- Tôi có kế riêng của tôi. Xin ông Bảy may cho tôi hai bộ dỗ lớn, sắm cho tôi một cây can bịt vàng và một ngàn đồng. Khi nào tôi bắt cóc Ba Huy
về đây, xin ông Bảy cho mượn chiếc xe Huê Kỳ và cả tài xế.
Bảy Viễn trố mắt nhìn Tám Tâm:
- Anh đòi điều kiện tợn kém quá. Hai bộ đồ lớn, một can bịt vàng rồi một ngàn đồng bạc mặt. Lại còn mượn xe Huê Kỳ nữa...
Tám Tâm cười:
- Không nhiều đâu ông Bảy. Ðây là ông Bảy bỏ ra con tép để nhử bắt con
tôm. Công tử Bạc Liêu sẽ ủng hộ bộ đội Phú Thọ của ông Bảy bạc triệu,
gấp trăm ngàn lần số tiền bỏ ra...
- Anh có thể nói cho tôi biết số tiền, một ngàn đồng anh sẽ chi như thế nào? Tiền thì tôi không tiếc, nhưng phải biết anh sử dụng cách nào...
- Tôi thích giữ bí mật
kế hoạch của tôi, miễn đem lại kết quả mong muốn. Sau đó tôi sẽ báo cáo
đây đú chi tiết cho ông Bảy. Sự bất ngờ sẽ càng làm cho ông Bảy thêm
thích thú.
Bảy Viễn cười:
- Ðược ! Nhưng anh phải nhớ
một điều. Phải làm cho được việc thì bao nhiêu tôi cũng dám chi. Còn
không xong thì đừng có về đây gặp tôi. Nghe chưa ?
Ba ngày sau.
Tám Tâm mặc đồ lớn, quơ can bịt vàng tôi sòng bạc Tuyết Nhung trên đường Chasseloup. Anh tự giới thiệu là điền chủ ở Cần Thơ lên Sài Gòn đổi
gió. Nghe nói sòng bạc Tuyết Nhung quy tụ nhiều tay có máu mặt nên tôi
thử thời vận và làm quen với dân quý phái của hòn ngọc Viễn Ðông.
Thấy bộ vó sang trọng của Tám Tâm, Tuyết Nhung chấp nhận ngay.
Vào sòng, ăn thua gì tám Tâm cũng tỏ ra hào hoa phong nhã, nổi tiếng là
người lịch sự nhất trong đám có máu đỏ đen. Chơi ròng rã ba ngày đêm,
Tám Tâm ngỏ ý cùng chủ sòng :
- Vài ngày nữa tôi về Cần Thơ. Tôi muốn tới sòng bạc của cậu Ba Công tử Bạc Liêu chơi vài ngày cho thỏa lòng mong ước.
Tuyết Nhung cười thật tươi:
- Cậu Ba cũng kén người chơi lắm. Nhưng ông Tám thì đủ điều kiện để cậu
Ba nhận vô câu lạc bộ của cậu Ba. Ðể tôi cho địa chỉ và ám hiệu.
- Phải có ám hiệu nữa sao?
- Phải có chớ. Ðể phòng khách không mời mà đến. Nhớ đi xe hơi nghe. Xe
đậu trước cổng, nhấn còi ba tiếng, hai ngắn một dài. Gác cổng sẽ hỏi ai
giới thiệu, ông Tám nói Tuyết Nhung thì bảo vệ sẽ mở cỗng cho xe chạy vô sân.
Nắm được địa chỉ và ám hiệu, Tám Tâm về báo với Bảy Viễn:
- Tối nay tôi sẽ mượn xe Huê Kỳ của ông Bảy để rước công tử Bạc Liêu về đây .
Bảy Viễn nhìn Tám Tâm sang trọng trong bộ u-ve tussor màu hột gà, cà vạt đỏ, gật gù:
- Anh hẹn tôi trong vòng một tuần sẽ mời Ba Huy về đây . Nếu đêm nay anh đưa được hắn ra tới đây thì tôi sẽ trọng thưởng cho anh đã hoàn thành
sứ mạng đúng thời hạn .
Ðêm ấy chiếc xe Chevrolet của Bảy Viễn đậu trước biệt thự Song Tùng.
Tài xế nhấn còi ba tiếng đúng ám hiệu. Bảo vệ chạy ra, Tám Tâm đưa danh thiếp của Tu lết Nhung, bảo vệ mở cổng xe chạy vô sân.
Ba Huy tay cầm danh thiếp của Tuyết Nhung giới thiệu vị khách sộp, bước ra tiếp khách.
Tám Tâm ngồi vào sa lông đàng hoàng mới đưa thưa mời của Ủy viên quân sự Lê Văn Viễn.
Ba Huy hết hồn, nhưng sau vài giây lấy lại bình tĩnh, lên tiếng gọi:
- Bây đâu .
Tám Tám liền rút súng sáu ra chĩa vô người Ba Huy:
- Ðịnh gọi bảo vệ hả ? Không được đâu! Tốt hơn là ông nên theo tôi gặp
ông Ủy viên quân sự xem có việc gì. Tôi bảo đảm đưa ông về đàng hoàng
sau khi ông gặp ông Bảy.
Ba Huy đứng lên, nói:
- Tôi
biết trước ông ủy viên quân sự muốn gì rồi. Ðây, ông lại đây, tôi sẽ
đóng tiền nuôi quân . Ba Huy mở tủ sắt, đưa ra mấy xấp bạc toàn giấy
lớn.
Tám Tâm lắc đầu:
- Cậu Ba hiểu lầm ông Bảy rồi. Ðây không phải là vụ bắt cóc tống tiền như ngày xưa đâu.
Ngày nay, ông Bảy là Ủy viên quân sự, ông Bảy mời cậu Ba tới là để bàn
chuyện quốc gia đại sự. Cậu Ba khóa tủ sắt lại và đi với tôi.
Nhờ thành tích này mà Tám Tâm được Bảy Viễn tín nhiệm giao phụ trách văn
phòng. Về sau anh mới biết nhờ anh mời công tử Bạc Liêu thật lịch sự mà
cậu Ba vui lòng ủng hộ ba triệu đồng, một số tiền rất lớn trong lúc đó.
Qua hành động này, công tử Bạc Liêu chứng minh giới đại điền chủ cũng có lòng yêu nước như các tầng lớp khác.
Nhờ nắm văn phòng, công văn mà Tám Tâm biết nhiều điều cơ mật về Bảy Viễn trước và sau ngày ta cướp chính quyền - ngày 25.8.45. Người thầy dạy chính trị cho Bảy Viễn là
chính khách sa-lông Trần Văn Ân. Thuở sinh viên, Trần Văn Ân sang Pháp
học Luật tại Aix-en-provence, một tỉnh ở miền Nam nước Pháp. Ðậu cử nhân Luật, Ân về nước năm 1938, gia nhập Ðảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu.
Ân hoạt dộng chính trị, có xu hướng thân Nhật nên bị Pháp bắt đày lên căng Bà Rá, nhưng không bao lâu được Nhật can thiệp buộc Pháp phải thả ra.
Nhật đưa sang Singapore làm phát thanh viên cho Ðài Radio Shonan. Ân
được Nhật rút về nước, ra báo Hưng Việt tuyên truyền cổ động cho Khối
thịnh vượng chung Ðại Ðông Á. Chính Trần Văn Ân giới thiệu Bảy Viễn với
Lâm Ngọc Ðường, Giám đốc PSE (ty Ðặc cảnh miền Ðông).
Khi lập bộ đội Phú Thọ, Bảy Viễn đóng hành dinh tại đường Hoàng Cung (tên Tây trước đó là đường Thomson).
Lúc đầu, tổng thủ quỹ của bộ đội Bảy Viễn là Maurice Thiên.
Ðến khi Tây đánh chiếm Sài Gòn ngày 23.9, Bảy Viễn rút chạy lên Cầu Xàng,
Ðức Hòa. Maurice Thiên ở lại vì tự thấy không chịu kham khổ nơi đồng quê thiếu mọi tiện nghi.
Bảy Viễn ra lệnh binh sĩ không được nổ súng để bảo toàn lực lượng.
Dân trong vùng thấy bộ đội Phú Thọ của Bảy Viễn ôm súng chạy dài lấy làm
bất mãn. Dân chỉ tiếp tế cho các bộ đội dám đánh Tây, ngăn chặn Tây vô
xóm đốt gà bắt heo.
Ngay từ đầu, bộ đội Bảy Viễn đã không tạo
được uy tín với đồng bào vùng ngoại thành Gò Vấp, Hốc Môn. Nhưng về y tế thuốc men thì bộ đội Bảy Viễn may mắn vớ được một số thuốc và dụng cụ y khoa của bệnh viện Chợ Rẫy. Kho thuốc và dụng cụ y khoa này do anh y tá trưởng Nguyên Văn Tư, tự Tư Cao cùng các nhân viên y tế bệnh viện lấy
đưa ra ngoài cho kháng chiến: Chưa biết giao cho bộ đội nào thì gặp bộ
đội Phú Thọ.
Thế là y tá trưởng Tư Cao giao hết cho Bảy Viễn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT