Trong hoàng cung xa hoa mà cô quạnh, cậu bé Lê Duy Vỹ oa oa tiếng khóc chào
đời. Theo năm tháng đứa bé dần lớn khôn. Càng lớn, càng tỏ ra thông
minh, diện mạo khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn.
Khi đó, chúa Trịnh Doanh chưa có con trai, chỉ có một quận chúa là Tiên Dung, nên người
rất cưng chiều. Một hôm chơi cùng anh là Trịnh Sâm, bị té ngã, Trịnh Sâm hốt hoảng bỏ chạy. Trong cơn nguy kịch, Lê Duy Vỹ cứu được, đồng thời
giáo huấn Trịnh Sâm. Từ đó nàng trở thành cái đuôi nhỏ bám theo hắn.
Những tưởng một câu chuyện đẹp nên thơ, nhưng do lần ngã đó, quận chúa
sức khỏe dần yếu và qua đời.
Lê Duy Vỹ trong cơn tiếc thương rời đi hoàng cung, kết giao muôn nơi. Ai ai cũng quý mến.
Còn Trịnh Sâm luôn nhớ món hận năm xưa, đồng thời nghét khi suốt ngày bị mẹ lấy Lê Duy Vỹ ra làm gương. Từng thề: ‘ Ta và Duy Vỹ hai người, một
sống một chết, không thể đứng song song được.’ Sau lên ngôi chúa, tìm
mọi cách hãm hại và giết.
..........
Trời trở đông, Vua Hiến Tông
sức khỏe yếu, nhớ thương con lên gọi về. Lê Duy Vỹ trở lại, người còn
hoi men, thấy cha ốm yếu mà không có thái y túc trực, oà khóc:
“ Thưa Phụ hoàng, từ ngày nhà Lê ta trung hưng đến nay trải mười đời vua. Họ
Trịnh tiếng là tôn phò nhưng thực chất là áp chế nhà Lê ta. Họ Trịnh
muốn cho ai làm vua thì cho, muốn giết ai thì giết. Như hai trăm năm
trước Trịnh Tùng giết chết Anh Tông Hoàng Đế. Rồi ba mươi năm sau Trịnh
Tùng lại giết chết Hoàng Đế. Mới bảy mươi năm trước đây Dụ Tông Hoàng Đế bị Trịnh Cương bắt phải thoái vị nhường ngôi cho Thái tử Duy Phương.
Thái tử Duy Phương làm vua được ba năm lại bị Trịnh Giang vu là thông
dâm với vợ Trịnh Cương mà đem giết đi. Rồi đến lúc Phụ hoàng lên ngôi là do chính Trịnh Doanh đã buộc vua Ý Tông thoái vị nhường ngôi cho Phụ
hoàng đó. Xét trong lịch sử từ trước đến nay chưa có quyền thần nào lại
lộng hành tàn ác, khi quân phạm thượng như họ nhà chúa Trịnh. Vả lại xưa nay chỉ có nhà vua mới được quyền cha truyền con nối, chưa nghe nói đại thần mất thì con được lên thế chức bao giờ. Nay họ Trịnh xưng vương,
cha mất thì con lên kế vị, ấy chẳng qua là vì không dám phế bỏ nhà Lê ta để làm vua mà thôi. Nay Phụ hoàng lên ngôi đã ba mươi hai năm mà mọi
việc trong triều ngoài cõi Trịnh Doanh rồi đến Trịnh Sâm có cần bẩm báo
gì với Phụ hoàng chăng? Sao Phụ hoàng cứ mải vui say với cầm kỳ thi họa
mà không nghĩ đến việc lấy lại quyền hành của nhà Lê ta? Con vì giận họ
Trịnh mà có đôi lời mạo phạm đến Phụ hoàng, xin Phụ hoàng thứ tội.”
Vua Hiển Tông nghe xong liền, sắc mặt hốt hoảng nhìn quanh, đuổi toàn bộ thái giám ra, cố ngồi dậy, vỗ vai con, nói:
“ Bọn thái giám này tiếng là hầu hạ cho ta, nhưng đều là tay chân của
Trịnh Sâm cả. Sao con lại buông lời càn rỡ? Nếu đến tai Trịnh Sâm mạng
ắt chẳng còn!”
Lê Duy Vỹ nghe cha nói thế lại càng giận lắm, đứng dậy nói lớn:
“ Sao Phụ hoàng lại sợ thằng nghịch tặc ấy đến thế? Nếu Phụ hoàng giữ
mình để mưu việc lớn thì con thật là khâm phục. Còn Phụ hoàng vì sợ như
bề tôi sợ vua mà im hơi lặng tiếng thì con thật lấy làm đau lòng lắm!”
Hiển Tông ứa nước mắt hỏi:
“Con ơi! Cha con ta khác nào thân cá chậu chim lồng! Chính con vừa nói rằng
họ Trịnh muốn giết ai thì giết, muốn lập ai thì lập đó sao? Con có biết
vì sao cha làm vua ba mươi hai năm nay mà chẳng có một tai hoạ nhỏ nào
không?”
Lê Duy Vỹ lắc đầu:
“Con không được biết, xin Phụ hoàng phân giải!”
“ Làm vua thì phải lo cho dân cho nước, họ Trịnh đoạt quyền ta thì phải
lo lấy cái lo của ta, để ta ngồi không mà hưởng lộc. Ấy là phước sao gọi là hoạ? Chính nhờ cha an phận như thế nên cha làm vua hơn ba mươi năm
mà không bị một tai họa nhỏ nào!”
Lê Duy Vỹ nghe vậy, biết cha mình nhu nhược, có phân giải thế nào cũng vô ích đành ngồi ôm mặt khóc. Vua Hiển Tông nói tiếp:
“ Nay các quan trong triều tiếng là tôi nhà Lê nhưng kỳ thực đều là tay
chân nhà chúa cả. Con muốn làm điều lấp biển vá trời kia cha e rằng họa
hổ bất thành mà chuốc vạ vào thân.”
Nói rồi cha con ôm nhau khóc.
.......
Thông tin đó quả như Hiến Tông dự liệu, nhanh chóng truyền đến tai Trịnh Sâm. Nghe được, Trịnh Sâm bèn triệu toàn bộ văn võ bá quan, sắc mặt không tự mà uy quát:
“ Hơn một trăm năm nay nhà chúa ta một lòng phò tá vua
Lê, gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong triều, ngoài cõi. Ơn ấy không nhớ
thời thôi, nay Thái tử Duy Vĩ lại lấy oán trả ơn, tội thật đáng chết.
Nhưng ta thiết nghĩ Duy Vỹ là Thái tử con vua nên không thể đem ra pháp
trường hành quyết như dân thường được. Vậy ai thay
ta vào ngục ban ân cho Thái tử được tự xử?”
Ăn lộc vua, vậy mà trước lời nói, không ai ý kiến. Một lúc sau, Phạm Ngô Cầu bước ra nói:
“ Khải Chúa, trăm quan ai cũng đồng lòng rằng Thái tử đáng tội chết nhưng không ai dám lãnh việc này vì sợ mang tiếng giết vua. Phạm Ngô Cầu tôi
xin lãnh mạng vào ngục ban ân cho Thái tử được tự xử.”
Trịnh Sâm mừng lắm nói:
“ Xử Thái tử không thể người tước thường mà làm được. Nay ta phong cho ngươi tước Công vào ban ân của ta cho Thái tử.”
Phạm Ngô Cầu vội cúi đầu:
“ Cảm tạ chúa thượng.”
.........
Phạm Ngô Cầu nhanh chóng bê vào ngục, một chiếc khay đồng, trên khay ấy đựng một giải lụa,
một thanh gươm và một chén thuốc độc. Lê Duy Vỹ nhìn mâm đồng nói:
“ Ta biết sớm muộn gì cũng có ngày này nên từ lâu đã lo trừ Trịnh Sâm.
Việc sinh tử là do số mệnh. Nhưng trước lúc chết ta muốn hỏi ngươi, tại
sao ngươi làm nội thị hầu hạ vua, ăn lộc vua còn dính kẽ răng sao nỡ
phản vua như thế?”
Phạm Ngô Cầu khẳng khái đáp:
“ Thần ăn lộc nhà chúa không ăn lộc nhà vua. Vả lại phản vua là chúa phản,không phải thần phản.”
Tin Lê Duy Vỹ chết dù gói gém nhưng cũng dần lan ra. Nhiều cuộc bạo động
diễn ra. Tuy đã bao lâu, nhưng tình cảnh giặc Minh đốt phá, giết hại
đồng bào,...khắc sâu trong tâm trí. Ơn của Nhà Lê còn mãi trường tồn.
Đúng như Trạng Trình nói, thờ phật ăn cả oản.
Nhưng những cuộc đấu
tranh chỉ diễn ra lẻ tẻ, nhưng nhanh được đè ép. Trịnh Sâm như thỏa
hiệp, dần thả lỏng thêm lợi ích cho vua Lê. Nhìn vàng bạc đưa tới, công
chúa hoàng tử vui mừng. Vua Hiến Tông đắng chát. Bệnh tình càng nặng.
Cầu ủng hộ qua số momo: 0369442379. Cảm ơn rất nhiều ạ.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT