Ngày 5.10.45, tướng Leclerc tới Sài Gòn. Ðây là một ngày lịch sử đối với người Pháp ở thành phố lớn nhất xứ Nam Kỳ. Từ hồi Nhật đảo chính -ngày
9.3.45 -người Pháp bị Nhật tàn sát và nhốt trong trại Ong-dèm (llè
Rie-régiment d lnfanterie Colonial) tức Trung đoàn II Bộ binh.
Chỉ đến lúc quân Anh - Ấn của tướng Gracey tới Sài Gòn giải giới, quân Nhật bại trận, người Pháp mới được giải thoát.
Trước khí thế của nhân dân Việt Nam vừa cướp lại chính quyền trong tay quân
Nhật, người Pháp ở Sài Gòn không còn hống hách như xưa nữa. Nói theo
người bình dân thì người Pháp lúc đó "như con mèo ướt". Họ khiếp vía
trước các toán dân quân, tuy võ trang tầm vông vạt nhọn, dao găm mã tấu, nhưng lòng quyết tử hy sinh vì nền độc lập thì ai cũng thấy. Trong tình thế ấy, chiến hạm Triomphant chở đầy lính cập bến Sài Gòn là một nguồn
tin đầy phấn khởi cho người Pháp. Kế đó là sự kiện tướng Leclerc tới Tân Sơn Nhất. Lập tức xe Jeep đưa ngay về dinh Toàn quyền (nay là Hội
trường Thống Nhất).
Tại đây hàng ngàn người đội nắng dầm mưa đón
danh tướng đã giải phóng Pan kết thúc mấy năm nước Pháp bị Ðức quốc xã
chiếm đóng. Ðầy chủ quan, Leclerc huênh hoang tuyên bố: "Chúng ta sẽ
quét tan Việt Minh trong ba tuần lễ".
Và Leclerc bắt đầu nống ra, đánh chiếm các tỉnh miền Ðông như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, sau đó chĩa
mũi nhọn về miền Tây, đánh chiếm Long An , Mỹ Tho . . .
Nhận định trước tình hình quân Pháp với sự hỗ trợ của quân Anh - Ấn và cả Nhật
bại trận nữa, ủy viên quân sự Trần Văn Giàu cho các đơn vị võ trang lui
ra ngoại ô đánh du kích. Trong thời điểm này, bộ đội Phú Thọ của Bảy
Viễn rút về cầu Bến Phân (Gò Vấp) sau lại chạy sâu về cầu Xàng (Ðức
Hòa).
Trước sức tấn công như vũ bão của đội quân viễn chinh, Bảy Viễn cho bộ đội chôn súng và giả dạng thường dân chạy "phun khói".
Giặc rút rồi, Bảy Viễn ra lệnh cho Tám Tâm đi thu nhặt súng ống chôn giấu vội vàng khi rút lui. Công việc này mất ba ngày.
Chừng trở về Tám Tâm thấy có hai người lạ trong văn phòng, Bảy Viễn giới thiệu:
- Anh Tám, đây là hai anh Tư Sang và Năm Tài do anh Tư Thiên giới thiệu
với tôi. Hai anh này học cao, có khả năng giúp bộ đội Phú Thọ mình một
cách đắc lực. Cho nên tôi giao cho anh Năm Tài chức trưởng văn phòng.
Còn anh Tám thì vẫn giữ chức phó văn phòng như trước đây. Anh không tự
ái chớ?
Tám Tâm nhìn người được giới thiệu trước khi trả lời Bảy Viễn:
- Nếu anh Bảy tìm được người có khả năng về giúp bộ đội mình thì tôi
phải vui mừng chớ sao lại tự ái . Dù làm nhiệm vụ gì, tôi cũng làm hết
sức mình để đưa kháng chiến mau tới thành công.
Tuy nói vậy chớ bên trong Tám Tâm ngấm ngầm điều tra về hai nhân vật được Maurice Thiên giới thiệu với Bảy Viễn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT