Đại sứ quán Mỹ ở Paris là một khu nhà san sát trên đại lộ Gabriel phía
Bắc quảng trường Champs-Lysées. Khu nhà liên hợp rộng ba héc-ta đó được
coi là lãnh thổ Mỹ, có nghĩa là tất cả những ai ở trong khu vực đó đều
phải tuân thủ cùng một luật pháp và được luật pháp đó bảo vệ như khi họ ở trên đất Mỹ.
Nhân viên trực điện thoại ban đêm của đại sứ quán đang đọc ấn phẩm quốc tế của tạp chí Time thì tiếng chuông điện thoại làm cô gián đoạn.
"Đại sứ quán Mỹ nghe đây", cô trả lời.
"Xin chào",
người gọi nói tiếng Anh giọng Pháp. "Tôi cần sự giúp đỡ". Mặc dù lời lẽ
khá lịch sự, nhưng giọng ông ta lại cộc cằn và quan cách. "Tôi nghe nói
cô đã nhận một tin nhắn điện thoại cho tôi trên hệ thống tự động. Tôi
tên là Langdon. Thật không may, tôi lại quên mất ba chữ trong mã số đăng nhập của tôi Nếu cô có thể giúp tôi, tôi sẽ vô cùng biết ơn".
Cô
phụ trách tổng đài ngừng lại, bối rối: "Tôi xin lỗi, thưa ngài. Tin nhắn của ngài hẳn là đã rất lâu rồi. Hệ thống đó đã bỏ cách đay hai năm vì
lý do an ninh. Hơn nữa, tất cả các mã đăng nhập đó đều có năm chữ số. Ai đã nói với ngài là chúng tôi có tin nhắn cho ngài ạ?
"Các cô không có hệ thống điện thoại tự động sao?".
"Không, thưa ngài. Bất kì tin nhắn nào cho ngài cũng sẽ được viết tay ở phòng
dịch vụ của chúng tôi. Xin ngài nhắc lại tên của mình?".
Nhưng người đàn ông đã gác máy.
Bazu Fache chết lặng khi ông ta rảo bước trên bờ sông Seine. chắc chắn là
ông ta đã nhìn thấy Langdon bấm một số điện thoại trong vùng, nhập mật
mã đăng nhập có ba chữ số, và rồi lắng nghe một máy ghi âm. Nhưng nếu
Langdon không gọi cho Đại sứ quán thì y gọi cho người quái quỷ nào nhỉ?
Liếc nhìn chiếc điện thoại di động của mình, chính lúc đó Fache nhận ra rằng câu trả lời đang nằm trong lòng bàn tay ông ta. Langdon đã dùng điện
thoại của mình để thực hiện cuộc gọi đó.
Bấm nút danh bạ của chiếc
điện thoại di động, Fache có được danh sách các cuộc gọi gần đây và ông
tìm thấy số điện thoại mà Langdon đã gọi.
Một số điện thoại ở Paris, đi kèm với một mã số ba chữ số 454.
Bấm số điện thoại, Fache chớ đầu dây bên kia đổ chuông.
Cuối cùng, một giọng phụ nữ cất lên. "Xin chào! Đây là nhà của Sophie Neveu" máy ghi âm thông báo. "Hiện nay tôi đang vắng nhà, nhưng…".
Máu Fache sôi lên khi ông ta bấm số 4…5…4.
Chương 26Mặc dù danh tiếng như cồn, Mona Lisa chỉ là một bức tranh khổ 78cm x
53cm bé hơn cả tấm áp phích in hình Mona Lisa bán ở quầy lưu niệm bảo
tàng Louvre. Bức tranh được treo ở bức tường phía tây bắc căn phòng
Salle des Etats, đằng sau tấm plexiglass bảo vệ dày 5cm. Được vẽ trên
một tấm ván gỗ bạch dương, không khí thần tiên, đầy sương dăng mờ ảo của nó là do sự điêu luyện của Da Vinci về phong cách sfumato, trong đó các hình thể dường như hòa tan vào nhau.
Từ khi được đặt ở bảo tàng
Louvre, Mona Lisa - hay La Joconde như người Pháp vẫn gọi đã bị đánh cắp hai lần, làn gần đây nhất vào năm 1911 khi nó biến mất khỏi salle
impénétrable(1) của bảo tàng Louvre Le Salon Carré. Người Paris khóc
trên đường phố và viết báo cầu xin những tên trộm hây trả lại bức tranh. Hai năm sau, Mona Lisa được phát hiện bị giấu dưới đáy giả của một
chiếc hòm trong một phòng khách sạn ở Florence.
Lúc này, Langdon,
sau khi tuyên bố rõ ràng với Sophie rằng ông không có ý định rời khỏi
đây, đang cùng với cô đi ngang Salle des Etats. Bức Mona Lisa còn ở cách họ khoảng hai mươi mét, Sophie đã bật đèn tia tử ngoại, và luồng sáng
tim tím từ chiếc đèn-bút quét trên sàn nhà phía trước mắt họ. Cô đưa
luồng sáng chạy tới, chạy lui trên sàn như một cái máy dò, tìm kiếm bất
cứ vết mực phát quang nào.
Đi bên cô, Langdon đã cảm thấy giậm giựt
cái dự báo thường đi kèm những cuộc hội ngộ mặt đối mặt của ông với
những kiệt tác nghệ thuật vĩ đại. Ông căng mắt ra nhìn quá bên ngoài
luồng sáng tím nhạt phát ra từ chiếc đèn trong tay Sophie. Phía bên
trái, chiếc đi văng hình bát giác của căn phòng hiện ra, trông giống một hòn đáo tối tăm trên một vùng biển bằng gỗ trống vắng.
Giờ, Langdon có thể bắt đầu thấy tấm kính sẫm màu trên tường. Treo đằng sau nó, ông
biết, là bức tranh nổi tiếng nhất thế giới trong giới hạn cái khoanh nhỏ riêng tư của nó.
Vị trí của Mona Lisa như là kiệt tác nghệ thuật
nổi tiếng nhất thế giới! Langdon thừa biết, chẳng liên quan gì với nụ
cười bí ẩn của nàng cả. Cũng chẳng phải do những kiến giải bí ẩn được
gán ghép cho nàng bởi nhiều nhà lịch sử nghệ thuật và những kẻ đam mê
nghệ thuật đầy mưu đồ. Rất đơn giản, Mona Lisa nối tiếng bởi vì Leonardo Da Vinci đã tuyên bố nàng là thành tựu hoàn mỹ nhất của ông. Đi đâu ông cũng mang theo bức tranh và nếu được hỏi tại sao, ông đều trả lời rằng
ông thấy khó mà rời xa tác phẩm thể hiện vể đẹp nữ đến độ trác tuyệt
nhất của mình.
Thậm chí như vậy, nhiều nhà lịch sứ nghệ thuật với
ngờ rằng sự trân trọng mà Da Vinci dành cho Mona Lisa chẳng có gì liên
quan đến nghệ thuật ở trình độ bậc thầy của nó cả. Trên thực tế, bức
tranh là một chân dung theo phong cách sfumato bình thường, bình thường
đến độ lạ lùng. Nhiều người cho rằng sự tôn sùng Da Vinci dành cho tác
phẩm này bắt nguồn từ một cái gì đó sâu xa hơn: một lời nhắn ẩn giấu
dưới những lớp vẽ.
Thực tế, bức tranh Mona Lisa là một trong những
giai thoại giầu tư liệu nhất thế giới. Rất nhiều tư liệu kết hợp những
từ ngữ nước đôi và những câu bóng gió bỡn cợt về bức tranh đã được tiết
lộ trong hầu hết các tập sách lịch sử nghệ thuật, thế nhưng, khó tin
thay, công chúng nói chung vẫn cho rằng nụ cười của nàng chứa đựng một
bí ẩn lớn lao.
Chầng có bí ẩn nào cả, Langdon nghĩ, đi tới và ngắm
nghía khi đường viền lờ mờ của bức tranh bắt đầu rõ ra. Chẳng có bí mật
nào cả.
Mới đây, Langdon đã sẻ chia những bí mật về Mona Lisa cho
một nhóm khá dị thường - mười hai người tù ở trại giáo dưỡng hạt Essex.
Buổi hội thảo chuyên đề của Langdon trong khám tù nằm trong chương trình vươn xa của Đại học Harward, nhằm mở mang giáo dục đến hệ thống nhà tù. Văn hoá cho tù nhân, các đồng nghiệp của Langdon thích gọi nó như thế.
Đứng dưới chiếc máy chiếu trong thư viện trại đã tắt bớt đèn, Langdon tiết
lộ bí mật của Mona Lisa cho những tù nhân tham dự lớp, những người mà
ông thấy hiếu học lạ lùng thô nháp, nhưng sắc sảo. "Các bạn có thể
thấy", Langdon nói với họ, tiến về phía hình bức tranh Mona Lisa chiếu
trên tường thư viện, "nền tranh đằng sau gương mặt nàng không bằng
phẳng". Langdon chỉ sự so le rành rành. "Da Vinci đã vẽ đường chân trời ở bên trái rõ ràng là thấp hơn bên phải".
"Ông ta lỡ tay làm hỏng chăng?" Một tù nhân hỏi.
Langdon cười: "Không, Da Vinci không mấy khi nhỡ tay như thế. Thật ra, đây là
một ngón nhỏ mà Da Vinci cố ý chơi. Bằng cách hạ thấp đường chân trời về bên trái, Da Vinci làm cho Mona Lisa nhìn từ bên trái sẽ lớn hơn nhìn
từ bên phải. Một thủ thuật nho nhỏ của Da Vinci. Theo lịch sử, khái niệm nam, nữ vốn đã định rõ hai bên bên trái là nữ, bên phải là nam. Vì Da
Vinci rất khuynh nữ nên ông đã làm cho Mona Lisa trông uy nghi hơn từ
góc nhìn bên trái so với nhìn từ bên phải".
"Nghe nói ông ta "đồng cô?" một người nhỏ bé có chòm râu dê hỏi.
Langdon nhăn mặt: "Các nhà sử học thường không diễn ngôn cách ấy, nhưng đúng vậy, Da Vinci là một người đồng tính luyến ái".
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT