Lâu lắm Nguyễn Toản mới được thả lỏng mình. Khi ánh nắng chói chang chiếu qua khe cửa len lỏi vào bên trong. Hắn khẽ mở mắt, nhìn sang bên cạnh vẫn thấy nàng mèo lười, nằm co mình rúc vào lòng. Khẽ nở nụ cười.

Cuộc đời, chỉ cần đơn giản như vậy, đủ khiến người ta hạnh phúc. Đâu cần phải lầu son gác tía, mỹ nữ quấn quanh......

.......

Nàng ngẩng mặt lên, nhìn thấy phu quân đang cười, khẽ cựa mình ôm thật chặt. Hai người cứ nằm vậy. Cảm nhận lẫn nhau.

........

Bữu trưa xong xuôi, Nguyễn Toản tiến về khu dậy học.

Ban đầu, Nguyễn Toản chỉ ý nghĩa đơn giản là xây dựng những lớp bình dân học vụ quảng bá chữ quốc ngữ phố biến. Nhưng dần dần cái mẹ lại đẻ cái con. Từ túp lều đơn sơ, giờ mở rộng thành những lớp học khang trang xây bằng gạch vữa, vững chắc. Nối lấy đuôi nhau thành hành dài, những hàng cây xanh mát.Bên ngoài là hai trung đội bảo vệ xung quanh.

Trường học phân biệt làm bốn khu cách biệt. Ứng với từng cấp độ.

Khu vực đầu tiên là khu A, có số phòng nhiều nhất, 10 phòng, sĩ số luôn lớn hơn 30 người.

Hắn tiến lại một lớp, đứng từ dưới nhìn lên. Ai ai cũng say xưa quan sát, không hề nhận ra.

Lớp học được kê làm 4 dãy, mỗi dãy 5 bàn, mỗi bàn ngồi hai, đều được người dân tình nguyện gia công mang tặng. Xung quanh phòng học những chữ cái được chạm khắc treo đầy xung quanh, cùng những bức vẽ minh hoạ( Vd chữ B thì bên cạnh là hình con bò.....).

Đặc biệt hơn khi đứng lớp chỉ là những đứa trẻ 10-11 tuổi - những người sớm tiếp xúc với chữ quốc ngữ, được mời ở lại làm giáo viên giảng dậy, với mức lương hậu hĩnh lên ai ai đều giảng dậy chăm chú. Bất kì ai không hiểu đều đứng giảng kĩ lưỡng, cho đến hiểu, mà không hề có sự cau có.

...........

Cảm thấy không có gì, Nguyễn Toản tiến đến khu B, ở khu này, mọi người dần dần được tiếp xúc với toán học, phép tính: cộng, trừ, những kiến thức căn bản về hoá học, vật lí.......Trong khu B lại phân loại thành nhiều lớp phụ thuộc vào trình độ. Và điều hơn hết đó là tất cả đều học tập nội trú, với kí túc xá và đồ ăn được phục vụ khép kín. Binh lính cũng được bố trí khắp nơi. Bởi những kĩ thuật khoa học tân tiến nhất của Đông Lào được áp dụng.

Đầu tiên là bảng và phấn viết. Bản là tấm gỗ lim rắn chắc được chế tạo bóng rát. Còn phấn viết được chế tạo từ thach cao( CaCO3 ), được vận chuyển, khai thác trong các khu mỏ ở Trấn Ninh(). Trữ lượng thạch cao theo hắn biết thì ở Đông Lào ngày nay thì chủ yếu khai thâc ở tỉnh Savannakhet ( Lào) (*), nên đã điều Hắc Vệ Quân tiến sang. Đến nay tuy chưa có kết quả, dù sao trí nhớ của hắn là mơ hồ, nhưng sẽ chỉ là việc sớm hay muộn mà thôi. Phấn cùng bảng đã tạo ra sự câch tân, hiệu quả cho việc giảng dậy.

Tiếp theo đó là nâng cao công nghệ sản xuất giấy, quy trình được khép kín và tuyển trọn những người có tay nghề, nên chất lượng vô cùng tốt, hiệu quả cho viết bút.

Bút chì được tạo ra cũng là một sự không ngờ với chính bản thân hắn. Bởi mặc dù bút chì đã xuất hiện ở đức những năm 1662. Với lõi làm bằng than chì (graphite) và vỏ làm bằng gỗ. Nhưng nguồn cung chủ yếu đến từ Anh, bởi sự khống chế các que than chì nguyên chất từ​​ Anh (*).

Ban đầu, hắn chỉ hoa số lượng lớn tiền bạc mua lại bút chì từ thượng nhân nước ngoài. Mang về Phòng phát triển( nơi những con người xuất sắc nhất khoá đầu tiên được Nguyễn Toản tự tay chỉ dạy ngày đầu) phá huỷ, nghiên cứu. Thật không ngờ bút chì made in VN được tạo ra. Bởi tuy đã đưa ra quy trình sản xuất dựa theo công thức của Nicolas-Jacques Conté (1795- sau chỉ thị của Napoleon khi Pháp bị Anh cấm cửa chỉ thể nhập khẩu bút chì kém hơn của Đức.). Với việc trộn than chì bột với đất sét và tạo thành hỗn hợp thành các que sau đó được nung trong lò nung. Bằng cách thay đổi tỷ lệ than chì với đất sét, độ cứng của thanh than chì cũng có thể thay đổi. Nếu tìm được mỏ thì có lẽ hắn sẽ thành lập công ty đầu tiên. Bởi đến tận năm 1802, công nghệ này bị tiết lộ và công ty Koh-I-Noor ở Vienna thành lập để sản xuất và kiếm bộn.

................

Đến khu C thì sự canh phòng càng nghiêm ngặt hơn, khi bất kì ai kể cả Nguyễn Toản tiến vào đều bị tra xét cẩn thận. Bên tronh, động cơ hơi nước của Shole được dỡ ra, mổ xẻ nghiêm cứu, từ trên giấy đến thực tes là một quá trình. Mọi thứ bừa bộn, đu hắn đến cũng không một ai quan tâm. Quan sát một lượt, hắn đến khu cuối, nhìn những viên phấn, cái bút chì, quyển sách, giống cây...... được sản xuất tỉ mỉ, nghiêm cẩn. Hắn gật đầu, thầm nghĩ. Nếu động cơ hơi nước nghiên cứu hoàn tất thì năng xuất sẽ cao hơn.

Tham quan một lượt, hắn biết, mình có tận hưởng, hai ngày cuối cùng, trước khi rời đi.

P/s: (*) Trấn Ninh: hoặc Xứ Bồn Man, trước thế kỷ 15 là vương quốc cổ ở bán đảo Đông Dương. Năm 1478, bị vua Lê Thánh Tông chiếm và đổi tên thành Trấn Ninh (1479-1893). Trấn Ninh tồn tại như một phần lãnh thổ Việt Nam, đến triều nhà Nguyễn thuộc Pháp thì chấm dứt. Một phần Trấn Ninh bị người Pháp nhập vào lãnh thổ Lào thuộc Liên bang Đông Dương, nay là tỉnh Hủa Phăn của Lào. ( cái này cay nhất.)

(**) Savannakhet ( Lào) hiện nay( năm 1789) thuộc vương quốc Viêng Chăn do Nanthasen - một con nuôi của Rami I, anh em với Nguyễn Ánh).

(*) Trước năm 1795, bút chì vẫn sử dụnh chủ yếu bằng cách lấy các que chì rồi dùng hai miếng gỗ áp lại. Lên lượng cung bút chì phụ thuộc chủ yếu vào Anh( Đức cũng có nhưnh ít) do từ năm 1565, một mỏ than chì lớn đã được phát hiện trên phương pháp tiếp cận Gray Knobts từ thôn Seathwaite ở giáo xứ Borrowdale , Cumbria , Anh . Lớp than chì đặc biệt này cực kỳ tinh khiết và rắn chắc, và nó có thể dễ dàng bị cưa thành que. Nó vẫn là mỏ than chì quy mô lớn duy nhất từng được tìm thấy ở dạng rắn này

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play