Việc Ngô tiểu thư muốn tổ chức hội thi kén chồng, nhanh chóng lan rộng. Nhất là việc Ngô tiểu thue từng từ chối lời mời của Hoàng đế càng kích thích sự hiếu kì tò mò của người dân. Từ nhiều nơi, mọi người lục tục kéo về
Kinh đô.
Những đổi mới gần đây của Phú Xuân cũng tạo lên sự thích thú nhất
định với mọi người: không còn cảnh chen lấn ở cửa thành, ai ai cũng
nghiêm chỉnh xếp hàng, tránh cho mọi người nói là kém văn minh; phòng
trọ cũng được bình ổn giá, ai ai cũng có nơi nghỉ chân.; khẩu hiệu cấm
khạc nhổ, đái bậy cũng treo khắp nơi.......
.............
Cầu Hiền Các được Ngô Khải dựng lên ở trung tâm Kinh thành, gồm hai
dẫy nhà bằng gỗ lim, được chạm trổ tinh xảo, trước cửa là tấm bia nghi
lại câu nói cùa của Thân Nhân Trung:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước
mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì nước yếu và ngày càng xuống
cấp.”
Không phải ai cũng có thể bước vào. Muốn được cư trú bên trong, kể cả có tiền cùng quyền đều không được, chỉ có duy nhất một cách là dùng tài năng. Ngồi bên trong là Triệu Đình Tiệp ( 1 trong Tây Sơn lục kì sĩ),
một người học rộng, ưa thực tế ghét phù hoa, tánh thanh khiết nghiêm
nghị, trọng tín nghĩa và giỏi việc cai trị. Chỉ có tài năng được sự phê
chuẩn của Triệu Đình Tiệp mới có thể tiến vào. Từ lúc mở ra chỉ có 4
người vượt qua, đều là người tài năng ngời ngời, được mọi nười biết đến
từ lâu Tràng An tứ hổ.
Điều này càng khiến Cầu Hiền Các trở thành nơi so kè của sĩ tử cả
nước. Bởi ngoài phúc lợi vô cùng lớn: 1 căn phòng riêng biệt, ăn uống
miễn phí.......còn là sự khẳng định tài năng vượt trội so với đồng lứa.
Nguyễn Kiều kéo Vương Liễn tiến đến trước của đã xếp hàng dài, ai ai
cũng muốn thử một lần. Hai người xếp hàng, Nguyễn Kiều cũng chậm rãi
giải thích. Nghe xong, Vương Liễn gật gù:
" Xác định là tuyệt a. "
Nhưng nhìn nhiều người đi vào rồi lại đi ra, ai lấy đều buồn rầu, lắc đầu ngao ngán. Cả hai cũng thấp thỏm.
Khi mặt trời gần lên đỉnh, cuối cùng cũng đến lượt, Vương Liễn tiến vào.
..........
Bên trong, Triệu Đình Tiệp lắc đầu, phe phẩy quạt. Từ mấy ngày nay,
bao ngươi ra vào thì ngoài Tràng An tứ hổ, vẫn chưa ai khiến hắn hài
lòng.
Cửa lại mở, hắn lỡ đãng nhìn qua, thấy ngừoi đi vào là người Hán, nhìn sáng người, nhớ tới lời bệ hạ nói, cười thật tươi:
" Trà sen đó. Thứ này rất hiếm, chắc cậu sếp hàng đã lâu. Uống chút.
" Vâng."
Thấy Vương Liễn dùng xong, hắn tiếp:
" Chắc cậu đến, cũng hiểu qua quy củ, ta không nhắc lại. Được chứ?"
" Vâng. Mời cụ ra đề."
Hắn, gật đầu sau đó vuốt vuốt chòm râu, chậm rãi đọc:
" Khách khoa bảng, khách văn chương, giữa quan khách, khách lại gặp khách."
Vương Liễn vắt óc một lúc, thưa:
" Ai anh hùng, ai hào kiệt, trong trần ai, ai dễ biết ai!"
..........
" Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két. "
" Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ."
............
Thử qua mấy lần, hắn biết kẻ này có tài, cười:
" Quả là Khả úy đoan đoan đích hậu sinh.( Kẻ hậu sinh nầy rất đáng sợ.)
Rồi ngâm:
" Núi tiếp non xanh lầu tiếp lầu
Tây Hồ ca múa suốt đêm thâu
Gió nồng hương dịu say lòng khách
Cứ ngỡ Hàng Châu cũng Biện Châu."
Nghe xong, Vương Liễn sắc mặt khẽ đổi.
Lâm An là thủ phủ của Nam Tống. Bài thơ khái quát sinh động tiểu
triều đình Nam Tống chịu yên một bề, đắm trong ca múa, sống như trong
mơ, là một tiếng chuông cảnh báo cho những bộ mặt không lo khôi phục,
nếu cứ thế này mãi thì Hàng Châu sẽ là một Biện Châu thứ hai, triều đình Nam Tống lại bước vào vết xe của Bắc Tống, một lần nữa lại rơi vào tay
địch. Cũng ngụ ý tình cảnh hiện trạng người Hán đang đắm chìm, chịu cai
trị của người Mãn, vậy mà những kẻ người Hán( như cha hắn Vương
Kiệt......) lại cam chịu, làm tay sai cho Càn Long( nhà Thanh), không
phản kháng.
Thật lâu, Vương Liễn đáp lại:
" Trung Quốc là của Hán tộc, Mãn Châu là Hán tộc. Cớ sao lại phản
kháng." ( Đây cũng là quan điểm hiện nay của Trung Quốc, khi vẫn coi
Thành Cát Tư Hãn, nhà Thanh..... là triều đại chính thống của mình. Chứ
không chịu thừa nhận là Trung Quốc đã từng bị ngoại tộc chiếm đóng, lệ
thuộc bởi dân tộc khác mấy trăm năm.)
Nghe xong, Triệu Đình Tiệp cười lớn:
" Haha. Hay cho câu Trung Quốc là của Hán tộc."
Rồi cầm lấy một quyển sổ đã cũ nát, đưa cho:
" Đây là quyển sổ một số Minh Hương( Người Minh chạy sang nước ta khi nhà Thanh xâm chiếm), cậu đọc xem."
Vương Liễn cầm lấy, trang đầu tiên là một tờ giấy hoen ố, nhưng hàng
chữ viết bằng máu còn rõ nét: ' Trung Quốc là của người Hán'......".
Vương Liễn càng đọc, nét mặt càng trở lên trắng bệch, tam quan như sụp
đổ.....
Thật lâu, thấy Vương Liễn đã bình thần, hắn đưa chén trà lại, nói:
" Muốn làm được thì phải có quyền. Năm sau là khoa thi, nếu cậu đạt Trạng nguyên thì may ra có cơ hội.
Mấy trăm năm qua, người Hán ở hải ngoại vẫn củng cố thế lực, đợi một
thủ lĩnh thật sự, nếu cậu làm được sẽ có người liên hệ. Đừng cho bất kì
ai biết, cả cả cha cậu."
" Tại sao.....tại sao ngươi lại muốn giúp ta."
Hắn kéo tay áo lui lên, hai chữ " Hán nhân" hiện lên. Vương Liễn cung kính:
" Cảm ơn."
Thấy Vương Liễn ý định rời đi, hắn cười:
" Bình tĩnh mà ổn định tâm trạng rồi rời đi, tránh để ai nghi ngờ. Và đây là thẻ bài, ngươi thuyết phục phụ thân rồi tiến vào, chúng ta thật
tốt tâm sự."
" Được rồi."
..........
Vương Liễn đi ra, Nguyễn Kiều nhìn thấy nét mặt buồn bã, động viên:
" Không sao, một lần không được thì thử nhiều lần khác."
Những người xếp hàng cũng quăng ánh mắt đồng tình.
Vưỡng Liễn cầm thẻ bài ra, cả hội trường im lặng, Nguyễn Kiều kích động: