Sau chuyến trở lại Phú Xuân lần này, Nguyễn Huệ ra chiếu chỉ ban bố: Thăng Long gọi là Bắc Thành, kinh đô là Phượng Hoàng Trung Đô còn Phú Xuân - tận dụng lại di sản còn lại của chúa Nguyễn( cung điện, công trình khác) được lựa chọn làm kinh đô tạm thời.

Tin tức vừa ban bố, những thương nhân nhanh chóng đánh hơi được cơ hội lục tục kéo nhau về. Khiến Phú Xuân bỗng chốc trở lên nhộn nhịp sầm uất.

Nhưng tuyệt nhiên, không có một bóng dáng thương nhân người Hoa.

..........

Trời khá đẹp, khi những ánh nắng chiếu xiên qua kẽ lá, rủ trên mái nhà. Tạo lên một cảmh đẹp mông mơ.

Trong một quán rượu sầm uất bậc nhất Phú Xuân, một nhóm thương nhân mới đến, thu xếp công việc ổn thoả, đang ngồi nói chuyện phiếm với nhau. Một thương nhân trẻ tuổi trên mặt có chút lo lắng hỏi:

" Tin tức ban bố như vậy. Có sợ lại như Thăng Long không? Lần trước chạy, tôi thiệt hại lớn. Hazzz."

Lời nói ra, cũng là tâm trạng chung của hầu hết mọi người, nghe xong ai ai đều trầm mặc.

Thấy không khí vậy, Phạm Tiên - người lớn tuổi và địa vị nhất trong nhóm người, nói:

" Được mất là sự thường tình. Lần này chắc không như vậy. Thăng Long trước là kinh cũ nhà Lê, nếu như ta thì ta cũng làm vậy, nhổ tận gốc mới bén rễ bền lâu."

" Nhưng nơi đây cũng là đất dựng nghiệp chúa Nguyễn. Dân chắc chắc cảm tình tốt với nhà Nguyễn, lựa chọn lấy làm kinh đô tạm thời liệu có ổn không? "

Người khâc cũng nhao nhao:

" Hôm qua cũng gặp một tên lái buôn trong đó ra kể, phía Nam, hậu duệ của chúa Nguyên cũng xây dựng tương đối phát triển, sắp tiến quân ra."

" Thời buổi loạn lạc a. Đến bao giờ mới bình yên."

...........

Phạm Tiên nghe vậy, lắc đầu:

" Việc vua chúa chúng ta sao xem xét được." Rồi thấp giọng:

" Ta có một người anh họ làm quan nói, mấy tháng trước Hoàng đế ra Thăng Long cũng đồng thời tiến hành thanh tẩy nơi đây,, xong xuôi rồi lên hoàng đế quay lại. Còn nghe nói, mổ tổ chúa Nguyễn cũng bị đào, hài cốt bị vất cho chó mèo tha, còn bắt hậu duệ chúa chứng kiến. Nhiều người tự sát luôn. Sau tin tức lan ra khiến dân bản địa sợ hãi đi hết. Nên mới có chiếu chỉ ban ra, nhằm thu hút mọi ngườii đến."

Nghe xong, tất cả thảng thốt:

" Thật ư."

" Yên tâm một khoảng thời gian tới sẽ tên bidnh, yên tâm mà kiếm đi. Đảm bảo lần này theo ta là lời to." Phạm Tiên dương dương tự đắc nói.

" Vậy cảm tạ Phạm huynh." Mọi người đồng thanh nói.

Nghe vậy, Phạm Tiên cười càng lớn, chén rượu nhấc lên, uống ực.

.........

Bàn bên cạnh, Ngọc Hân tay nắm chặt Nguyễn Huệ, nhỏ giọng nói:

" Bệ hạ bình tĩnh. Kệ cho thiên hạ nói ngược nói xuôi, chỉ cần người không làm thì không phải sợ."

Nguyễn Huệ nghe xong, sắc mật càng đen hơn, bởi những điều mà kẻ kia nói là đúng. Đó là việc hắn chuẩn bị cho người làm.

..........

Vấn đề long mạch, ví trí địa linh.....luôn là vấn đề quan tâm trọng yếu bất kì bậc đế vương nào. Nó liên quan chặt chẽ đến vận mệnh một triều đại. Như việc nhà Lý đăng cơ khi có công nối Long mạch do Cao Biền phá năm xưa; Nhà Trần di dời mộ tổ đến đến địa linh, cũng khiến cho cơ đồ khai phá; nhà Lê cũng nhờ phát hiện đầu Long mạch mà khiến cơ đồ khai phá, dù trắc trở nhưng vinh hoa phú quý kéo dài...... Còn họ Mạc, họ Hồ không có lên nhanh chóng tàn lụi. Bao nhiêu tấm gương như vậy, khiến việc kiếm tìm một nơi như vậy luôn thôi thúc hắn.

Còn nhớ, khi xưa cả gia đình chie làm thương nhân buôn bán trầu. Không ai nghĩ đến việc binh đao. Mọi việc chỉ xuất phât từ việc năm xưa, anh trai hắn trong mội lần cơ duyên, chiếm tiên cơ vùng đất linh từ mộ thầy địa lí, mà đem mộ gia tiên di chuyển đến. Sau đó kinh tế khá giả, ý nghĩ cũng lớn hơn và để giờ đây có một cơ đồ như thế này.

Hắn vẫn luôn tìm rất nhiều thầy địa lí, kể cả La sơn Phu tử riêng biệt để tìm kiếm, mỗi ngươi nói một kiểu nhưng tựu chung đều có nghĩa là: Ngoại trừ vùng đất tổ( cấm địa) thì cả đất nước chỉ có mảnh đất chôn cất của các chúa Nguyễn là nơi có khí vận lớn nhất, có thể phù hộ gia tộc quật khởi đế vương mấy trăm năm nữa. Còn mộ tổ nhà hắn chỉ có thể phù hộ mấy chục năm. Đất xây kinh đô tuy lựa chọn một câch cẩn thẩn nhưng cũng chỉ phù hộ vô cùng ngắn ngủi. Một đến ba trều đại, nếu không dẫn khí vận roat vào thì sau cũng phế.

Mặc đu mọi người đều nói, tích tiểu thành đại. Đợi chờ đến thế kỉ mới, những vùng đất địa linh lại xuất hiện, lúc đó có thể lựa chọn thêm. Đừng lên làm việc bất nhân sẽ khiến thiên phạt.

Tuy ngoài miệng hắn đáp ứng. Nhưng trong lòng, hắn cũng nhen nhóm một ngọn lừa. Trong khi đợi chờ 15-20 năm nữa, mọi sự đều có thể xảy ra, có thể nào đợi được, tại sao thứ trước mắt không đoạt lấy. Hắn cũng nghi ngờ, Nguyễn Ánh liên tục chốn thoát cũng đều nhờ cái khí vận chết tiệt này.

Nên kế hoạch manh nha, hắn cũng không tin tưởng ai, đều cho Mật Vệ âm thầm chuẩn bị làm. Chỉ còn đợi ngày đẹp.

..............

Ngọc Hân thấy sắc mặt phu quân càng ngày càng xấu, cũng lờ mờ đoán ra điều gì, im lặng cúi đầu. Thật lâu, Nguyễn Huệ thở hắt, cầm lấy chén rượu trên bàn uống ực. Rồi đứng dậy rời đi. Ngọc Hân vội vã đặt lên một lượng bạc, theo chân.

.........

Hai người rời đi, Hồ Thức nhanh chóng rút ra một phi tiêu phóng tới. Phạm Tiên đang vui sướng, nhất thời nghẹo đi, gục xuống.

Mấy người xung quanh, còn tưởng Phạm huynh say, vừa nâng cốc, vừa hét:

" Phạm huynh, người kém quá. Lên nào. Haha."

............

Hai người trở lại xe ngựa, bên trong, Ngọc Hân hết nhìn lên rồi lại cúi đầu, Nguyễn Huệ thấy vậy, khó chịu nói:

" Nàng có gì muốn nói với trẫm ư. Nói đi."

Ngọc Hân nghe vậy, lấy hết dũng khí, nói:

" Bệ hạ, nếu thần thiếp có gì nói không phải mong bệ hạ không trách tội."

" Ừm. Nàng nói đi."

" Lời người đó nói. Nếu bệ hạ muốn làm đừng làm được không. Điều đó vô cùng bất nhân. Nếu bị người biết sẽ nhận vào sự phỉ nhổ. Là vết nhơ. Dù công trạng của bệ hạ trước đây như thế nào đều bị quét sạch." Nói xong, quỳ xuống:

" Thần thiếp chie muốn tốt cho người."

Nguyễn Huệ ánh mắt sắc nhọn nhìn lại, Ngọc Hân cả người run lên, bên ngoài tiếng ngựa hí vang, sợ hãi lao đi.

Thật lâu, Nguyễn Huệ thu hồi khí thế, trầm giọng nói:

" Nàng biết quá nhiều. Ta lo sau này lại có Dương hoàng thái hậu( Dương Vân Nga), Linh Nhân hoàng thái hậu( Ỷ Lan) tiếp theo."

Ngọc Hân dập đầu thưa:

" Thần thiếp cũng lo nghĩ thay bệ hạ. Dù chết cũng muốn khuyên can. Các cụ thường nói: Đàn Ông nông nổi giếng khơi/ Đàn Bà sâu sắc như cơi đựng trầu, những việc cao xa thần thiếp không rõ, nhưng vấn đề này là mấu chốt cuối cùng trong ranh giới đạo đức, người đừng lên làm."

" Haha." Nguyễn Huệ nghe xong cười phá lên, rồi khom mình đỡ Ngọc Hân dậy, ôm vào lòng nói:

" Trẫm cần những người như nàng. Dù sao một người không ai lúc nào cũng đủ tinh táo để quyết định."

Ngọc Hân biết mình nói đã đánh động bệ hạ lên im lặng, mỉm cười.

.............

Về đến cung, đưa tiễn xong Ngọc Hân, Hồ Thức cũng tiến lại:

" Thưa bệ hạ, mọi việc đã chuẩn bị xong, bao giờ bắt đầu."

" Không làm nữa. Ngươi cho người xử lí gọn. Bất kì ai biết quá sâu việc này không tha."

Tuy có ngờ vực, nhưng Hồ Thức cũng cung kính đâp:

" Vâng."

Sau đó nhanh chân rời đi.

........

Trở lại thư phòng, Nguyễn Huệ lấy trong một hộp gấm nhỏ, cầm lấy bút, bắt đầu viết. Công việc này, hắn đều làm mỗi khi đưa ra quyết định dù thấy bại hay thành công. Như để tự răn dậy bản thân.

Cầm lấy một tờ giấy đã chi chít chữ, đọc một lượt, xong sau đó cất lại.

.........

Cùng lúc này, quán rượu vừa nãy, nhất thời hốt hoảng. Một người chết khi uống rượu gây ra sự hoảng loạn, quan phủ nhanh chóng bao vây. Những người ngồi cùng nhanh chóng bị bắt giữ. Và đây cũng là chuyến đi không có ngày về.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play