Bức Mona Lisa Trong khoảnh khắc, đứng ở lối cầu thang thoát hiểm, Sophie quên hẳn họ đang tìm cách rời khỏi Bảo tàng Louvre.
Cú sốc bởi trò anagram này chỉ có thể sánh với nỗi ngượng do cô không tự
mình giải mã được lời nhắn. Sự thành thạo của Sophie trong việc giải
những dòng mật mã phức tạp đã khiến cô bỏ qua những trò chơi chữ đơn
giản mà cô biết đáng lẽ cô phải nhìn ra. Nói cho cùng, cô đâu có lạ gì
anagram - nhất là anagram bằng tiếng Anh.
Khi cô còn nhỏ, ông cô
thường dùng nanagram để luyện chính tả tiếng Anh cho cô. Có lần ông viết từ tiếng Anh "planets" (các hành tinh) và bảo Sophie rằng có tới chín
mươi hai từ tiếng Anh khác có độ dài khác nhau có thể được ghép bằng
cùng những chữ cái đó một con số đáng kinh ngạc. Sophie đã mất ba ngày
ngồi bên một cuốn từ điển cho đến khi cô tìm thấy tất cả những từ ấy.
"Tôi không thể tưởng tượng được". Langdon vừa nói vừa nhìn chằm chằm vào tờ
giấy, "Làm thế nào mà ông cô lại nghĩ ra được một anagram rắc rối đến
thế chỉ trong vòng vài phút trước khi chết!".
Sophie biết lời giải
thích cho thắc mắc đó, và việc nhận ra điều đó càng khiến cô cảm thấy
xấu hổ hơn. Đáng ra mình phải thấy ra điều đó! Rồi cô nhớ ra rằng ông cô - một người say mê chơi chữ và yêu nghệ thuật - đã tự tiêu khiển như
một chàng trai trẻ bằng cách sáng tạo những anagram bằng tên các tác
phẩm nghệ thuật nổi tiếng. Trên thực tế, một trong những anagram của ông đã từng khiến ông gặp rắc rối, đó là khi Sophie còn rất nhỏ. Trong khi
được một tạp chí nghệ thuật của Mỹ phỏng vấn, Saunière đã nhấn mạnh sự
chán ghét của mình đối với trào lưu chủ nghĩa lập thể hiện đại bằng cách nhận xét rằng kiệt tác của Picasso "Les Demosielles d Avignon (Các cô
nàng vùng Avignon)" là một anagram hoàn hảo của cûa vile meaningless
doodles (những nét nguệch ngoạc xấu xí vô nghĩa). Những người hâm mộ
Picasso không cảm thấy hài lòng về chuyện này.
"Ông tôi có lẽ đã tạo ra cái anagram về Mona Lisa này từ lâu rồi", Sophie nói, liếc nhìn
Langdon. Và tối nay ông bắt buộc phải sử dụng nó như một mật mã tạm
thời. Như thể tiếng ông cô từ thế giới bên kia vọng về với một độ chính
xác rợn người.
Leonardo da Vinci!
Bức tranh la Lisa!
Tại sao những lời cuối của ông cho cô lại quy chiếu về bức tranh nổi tiếng ấy
nhỉ. Sophie không biết, nhưng cô có thể nghĩ về một khả năng duy nhất.
Một khả năng khiến cô thật rối trí.
Đó không phải là những lời cuối cùng của ông…
Cô phải đến chỗ bức tranh Mona Lisa ư? Liệu ông có để lại cho cô một lời
nhắn nào ở đó không? Ý này có vẻ hoàn toàn hợp lí. Rốt cuộc, bức tranh
nổi tiếng ấy đang được treo ở Salle des Etats - một phòng bày riêng biệt chỉ có thể vào từ Hành Lang Lớn. Thực tế - lúc này, Sophie nhận ra -
cửa vào phòng bày riêng đó chỉ cách nơi ông cô chết hai mươi mét.
Rât có thể ông đã đến thăm Mona Lisa trước khi chết.
Sophie ngoái nhìn cầu thang thoát hiểm và cảm thấy phân vân. Cô biết cô nên
đưa Langdon ra khỏi bảo tàng ngay lập tức, tuy nhiên linh tính lại mách
cô làm ngược lại. Khi Sophie nhớ lại chuyến viếng thăm đầu viên hồi còn
nhỏ đến Cánh Denon, cô nhận ra rằng nếu ông cô có một bí mật muốn nói
với cô thì hiếm nơi nào trên trái đất này thích hợp hơn bức hoạ Mona
Lisa của Da Vinci.
"Cô ấy chỉ còn cách một chút xíu nữa thôi", ông
cô khẽ thì thầm, nắm chặt bàn tay nhỏ của Sophie sau khi dẫn cô đi khắp
bảo tàng vắng lặng hàng giờ liền.
Sophie sáu tuổi. Cô cảm thấy nhỏ
bé và chầng có ý nghĩa gì khi ngước lên thấy trần nhà to tướng, còn cúi
xuống thì lại thấy sàn rộng đến hoa mắt, chóng mặt. Bảo tàng vắng ngắt
làm cô sợ mặc dù cô không hề muốn ông biết điều đó. Cô cắn chặt răng và
cứ để ông dắt đi.
"Ngay phía trước là Salle des Etats đấy", ông cô
nói khi bước đến căn phòng nổi tiếng nhất bảo tàng Louvre. Dù thấy rõ là ông rất hào hứng, Sophie vẫn muốn về nhà. Cô đã nhìn thấy những bức ảnh chụp Mona Lisa trong nhiều cuốn sách và chẳng thích nó chút nào cả. Cô
không hiểu tại sao mọi người lại làm rùm beng đến thế.
"C est ennllyeux"(1) Sophie càu nhàu.
"Boring(2) chứ", ông cô chữa lại. "Ở trường, nói tiếng Pháp. Ở nhà, nói tiếng Anh".
"Le Louvre, c est pas chez moi!"(3). Cô bé cãi.
Ông cười mệt mỏi: "Cháu nói đúng. Vậy thì chúng ta nói tiếng Anh cho vui thôi".
Sophie dẩu môi rồi tiếp tục bước đi. Khi họ bước vào Salle de Etats, cô bé đưa mắt khắp căn phòng hẹp rồi dừng lại ở một vị trí danh dự chính giữa bức tướng bên phải, nơi có một bức chân dung lẻ loi treo sau lớp plexiglas
bảo vệ. Ông cô dừng lại nơi cửa ra vào và ra hiệu về phía bức tranh.
"Bước tới đi, Sophie. Không mấy ai có cơ hội tới thăm cô ấy một mình đâu".
Nén nỗi e sợ, Sophie chầm chậm đi ngang căn phòng. Sau tất cả những gì cô
nghe nói về bức họa Mona Lisa cô cảm thấy như đang đến gần long nhan cô
ấy. Tới trước tấm plexiglas, Sophie nín thở và ngước lên, và ngay lập
tức, cô bé cảm nhận được tất cả.
Sophie không hình dung được đích xác điều mà cô chờ đợi sẽ cảm nhận dược, nhưng chắc chắn nó không phải như thế này.
Không giật mình kinh ngạc, không một khoảnh khắc ngỡ ngàng. Gương mặt trứ
danh này trông cũng y hệt như trong sách thôi. Cô đứng yên lặng một hồi
lâu tướng như bất tận, chờ một điều gì đó xảy đến. lNào, cháu nghĩ thế
nào?" ông cô thì thầm, lúc này đã tới đằng sau cô. "Đẹp chứ".
"Cô ấy bé quá".
Ông Saunière mỉm cười: "Cháu cũng bé mà vẫn đẹp đấy thôi!
Mình đâu có đẹp, cô nghĩ Sophie ghét mái tóc đỏ quạch và những vết tàn nhang của mình và cô còn bự hơn tất cả bọn con trai trong lớp nữa chứ. Cô
quay lại nhìn bức Mona Lisa và lắc đầu: "Thậm chí cô ấy còn xấu hơn cả
trong sách. Mặt cô ta trông… brumeux"(4).
"Foggy"(5) , ông dạy.
"Vâng, foggy", Sophie nhắc lại, biết rằng cuộc trò chuyện sẽ không tiếp tục khi cô chưa nhắc lại cái từ mới ấy.
"Người ta gọi đó là phong cách hội họa sfumato". Ông nói với cô rất khó thực
hiện. Leonardo da Vinci làm ngón này giỏi hơn bất kì ai".
Sophie vẫn không thích bức tranh ấy: "Trông cứ như thể cô ta biết một điều gì đó…
giống như trẻ con ở trường có một cái gì bí mật ấy".
Ông cô bé cười rộ. "Đó là một phần lí do khiến cô ây trở nên nổi tiếng. Người ta thích đoán xem tại sao cô ấy tủm tỉm cười".
"Ông biết tại sao cô ấy tủm tỉm cười phải không ạ?".
"Có thể", ông cô bé nháy mắt, "một ngày nào đó ông sẽ nói tất cả điều đó cho cháu".
Sophie giậm giậm chân. "Cháu đã bảo ông rồi, cháu không thích những bí mật!".
"Này công chúa", ông mỉm cười, "Cuộc sống chứa đầy những bí mật. Cháu không thể nào biết hết được ngay lập tức đâu".
"Tôi sẽ quay trở lại", Sophie tuyên bố, tiếng cô ồm ồm trong khoang cầu thang.
"Đến chỗ bức tranh Mona Lisa phải không?". Langdon đáp lại.
"Ngay bây giờ sao?".
Sophie cân nhắc sự mạo hiểm: "Tôi không bị tình nghi giết người. Tôi sẽ liều
một phen. Tôi cần hiểu ông tôi định nói gì với tôi "Thế còn đại sứ quán
thì sao?".
Sophie cảm thấy có lỗi khi biến Langdon thành một kẻ đào
tẩu để rồi lại bỏ rơi ông, nhưng cô không thấy lựa chọn nào khác. Cô chỉ xuống một cánh cửa kim loại. "Hãy đi qua cánh cửa đó, rồi theo những
biển đèn hiệu chỉ lối ra. Dạo xưa, ông tôi thường đưa tôi xuống đây.
Những đèn hiệu này sẽ đưa ông đến một cửa xoay an toàn. Cửa chỉ xoay một chiều cho người đi ra". Cô đưa Langdon chìa khoá xe ôtô của mình: "Xe
của tôi là chiếc SmartCar màu đỏ ở khu vực để xe của nhân viên.
Ngay bên ngoài tường ngăn. Ông có biết đường đến đại sứ quán không?".
Langdon gật đầu, đưa mắt nhìn chiếc chìa khoá trong tay mình.
"Nghe này", Sophie nói, giọng cô dịu hẳn đi. "Tôi nghĩ chắc ông tôi đã để lại cho tôi một lời nhắn ở chỗ bức tranh Mona Lisa một thứ đầu mối để lần
ra kẻ nào đã giết ông. Hoặc để biết tại sao tôi đang gặp nguy hiểm".
Hoặc điều gì đó xảy ra với gia đình mình. "Tôi cần đến đó xem sao".
"Nếu ông cụ muốn nói với cô lý do cô đang gặp nguy hiểm, thì tại sao ông lại không viết luôn điều đó lên sàn nơi ông bị giết? Tại sao lại cần đến
trò chơi chữ phức tạp này?".
"Bất kể điều ông tôi định nói với tôi
là gì, tôi nghĩ ông cũng không muốn bất kỳ ai khác cùng nghe. Kể cả cảnh sát". Rõ ràng ông cô đã làm mọi thứ có thể trong phạm vi khả năng của
mình để gửi trực tiếp đến cô một thông điệp bí mật. Ông đã viết nó dưới
dạng mật mã, kể cả những chữ cái đầu tên biệt danh của cô và bảo cô đi
tìm Robert Langdon - một người thông thái nắm vững vấn đề bằng vào việc
nhà ký tượng học người Mỹ này đã giải được mật mã của ông. "Nghe thì có
vẻ kì thật đấy", Sophie nói, "nhưng tôi nghĩ ông tôi muốn tôi đến chỗ
bức tranh Mona Lisa trước khi ai đó kịp đến".
"Tôi sẽ cùng đến đó".
"Không! Chúng ta không biết Hành Lang Lớn sẽ còn vắng vẻ bao lâu nữa. Ông phải đi đi"
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT