Sáng sớm ngày hôm sau, Lê Duy Chỉ sắc mặt tái nhợt, thức dậy, cả người lạnh toát.

Các tướng lĩnh khác chỉ biết rằng, Nguyễn Đình Giản thua trận bị giết hại, làm tiêu hao lượng lớn lực lượng dùng đối phó Tây Sơn. Nhưng đó chỉ là 1 phần, tất cả quan trọng hơn đó là Miêu Ức - cháu nội của Càn Long cũng đang ở cùng Nguyễn Đình Giản. Việc này Lê Duy Chỉ đã được Nguyễn Đình Giản báo cáo lại trong thư. Nguyễn Đình Giản bị giết hay, nói cách khác là Miêu Ức đã gặp chuyện.

Nghĩ đến đấy, Lê Duy Chỉ càng rét run, ngồi bần thần không biết bao lâu, Lê Duy Chỉ bỗng nội nụ cười chua xót.

.........

Hắn đã nghĩ thông. Ngẫm nghĩ mọi sự việc đã xẩy ra, khi từ nhỏ đã bị bắt vào phủ chúa Trịnh làm con tin, đến việc kéo quân Thanh vào xâm lược...... Lê Duy Chỉ thấy rằng, nhà Lê có lẽ nên chấm dứt từ khi bị Mặc Đăng Dung cướp ngôi, sau này chỉ là thời gian kéo hơi tàn mà thôi.

Chắc hẳn Thái Tổ còn sống nhìn con cháu mình chắc cũng hẳn tức giận thay.

Đúng là thà một phút huy hoàng trong chốc lát, còn hơn le lói sống trăm năm.

Hắn cũng có quyết định riêng mình, ngẩng cao đầu. Nước mắt đã dần cạn khô.

.........

Lê Duy Chỉ ngồi trong doang trướng, cho người đi gọi tất cả tướng lĩnh đến.

Lúc sau, mọi người đến, Lê Duy Chỉ nhìn một lượt tướng lĩnh, giọng trầm trầm:

" Thượng thư đã tử trận, lực lượng của chúng ta ở khắp nơi cũng bị tiêu diệt. Quân địch đã đuổi sát đến nơi. Trời muốn diệt họ Lê chúng ta."

Rồi quan sát sắc mặt mọi người, nói tiếp:

" Cái chết cũng cách không xa. Ta cùng các ngươi ai ai cũng rõ điều đó. Chính vì vậy, các ngươi hãy ra lệnh mở kho lương, làm một bữa tiệc chia tay, ai muốn sống thì hãy bỏ đi hoặc đầu hàng Tây Sơn; còn ta sẽ ở lại chiến đấu đến cùng, dù chết cũng chết một cách oai hùng. Các ngưoi lựa chọn như thế nào, ta cũng không trách cứ."

Nghe Lê Duy Chỉ nói xong, mọi người rời đi, mỗi người một tâm trạng.

Lúc sau, cả đồn Cao Bằng - nơi đóng quân cuối cùng của nhà Lê - gà bay chó loạn.

Nhìn cảnh tượng, Lê Duy Chỉ lăc đầu, lặng lẽ tiến về căn nhà bên cạnh bờ sông - nơi ở của hoàng tỷ - Nguyễn Thị Kim.

.........

Nhìn thấy Lê Duy Chỉ tiến đến, tên nha hoàn vội vã đáp lễ:

" Xin được thỉnh an Vương gia."

" Ừm. Hoàng tỷ đâu."

" Bẩm Vương gia. Hôm qua hoàng hậu bàn giao với nô tì là ngươi mệt mỏi, muốn ngủ một giấc - không được làm phiền người."

Lê Duy Chỉ gật đầu:

" Ta ngồi đây đợi hoàng tỷ thức dậy vậy. Ngươi ra kia phụ giúp mọi người đi."

Nha hoàn rời đi, Lê Duy Chỉ tựa mình trên nghế, vô định ngắm nhìn bầu trời.

........

Mặt trời dân lên cao, Lê Duy Chỉ trong lòng càng không hiểu sao trong lòng cảm giác bồn chồn, khi mặt trời lên đỉnh, Lê Duy Chỉ không còn chờ đợi, đẩy cửa đi vào.

Đập ngay vào mắt là Nguyễn Thị Kim nằm trên giường, tâm chăn đẫm máu đã dần khô, bên cạnh là một con dao, bên gối là một lá thư.

Nhìn cảnh tượng đó, Lê Duy Chỉ muốn khóc thật lớn, nhưng nước mắt chả còn, cầm lấy lá thư, lặng yên ngồi đọc.

Trong thư, Nguyễn Thị Kim nói rõ mọi việc, từ hoàn cảnh xuất thân, mục đích, tình cảm........ Lê Duy Chỉ đọc xong, nhìn Nguyễn Thị Kim nói:

" Dù như thế nào. Tỷ vẫn là người nhà Lê, có công với nhà Lê. Và mãi mãi là tỷ của đệ."

Rồi châm lửa, đốt lấy lá thư:

" Quá khứ lên là quá khứ. Khi những thứ định kiến vẫn còn thì có việc cũng không lên nói. Đệ sẽ bảo mật giùm tỷ."

Đắp lại chăn, trùm lên đầu hoàng tỷ, Lê Duy Chỉ tiếp:

" Sẽ nhanh thôi, đệ sẽ đi bồi tiếp tỷ. Hãy đợi đệ."

Nói xong, quay người đi ra, đã thấy nha hoàn đã ở ngoài, nhẹ giọng:

" Ta vừa nói chuyện với hoàng tỷ. Người hơi mệt chút, nghỉ ngơi một lúc sẽ ổn. Ngươi cũng đừng lên làm phiền." Ngẫm nghĩ rồi tiếp:

" Hẳn ngươi đã nghe chuyện đó. Ngươi cũng có thể lựa chọn rời đi. Dù sao mạng sống mới là quan trọng."

Nghe Lê Duy Chỉ nói vậy, tên nha hoàn có chút do dự, sau đó quỳ xuống:

" Tiểu nữ xin được chết cùng hoàng hậu và vương giã."

" Ừm." Lê Duy Chỉ khẽ đáp rồi xoay người rời đi.

..........

Phía dưới, Lý Văn Bưu cùng Trần Quang Diệu đều nhận thấy sự bất thường trên đồn Cao Bằng, liên tục có những kẻ đầu hàng, nhưng trong thư Nguyễn Huệ đã nói chỉ khuyên giải không động binh, dù không quá hiểu, tất cả đều tuân thủ.

Những kẻ đầu hàng, cũng được tiếp nhận, tập trung vào một nơi, được canh gác chặt chẽ, liên tục thẩm tra. Nếu không nguy hiểm thì được áp giải trả về nguyên quán, bị quan phủ theo dõi và cấm dời đi nguyên quán. Nếu không chấp hành thì bị xử tử.

..........

Lần lượt như vậy, cho đến sáng hôm sau, số hàng binh đã là 4000 người chủ yếu là phụ nữ, trẻ em. Nhìn số hàng binh bằng hơn nửa số người theo tình báo có ở đồn Cao Bằng, Lý Văn Bưu không khỏi cảm thán:

" Hoàng thượng liệu việc như thần. Chúng ta không hề tiêu hao binh lính mà lại làm suy yếu được quân địch. Đúng là hay."

Trần Quang Diệu gật đầu:

" Hoàng thượng không chỉ giỏi bầy binh bố trận mà còn hiểu được tâm lí quân địch từ đó áp dụng vào cách đánh. Đúng là khoảng cách của chúng ta với hoàng thượng- một tròi một vực."

" Đúng a. Trong lịch sử nước ta, chỉ có Hưng Đạo Vương hơn được người."

...........

Trong đồn, nhìn số người chỉ còn 3000, Lê Duy Chỉ nở nụ cười thật tươi nói:

" Thật cảm tạ. Mọi người đã đồng hành cùng với ta đến tận bây giờ. Tất cả biết đối mặt với cái chết cũng không lùi bước. Đúng là những anh hùng của nhà Lê. Quân địch ở trước mắt. Chúng ta sẽ cho chúng thấy, tinh thần của nhà Lê chúng ta. Giết cho bọn chúng kinh sợ."

" Giết."

" Giết."

Tất cả đồng thanh.

Lê Duy Chỉ nhầy mình lên ngựa, quát lớn:

" Giết."

Tất cả xông lên.

.......

Có sự chuẩn bị từ trước, Lý Văn Bưu nhìn quân nhà Lê xông đến, quát:

" Bắn."

Liên tục là tên thủ cùng hoả thủ luân phiên bắt cung cùng hoả hổ, quân nhà Lê chết nhue ngả dạ. Đu như vậy, bước tiến vẫn không dừng.

Nhìn thấy sĩ khí ngất trời của quân Lê, Lý Văn Bưu cũng khẽ ngạc nhiên, nói:

" Kị binh lên."

1000 quân xông lên, nhất thời, bước tiến quân Lê bị cản, lần lượt lần lượt ngã xuống.

Khi Lý Văn Bưu nhất kiếm lấy mạng Lê Duy Chỉ thì quân nhà Lê chính thức diệt.

...........

Nhìn xác người chất đống, Trần Quang Diệu nói:

" Sai người đem tất cả xác quân nhà Lê gom vào hố đã đào sẵn từ hôm qua. Còn ai bị thương thì lui ra sau để băng bó chữa trị, ai bị giết thì gom xác lại, chôn cất cẩn thận, lập bài vị, để mọi người tưởng nhớ."

" Vâng."

..........

Đến sáng hôm sau, Lý Văn Bưu cùng Trần Quang Diệu đầu đội khăn trắng cùng binh lính đứng trước anh linh của những binh lính thiệt mạng. Mặc niệm đưa tiễn. Đây dần trở thành thông lệ của nhà Tây Sơn.

Trời đứng bóng, mọi người đứng trước ngôi mộ tập thể của hơn ngàn quân nhà Lê, bên trên khắc dòng chữ:

" Kỷ Dậu (1789), Nhà Lê mất - những con người anh dũng cuối cùng."

Lân lượt thắp hương, tuy đứng khác chiến tuyến, nhưng tinh thần của những con người này cũng khiến mọi người xúc động. Dù sao cùng chung một giống nòi, việc chém giết lẫn nhau là điều không ai mong muốn.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play