Trời vừa mới mưa lên đường khá trơn trượt, những ổ trâu ổ gà còn đọng nước.
Đạp mình trên cỏ, Nguyễn Toản bước chầm chậm đi, thỉnh thoảng né tránh
những giọt nước hắt lên từ xe qua lại, vừa ngẫm nghĩ điều chỉnh những
suy nghĩ còn hỗn loạn trong đầu.
Mặt trời dần đứng bóng, Nguyễn Toản cũng bước vào một một khu chợ đông đúc, tiếng trả giá khắp nơi, một khung cảnh tấp nập.
Nguyễn Toản vừa đi vừa cảm nhận bầu không khí từng quen thuộc, cuối
cùng bước đi vào một tiệm cầm đồ khá lớn, nằm ngay đầu, bên ngoài được
chạm khắc những dòng chữ trên gỗ đen thếp vàng, ở giữa là “ Kim Sơn các” hai bên là đôi câu đối:
“ Thiên vị tài bồi dương ngã Vũ/Thế truyền tác nghiệp tự Nguyên Hương”
Nghĩa:
“ Trời làm giàu cho họ Vũ ta:Đời đời truyền lưu ở xóm gốc”
Vào trong, tất cả là đồ đạc xa hoa, một người đàn ông to béo đang nằm tựa trên nghế, lim dim đôi mắt, thấy khách nhân, người đàn ông trung
niên mở mắt, nụ cười rực rỡ, những thớ thịt rung rinh theo, nói:
“ Xin hỏi khách nhân đến chuộc hay cầm đồ.”
Nguyễn Toản khẽ gật đầu, nói:
“ Tôi có món bảo vật gia truyền, do hoàn cảnh khó khăn lên muốn cầm lấy chút đồ. Sau này sẽ chuộc lại.”
Rồi đưa tay vào túi áo, lấy ra đồng 100.000 nọ, nói tiếp:
“ Đây là bảo vật gia truyền, trước đời cụ cố tổ của tôi làm việc cho
thầy Chu Văn An khi về quê được thầy tặng, cũng hơn 400 năm, nhưng nét
mực không hề mờ, đằng sau còn hoạ bức Quốc Tử Giám, hai mặt còn hoạ bậc
Thánh nhân của nước ta cùng hoạ tiết trống đồng Đông Sơn. Hoạ tiết tinh
xảo... Đây mời ông chủ xem.”
Vũ Trượng cầm lấy tờ tiển, quan sát thật kĩ, thật quả như lời chàng
thanh niên nói( tuy 13 tuổi nhưng so vóc dáng người thời đó không khác
thanh niên- nên ông chủ có nhầm tưởng). Vũ Trượng cẩn thận lôi trong hộp ra chiếc kính lúp mua được của Tây Dương quan sát thật kĩ, giật mình
khi khẽ đưa lên còn thấy nét in chìm bên trong, càng xem càng giật mình. Lúc sau, Vũ Trượng ngẩng đầu nói:
“ Đúng như cậu nói, không dối trên lừa dưới, tôi trả cậu 50 quan tiền tốt như thế nào”
Nguyễn Toản lắc đầu:
“ Thú thật, không đến đường cùng tôi cũng sẽ không mang ra cầm. Thấp
hơn 100 quan tiền tốt tôi không cầm. Mà có tiền tôi sẽ chuộc lại ngay.”
Vũ Trượng lắc g
“ Giá tiền này quá cao tôi không thể chấp nhận được.”
Tưởng chừng Nguyễn Toản sẽ đắn đo, nhưng không, Nguyễn Toản cầm lấy tờ tiền nói:
“ Vậy thì thôi, để tôi đi cách khác xem. Chứ cầm nó, lòng tôi cũng khá bứt rứt với tổ tiên.” rồi quay đầu bước đi.
Vũ Trượng giật mình thon thót, đã quan sát thì bất cứ ai cũng mê mẩn, với Vũ Trượng cũng biết, giá trị của nó đâng giá hơn hẳn 100 quan, chỉ
cần khẽ xào nhẹ thì cũng kiếm bội, vội niềm nở, líu:
Nguyễn Toản gật đầu, lúc sau đeo tay nải, đưa đồng tiền cho Vũ Trượng mặt bứt rứt không nguôi, than thở:
“ Ông chủ nhớ giữ lại, nếu có tôi sẽ quay lại chuộc.”
“ Được” Vũ Trượng mặt tươi như hoa sau đó nhiệt tình đưa tiễn.
Ra khỏi quán, Nguyễn Toản bước vội chân về một quán quần áo cách đó
không xa, sắm cho mình hai bộ áo Ngũ thân nam, cùng hai đôi Giày Tích
cùng Phương Đẩu đại lạp( tục gọi là nón lá).......rồi nghé vào khách
điếm Cao Lầu để thuê.
Cao Lầu là một khách sạn lớn, tuy không phải loại sang trọng nhưng
phòng ốc rất tươm tất, sạch sẽ. Hai dãy phòng xây đối diện nhau cùng
nhìn ra một cái sân nhỏ có trồng mấy luống hoa và những chậu cây cảnh.
Cuối dãy phòng là chuồng ngựa, phía trước là một nhà lầu cao hai tầng.
Tầng dưới bán đủ những món ăn bình dân còn tầng trên đặc biệt chỉ bán
món cao lầu. Lúc Nguyễn Toản bước lên lầu, thực khách rất đông, đủ mọi
hạng người. Họ đã ngồi chật kín các bàn, chỉ còn duy nhất một chiếc bàn
trong góc phía bắc. Nguyễn Toản đến ngồi ở đó. Một người bồi bàn chạy
đến hỏi:
- Quí khách dùng gì ạ?
Nguyễn Toản trả lời:
- Đến đây tất nhiên là phải ăn cao lầu rồi. Cho hai tô và một chai rượu nếp trắng nhỏ.
Người bồi bàn tươi cười nói:
- Quí khách hình như lần đầu ghé quán này, vậy mà lại chọn món ăn và thức uống rất đúng cách. Chúng tôi sẽ mang ra liền.
Nói xong anh ta quay vô bếp. Nguyễn Toản ngắm nhìn khung cảnh, vừa
nghe ngóng những thông tin xung quanh, mong nghe được tin hữu ích.
Không lâu, anh bồi bàn mang đồ ăn và rượu bày trên bàn. Thật ra, cao
lầu chỉ là một món mì gần giống với mì Quảng nhưng sợi lớn hơn và có màu vàng. Điểm đặc biệt của sợi mì cao lầu là phải được ngâm với tro của
một loại cây lạ nên sợi mì thơm và dai, khi nhai nghe sựt sựt, thêm vào
đó là những loại rau thơm tạo nên một hương vị đặc biệt mà những món ăn
khác không thể có.
Dù cố lắng nghe nhưng cũng chỉ nghe được tin tức tạp nham, không quá
hữu ích. Ăn xong, Nguyễn Toản về phòng thuê nghỉ ngơi và thay đồ.
Khi trời dần xuống núi, Nguyễn Toản mởi uể oải từ trên giường dời
xuống, thay đổi và tắm giặt tươm tất, ăn xong bắt mì, đeo tay nải phe
phẩy quạt bắt đầu dạo phố.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT