Tôi lướt xem những bức ảnh ở tường. Rồi bất ngờ nhất là chiếc ảnh ở trên cửa sổ sau lưng tôi. Bức ảnh màu xỉn và có hai góc đã hoen ố nhưng vẫn
còn rõ ràng lắm. Trong ảnh là một đứa bé cỡ chừng hai tuổi đang ngồi
trong một cái thau. Trên đầu đội chiếc mũ len, chiếc khăn tắm thì quấn
quanh người. Tôi nhìn tấm ảnh mà nắc nẻ cười, không để ý Ngữ Yên đi lên
từ bao giờ.
-Ấy, không được xem cái ảnh đấy!-Ngữ Yên đặt dĩa trái cây lên bàn rồi nhanh chóng kéo tay tôi.
-Thì cũng chỉ là ảnh thôi mà, xem xem thế nào thôi mà!
-Không, xem làm gì cái ảnh đấy!-Yên đỏ mặt nhất mực không là không.
Cô Nàng còn bắt tôi ngồi quay lưng lại với tấm ảnh đó, còn mình thì ngồi
đối diện để dễ kiểm soát tôi hơn, nếu có hành động ngắm lại bức ảnh đó
thì sẽ ra tay can thiệp. Cũng dễ hiểu thôi, cái ảnh bán nude con nít
chuẩn bị đi tắm đây mà. Trông rõ mũm mỉm mà chẳng hiểu sao Yên lại cấm
tôi xem.
-Tín ăn trái cây nè!
-Thôi, no lắm luôn, sắp đứt cả thắt lưng ra đây!-Tôi xoa xoa cái bụng, tội nghiệp nó, hôm nay tôi lỡ ăn hơi nhiệt tình.
-Hay là chê trái cây nhà Yên giở, nên không thèm ăn chứ gì!
-Ơ..không..ăn thì ăn. Dù sao chết no thì cũng thoả mãn hơn chết đói mà!
Ngữ Yên đưa cái nĩa cho tôi, còn cô nàng thì hồn nhiên ôm chiếc gối nhìn xem phản ứng khách ra sao:
-Sao Tín chưa ăn đi!-Hỏi mà không khác gì chèn ép khách cả.
-Ơ, nói chơi làm thiệt à?
-Thiệt, ăn đi không lần sau đừng có nhìn mặt Yên mà nói chuyện!-Cô nàng phùng má doạ tôi.
-Thế ăn xong cho xem cái ảnh bán nude kia nhé!-Tôi ra điều kiện.
-Không, không được, Tín có ăn thì cũng không được xem nghe chưa?
-Sao không được, nó treo ở phòng khách cơ mà.
-Ai cũng xem được nhưng gian như này thì không được.
Ngữ Yên bảo tôi gian, nên cấm vận, nhất quyết phải ăn. Tôi vừa ăn mà nước
mắt cứ như sắp rớt ra ấy. Bụng thì căng lên không chịu nổi. Cuối cùng
vừa ý chủ nhà, tôi thả người xoã ra sa lon mà ngồi thở.
-Vừa lòng chưa cô, đấy, giết người!
-Cái mặt Tín thế kia có giết thì cũng đâu có ai thương!
Hai chúng tôi ngồi bắt đầu nói chuyện. Bắt đầu từ chuyện học hành, chuyện
học thêm ở lớp Hoá, rồi qua lớp Toán. Rồi từ đó chuyển qua thiên văn địa lý lẫn phóng sự xã hội. Bất kì có điểm chung thì chúng tôi cứ nói. Mới
thế thôi mà cũng đã ba giờ chiều.
-Tín về nhé, lần sau tới chơi!
-Ờ, lần sau vác bụng đói tới !-Tôi vẫy tay Yên. Cánh cửa cổng nhanh chóng khép lại.
-Á, quên, Yên?-Lần nữa nó lại mở ra.
Tôi cười cười rồi lúi húi mở chiếc balo lấy ra món quà 20-10 tặng Ngữ Yên.
Suýt nữa thì quên, chẳng hiểu đầu óc tôi hôm nay để đi đâu nữa, chẳng
nhớ gì tới cuốn sách vốn nằm im cạnh mấy cuốn sách vở của tôi cả.
-Tặng Yên này?
-Cái gì đây vậy?-Ngữ Yên đưa nó lên ngang tai, khẽ lắc nhẹ hộp quà.
-Ờ, thì quà thôi, suýt quên Yên là con gái!
-Tặng được món quà mà nói Yên quá trời vậy rồi, hoá ra là Yên lỗ à!-Cô nàng nhăn mặt giả bộ giận!
-Ờ, trả thù thôi, giờ thì về đây!
-Ừ, lần này đừng gọi cửa nữa nhé!
Lần này tôi không gọi cửa nữa. Tôi bước chân ra bến xe bus. Chân tôi không
chạm đất mà đang đi trên mây, bồng bềnh, sảng khoái. Tôi tự nhủ mình đi
chậm lại, nhưng bước chân càng thể hiện điều ngược lại. Tôi còn khẽ
hát:
-Đôi chân đi tìm một lời yêu thương khi trái tim thổn thức!
Chẳng hiểu có thằng nào đi xe ngang qua nghe thấy nó phán một câu xanh rờn:
-Hát dở thì ngậm miệng!-Rồi cười ha hả đạp xe hết tốc lực, chắc sợ tôi túm cổ đánh cho nó một trận vì làm mất nhã hứng.
Tôi đang vui nên cứ coi như nó là một lời khen, cứ tủm tỉm cười một mình
cho đến khi đặt chân về nhà mới thôi. Cũng may hôm nay Ba Mẹ tôi đều vui nên nhắc nhở xong rồi cũng để tôi đi lên phòng. Chiều hôm đó đúng như
lịch hẹn, Nhân đen và Hoàng lôi tôi đi đá bóng. Kết thúc một ngày 20-10
vui vẻ và biết bao nhiêu chuyện xảy ra xung quanh, buồn cũng có mà vui
cũng có.
Thời học sinh đến trường là một niềm vui. Dù cho thời
gian biểu thì tuần nào cũng như tuần nào, học thì cứ theo đó mà tiến
hành. Nhưng sự việc phát sinh thì không biết bao nhiêu mà kể. Và tuần
“hậu 20-10” là một minh chứng sinh động.
-Hết tuần này trường ta sẽ đón Thầy Cô thực tập từ đại học Tây Nguyên về!
Cả lớp tôi ồ đồng loại trước thông tin không còn gì vui vẻ bằng. Thầy cô
mới về thì sẽ đứng một số tiết để dạy, hoặc dạy thay. Như vậy chúng tôi
sẽ dễ dàng hơn trong các tiết học.
-Vì năm nay là lớp mười hai
nên không có thầy cô thực tập chủ nhiệm, chỉ có một số Thầy cô sẽ dạy
một số tiết học của một số môn như Văn, Toán, Lí, Hoá, Anh văn và Sinh
học.!
Thông tin trên không thể hấp dẫn hơn nữa. Nếu so với độ
nghiêm khắc cũng như sự cầu toàn trong từng tiết học thì các Thầy Cô
thực tập không thể nào bằng được với các Thầy cô đã dạy chúng tôi. Nhưng về độ “mềm lòng” thì ăn đứt là cái chắc.
-Các bạn trong ban cán sự Lớp nhớ nhắc nhở lớp trật tự trong từng tiết
học có dự giờ hoặc các Thầy Cô mới về dạy. Không được nghịch ngợm quậy
phá!
Các tai to mặt lớn trong lớp dạ vang rền. Hiển nhiên tôi và thằng Hà là một trong số đó, nhưng việc đã quyết, còn thế nào thì tuỳ
tâm. Đấy là cách lí giải sự quyết tâm của xóm nhà lá chúng tôi.
-Ngon mày, thế là khoẻ rồi, giáo viên thực tập!-Phong mập vỗ đùi cái đét khoái chí.
-Mày tính làm gì, đừng có nói là muốn ghẹo Cô khóc nhé!-Thằng Hưởng đù lườm thằng Phong mập.
-Ầy, đến mức ấy thì không, nhưng lúc đó tao không biết sẽ thử như thế nào nữa!
Đám con trai chúng tôi cười khà khà, còn Dung, Nguyệt, Trang, Hằng đang dựa vào ban công chỉ có nước lắc đầu nhìn đám con trai khoái chí.
-Đừng như năm ngoái nữa nhé, cô suýt khóc mấy lần luôn!-Dung nhắc lại “lịch sử” của đám nhà lá chúng tôi.
Năm ngoái, khi chúng tôi học lớp mười một thì cũng có một đợt thực tập. Đặc biệt hơn là 11a11 chúng tôi có tận ba giáo viên chủ nhiệm. Hai Thầy và
một Cô. Chẳng hiểu nghe ai quảng cáo hay nhận xét là lớp chúng tôi vốn
nghịch ngợm, mà các giáo Viên chủ nhiệm làm gắt ngay từ lúc làm quen với lớp.
-Mỗi em lấy ra một tờ giấy ghi lại thông tin, địa chỉ, số
điện thoại nhà, sở thích, hoặc điểm mạnh về cái gì thì ghi lại rồi nộp
lại cho lớp trưởng!-Cô giáo duy nhất nghiêm khắc.
-Làm gì vậy Cô?
-Em không nói leo, Cô muốn có sự liên hệ với gia đình, để thông báo tình
hình học tập.-Cô nhắc thằng Tuấn Anh làm mặt nó tái mét.
Chúng
tôi thừa hiểu, việc thông báo tình hình học tập là một cái cớ, và mục
đích chính là đe doạ “Ai nghịch hay quậy phá thì gia đình các em sẽ được thông báo”. Bắt đầu đã nghiêm khắc, và thêm cả sự đe doạ thì vô tình
gây ra một làn sóng không vừa lòng, tuy âm thầm nhưng dữ dội. Nhất quỷ
nhì ma, thứ ba học trò, cái gì càng cấm càng tò mò, và Thầy Cô nào càng
nghiêm khắc thì học sinh càng nghịch. Không có ý chống đối, chẳng qua
chúng tôi muốn nếm trải cảm giác hồi hộp cực độ hoặc chiến thắng vinh
quang khi qua ải những Thầy Cô này.
-Thưa Cô, em có ý kiến!
-Mời em bàn cuối!
-Dạ, nhà em có hai cái điện thoại, và nhà bạn Nhân không có điện thoại thì ghi làm sao ạ?-Tôi khơi mào đầu tiên.
-Thì em cứ ghi một số, còn nhà ai không có thì để trống, nhưng cô tin ở đây
nhà ai cũng sẽ có thôi!-Cô nghiêm khắc đối đáp lại tôi, vạch rõ âm mưu
chống phá.
-Thưa cô, thế sở thích này là ngoài hay trong lớp học ạ?-Phong mập tiếp nối tôi.
-Em cứ ghi, trong hay ngoài lớp gì cũng được!
Cứ như thế, hết Phong mập, Nhân đen, Kiên cận, Long con rồi thằng Hà nối
dài hàng loạt khúc mắc trên trời dưới biển. Hai Thầy nãy giờ chỉ cười
cũng phải lên tiếng đỡ “chiêu bài” dùm Cô, cuối cùng cũng thua cuộc nốt
trước sự vặn vẹo “giả ngu ngơ” của đám học sinh:
-Các em nghĩ gì thì cứ ghi vào!-Coi như là bên giáo viên thực tập tạm thời thua trước đám học sinh yêu ma.
Sau khi thằng Hải thu hết sơ yếu lí lịch nạp cho Cô thì sự việc lại tiếp tục.
-Cái gì, Phong là em nào?
-Dạ là em!-Phong mập nhanh nhẹn đứng lên.
-Em to khoẻ vậy mà có sở thích hái hoa bắt bướm sao em?
-Dạ, thú vui tao nhã mà cô!
Cô giáo chịu thua thằng học sinh đang cười tươi như hoa, khẽ đưa tay mời nó ngồi xuống.
-Kiên là em nào?
-Dạ là em !-Kiên cận bị xướng tiên.
-Em có tính khiêm tốn không, Phần ưu điểm em ghi: quá nhiều ưu điểm, còn phần nhược điểm thì em cũng ghi như thế là sao?
-Dạ thưa cô, ưu điểm nhiều dễ khiến những người xung quanh yêu quý, nhưng ghen ghét cũng có, dễ mất sự đoàn kết ạ!
Cô lắc đầu trước lý lẽ chặt chẽ của nó, còn cả lớp tôi được dịp ôm bụng mà cười lên cười xuống. Tôi cố lau những giọt nước mắt thì bị gọi tên:
-Tín là em nào?
-Dạ thưa cô em!
-Em thích xem phim siêu nhân thật hả?-Cô giáo lọc ra những đối tượng nghịch phá đây mà!
-Dạ,em ghi rõ mà cô, em thích từ bé tới giờ, nhất là cái ông mặc quần đỏ bên nước Mỹ ấy!
-Thôi, được rồi em ngồi xuống, cuối cùng Hưởng là em nào?
Thằng Hưởng nóng lòng chờ mãi, cuối cùng cũng đậu vào danh sách vàng:
-Dạ, em ạ!
-Ưu điểm của em là đẹp trai à?
-Dạ, em cảm thấy thế!-Thằng Hưởng cười rạng rỡ như minh tinh.
Cả lớp tôi đứa thì cười, đứa thì nhăn mặt phản đối cái trò quậy của mấy
thằng tôi. Nhưng công nhận, đa số vẫn là cười, còn Dung lại thuộc về
thiểu số. Bữa đó, chúng tôi cũng có cảm thấy mình có chút “ác ý” khi
gương mặt Cô buồn so.
Sau thời gian đầu, Cô trò càng gần gũi
nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn. Mỗi lần trong lớp có học sinh vắng cô đều
hỏi han lí do kĩ càng, rồi thăm hỏi ngay vào ngày hôm sau, dù hôm đó Cô
cũng chẳng có tiết dạy. Cứ như thế, sự yêu thương học sinh dần cảm phục
chúng tôi. Xóm nhà lá bớt manh động dần, vẫn nghịch, nhưng đúng nơi đúng lúc, không còn có kiểu chống đối như lúc đầu nữa.
Và ngày liên
hoan chia tay, có lẽ là lần thứ hai sau trận thua bóng năm lớp 10, tôi
mới thấy lớp chúng tôi khóc. Ngay cả những đứa bạn cứng rắn nhóm tôi
cũng rưng rưng nước mắt. Đôi khi còn không dám nhìn Cô, Thầy khi từng
người đứng lên phát biểu cảm nghĩ về lớp. Và chuyện đó cũng đã gần một
năm trôi qua.
-He he, lần này tao lại ghi tao đẹp trai quá!-Thằng Hưởng đưa tay xoa cằm tự hào.
-Hoang tưởng à mày, soi gương cho tỉnh!
-Không biết năm nay thế nào đây?
-Thì chờ đi rồi xem thế nào, dù sao cũng nhớ Thầy Cô mà!-Kiên cận “quá nhiều ưu điểm” lên tiếng.
-Lo cho tiết sau đi mấy ông tướng, Atlat Địa Lý có chưa?-Dung lên tiếng nhắc nhở.
-Chết tao, kiếm lẹ, tao quên!
-Tao chưa học bài nữa?
Một câu cảnh báo của Dung, nhóm chúng tôi tan tác hết. Đứa thì đi sang lớp
bạn bè mượn Atlat, đứa thì vào học bài. Chỉ còn tôi, thằng Vũ, Kiên cận
đứng lại hầu chuyện ba cô bạn, dần dần mỗi đôi tách ra một góc một cách
tự nhiên.
-Tín học bài chưa,Atlat nữa?
-Có rồi, học luôn rồi!
-Chắc chưa vậy?
-Rồi, chắc rồi, nhìn bình chân thế này cơ mà!-Tôi tự tin ra mặt.
Những câu nói của Dung dành cho tôi, đó không phải là mục đích của Nàng. Có
chăng đó chỉ là cách mở đầu câu chuyện. Dung không nói gì, giữa hai
chúng tôi bắt đầu có khoảng lặng:
Dung gật đầu. Chuyện mà Dung đề cập là chuyện Dung nói chuyện với Quang. Tôi buồn vì không đi với Dung như bé Uyên với thằng Hà, hoặc mất hút như
Nguyệt với Vũ. Nhưng tôi tôn trọng sự chọn lựa của Dung, tôi không buồn
chuyện Dung nói chuyện với Quang.
-Không sao đâu mà?
-Dung..ờ..Quang là bạn học cấp hai của Dung!
-Không sao đâu, Tín nói thật đấy.-Tôi gằn giọng, cố nghiêm từng chữ một để cho Dung biết rằng tôi tôn trọng quyết định của Dung. Tôi không để tâm
chuyện đó, nên không cần thiết Dung phải giải thích. Với lại tôi cũng vô tình đi với Ngữ Yên thì làm sao có thể trách ai được chứ.
Dung
im lặng, không nói thêm nữa. Cứ mỗi lần hai đứa tôi bất đồng ý kiến thì
thường đều dừng lại như thế. Hai bên thường ôm suy nghĩ riêng đi theo
hai hướng. Tôi chống tay lên ban công :
-Không sao đâu, mọi chuyện qua rồi!
-Qua thật không?
-Ừ, qua rồi, thôi vào lớp thôi!
-Ừ,…!-Dung vẫn ấp úng, và tôi biết Dung vẫn còn băn khoăn.
Nhưng tôi còn gì để nói, những gì cần tôi đã nói hết rồi. Tôi bước vào lớp
chuẩn bị cho tiết học mới và cũng nhanh chóng quên đi chuyện vừa xảy ra.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT