6h sáng, trên con đường toàn cát với sỏi, một thằng nhóc đội nón nghiêng nghiêng vừa đi vừa huýt sáo ….tào lao. Nó thức từ lúc 5h, nấu xong nồi cháo múc 1 tô thiệt bự để trên đầu giường thằng Phong là đi làm liền. Hôm nay trời đẹp hơn hôm qua nữa, nó bình luận. Đi một đoạn lại thấy hai con chim đang chí chóe trên cành cây gần đó. "Chắc 2 con chim hôm qua nà, tính dụ tao hả, hok có đâu …khôn rồi mày, nó nói với mấy con chim" . Nói rồi nó bỏ đi, chắc nhờ nó "khôn rồi" nên bữa nay nó an toàn tới thẳng nhà thằng Nguyên mà không cần… thể dục. Nó không đứng ngoài kêu réo nữa, bữa nay nó vô thẳng trong nhà luôn, bắt gặp thằng Nguyên đang ngáy o o trên giường. Thằng khỉ gió này, giờ còn ngủ. Nó cúi xuống giả giọng kon gái nói vô tai cái thằng ham ngủ.

_ Anh ơi,…. zậy đi làm anh.

_ Uh..m, u..hm, để anh ngủ chút nữa - Nguyên nói mà hok thèm mở mắt.

_ Thằng khỉ con này.

Nó bực mình sút thằng bạn một cú sấm sét vào mông, thằng này lập tức bay thẳng cánh xuống giường nằm chỏng gọng trên mặt đất, điếng hồn, Nguyên lồm cồm bò dậy la lớn.

_ Có thích khách, có thích khách.

_ Thích khách nè - nó co giò tặng cho thằng bạn thêm phát nữa.

_ Ui da, đau quá mày, làm gì du côn zậy.

_ Ai bỉu mày chi, bit mấy giờ rồi không mà còn ngủ - nó càm ràm - lẹ còn đi làm

_ Uh, đợi chút,… nhưng mà đau quá.

Bỏ mặc cho cái thằng lề mề rên rỉ, nó leo lên cây ổi sim trước nhà hái ăn, cây ổi dạo này nhiều trái ghê, nó hái nặng hai túi rồi leo xuống.

_ Đi mày - Nguyên kêu nó

_ Uhm, mai lo zậy sớm nha mày, lề mề tao cho ở nhà luôn - nó vừa cắn ổi vừa nói

_ Rồi, biết rồi, đồ ma cô - Nguyên vẫn chưa hết đau

_ Mà nè ông pà già mày đâu, sao sáng zô tao hem thấy - nó thắc mắc.

_ Ông pà già tao đi rồi, đi tối hôm qua.

_ Đi đâu ? - nó hỏi

_ Hok biết, nghe ổng bả nói là đi làm ăn, hình như là đi buôn cái gì đó.

_ Mày ở nhà mình thôi hả.

_ Uh, zậy nên bắt đầu tối nay tao qua ở zới mày zới thằng Phong cho zui nghen.

_ Thôi, ở zới mày tốn gạo thấy mồ - nó cười cười

_ Trùm sò vừa thôi nghe mày, giờ có cho ở hông ? - Nguyên làm mặt ngầu

_ Uh, thì ở, nhưng mờ qua đó mày phải làm…. osin cho tao nghe chưa.

_ Mơ đi kon, qua đó tao là… thượng khách, mày phải phục zụ tao mới đúng.

_ Thượng khách nè - nó thụi vô bụng thằng Nguyên 1 cái đau thấu trời

_ Ui da…., thôi làm…osin cũng được - Nguyên nhăn mặt

2 thằng nhóc dắt nhau đi ăn sáng rồi đến chỗ làm việc.

Buổi trưa, trời nắng gay gắt, nắng đến nổi đường phố vắng tanh, ai cũng lo về nhà cho thiệt lẹ, nóng quá xá. Mấy con chó trước cổng trường cũng nằm im ru dưới bóng mát, chẳng thèm đề ý xung quanh. Trên bãi cỏ sân trường, dưới bóng một cây tùng già, hai thằng nhóc đang ngồi nghỉ trưa, cả hai đang nhai bánh mì.

_ Khó nuốt quá mày ơi, nắng cỡ này mà ăn bánh mì - Nguyên càu nhàu.

_ Ráng nuốt đi mày, từ đây mà lội về nhà ăn cơm rồi lên lại chắc chết quá.

Nó nói ‘’ráng’’ chứ cũng oải quá chừng, khó nuốt thiệt, gặm cho thiệt nhanh hết ổ bánh mì rồi cầm chai nước tu ực ực, giá mà lãnh lương sớm thì 2 thằng đã ra quán ngồi rung đùi bên 2 tô cơm thịt kho và ca trà đá rồi, bùn ghê. Uể oải, nó nằm lăn ra bãi cỏ nhìn qua bên kia đường, nơi xe cà lem kế bên cổng, nó thấy một thằng nhóc cỡ lớp 5 lớp 6 đang ăn vạ với mẹ đòi mua cho bằng được. Nó nhìn thằng nhóc mà ánh mắt xa xăm, nó thèm được một lần như thằng nhóc đó quá, nó ao ước có mẹ để được nhõng nhẽo, được yêu thương, một lần thôi. Và rồi trong đầu nó thước phim quá khứ tuổi thơ hiện ra loang loáng.

19 năm trước, một buổi sáng sương mù Đà Lạt, ngay trước cổng tu viện Mến Thánh Giá, một bà sơ đang quét rác loạt xoạt. Bỗng bà ngừng chổi, dưới chân cái cửa sắt to lớn, một thằng bé khoảng vài tuần tuổi đang khóc oe oe trong đống khăn lông được quấn kĩ lưỡng. Bà cúi xuống, khắp người nó chẳng có gì để có thể biết được gốc gác xuất xứ của nó cả, ngoài một sợi dây chuyền bạc có mặt là một một nữa hình tròn bị ai đó bẻ đôi quấn chặt vào tay nó. Có lẽ cha mẹ đứa bé hok đủ điều kiện để nuôi nó khôn lớn, nhưng nhìu người không nghĩ như vậy vì bộ đồ nó mặc và những thứ quấn quanh đều là những thứ đắt tiền, có người còn kháo nhau rằng nó là sản phẩm thừa của một ông to bà lớn nào đó. Bà sơ trưởng mặc kệ những lời đàm tiếu, bà đem nó vào tu viện để sưởi ấm. Rồi ngày ngày nó lớn lên trong trường dòng với sự yêu thương, chăm sóc của các sơ, nó thông minh, lanh lợi, dễ gần, rất đáng yêu. Những tưởng cuộc đời cứ thế trôi đi và nó sẽ sớm lớn lên trở thành 1 ông Cha tốt bụng. Nhưng rồi năm nó lên 6 tuổi, một đứa bạn hư hỏng học chung trường dòng nói với nó rằng : ‘’nó là thằng mồ côi, là sản phẩm thừa của đời, là thứ bỏ đi, nó không xứng học ở đây, nên Cút Đi cho khuất mắt ’’. Nó vung tay đấm gãy răng thằng nhok ác khẩu, rồi bỏ về ôm sơ khóc, nó hỏi sơ về sự thật những lời thằng kia nói, các sơ khóc nhìn nó, không trả lời mà chỉ lặng lẽ gật đầu. Nó như rớt xuống vực sâu tăm tối, trước giờ nó cứ đinh ninh nó là con của …các sơ, mọi thứ sụp đổ, rồi tối hôm đó nó ‘’cút đi’’ thật.

Nó leo cổng bỏ đi với quyết tâm tìm cho ra cha mẹ nó, trước khi đi nó viết lại vài chữ nguệch ngoạc và chôm theo một tấm hình các sơ chup chung. 2 năm ròng nó lang thang khắp nơi. Ban đầu nó đi ‘’trút sơ ri’’ cùng một số thằng bạn đường phố để sống, cầm cái lon rỗng đứng trước những hàng ăn, chờ người ta buông đũa tính tiền là nhảy ào vào trút hết đồ thừa vào lon. Thời gian sau, khi đã quen dần với cuộc sống, lại hiểu được nỗi nhục ‘’trút sơ ri’’, nó làm đủ mọi nghề, bán báo, đánh giày, vé số, tham gia băng đẩy xe chợ …đủ hết, lâu lâu nó được một số người tốt bụng cho bữa cơm đầy đủ no bụng. Đêm đến nó ngủ vỉa hè, ghế đá công viên, những tối trời mưa nó nằm co ro dưới hiên chùa. Rồi những ngày không kiếm được tiền, nó trằn trọc với cái bụng đói meo, lôi trong túi ra tấm hình của các sơ, nó ứa nước mắt nằm khóc một mình. Cha mẹ nó vẫn đang ở một nơi nào xa vời lắm.

Nhưng rồi một hôm, chưa tìm được cha mẹ thì nó bị đội chống tệ nạn trẻ em đường phố bắt gọn, họ quả quyết rằng nó là thằng chuyên móc túi mà họ đang lùng cả tháng nay, nó ngồi im không thèm cãi một lời, năm đó nó mới 8 tuổi. Họ đưa nó đến cô nhi viện thành phố, tại đây nó hiểu được mặt thật của cuộc sống. Nó bắt gặp ông hiệu trưởng trường cô nhi thường ngày ra vẻ đạo đức thương yêu những đứa trẻ bất hạnh, nhưng lại âm thầm rút bớt tiền của những nhà hảo tâm gởi cho chúng. Nó bắt gặp những ông lớn trên thành phố đến úy lạo bọn nó, mấy ông này phát biểu toàn lời đạo đức sáo rỗng, rằng họ luôn luôn quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh này, nhưng nó biết mấy cha này có thể ‘’luôn luôn lắng nghe’’ nhưng ‘’nghe xong d.e.k hiểu’’, chẳng qua họ bỏ ra chút tiền biếu cô nhi viện để được lên báo thành người tốt thôi.

2 năm sau, nó tròn 10 tuổi, khát khao thấy mặt cha mẹ vẫn thúc giục nó. Vào một đêm tối trời, nó ‘’vượt ngục’’, nhờ 2 thằng đàn em cõng chồng nhau để leo tường. Trở lại cuộc sống bụi đời, nó quên dần đi mục đích của nó, nó muốn tìm cha mẹ nhưng lại chẳng có một xíu thông tin gì về họ ngoài sợi dây chuyền với nữa mảnh hình tròn đang đeo trên cổ, vả lại miếng ăn là thứ nó cần hơn. 13 tuổi, nó nhảy trộm xe xuống phi nôm, rồi lên cađô, xuống tận Sài Gòn, nhưng bóng dáng cha mẹ nó vẫn mơ hồ lắm, nó chán nản. Đất Sài Thành này cũng khó sống quá, băng nhóm nhiều quá, nó lang thang khắp nơi. Một số băng móc túi cũng muốn thu phục nó vì nó lanh lẹ lại có gương mặt hiền lành dễ trà trộn. Nhưng nó từ chối hết, từ ngày ra đi nó chưa từng làm gì xấu cả, lời dạy của các sơ nó vẫn nằm long. Rồi rốt cuộc vì miếng ăn nó cũng gia nhập một băng bảo kê, Đại ca khoảng hơn 30 tuổi, cao lớn, ánh mắt lạnh lùng, mặt mũi đầy sẹo vì trải trận mạc giang hồ. Đáng ra nó còn nhỏ quá không làm ăn gì được, nhưng thấy nó lanh lẹ, thông minh, ánh mắt lỳ lợm, có nét giống quá khứ mình nên Đại ca thu nhận nó để huấn luyện từ từ. Dần dà nó cũng trưởng thành, vị trí nó trong băng bây giờ chỉ thua Đại ca thôi, nó gan lì lắm, có nó trong băng các băng lớn khác cũng kiêng mặt không dám đụng. Đến khi nó 18 tuổi, trong một trận sát phạt phân chia địa bàn với tụi Giao Long, cảnh sát bất ngờ ập tới nơi giao chiến, Đại ca bị 3 thằng hình sự khóa tay, băng nó bị tóm gần hết, nó may mắn chạy thoát. Buồn đời, nó lên xe tìm về lại đất Đà Lạt, nó dạt về xóm Cầu Đá này được hơn 1 năm rồi chứ ít đâu.

Thằng nhóc ngày nào khi ra đi mới nhỏ xíu còn ngây thơ, mà giờ khi trở về đã trưởng thành rất nhiều, 19 tuổi rồi, nó đã lớn lên trong nấm đấm, trong dao búa, trong luật đời, nhưng nó vẫn là một con người tốt, những hạt bụi đời vẫn chưa làm bẩn nó, nó chưa hư.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play