẳng biết làm thế nào mới phải.
Thấy Chân Tông như vậy, Nguyên Nghiễm cũng rất buồn. Mặc dù hai huynh đệ một quân một thần, nhưng tình cảm vẫn rất tốt đẹp. Ông nói:
- Chuyện này cứ từ từ. Bệ hạ trước tiên hãy chăm lo trị bệnh đã. Nào, để thần đệ cùng người đánh một bài quyền.
Nhưng hai người lại một lần nữa vì tranh nhau đứa con rể này mà phải lớn tiếng với nhau, việc bị trong cung truyền ra ngoài, đến tên thái giám này cũng biết.
Bây giờ gã đối với Thạch Kiên cũng hết sức cẩn thận chu đáo. Chưa biết chừng tên thiếu niên này tương lai sẽ làm tể tướng, lại còn có thể cùng lúc cưới một nàng công chúa và một nàng quận chúa. Càng nghĩ càng ngưỡng mộ.
Thạch Kiên trước tiên bóc thư của Triệu Trinh ra xem, trong thư cũng chỉ có mấy lời thăm hỏi xã giao, còn nói Thạch Kiên phải cố gắng dạy dỗ chu đáo đám học trò, cứ yên tâm đợi vài năm, chắc chắn lúc đó không để Thạch Kiên bị thiệt, khi nào đăng cơ nhất định trọng dùng Thạch Kiên, và nhất định dạy cho Đinh Vị một bài học đích đáng, giúp hắn báo thù.
Còn bức thư của tiểu đạo cô, lời lẽ trong thư cho thấy đã trưởng thành hơn trước đây chút ít, nhưng vẫn còn mang giọng điệu trẻ con. Nàng nói bây giờ rất nhớ hắn, lâu lắm không được nghe hắn kể chuyện. Còn nữa, nàng vì báo thù cho Thạch Kiên, trong lúc Đinh lão tặc lên triều, cố ý chặn ông ta lại, bắt ông ta quỳ xuống khấu đầu với mình ngay trước mặt quần thần.
Thạch Kiên nghĩ đến bộ mặt ngụy quân tử của Đinh Vị, lại bị một tiểu nha đầu bắt phải quỳ xuống trước mặt đông người, thấy buồn cười mà cũng thấy toát cả mồ hôi.
Ở cuối thư, tiểu đạo cô viết, nhất định không được quên lời hẹn ước. Thạch Kiên lại mướt mồ hôi, vội vàng đem bức thư đi đốt. Việc này mà truyền ra ngoài, quả thật không có lợi chút nào.
Gả thái giám nhìn nét mặt Thạch Kiên cũng đã đoán ra Triệu Cẩn viết những gì trong thư, gã thấy tên thiếu niên này tỏ ra rất căng thẳng, bèn cười thầm.
Gả uống xong cốc trà liền ra về.
Một thời gian sau, Tri châu mới của Hòa Châu là Lưu Hàng đã cho xây mấy chục gian nhà ở cạnh nhà Thạch Kiên. Từ khắp nơi trên đất nước, những người ưu tú nhất được chọn ra đã lần lượt kéo về ở trong những gian nhà mới xây này.
Mặc dù Lưu Nga lúc này bản thân đang rất bận, lại phải lo xử lý việc triều chính, còn phải xử lý các thế lực ở đủ mọi phương diện, nếu không bà sẽ danh không chính ngôn không thuận, nhưng bà cũng không vì thế mà quên mất sự quan trọng của mấy cuốn “ Truy nguyên học “ mà Thạch Kiên viết. Lần trước được Triệu Trinh nhắc nhở bà mới quyết định xuống bút viết ra đạo chỉ dụ này. Bây giờ các thế lực phản đối bà trong triều đã bị bà nhờ tay Đinh Vị điều đi gần hết. Bây giờ đã có thể bắt đầu chăm lo cho việc trị vì quốc gia được rồi.
Đương nhiên trong lúc Thạch Kiên đang phải chịu tang ở quê, bà không thể cưỡng bức hắn quay về triều đình. Mặc dù cổ nhân nói hiếu hữu tam thủ, tiểu hiếu hai mươi mốt ngày, trung hiếu bốn mươi chín ngày, đại hiếu ba năm. Với thân phận của Thạch Kiên không thể không ở nhà chịu tang ba năm. Chức vị Hàn Lâm học sỹ cũng chẳng qua như vật trang trí mà Lưu Nga muốn thông qua đó biểu thị tâm ý với hắn. Quan trọng vẫn là những chuyện sau này. Nếu trong triều có mấy chục người, mấy trăm người hiểu được “ Truy nguyên học “ như Thạch Kiên, thì thử nghĩ xem sẽ có bao nhiêu thứ mới mẻ được ra đời, những thứ đó không những có thể làm cho quốc gia thêm hùng mạnh, mà còn làm cho đất nước ngày càng phồn thịnh.
Lần này cách thức thi cử chọn ra đám học trò để sửa chữa máy hơi nước còn nghiêm nghiêm ngặt hơn lần chọn trước. Vì vụ Uyển Dung lần trước, lần này lai lịch của đám học trò đều được điều tra kỹ lưỡng, mỗi người được chọn gia đình ba đời đều làm ăn lương thiện. Hai là phải có học vấn, nếu không có học vấn thì đừng mong đọc hiểu được mấy cuốn sách đó, lại cần phải thông minh. Ba là cần khỏe mạnh, nếu không làm sao đủ sức nâng được những thứ máy móc thiết bị cồng kềnh đó. ( /* không khác gì chọn công an, bộ đội bây giờ */)
Thạch Kiên đọc đến tiêu chuẩn cuối cùng, phì cười, cứ theo lối suy nghĩ của Lưu Nga, thì các nhà khoa học chắc đều phải có sức khỏe như những đại lực sỹ thì mới được tham gia mất. Nếu dùng tiêu chuẩn này để lựa chọn thì ở “tiền kiếp” các nhà khoa học ở Viện Khoa học phải có đến chín mươi chín phần trăm là không hợp lệ.
Quả nhiên, sau khi đám học viên đã đến đông đủ, Thạch Kiên nhìn qua, tất cả đều là những thanh niên lực lưỡng, người thấp nhất cũng cao một mét bảy lăm, người nào người nấy cơ bắp cuồn cuộn, khiến hắn nghĩ thầm nghĩ không biết mình đang huấn luyện bảo vệ hay là huấn luyện phi công nữa.
Những học viên mới đến này đều nhìn Thạch Kiên với ánh mắt ngưỡng mộ. Trong mắt họ địa vị của tên thiếu niên này chẳng khác gì một vị thần, đặc biệt là bài Chính Khí ca nọ, ai ai cũng có thể đọc thuộc lòng từ đầu đến cuối, rồi lại từ cuối đọc lên đến đầu bài. Nhìn bọn họ im lặng không dám làm ồn, chỉ còn thiếu một câu: Good day sir. Thạch Kiên chẳng còn gì để nói.
Nhưng những học viên này quả nhiên tư chất không tồi, có không ít học viên không những thông minh mà còn rất cần cù, ham tìm hiểu, lại rất nghe lời. Thạch Kiên rất vui lòng. Vì vụ ám sát lần trước với Thạch Kiên, hắn không có hộ vệ nhưng Tề Tri châu cũng không dám lơi lỏng, ông sai nha dịch suốt ngày đi tuần ở khu vực quanh nhà Thạch Kiên. Lúc xây dựng nhà ở cho những học viên mới, vừa khéo đã cố ý xây dựng những căn nhà đó bao quanh nhà của hắn để bảo đảm an toàn.
Thạch Kiên cũng không ngăn cản, hắn biết rõ lòng dạ của Đinh Vị, vừa to gan lại độc ác, có được sự bảo vệ sẽ tốt hơn.
Nháy mắt một năm đã qua, lúc này đã vào cuối xuân.
Có mấy chiếc xe đang dừng ở trước cửa nhà Thạch Kiên.
Một tiểu nha hoàn ăn mặc theo phong cách thiếu nữ đang nũng nịu đòi gặp Thạch Kiên, lại còn luôn miệng kêu tên của hắn. Hồng Diên và Lục Ngạc không biết xe của nhà ai, chủ nhân lại dám to gan như thế, Thạch Kiên bây giờ tuy thân áo vải, nhưng ai gặp hắn mà chẳng gọi hắn là Thạch học sỹ?
Nhìn thấy đứa nha hoàn đó không có chút gì là sợ sệt, bọn họ cuối cùng cũng phải gọi Thạch Kiên ra.
Thạch Kiên hướng về phía đứa tiểu nha hoàn hỏi:
- Xin hỏi là ai đến tìm tại hạ?
Đứa nha hoàn cũng không trả lời, chỉ vào chiếc xe, nói: