- Tiểu thư… Tiểu thư… Mời tiểu thư đi ngay…

Na­sua­da choàng mở mắt để thấy Jor­mundur, tay ôm mũ sắt, tay nắm chuôi kiếm bên sườn, hấp tấp chạy vào phòng. Áo giáp đan bằng chỉ sắt loảng xoảng khi ông cúi đầu chào:

- Chào ông, Jor­mundur, sức khỏe con trai ông sao rồi?

Na­sua­da vui vẻ chào hỏi. Trong tất cả thành viên của Hội-đồng Tiền-bối, ông là người duy nhất chấp nhận việc lãnh đạo của cô một cách thoải mái nhất, và ông cũng là người duy nhất tỏ ra rất trung thành với cô, như từng đối với vị thủ lãnh quá cố Aji­had. Nhìn ông, cô thầm ước: “Phải chi tất cả chiến binh của ta đều được như ông…”

- Nó đã giảm ho nhiều rồi.

- Tốt quá. Nào, ông gặp tôi có chuyện gì?

Trán hằn những vết nhăn, Jor­mundur đưa tay vuốt mái tóc buộc túm sau gáy như chùm đuôi ngựa:

- Ma thuật! Kỳ lạ lắm.

- Hả? Ông nói sao?

- Tiểu thư còn nhớ đứa nhỏ được Er­agon chúc phúc chứ?

- À..

Na­sua­da đã thấy đứa bé gái đó một lần, nhưng cô nghe rất nhiều chuyện thêu dệt quá đáng về nó trong những người Var­den và những kỳ vọng họ tin con bé sẽ đạt được khi khôn lớn. Nhưng cô bận tâm vấn đề thực tại hơn. Cho dù con bé trở nên cái gì thì cũng phải chờ nhiều năm nữa, đến lúc đó cuộc chiến với Gal­ba­torix, thắng hay bại, cũng đã kết thúc rồi.

Jor­mundur tha thiết nói:

- Tôi được yêu cầu đưa tiểu thư tới gặp đứa trẻ đó.

- Yêu cầu? Ai yêu cầu? Và vì sao?

- Một đứa con trai ngoài bãi tập bảo tiểu thư nên tới thăm con nhỏ. Nó bảo tiểu thư sẽ rất quan tâm. Dù nó không chịu nói tên, nhưng tôi thấy nó giống như một ma mèo thay hình đổi dang. Vì vậy… tôi đến báo ngay với tiểu thư.

Ông ngập ngừng nói thêm:

- Tôi dò hỏi đám bộ hạ về đứa bé gái, và tôi được biết… nó đã… khác lắm.

- Khác thế nào?

- Khác… đủ để tiểu thư nên làm theo lời khuyên của ma mèo.

Na­sua­da nhíu mày suyn­ghĩ. Từ những chuyện xưa, cô biết bỏ qua lời khuyên của ma mèo, có thể dẫn đến cái chết.

- Được, chúng ta hãy đi thăm nó. Nó vẫn còn ở trong lâu đài chứ?

- Nhà vua ban cho nó và bà vú nuôi mấy phòng cánh tây của lâu đài.

- Ông dẫn tôi tới đó.

Na­sua­da ra lệnh cho Far­ica hủy tất cả những cuộc hẹn còn lại trong ngày, rồi ra khỏi phòng. Phía sau, cô nghe tiếng Jor­mundur búng tay, điều khiển bốn gã lính gác tiến lên hai bên cô để bảo vệ.

Hơi nóng trong lâu đài lúc này lên tới mức mọi người cảm thấy như mình đang ở trong một lò bánh khổng lồ. Dù cũng ngột ngạt, nhưng Na­sua­da biết cô có thể chịu nóng khá hơn những người khác, nhờ màu da sậm. Khốn khổ vì cái nóng nhiều nhất, là những người như Jor­mundur và các lính gác. Vì suốt ngày, kể cả khi đứng nghiêm ngoài nắng chói chang, họ vẫn phải mặc những bộ giáp nặng nề.

Kể từ khi tới Aberon, đã có năm người Var­den bị ngất vì trúng nắng - mấy tiếng sau hai người bị chết. Vì vậy Na­sua­da không muốn người của cô bỏ mạng vì quá sức chịu đựng nhiệt độ nơi này.

Nhìn mồ hôi đầm đìa trên mặt năm người đàn ông và nghe nhịp thở hổn hển của họ. Dù họ từ chối, cô bắt buộc tất cả dừng chân nghỉ ngơi, uống chút nước.

Thêm hai lần nghỉ nữa, tất cả mới tới trước một cánh cửa khép kín. Trước cửa, bừa bãi quà tặng đầy mặt sàn. Đáp lại tiếng gõ cửa của Jor­mundur là một giọng run rẩy:

- Ai đó?

- Tiểu thư Na­sua­da tới thăm đứa nhỏ.

- Có phải là người từ tâm và quả cảm không?

Na­sua­da lên tiếng:

- Trái tim ta trong sáng và nghị lực ta cứng như sắt thép.

- Vậy thì hãy tự mở cửa mà vào.

Lối vào lù mù ngọn đèn đỏ của người lùn. Tiến thêm mấy bước, Na­sua­da thấy từ tường tới trần phủ nhiều lớp vải đen, làm nơi này giống như một cái hang. Cô ngạc nhiên nhận thấy không khí mát lạnh như thời tiết một đêm thu. Một mối lo ngại làm ruột cô thắt lại. Có phải ma thuật đây không?

Gạt tấm màn đen dày cộm, Na­sua­da bước vào một gi­an phòng từng là phòng khách trước đây. Đồ đạc không còn gì, chỉ có hai hàng ghế kê sát tường. Một chùm đèn lồng của người lùn treo dưới những nếp vải đen gợn sóng trên đầu, tỏa đủ màu sắc xuống bốn phía.

Từ trong góc phòng, lọt thỏm giữa bà lang, phù thủy An­gela và con ma mèo, một bà già lom lom nhìn cô. Giữa phòng, một đứa con gái xanh xao – Na­sua­da đoán nó ba bốn tuổi – đang quỳ gối trên sàn, luôn tay bốc đồ ăn trong một cái đĩa đặt trên đùi. Cô bối rối hỏi:

- Đứa trẻ đâu?

Đứa con gái ngửa mặt lên nhìn cô.

Na­sua­da nghẹn thở khi nhìn đôi mắt màu tím và dấu hiệu Saphi­ra đã đóng trên trán con bé sáng rực. Đứa con gái nhếch mép thành một nụ cười vừa già dằn vừa ghê gớm.

- Tôi là Elvà đây.

Na­sua­da giật lùi, nắm chặt chuôi dao găm. Giọng nói rõ ràng là của một người lớn, từng trải, cay nghiệt. Và đầy vẻ xấc xược khi thoát ra từ miệng một đứa trẻ.

- Đừng chạy. Tôi là bạn của tiểu thư.

Vừa nói, El­va vừa đặt cái đĩa không sang một bên, rồi quay qua bà già, bảo:

- Lấy thêm đồ ăn đi chứ.

Bà lão hấp tấp ra khỏi phòng. El­va vỗ xuống sàn:

- Mời tiểu thư ngồi. Tôi đã chờ đợi tiểu thư từ khi học nói.

Vẫn nắm chặt chuôi dao, Na­sua­da ngồi xuống nền đa, hỏi:

- Là từ khi nào?

- Tuần trước.

El­va xếp hai tay lên đùi, nhìn thẳng mắt Na­sua­da. Nó gắn chặt cô bất động trên sàn bằng sức mạnh như thôi miên của đôi mắt. Na­sua­da cảm thấy như có một lưỡi giáo màu tím xuyên qua đầu, xé tan ý nghĩ và ký ức của cô. Nhưng cô cố không bật kêu thành tiếng.

Nghiêng mình, El­va áp hai bàn tay mềm mại lên má Na­sua­da:

- Tiểu thư biết không, cố thủ lãnh Aji­had cũng không thể dẫn dắt Var­den hơn những gì tiểu thư làm. Con đường tiểu thư đã chọn là rất chính xác. Nhiều thế kỷ sau tên tiểu thư vẫn còn được vinh danh vì sự can đảm và sáng suốt trong việc di chuyển Var­den tới Sur­da để tấn công thẳng vào đế quốc Ala­gae­sia, trong khi tất cả những kẻ khác đều cho rằng hành động đó là điên rồ.

Na­sua­da trơn mắt, há miệng, sững sờ. Những lời nói của El­va điểm trúng yếu huyệt của cô, đó chính là mối lo ngại làm cô thức giấc mỗi đêm, toát mồ hôi trong bóng tối. Kể cả từ trước cái chết của cha, Na­sua­da chưa bao giờ cảm thấy tin tưởng và yên tâm như lúc này. Những giọt nước mắt trào ra như trút bỏ một gánh nặng canh cánh trong lòng. Dường như El­va biết chính xác phải nói gì để khích lệ cô.

Nhưng không muốn tỏ ra yếu mềm trước bất cứ ai, Na­sua­da bình tĩnh hỏi:

- Mi là… gì?

- Là kết quả việc làm của Er­agon.

- Er­agon đã chúc phúc cho mi.

Đôi mắt già dặn của El­va thoáng mờ đi một lát:

- Anh ta không hiểu hành động của mình. Từ khi Er­agon yểm bùa tôi, bất cứ khi nào nhìn thấy ai, tôi đều cảm thấy nỗi khổ đau đang, hoặc sẽ, ập tới với người đó. Khi còn nhỏ hơn bây giờ, tôi không thể làm gì cho họ, vì vậy tôi phải lớn lên.

- Vì sao…

- Vì phép thuật trong máu điều khiển tôi phải bảo vệ mọi người khỏi đau đớn… dù tôi sẽ bị thương tổn, dù tôi muốn giúp họ hay không…

Vừa phân tích những lời nói của El­va, Na­sua­da vừa nhận rõ thần sắc con nhỏ luôn đổi thay vì những khổ đau của những người kế cận. Cô rùng mình nghĩ đến sự chịu đựng một cách bắt buộc những khổ đau của người khác, mà nó không cách nào gạt bỏ được.

- Vì sao… em nói với ta chuyện này?

- Tôi nghĩ nếu tiểu thư nên biết tôi là ai, là cái gì. Và tôi nghĩ, bằng cách nào đó, tôi có thể chiến đầu vì tiểu thư. Hãy sử dụng tôi như… một sát thủ ẩn mình trong bóng tối. Vì sao tôi giúp tiểu thư ư? Vì nếu cuộc chiến này không sớm kết thúc, tôi sẽ hóa điên. Không phải đối diện với sự tàn bạo của chiến tranh, tôi đã kiệt sức vì phải hứng chịu sự tàn bạo của chiến tranh, tôi đã kiệt sức vì phải gánh chịu những khổ đau trong cuộc sống hàng ngày của con người rồi. Hãy sử dụng tôi để kết thúc cuộc chiến này càng sớm càng tốt. Tôi bảo đảm, sai đó tiểu thư sẽ sống một cuộc đời hạnh phúc như những người khác.

Ngay lúc đó bà già trở lại với một khay đồ ăn, cúi đầu, đặt vào tay El­va. Na­sua­da như trút được gánh nặng khi con bé rời mắt khỏi cô. Nó hăm hở cúi đầu ngồm ngoàm cắn, nhai, nuốt cái đùi trừu nóng hổi. Đôi mắt màu tím và dấu rồng in trên trán khuất sau mớ tóc lòa xòa trước mặt, làm El­va lại trở về là một đứa trẻ hồn nhiên vô tội

Na­sua­da chờ cho đến khi không thấy El­va nói gì thêm nữa, rồi theo cái ngoắt tay của bà An­gela, cô đứng dậy theo bà phù thủy tiến qua một cửa hông. An­gela thận trọng khép chặt cửa rồi thì thầm:

- Nó ăn suốt ngày. Gần như nó ăn liên tục mà không hề biết chán. Cô có thể…

- Bà đừng lo. Nhưng… bà đã từng thấy trường hợp này bao giờ chưa?

- Suốt lịch sử phép thuật chưa hề xảy ra chuyện này. Tôi cố soi hậu vận nó mà… mù mịt như mình bị sa lầy, vì… vận mạng nó tác động với quá nhiều người khác.

- Nó… có nguy hiểm không?

- Tất cả chúng ta đều nguy hiểm. Nó nguy hiểm hơn một số người, và vô hại hơn một số người khác. Kẻ nó muốn giết nhất lại chính là nó. Vì nếu nó gặp ai sắp gặp tai họa, tác dụng thần chú của Er­agon lại làm nó tự động gánh vác số phận đau khổ thay kẻ đó. Vì vậy nó phải ở trong phòng kín suốt, không dám gặp ai.

- Nó có khả năng tiên đoán trước khi việc xảy ra bao lâu?

- Sớm nhất là hai ba tiếng.

Na­sua­da dựa tường cân nhắc: “Nếu đặt đúng vị trí, El­va sẽ là một vũ khí rất hiệu quả. Qua nó, mình có thể biết những khó khăn, trở ngại và nhược điểm của đối thủ, cũng như sẽ biết cả điều gì làm địch thủ hài lòng, để bắt chúng phải phục tùng theo ý nguyện của mình. Gặp chuyện nguy cấp, El­va còn có thể đóng vai trò bảo vệ hữu hiệu cho thành viên Var­den – như Er­agon và Saphi­ra – khi cần thuết. Nhưng trước mắt, cần phải có một người giám thị sát bên nó. Một người hiểu biết về phép thuật, đủ khả năng chịu đựng sức ép những ảnh hưởng từ El­va. Và nhất là, phải là người trung thực, tin cậy được. Người đó chắc chắn không thể là Tri­an­na.”

Cô nhìn An­gela. Dù vẫn đề phòng bà phù thủy này, nhưng cô cũng biết, bà là người từng giúp Var­den những việc tế nhị và quan trọng nhất – trong đó phải kể đến việc chữa trị cho Er­agon – mà không hề đòi hỏi được đáp lại điều gì. Để săn sóc El­va, không thể tìm ra ai khác có đầu đủ thời gi­an, kinh nghiệm như bà.

Na­sua­da nhẹ nhàng nói:

- Tôi thấy thật là vô phép, vì bà không phải là thuộc hạ của tôi và tôi lại biết quá ít về những gì bà đang phải làm, nhưng tôi mạo muội xin bà một đặc ân…

- Tiểu thư cứ nói.

- Bà có sẵn lòng giúp El­va một tay không? Tôi cần…

- Sẵn lòng chứ. Tôi sẽ giúp cả hai tay nếu có thể. Tôi còn mừng là có cơ hội nghiên cứu về nó.

- Nhưng bà phải nhớ báo cáo cho tôi.

- A, cái gì cũng có giá của nó, phải không?

- Bà hứa chứ?

- Tôi hứa.

Na­sua­da gieo mình xuống cái ghế kế bên, rên lên:

- Ôi, đúng như bà nói, bị sa lầy. Là bề trên của Er­agon, tôi phải chịu trách nhiệm về những hành động của anh ta. Nhưng khôn gbao giờ tôi tưởng tượng Er­agon lại làm một chuyện ghê sợ thế. Tai nạn này là một vết nhơ cho danh dự của cả tôi và Er­agon.

Tiếng bẻ đốt tay của An­gela răng rắc vang khắp căn phòng nhỏ:

- Đúng. Tôi cũng đang chờ cậu ta ở Ellesméra về, sẽ cho một trận.

Mặt bà phù thủy hung dữ tới nối làm Na­sua­da phát hoảng:

- Ôi, đừng làm Er­agon bị thương, chúng tôi rất cần anh ta.

- Yên tâm. Tôi không làm cho hắn bị bại liệt đâu.

Cuồng phong

Một cơn gió mạnh thốc vào phòng làm Er­agon choàng tỉnh ngủ.

Chăn mền, quần áo bay phấp phới, quất những ngọn đèn lồng chan chát đập vào tường. Ngoài trời, mây đen vần vũ báo hiệu cơn giông đang ập tới.

Saphi­ra trợn mắt nhìn Er­agon đang cố đứng dậy, trong khi thân cây ngả nghiêng như con tàu chao đảo trên mặt biển. Lom khom tránh luồng gió mạnh, Er­agon vịn vách cây, men quanh phòng cho đến khi tiến sát ô cửa tròn dẫn xuống dưới. Gió hun hút quay cuồng thốc lên từ khoảng trống này.

Nhìn xuống qua lỗ hổng, mặt đất đong đưa như võng, Er­agon phải nuốt nước bọt, cố chống lại cơn buồn nôn.Nó rờ rẫm được mép miếng vải mỏng bằng nhựa cây, có thể rút ra, để che ngang khoảng trống đó. Er­agon tìm cách phóng qua bên kia lỗ hổng, nếu trượt chân, không có gì có thể ngăn nó lăn tòm xuống tận gốc cây.

“Khoan”. Saphi­ra la lên. Dựa lưng vào bục nằm, nó vắt cái đuôi dài thòng song song bên Er­agon, để Er­agon có thể dùng như một hành lang.

Tay phải ôm đầu tấm vải nặng trịch, tay trái Er­agon nắm từng cái gai trên đuôi Saphi­ra, trườn dần qua ô cửa trống hốc. Sang tới bên kia, nó dùng cả hai tay nhét chặt đầu vải vào hốc cây, che ngang ô cửa.

Căn phòng yên ắng lại.

Tấm vải căng phồng, nhưng không bị bung ra. Er­agon thử chọc ngón tay, mặt vải cứng như mặt trống. Nó lẩm bẩm: “Khả năng của thần tiên đáng nể thật.”

Saphi­ra vừa vương đầu chạm tới trần vừa nghe ngóng: “Trên văn phòng chắc cũng bị hư hại, anh cố ngăn gió lại đi.”

Er­agon vừa tiến bước về phía cầu thang, thân cây bỗng lắc mạnh, làm một chân nó khụy xuống sàn.

- Mẹ kiếp!

Er­agon làu bàu rủa, cố đứng dậy, tiến lên thang. Hai tay ôm quanh đầu, nó nhào vào văn phòng đầy giấy, bút điên loạn quay vòng như cơn trốt. Những đầu bút rào rào đập vào thân thể, làm cho nó cảm thấy như đang bị tấn công bằng sỏi đá.

Nó ráng sức đống khoảng trống trên cao mà không có sự trợ giúp của Saphi­ra. Suốt thời gi­an đó, lưng nó liên tục đau như bị xé toạc ra.

Er­agon gào tới khản cổ, loáng nhoáng trước mắt hai màu đỏ và vàng, rồi mờ dần thành một màn đen thẫm khi nó ngã vật xuống. Bên dưới, tiếng Saphi­ra điên cuồng gầm thét; cầu thang quá nhỏ, còn bên ngoài gió quá dữ dội, nó không có cách nào tiếp cận được với Er­agon. Mối tiếp nối qua tư tưởng giữa hai đứa sa sút hẳn. Trong bóng đêm mịt mù, Er­agon đành nằm chờ cho cơn đau thuyên giảm.

Tỉnh dậy, miệng đắng chát, Er­agon không biết mình đã lịm đi bao lâu trên sàn. Cơn giông tố vẫn tiếp tục tấn công căn nhà cây, cộng thêm tiếng mưa xối xả rầm rầm hòa nhịp với tiếng đập thình thịch trong đầu nó.

“Saphi­ra…?”

“Em đây. Anh xuống được không?”

” Để anh cố thử xem.”

Nó quá yếu, không thể đứng vững trên cái sàn chòng chành, nên phải bò ra cầu thang, rồi lết xuống từng bậc. Tới nửa cầu thang, nó bắt gặp cái đầu của Saphi­ra cố vươn lên. Cô rồng cái bực tức táp lên cầu thang gỗ chật hẹp. Nó cố thè đầu lưỡi liếm nhẹ lên bàn tay Er­agon, gọi: “Anh bé nhỏ!”

Er­agon mỉm cười cho cô em yên lòng. Saphi­ra lùi lại ráng kéo đầu và cổ khỏi cầu thang, nhưng không thể. Er­agon vội hỏi: “Sao vậy?

“Em bị kẹt rồi.”

“Hả?”

Dù đau, nhưng Er­agon không thể khỏi bật lên cười ha hả. Cảnh ngộ quá khôi hài. Nó đang phải cố lết xuống từng bậc, còn cô em “bé nhỏ” lại không rút đầu ra được ngay giữa cầu thang.

Saphi­ra gồng mình lắc mạnh thân cây, làm Er­agon bật ngửa ra sau. Nằm đờ người, vừa thở hồng hộc, ả rồng vừa gắt: “Ngồi đó mà cười sao? Giúp một tay đi chứ.”

Cố nín cười. Er­agon đặt bàn chân lên mũi Saphi­ra, hết sức bình sinh, đạp mạnh. Trong khi đó cô em rồng vặn vẹo toàn thân đến mười phút sau mới thoát khoỉa cầu thang. Đến lúc đó Er­agon mới thấy hết thành quả do Saphi­ra gây ra. Những cái vảy rồng cứng như thép đã cắt sâu qua lớp vỏ và làm tan nát hết những hình vẽ tinh xảo mọc ra từ cây.

“Chết cha rồi!” Saphi­ra than thở.

“Cũng may là do em gây ra, không phải anh. Thần tiên dễ dàng bỏ qua cho em. Nếu em lên tiếng yêu cầu, họ sẽ ca hát suốt ngày đêm để những hình vẽ này mọc ra lại.”

Er­agon ngồi bên Saphi­ra, lắng nghe tiếng bão giông gầm thét chung quanh. Tấm vải nhựa cây trong suốt mỗi khi có tia chớp rọi qua.

“Em đoán bây giờ là mấy giờ rồi?”

“Còn mấy tiếng nữa chúng ta mới phải tới gặp sư phụ. Ngủ đi cho lại sức. Em canh cho.”

Dù cây vẫn chao đảo bồng bềnh, nhưng Er­agon đi ngay vào giấc ngủ.

Chiến đấu vì lý do gì?

Tiếng vo vo phát ra từ cái dụng cụ báo giờ của Oromis như một con ong khổng lồ vang rền trong tai Er­agon, cho đến khi nó với tay tắt.

Đầu gối thâm tím, Er­agon vừa đau nhức vì buổi tập Xà-​Hạc-​quyền, vừa vì cuộc vật lộn đêm qua với cơn giông bão. Giọng nó khản đặc, cổ họng như bị rách. Tuy vậy, vết thương nặng nhất là trong đầu nó luôn mang ý nghĩ: đây không phải lần cuối cùng nó bị hành hạ bởi chấn thương tà thần đã gây ra.Viễn cảnh đó làm nó chán nản, cạn kiệt sức lực và ý chí. Er­agon than thở cùng Saphi­ra: “Đã nhiều tuần trôi qua, anh đã bắt đầu hy vọng có thể, chỉ có thể thôi, là mình sẽ hồi phuc… Lý do duy nhất anh còn sống sót lâu đến thế chỉ là nhờ may mắn.”

Saphi­ra vươn cổ vỗ về: “Tiểu huynh, anh biết là anh không đơn độc. Em sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp anh. Mình sửa soạn đi thôi.”

“Anh hiểu.”

Er­agon gượng cười, uể oải đứng dậy, vào phòng tắm cạo râu bằng phép thuật, rồi tắm rửa.

Đang lau mình, chợt cảm thấy có người định tiếp xúc với tâm trí mình, Er­agon vội tăng cười trí lực, tập trung nhìn xuống ngón chân cái, không nghĩ đến bất kỳ vấn đề gì. Bỗng tiếng nói của sư phụ nó vang lên: “Giỏi lắm. Nhưng không cần thiết. Hôm nay con nhớ đem theo thanh Zar’roc nhé.”

Er­agon run rẩy thở ra, bảo Saphi­ra: “Anh phải cảnh giác hơn. Nếu chẳng may đó là kẻ thù, coi như mình nằm gọn trong bàn tay chúng rồi.”

“Còn có em, chuyện đó đừng hòng xảy ra.”

Er­agon tháo tấm vải nhựa cây trên tường xuống, rồi cắp thanh Zar’roc, leo lên lưng rồng.

Saphi­ra bay vút lên, quay đầu thẳng tiến về bờ vực Tel’naeir. Từ cao nhìn xuống, chúng thấy rõ cảnh Du Welden­var­den bị cơn giông tàn phá. Không cây nào bị ngã đổ trong chu vi Ellesméra, nhưng bên ngoài – nơi phép thuật của thần tiên suy giảm - rất nhiều cây thông ngổn ngang, trốc gốc. Những ngọn gió còn sót lại của cơn giông đêm qua kẽo kẹt, rên xiết qua những cành lá chà xát vào nhau. Những làn mây phấn hoa vàng rực bốc lên từ vô vàn đóa hoa, làm thành một lớp bụi dày. Vừa bay Saphi­ra và Er­agon vừa trao đổi những gì đã học hôm trước, những tìm hiểu về loài kiến và cổ ngữ của Er­agon, kỹ thuật bay tránh thời tiết nguy hiểm của Saphi­ra…

Nhờ vậy Er­agon đã trả lời trôi chảy, khi sư phụ truy bài của Saphi­ra. Cô rồng cái cũng trả lời trót lọt trước những câu hỏi của rồng vàng Glae­dr về những gì Er­agon đa xhọ.

Oromis khoe:

- Giỏi lắm, Er­agon công tử.

Glae­dr nói thêm: “Khá lắm, Saphi­ra.”

Như lần trước, Saphi­ra theo Glae­dr, còn Er­agon ở lại cùng sư phụ, tuy nhiên hai đứa phải giữ liên lạc để kịp thời nắm bắt những gì cả hai được chỉ dạy.

Chờ hai con rồng bay đi, Oromis hỏi:

- Er­agon, con bệnh hay sao mà giọng khàn vậy?

- Sáng nay lưng con bị đau lại.

- A, vậy thì chờ ta một lát.

Ông quay vào lều, khi trở lại trông ông hăng hái như sắp ra trận với mái tóc bạc tung bay trong gió và thanh kiếm đồng trong tay.

- Hôm nay ch ta tạm nghỉ luyện Xà-​Hạc-​quyền, để thử tập gi­ao đấu bằng thanh Naegling của ta cùng thanh Zar’roc của con. Rút kiếm ra, thủ thế như người thày đầu tiên đã dạy con.

Er­agon không mong gì hơn là được từ chối, nhưng nó cũng không muốn để sự phụ nghĩ nó đã quên lời thề quyết tâm học tập. “Đây là những gì phải trải qua để trở thành một kỵ sĩ rồng.” Nó thầm nhủ.

Thu hết sức lực, Er­agon xác đ tâm điểm sâu thẳm của ý thức, để liên kết với dòng chảy dào dạt của phép thuật, cho đến khi toàn thân nó tràn trề năng lượng.

- Geu­loth du kníft.

Sau câu thần chú “Hãy bao phủ kiếm”, một ngôi sao xanh lóng lánh xuất hiện, nhảy nhót từ ngón tay cái sang ngón trỏ, trong khi nó vuốt ngôi sao suốt chiều dài thanh Zar’roc.

Hai lưỡi kiếm vừa chạm nhau, Er­agon đã biết bị sư phụ áp đảo, như trước đây nó từng thua kém Tà Thần và Arya. Er­agon là một tay kiếm gương mẫu của loài người, nhưng không thể đối đầu với những kiếm sĩ mang đầy dòng máu phép thuật. Tay quá yếu, phản ứng quá chậm. Nhưng điều đó vẫn không thể ngăn cản nó cố tìm bằng được chiến thắng. Nó đánh bằng tất cả khả năng, cho dù kết quả thế nào.

Oromis thử tài học trò với đủ mọi thế đánh, bắt buộc Er­agon phải dốc toàn bộ chiêu thức đã học, từ công tới thủ. Nhưng mũi kiếm của Er­agon vẫn không chạm được tới ông. Như một cố gắng cuối cùng, Er­agon biến đổi đường kiếm, tung ra những chiêu biến ảo có thể làm một tay kiếm lão luyện nhất phải bối rối. Nhưng tất cả cố gắng đó chỉ đem lại cho nó một cú đập trúng đùi.

Oromis la lớn:

- Di chuyển chân nhanh nữa lên. Kẻ nào đứng đờ như cây trụ đá, sẽ chết trong trận chiến. Kẻ nào mềm dẻo như cậy sậy sẽ là người chiến thắng.

Sự vận chuyển toàn thân của vị lão tiên vô cùng uyển chuyển, một sự kết hợp hoàn hảo vừa tự chủ vừa hũng mãnh. Vồ chụp như một con mèo, tấn công như con ó. Tiến lui duyên dáng như một con chồn.

Được gần hai mươi phút, Oromis chợt thu hồi kiếm, mặt thoáng nhăn lại. Er­agon nhận ra triệu chứng căn bệnh lạ lùng của sư phụ, vội phóng thanh Zar’roc. Đó là một hành động không cao thượng, nhưng Er­agon quá tuyệt vọng, đang khao khát một sơ hở để được chạm kiếm vào sư phụ, dù chỉ một lần, cho hả.

Nhưng thanh Zar’roc không bao giờ đụng đến mục tiêu. Vì ngay khi Er­agon vặn mình, vươn tay quá đà, lưng bị căng ra, cơn đau bất ngờ ập đến. Âm thanh cuối cùng nó nghe được là tiếng kêu thảng thốt của Saphi­ra: “Er­agon!”

Dù bị ngất, Er­agon vẫn còn lơ mơ hiểu. Nó không nhận biết được những gì chung quanh, chỉ thấy thịt da như lửa đốt, mỗi giây đau đớn kéo dài như vô tận. Khốn khổ nhất là nó không còn có thể làm gì để chấm dứt cơn đau này, chỉ còn biết chờ đợi… và chờ đợi…

Nằm thở dốc trong bùn lạnh giá, Er­agon chớp mắt khi thị giác đủ sức tập trung để nhìn rõ sư phụ Oromis ngồi trên một chiếc ghế đẩu kế bên. Nó quỳ lên, nhìn bộ quần áo mới vừa tiếc của vừa gớm ghiếc. Bùn đất phủ từ đầu tóc xuống khắp người.

Saphi­ra đang nóng lòng chờ Er­agon tỉnh lại. Cô ả giận dữ hỏi dồn: “Sao anh cứ tiếp tục làm liều như vậy? Muốn chết à?”

Sự lo ngại của Saphi­ra làm tiêu tan chút nghị lực còn lại trong Er­agon. Vì chưa bao giờ Saphi­ra tỏ ra hồ nghi phần thắng sẽ thuộc về Er­agon. Từ những đụng độ tại Drass-​Leona, Gil’ead hay Far­then Dur, hoặc trong bất kỳ tình huống nguy hiểm nào nó đã trải qua, niềm in của Saphi­ra đã truyền thêm can đảm cho Er­agon. Nó thật sự sợ hãi khi không được tiếp sức bằng niềm tin đó.

“Em nên tập trung vào bài học của mình đi.”

“Em nên tập trung vào anh thì đúng hơn.”

Er­agon gắt: “Thây kệ anh.” Nó như con thú bị thương, chỉ muốn một mình lặng lẽ liếm láp vết thương trong bóng tối.

Saphi­ra im lặng, chỉ để sự liên lạc đủ cho Er­agon lờ mờ đoán biết ah rồng vàng Glae­dr đang chỉ dẫn cho Saphi­ra về một loài cỏ độc, nhưng có thể nhai để chữa bệnh tiêu hóa.

Vuốt bùn dính đày tóc, Er­agon nhổ ra một giọt máu, lẩm bẩm:

- Mình cắn phải lưỡi rồi.

Oromis hỏi:

- Con có cần ta chữa trị không?

- Dạ, không sao đâu, thưa sư phụ.

- Tốt. Vậy lau chìu kiếm rồi tắm rửa đi. Sau đó, trở lại thân cây ngồi suy tưởng, lắng nghe những ý nghĩa của rừng. Lắng nghe cho đến khi không còn gì để nghe nữa, rồi đến cho ta biết con học được những gì.

- Dạ.

Nhưng ngồi lên thân cây, những ý nghĩ và xúc cảm rối bời trong đầu làm nó không thể tập trung để mở trí, lắng nghe những sinh vật chung quanh. Hơn nữa, nó cũng không hứng thú làm chuyện này.

Dần dần sự tính lặng của khu rừng làm nó cảm thấy bớt bực dọc. Tuy chưa hoàn toàn thoải mái vui vẻ, nhưng đủ để nó chấp nhận số phận an bài, muốn hay không vẫn phải làm. Er­agon thầm nhủ: “Số của mình đã vậy rồi, trước sau gì cũng phải tập làm quen với nó thôi.”

Chừng mười lăm phút sau, tâm trí Er­agon minh mẫn bình thường trở lại, bắt đầu quan sát bầy kiến nó đã phát hiện hôm qua và cố gắng tìm hiểu tất cả những gì đang xảy ra chung quanh, theo lời sư phụ.

Nhưng nếu nó thả lỏng để những tư tưởng chung quanh thâm nhập vào trí não, ngay lập tức ngàn ngàn hình ảnh, âm thanh, màu sắc, mùi vị, sự đau đớn, niềm hoan lạc, loáng thoáng chồng chất lên nhau trong đầu nó. Lượng thông tin tràn ngập, nặng nề không chịu nổi.

Dù vậy, sự hiểu biết của Er­agon về thế giới loài kiến cũng tiến bộ hơn. Nó đã có được bằng chứng đầu tiên về giới tính của loài này: con kiến khổng lồ nằm giữa tổ đang đẻ trứng. Như vậy đây là một chị kiến cái. Rồi khi theo bầy kiến đỏ bò lên thân cây hoa hồng dại, Er­agon bắt gặp cảnh rộn ràng như đang có cuộcbiểu dương lực lượng trước kẻ thù: có một vật gì đó phóng ra từ dưới chiếc lá giết con kiến mà Er­agon đang gắn bó. Rất khó đoán kẻ thù đó là gì. Vì bầy kiến đỏ bò lên thân cây hoa hồng dại, Er­agon bắt gặp cảnh rộn ràng như đang có cuộc biểu dương lực lượng trước kẻ thù: có một vật gì đó phóng ra từ dưới chiếc lá, giết con kiến mà Er­agon đang gắn bó. Rất khó đoán kẻ thù đó là gì. Vì bầy kiến chỉ thấy từng phần của kẻ thù, nếu chúng là người, Er­agon có thể nói, chúng đang bị tấn công bởi một con quái vật khổng lồ, to lớn như một con rồng, với cái hàm cứng như thép và tốc độ phóng ra bắt mồi chớp nhoáng như đầu một ngọn roi.

Bầy kiến vây quanh quái vật như một bầy mã phu vây bắt con ngựa xổng chuồng. Chúng nhào vào kẻ thù không hề sợ hãi. Xông lên, ngoạm một miếng vào chân, rồi rút lui ngay, cho tới khi chúng túm được mấy cái càng rắn như sắt của đối phương. Tất cả cùng nhau hiệp lực liên tục khống chế kẻ xâm lăng. Chúng không hề ngưng tấn công, cho dù đã có hai chiến sĩ kiến hy sinh và nhiều thương binh rụng lả tả xuống đất.

Trận chiến thật quyết liệt. Chỉ có chiến thắng hay tháo chạy mới tránh được cái chết thảm khốc cho các chiến binh. Er­agon nín thở theo dõi, kinh ngạc vì sự dũng cảm của bầy kếin và tự hỏi làm sao chúng có thể tiếp tục chiến đấu với những thương tích mà nếu một con người cũng sẽ phải xuôi tay. Sự hào hùng của chúng xứng đáng để thi nhân phải hát ca tán tụng.

Er­agon say mê tới nỗi, khi trận chiến kết thúc, phần thắng thuộc về bầy kiến, nó la lớn làm những con chim ngủ trên cành choàng tỉnh giấc.

Thỏa mãn tò mò, Er­agon thu hồi trí tưởng, bước lại cây hồng để nhìn tận mắt con quái vật vừa bị hạ. Thì ra đó chỉ là một con nhện bình thường màu nâu, mấy chân co quắp, đang bị lũ kiến kéo về hang làm lương thực.

Vừa định quay về, Er­agon mới nhớ là vẫn chưa quan sát côn trùng, muông thú chung quanh. Nó nhắm mắt, bay bổng qua tâm trí những sinh vật khác nhau, cố gắng ghi nhớ những chi tiết thú vị nhất. Nhưng vì đã đói bụng và mệt mỏi sau cả giờ quan sát, Er­agon trở về lều gặp sư phụ. Oromis hỏi:

- Con học được những gì?

- Thưa thầy, dù con lắng nghe suốt đêm ngày trong vòng hai mươi năm, con vẫn không thể hiểu biết hết tất cả những gì xảy ra trong rừng.

Oromis nhướng mày nói:

- Con đã tiến bộ rồi đó.

Sau khi nghe Er­agon kể lại những gì đã thấy, ông bảo:

- Như vậy ta e là chưa đủ. Con cần cố gắng hơn nữa. Thầy biết con có thể làm được, vì con thông minh, có ý chí và con có tiềm năng để trở thành một kỵ sĩ tài ba. Xâm nhập vào tâm trí những sinh vật khác là điều rất khó khăn, do vậy con phải dẹp tất cả buồn bực, lo âu sang một bên, tập trung hoàn toàn vào việc trước mắt. Tâm phải an, mới có thể chỉ huy hành động được.

- Con đang cố gắng hết sức mình.

- Chưa đâu. Có lẽ cần phải có một đồng môn để cùng con thử tài cao thấp. Lúc đó, có thể con mới thi thố hết khả năng của mình.

Ông lấy từ trên kệ xuống một ổ bánh mì mới nướng, một lọ bơ hạt dẻ - thần tiên dùng thay bơ đvộng ật – và hai cái bát.

Trên lò than hồng, một nồi hầm rau củ đang sôi.

Er­agon gớm ghiếc nhìn nồi rau hầm; nó phát bệnh vì món ăn của thần tiên. Ước gì có một miếng thịt thay vì triền miên rau củ thế này. Để quên cơn thèm thịt, Er­agon lên tiếng hỏi:

- Thưa thầy, vì sao con cứ phải tĩnh tọa để suy tưỡng mãi? Chỉ để tìm hiểu hành động của côn trùng, động vật, hay có một mục đích nào khác nữa không?

- Con không nghĩ ra được một động lực nào khác nữa sao?

Ông thở dài khi thấy Er­agon lắc đầu:

- Hừ, đệ tử mới nào của ta cũng đều vậy cả, nhất là những kẻ thuộc loài người như con: tư tưởng là sức mạnh cuối cùng chúng tập luyện hoặc sử dụng, và cũng là sức mạnh chúng ít quan tâm nhất. Hỏi chúng về kiếm thuật chúng vanh vách kể ra hàng trăm chiêu thức. Nhưng bảo chúng giải quyết một vấn đề hay liên kết những ý kiến để tìm hiểu một sự kiện thì… chúng ngẩn ra nhìn. Con vẫn còn là một kẻ mới bước vào thế giới ma thuật – tên gọi chính xác của phép thuật là vậy – nhưng con phải bắt đầu tìm hiểu mối liên quan dày đặc của tư tưởng khi hành động.

- Là sao ạ?

- Hãy tưởng tượng con là Gal­ba­torix với tất cả những thủ đoạn toan tính của lão. Var­den hủy diệt đội quân Ur­gal của con với sự giúp sức của một kỵ sĩ rồng - một kẻ con biết đã từng được huấn luyện bởi một kẻ thù không đội trời chung nguy hiểm nhất, là Brom. Con cũng biết kẻ thù ồ ạt chuyển đến Sur­da, rất có thể để tấn công mình. Hãy thử đặt con vào địa vị Gal­ba­torix, cách nào đơn giản nhất để giải quyết vấn đề? Tự mình cưỡi rồng bay vào cuộc chiến ư?

Er­agon quậy bát súp rau tới nguội lạnh, mới chậm rãi trả lời:

- Theo con, dường như cách tốt nhất là: huấn luyện phép thuật cho một đội quân, bắt chúng thề trung thành bằng cổ ngữ, rồi cho chúng lén lút xâm nhập vào Sur­da, âm thầm phá hủy những nỗ lực của họ, bỏ thuốc độc xuống giếng nước, ám sát Na­sua­da, đức vua Or­rin và những người chủ chốt khác.

- Vậy thì vì sao Gal­ba­torix chưa làm chuyện này?

- Vì… cho đến bây giờ, Gal­ba­torix vẫn cho rằng Sur­da không đáng quan tâm, và vì mấy chục năm nay Var­den ẩn cư trong lòng Far­then Dur, một nơi họ có thể kiểm tra tư tưởng những kẻ mới tới, để phát hiện quân gi­an. Điều này không thể thực hành tại Sur­da vì biên giới rộng và dân số quá đông.

- Những gì con nói rất gần với ý ta. Vậy thì trừ khi Gal­ba­torix ra khỏi hang ổ Uru’baen của lão, mối nguy hiểm nhất con phải đương đầu trong thời gi­an chiến đấu trong hàng ngũ Var­den, chính là những kẻ biết phép thuật. Con cũng biết rõ như ta, chống lại những kẻ có khả năng xâm nhập vào tâm trí mình là điều khó khăn vô cùng. Nhất là nếu đối thủ của con đã tuyên thệ bằng cổ ngữ sẽ giết con bằng bất cứ giá nào. Những đối thủ này chỉ niệm một câu thần chú là tâm trí con rối loạn. Tuy nhiên trong thoáng giây trước khi con bị hủy diệt, con vẫn còn có thể chống trả. Nhưng làm sao con hạ được kẻ thù nếu không biết kẻ đó ở đâu, là ai? Bây giờ là cốt lõi của vấn đề: làm cách nào để tự vệ trước những kẻ thù vô danh, những kẻ có khả năng vô hiệu hóa bất cứ sự đề phòng vật chất nào và giết ta chỉ bằng một câu thần chú?

Er­agon bối rối mỉm cười:

- Con không biết… trừ khi, trừ khi con đọc được tư tưởng tất cả người chung quanh mới có thể biết kẻ nào định hãm hại mình.

Mặ sư phụ nó rạng rỡ hẳn:

- Vậy đó, Er­agon thiếu hiệp. Đó là câu trả lời cho câu hỏi của con. Những buổi ngồi tĩnh tọa suy ngẫm sẽ thay đổi tâm trí con, để con có thể phát hiện và khai thác những nhược điểm nhỏ bé nhất của kẻ thù.

- Nhưng khi bị con xâm nhập vào tâm trí, những người biết phép thuật không phát hiện ra sao?

- Có chứ, nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể phát hiện ra điều đó. Còn những người biết phép thuật, họ biết và họ sẽ sợ hãi. Vì sợ hãi, họ sẽ bảo vệ tâm trí họ, không để con xâm nhập. Chính vì vậy con sẽ phát hiện ra họ là ai.

- Mở ngỏ ý thức có nguy hiểm không? Vì khi ta bị tấn công tinh thần, rất dễ bị đối phương áp đảo.

- Nhưng còn ít nguy hiểm hơn là mù tịt với thế giới chung quanh.

Er­agon gật đầu, gõ nhịp lên thành bát, trầm ngâm một lúc lâu rồi lẩm bẩm:

- Nhưng… dường như có điều không đúng.

- Hả? Con nói thử xem.

- Còn sự riêng tư của con người? Ông Brom dạy con không bao giờ được phép can thiệp vào tâm trí ai, nếu không thật sự cần thiết… Con thấy áy náy khi lén lút xâm phạm những bí mật của người khác… những bí mật họ có quyền được giữ kín. Sao ông Brom không cho con biết về bài học này, nếu thật sự nó quan trọng đến thế chứ? Sao ông Brom không dạy con về phép tĩnh tọa và suy tưởng?

- Brom nói với con những điều thích đáng trong tình thế lúc đó. Hiểu biết quá nhiều một lúc, có thể làm hỏng một nhân cách hay có thể làm người ta ham mê quyền lực. Tất cả các đệ tử đều phải tĩnh tọa suy ngẫm như con, trong thời gi­an huấn luyện. Chỉ khi nào chúng ta biết chắc đệ tử đó đủ chín chắn, để chống lại sự cám dỗ, bài học này mới được truyền dạy. Đó là sự đột nhập vào những bí mật riêng tư, một điều con không hề muốn làm, nhưng nhờ đó con sẽ tìm hiểu được rất nhiều điều có ích cho chính bản thân con và cho cả Var­den. Những gì thầy sắp nói đều rút ra từ kinh nghiệm của chính thầy và từ kinh nghiệm của các kỵ sĩ khác: đó là, trên hết tất cả, phương pháp này sẽ giúp con hiểu rõ những gì tạo nên hoàn cảnh của mỗi người. Từ đó sẽ làm nẩy sinh trong con sự đồng cảm và lòng nhân ái, kể cả đối với một hành khất khốn khổ nhất trong một thành phố tồi tàn nhất nước Ala­gae­sia.

Hai thầy trò lẳng lặng ăn, một lúc sau, ông hỏi:

- Er­agon, con có thể cho thầy biết, phương tiện tinh thần quan trọng nhất con người có được, là gì không?

Đắn đo một lúc Er­agon mới trả lời:

- Tính quả quyết.

- Ta hiểu vì sao con đi đến kết luận như vậy. Vì sự quả quyết đã giúp con rất nhiều trong chuyến phiêu lưu này. Nhưng không. Ý thầy muốn biết phương tiện nào cần thiết nhất, để có thể lựa chọn ra một phương pháp tối ưu trong bất kỳ tình huống nào ta gặp phải. Những kẻ khù khờ cũng như những nàh thông thái đều có thể tỏ ra quả quyết như nhau. Vì vậy, quả quyết không phải là câu trả lời ta mong đợi.

Er­agon thấy đây như là một câu đó. Nó thì thầm đếm từng số câu, cố sắp đặt cho khớp nhau và tìm hiểu ngụ ý ẩn sau từ đó. Khổ nỗi, chưa bao giờ nó đạt được thứ hạng cao trong những lần thi giải câu đố hàng năm tại làng Car­va­hall. Chưa bao giờ nó giải được những câu đố mới nghe lần đầu. Nhưng rồi một câu nói của cậu Gar­row chợt lóe lên trong đầu nó:

- Sự khôn ngoan. Khôn ngoan là phương tiện con người sở hữu được.

- Khá lắm, rất có lý, nhưng vẫn chưa đúng. Câu trả lời chính xác là: lý luận. Nói rõ hơn là khả năng phân tích một cách hợp lý nhất. Điều này chỉ có thể đạt được qua thời gi­an và kinh nghiệm.

- Nhưng thưa thầy, chẳng lẽ lòng tốt lại không quan trọng hơn lý trí sao? Nếu chỉ thuần lý trí, có thể đưa người ta đến những kết luận thiếu đạo đức. Trái lại, nếu có lưong tâm và chính trực, chắc chắn người ta sẽ không gây nên những điều ô nhục.

Oromis nhếch môi cười:

- Con hiểu sai vấn đề rồi. Ta chỉ muốn biết phương tiện hữu hiệu nhất con người có được, bất kể kẻ đó là người tốt hay kẻ xấu. Ta đồng ý, trở thành một người đạo đứa là điều quan trọng, nhưng ta cũng rất hài lòng nếu khi con phải chọn lựa: ban cho một người tính cao thượng, hay dạy cho anh ta biết suy nghĩ một cách sáng suốt, con nên dạy cho hắn biết suy nghĩ sáng suốt thì tốt hơn. Trên đời này có quá nhiều vấn đề gây ra bởi những con người cao thượng nhưng đầu óc tối tăm. Lịch sử đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều thí dụ về những con người tin là mình làm điều tốt, nhưng chính họ là những kẻ đã phạm vào những tội ác thật khủng khiếp, chỉ vì thiếu sáng suốt. Hãy nhớ điều này: không kẻ nào nghĩ mình là kẻ ác. Rất hiểm kẻ cho rằng mình đã có những quyết định sai lầm. Một con người có thể không thích sự chọn lựa của hắn, nhưng hắn vẫn sẵn sàng hành động - kể cả trong những tình huống xấu nhất – vì hắn tin rằng đó là sự chọn lựa thích hợp nhất trong thời điểm ấy. Trên lập trường đó, chúng ta thấy: là một người đàng hoàng chưa hẳn bảo đảm những hành động của ta đều tốt. Chúng ta vẫn hải tìm cách tự vệ để chống lại những kẻ mị dân, lừa bịp và đám đông điên rồ. Chúng ta cần phải có được sự hướng dẫn chính xác nhất để vượt qua cuộc đời ẩn chứa đầy bất trắc. Sự hướng dẫn đó là: Suy nghĩ hợp lý và sáng suốt. Suy luận không bao giờ phản lại con, trừ khi con không biết hay không thèm quan tâm tới kết quả việc mình làm.

- Nếu thần tiên suy luận sáng suốt như vậy, chắc các vị đều nhất trí trong hành động?

- Hầu như không bao giờ. Giống như những loài khác, chúng ta gắn bó trong một phạm vi rộng lớn của những giáo điều; và kết quả là: dù trong một tình huống giống nhau, mỗi người lại đưa ra một kết luận khác nhau. Ta có thể nói thêm, đó là những kết luận tùy tinh thần suy luận theo quan điểm của mỗi cá nhân. Vả lại, đâu phải tất cả thần tiên đều được rèn luyện tinh thần suy luận một cách chính xác.

- Thầy định dạy con phương pháp này bằng cách nào?

Oromis cười tươi tỉnh:

- Bằng một phương pháp xưa nhất và cũng hiệu quả nhất: Tranh luận. Thầy sẽ đặt câu hỏi, con sẽ trả lời và được quyền bảo vệ ý kiến của riêng con. Thí dụ… vì sao con chống lại triều đình?

Câu hỏi làm Er­agon bị bất ngờ:

- Như con đã từng nói, con chống triều đình để giúp những người đang phải chịu đựng ách thống trị của Gal­ba­torix, và… lý do nhỏ bé hơn là… để trả mối tư thù.

- Như vậy là con tranh đấu vì lý do nhân đạo.

- Thưa thầy, nghĩa là sao?

- Là con tranh đấu để cứu giúp những người bị Gal­ba­torix hãm hại và ngăn chặn lão gây đau khổ thêm nữa.

- Dạ, chính xác.

- A, vậy thì hãy trả lời ta, chàng kỵ sĩ trẻ: cuộc chiến của con với Gal­ba­torix sẽ không là nguyên nhân gây thêm đau khổ cho nhân dân sao? Đa số dân chúng sống, sản xuất bình thường, không bị sự điên khùng của nhà vua đụng chạm tới. Con chứng minh sự xâm phạmd dất đai, đốt phá cửa nhà, giết hại con cái họ bằng cách nào?

Er­agon sững sờ, không ngờ sư phụ lại có thể đặt một câu hỏi như thế. Nó biết mình có lý, nhưng làm sao chứng minh được điều đó?

- Thầy không tin là Gal­ba­torix phải bị lật đổ sao?

- Đó không phải là vấn đề ta đang hỏi con.

- Nhưng thầy phải tin, hãy nhìn những gì lão đã làm với các kỵ sĩ.

Nhúng mẩu bánh vào bát rau hầm, Oromis tiếp tục ăn, mặc Er­agon hầm hầm tức giận. Ăn xong, ông khoanh tay, hỏi:

- Thầy làm con bị bất ngờ?

- Dạ, đúng vậy.

- Thầy hiểu. Nhưng hãy suy nghĩ kỹ về vấn đề này cho đến khi tìm ra câu trả lời. Thầy mong sẽ nhận được một câu trả lời thuyết phục.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play