Trong phòng. Trường đặt Hà ngồi vào chiếc ghế sa lông dài đệm mút, rồi cúi xuống, hai tay nâng một bên chân của Hà vẫn nằm trong chiếc guốc cao gót lên:

- Em có sao không?

Hà hơi ngẩng mặt nhìn ra cửa, không thấy có ai, vội đưa một tay lên định vít đầu Trường xuống, nghĩ thế nào lại chỉ tay vào chỗ gót chân:

- Em thấy đau đau. Có khi bị trẹo chân, anh ạ!

Trường tháo hẳn chiếc guốc ra khỏi chân Hà, nhẹ cầm chân đặt lên bàn nước. Một thoáng bồi hồi xao xuyến. Rồi đưa tay xoa xoa chỗ mắt cá chân:

- Không sao. Để anh lấy dầu sao vàng xoa một tý là khỏi.

Khi Trường đứng dậy đi lại chiếc bàn con để những thứ lặt vặt cạnh đầu giường, lục tìm hộp dầu cao, Hà mới chợt nhớ ra, hỏi:

- Hai cái ông phải gió ấy ở đâu mà đến chỗ anh sớm thế?

Trường ngớ người, quay ra hỏi:

- Ồ! Em không biết người vừa đi ra sau là ai thật à?

- Là ai?

- Ông Cải, bí thư huyện uỷ mới về thay ông Giá đấy.

- À! Em có nghe nói, nhưng chưa chạm mặt lần nào. Thấy bảo bí thư mới nghiêm lắm hả anh? Chúng em đang đinh tuần sau sơ kết chiến dịch thu mua đỉa xuất khẩu, mời cả bí thư, chủ tịch đến dự. Nhưng lại nghe nói bí thư mới nghiêm lắm, nên cũng muốn hỏi anh liệu có nên mời không nhỉ?

Trường cầm hộp dầu đi lại chỗ ghế dài Hà đang ngồi, nghe hỏi, liền bảo:

- Mời ai là tuỳ chi uỷ và ban chủ nhiệm mua bán huyện. Nhưng theo anh không nên làm ồn ào, mà chỉ nội bộ trong ngành thôi.

Trường vừa nói vừa quệt dầu xoa xoa gót chân Hà. Không biết dầu cao sao vàng công dụng tới đâu, mà Trường mới xoa được vài cái, Hà đã ngồi ngay dậy, nhoẻn miệng cười:

- Cái loại dầu của anh tốt thật đấy, vừa xoa một cái là khỏi ngay.

Nhưng Trường vừa đưa tay đặt lên vai Hà, định bảo: “Ngồi yên anh xoa tý nữa cho khỏi bong gân”, thì Hà đã đổ ập tấm thân thon thả thơm nức mùi đàn bà ở tuổi bốn mươi đang độ hồi xuân, cùng bộ ngực gần như được phơi ra trắng ngồn ngộn dưới cái cổ áo cánh sen mở rộng đến bả vai, đầy khơi gợi, làm cho cái bản năng đàn ông của Trường như được đánh thức. Bỗng Trường ôm riết lấy Hà, rồi cứ thế bế bổng vào giường, đặt Hà nằm xuống là vội quay ra kéo nhanh tấm ri đô che. Nhưng khi Trường quay lại, Hà như đã quen với những công đoạn tối cẩn khi chỉ có hai người trong phòng này, vội nhỏ nhẹ nhắc mà như ra lệnh: “Còn cửa nữa!”. Trường lẹt bẹt đôi chân không ra hập chặt cái cửa, vốn từ khi Hà vào đã chỉ mở hé một bên cánh. Đoạn, Trường quay vào, mới đến đầu giường đã như hoa cả mắt, không còn thấy đất trời là đâu, chỉ còn lại tấm thân thơm tho, dịu ngọt rất đàn bà của Hà, với làn da trắng nõn nà ngồn ngộn ở ngực, ở bụng kích thích, gọi mời. Trường trút vội bộ pi-ja-ma vẫn mặc trong nhà, rồi như con rắn quen mồi trườn phủ nhanh lên người Hà. Nhưng đúng lúc ấy, Hà dang rộng vòng tay ôm ngang người Trường vần nhẹ xuống bên cạnh, cùng một giọng nói thẽ thọt:

- Anh sao vội thế, từ từ đã nào. Trước khi yêu, em muốn anh…

Không để Hà nói hết câu, Trường vội bảo:

- Muốn gì nói nhanh nên. Anh không thể chậm được nữa rồi. Sáng nay anh còn những mấy cuộc họp…

Nhưng Hà không để anh nói hết câu, vội đưa một tay ra cầm nhanh lấy cái của quý của Trường giữ chặt, như không để nó trà xát vào chỗ mẫn cảm nhất của mình, làm chính Hà cũng thấy rất khó chịu, rồi giao hẹn:

- Nhưng anh phải bình tĩnh nghe em nói đây!

Bỗng Trường cảm thấy như có điều gì hệ trọng, vội dừng bàn tay đang sờ xoạng gấp gáp trên bộ ngực ngồn ngộn thơm tho của Hà, giục:

- Nói gì nói ngay đi, cứ mèo vờn chuột mãi!

Đến thế, Hà mới đặt một ngón tay như ấn vào trán Trường, âu yếm:

- Anh lệnh cho ông Vinh bên ngân hàng, cho chúng em rút hai triệu tiền mặt ngay hôm nay nhé!

Một tin bất ngờ, một việc hệ trọng, còn khó hơn cả việc bảo Trường ký lưu không cho vài cái giấy có đóng dấu uỷ ban huyện, để khi nào cần ra cửa hàng bách hoá mua mấy đôi xăm lốp, vài gói chè, tút thuốc lá, hoặc sang cửa hàng thực phẩm mua năm bảy cân thịt lợn không cần tem phiếu, thì cứ tự viết vào. Bởi tiền mặt lúc này cực kỳ hạn chế, mỗi lần chỉ được phép rút mươi chục đến trăm nghìn đồng là nhiều, thế mà hợp tác xã mua bán huyện lại đòi hỏi quá cao, lấy một lúc hai triệu thì sao được. Trường ngồi bật dậy, nhìn Hà nằm phơi tấm thân trắng nõn nà mà bỗng thấy hết cả hứng, hỏi dồn:

- Nhưng làm gì cần nhiều tiền mặt ngay một lúc thế?

Hà đưa hai tay khuỳnh ra, ôm lấy hai bầu vú thây nẩy, không hiểu để nén bớt sự thổn thức, hay như thầm giục anh hãy nhìn thẳng vào bộ ngực thơm tho, chờ đợi của em đây này, giọng khẽ khàng:

- Thì ban chủ nhiệm hợp tác xã mua bán chúng em cũng chỉ thực hiện nghị quyết của huyện uỷ, uỷ ban, bằng mọi cách phải tìm được lương thực về cứu đói cho bà con các xã vừa bị bão lốc tràn qua thôi. Chứ có mang đi buôn bán gì đâu, mà ngân hàng họ làm khó dễ cho chúng em quá, anh ạ.

Hà vừa nói vừa từ từ ngồi dậy, đến vài giây vẫn không thấy Trường nói gì. Quả là một quyết định khó khăn. Dẫu đây không phải lần đầu Trường dùng quyền hành của chủ tịch, bắt một ngành không chịu sự quản lý nhà nước của huyện phải giải quyết công việc ngoài quyền hạn của họ. Nhưng khó, vì số tiền vượt nhiều, so với quy định được phép rút ra từ ngân hàng huyện. Anh chưa kịp nói gì, Hà đã dồn:

- Hay là chúng em thôi, không thi hành quyết định của huyện uỷ, uỷ ban nữa anh nhé? Để các xã họ tự lo, xã nào dân đói xã ấy phải chịu trách nhiệm trước huyện. Chứ không có tiền, làm sao chúng em hỗ trợ được cho các xã.

Nói thế thì quá bằng đổ hết trách nhiệm lên đầu phó bí thư kiêm chủ tịch uỷ ban huyện, kiêm trưởng ban chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lốc. Trường nhìn Hà ngồi duỗi hai chân, tay ôm lấy ngực, nét mặt phảng phất buồn, cũng thấy nao nao. Nhưng giọng Trường lại có phần cứng cỏi:

- Xã để dân đói cũng tức là mình để dân đói, đều là có tội. Có khó khăn phải cùng nhau tháo gỡ.

Giọng Hà khẩn thiết:

- Thế thì anh tháo gỡ cho em đi!

Mặt Trường như đanh lại:

- Thôi được rồi, em nói lại đi. Chính xác là cần bao nhiêu tiền mặt, có thể mua được bao nhiêu lương thực và mua ở đâu? Trong bao lâu thì đưa về tới huyện?

Nghe Trường hỏi dồn dập mà Hà bỗng thấy nhẹ cả người. Dẫu hai tay đã ôm chặt hai bầu vú mà ngực vẫn rạo rực xốn xang, vào lúc khác chị đã ôm xấn lấy anh mà ngốn ngấu. Nhưng giờ chưa phải lúc. Hà nhìn Trường âu yếm:

- Anh lệnh cho họ để chúng em rút tròn hai triệu thì mới mua được khoảng nghìn tấn gạo vận chuyển từ miền Nam ra.

Trường nghe, như không tin vào tai mình nữa. Nghìn tấn gạo đối với một huyện cả năm thuế má, thu mua chưa nổi hai nghìn tấn thóc, là một con số không thể bỏ qua. Hơn thế nữa, vụ chiêm xuân này, gì chứ gần nửa huyện bị ảnh hưởng của trận bão lốc, thu hoạch thất bát là cái chắc. Vậy huyện lại tự lo được những nghìn tấn gạo vận chuyển từ miền Nam ra, quả là một chiến tích chưa từng có với bất cứ vị chủ tịch nào, không những huyện này, mà cả tỉnh này, từ xưa tới nay.

- Thôi, yên tâm! Hai triệu chứ bốn triệu tiền mặt anh cũng quyết cho em ngay bây giờ. Nhưng nhớ là phải nhanh nhanh lên đấy, đói giáp hạt là đói vàng mắt, đói chết người, vì lúc ấy không mấy nhà còn thóc mà bảo giúp nhau được nữa đâu.

Trường vừa dứt lời, Hà vội ôm choàng lấy anh. Rồi như mất đà, Trường đổ vật xuống giường, hai tay dơ lên chới với nắm chặt hai bầu vú căng cứng của Hà mà lắc lấy lắc để. Trong khi đó, Hà như không thể kìm nén được nữa, quỳ chân hai bên bạng sườn, ngồi hẳn lên bụng Trường, rồi cứ thế nhẩy choi choi trong cơn cuồng nhiệt hứng khởi lạ kỳ.

***

Vào cái buổi sớm ngày đầu tuần có cơn bão lốc vừa quét qua ấy, ở trụ sở uỷ ban huyện Vĩnh Tiên đến lắm sự lạ kỳ.

Trong khi cơ quan uỷ ban huyện mới chỉ lẻ tẻ dăm mười người ở bộ phận văn phòng, thống kê, kế hoạch, thường phải chuẩn bị số liệu báo cáo đầu giờ với lãnh đạo mới đến sớm, còn không, những người khác có đến nhiệm sở cũng tám chín giờ, thì chẳng biết giời đánh thánh vật làm sao, trước cửa phòng chủ tịch uỷ ban huyện đang đóng im ỉm lại có một người cứ trở đi trở lại như chờ như đợi, vào hay ra lâu thế vẫn thấy lượn lờ ở đấy. Mà không hiểu người ấy từ đâu đột nhập vào bằng đường nào, qua cổng thì không rồi, vì dẫu qua còn có bảo vệ dẫn vào chờ ngoài phòng thường trực chứ, sao đã vào thẳng được thế. Hay đi phía cổng ngách đằng sau dẫy nhà kia. Thôi đúng rồi. Cái cổng sau ấy cũng có cánh đóng mở, thậm chí đêm hôm còn khoá rất cẩn thận, nhưng chỉ dành cho lãnh đạo uỷ ban, hết giờ hành chính có việc gì thì đi tắt ra ngoài cho nhanh, khỏi qua cổng chính đóng mở ký cách, gặp người này hỏi, gặp người kia chào nhiêu khê. Nhưng người ngoài ít ai biết chỗ ấy có cổng sau vào thẳng phòng chủ tịch, trừ người nào thân cận lắm mới thông tỏ ngõ ngường lối đó. Xuê tay cầm bản báo cáo tổng hợp tình hình khắc phục hậu quả bão lốc, từ dẫy nhà văn phòng đi lên dẫy nhà làm việc của chánh phó chủ tịch huyện, chợt nhìn thấy một người cứ trở đi trở lại trước cửa phòng của Trường, liền nghĩ nhanh trong đầu. Rồi rảo chân bước vội về phía người ấy. Gần đến nơi, Xuê hơi ngớ ra. Người ấy không phải ai xa lạ, chính là Thuật, chủ tịch uỷ ban xã Tiên Trung, người mà đến Trường còn phải gọi là anh nữa là. Vừa nhìn thấy Thuật đang trở đi trở lại trước cửa phòng Trường, Xuê vội cất tiếng hỏi, có phần hơi to, như sợ người đang đi đằng kia không nghe rõ:

- Bác Thuật đi cửa sau vào hả. Có việc gì mà đến sớm thế?

Thuật dừng lại, như có ý chờ Xuê đến gần mới nói. Nhưng khi Xuê đến gần thì ông lại chẳng nói năng gì, chỉ đưa tay chỉ chỉ về phía cửa phòng Trường như ra hiệu bảo Xuê khe khẽ chứ, cửa đóng trái và hình như bên trong… Nhưng Xuê đúng là gần đèn mà đen, chẳng nhìn xa trông rộng được tý nào, ít ra là mỗi việc làm sao phòng làm việc kiêm luôn phòng ngủ của Trường ở cơ quan, mà giữa ban ngày ban mặt lại thấy cửa đóng trong là nghĩa thế nào. Nên thấy Thuật ra hiệu, Xuê nhếch miệng cười:

- Chắc là anh Trường đang thay quần áo.

Đúng là trong phòng Trường đang mặc vội hai tấm vải, được gọi là áo và quần, để che đi cái thân hình chỉ có da là da, sau giây phút tình si đến không còn biết đây là đâu, giờ này là giờ gì. Chỉ biết, đúng cái lúc Trường vừa buông hai tay ra khỏi hai bầu vú cứng căng, định vần Hà nằm xuống dưới, còn mình trườn lên phủ trên người Hà, như cái lẽ thường của bao cuộc làm tình giữa hai người đàn ông và đàn bà khác, thì bất thình lình nghe tiếng Xuê hỏi Thuật ở ngay ngoài cửa. Trường vội vàng bật dậy, vơ lấy cái quần mặc vội, đến nỗi luống cuống thọc cả hai chân vào một bên ống quần, vừa đứng lên liền mất đà ngã ịch xuống nền nhà. Giữa lúc ấy, Hà cũng mới mặc xong cái quần con, đang luồn nịt vú qua đầu kéo xuống ngực, vội xô lại đỡ Trường, không may làm đổ chiếc ghế Trường vẫn ngồi làm việc bên chiếc bàn cạnh giường nằm. Tiếng người ngã, tiếng ghế đổ trong phòng làm ngực Xuê bỗng giật thót, ngỡ Trường bị cảm gió hay làm sao, vội giật cửa, xô vào. Thuật cũng tất tưởi vào, theo chân Xuê. Thì lạy trời, ma quỷ nào hiện vào đây thế kia, chứ có phải là anh Trường, chủ tịch uỷ ban huyện hay không? Lại ai nữa đây? Chị Hà! Có phải thật chị Hà, chủ nhiệm mua bán huyện? Trời cao đất dầy ơi! Chị cứ để anh Trường đấy cho em. Chị đi mặc áo quần vào ngay đi, nhanh lên! Xuê mặt méo xệch vì lo lắng, giọng nói cũng méo xệch, nhưng nghe ra vẫn rất nhỏ, rất nhẹ, chỉ đủ người trong phòng nghe, chứ không để âm thanh lọt một tý nào ra ngoài, cũng không tỏ ra một tý nào là vội vàng, hốt hoảng.

Dường như đây không phải lần đầu Xuê xử lý những pha như thế này, nhưng đến mức có mặt người thứ ba, thậm chí cả Thuật nữa là thứ tư rồi, mà người thì vẫn lúng túng hai chân xỏ vào một bên ống quần, người vẫn còn ngỗn nghện vú vê ra thế kia, thì chỉ có là ma xui quỷ ám mới thế. Xuê miệng giục Hà mặc áo quần, chân vội quay ra cửa khép chặt hai cánh lại. Trước khi khép chặt hai cánh cửa lại, Xuê không quên ngó đầu ra đảo nhìn hành lang và ngoài sân, xem có người nào đi qua, rồi mới quay vào, bảo Thuật đến đây thì ở lại đây, không ra ngoài lúc này rách việc, cứ ngồi yên ghế kia uống nước đi, chờ một chút. Rồi Xuê quay vào, đến bên Trường đang đứng cạnh giường mặc quần áo, chiếc quần ka ki màu tro xám, chiếc áo sơ mi trắng cổ cứng bỏ trong quần, trông đẹp và trẻ đến dăm tuổi, nếu không nhìn vào khuôn mặt lưỡi cày đang tím tái đến cắt không được giọt máu. Xuê hỏi, như chỉ đủ hai người nghe: “Anh ngã có đau không?”. Trường cũng nói nhỏ, giọng như người bị ngạt mũi: “Cũng may ngồi xổm”. Xuê bỗng thở phào, rồi vội nói: “Em lại cứ tưởng anh ngã vào bàn ghế gì cơ”. Trường hất đầu về phía người đàn bà, dường như vừa mặc xong quần áo, một chiếc cúc gần ngực quên chưa đóng, để phơi một đám da thịt trắng ngồn ngộn nơi giữa ngực, đang đứng trước chiếc gương to treo cạnh tấm ri đô, tay cầm lược chải chải lên mái tóc, như thể đang chỉnh trang lại áo quần, đầu tóc để đi ra ngoài, chứ không hề vương chút thẹn thùng trên nét mặt. Xuê nhìn cái hất đầu của Trường, thầm hiểu người ngã xô vào ghế là Hà, chứ không phải Trường, bỗng thấy yên tâm. Anh vừa đi lại bàn làm việc của Trường kê gọn một góc phòng, cạnh cửa sổ nhìn thẳng ra cổng sau, vừa bảo Trường: “Em gửi anh báo cáo tổng hợp tình hình khắc phục hậu quả bão lốc đây nhá”. Trường cũng đã chỉnh tề trang phục, quay ra, bảo Xuê: “Cứ để lên bàn, ra ghế ngồi uống nước mình nhờ tý việc”. Vừa nói, Trường vừa đi lại bàn nước. Thuật thấy Trường ra, vội đứng lên, nhưng Trường đưa tay ra hiệu, bảo: “Bác cứ ngồi uống nước”. Nhưng Thuật vẫn đứng, chứ chưa dám ngồi. Thuật xưa nay vẫn ý tứ thế, mỗi khi có mặt Trường. Bởi trong nhà Thuật là bề trên, Ngấn, vợ Trường, là em gái ruột của Thuật. Trong nhà Thuật là bề trên, nhưng ra ngoài, Trường lại là người đứng đầu chính quyền của cả một huyện, còn Thuật, tiếng là cũng đứng đầu, nhưng lại chỉ ở một xã. Trường như biết ông anh vợ giữ ý, liền ngồi xuống ghế, đưa tay cầm phích nước, định rót, nhưng Xuê đã vội đưa tay ra: “Anh để em”. Vừa lúc, Hà như vờ soi gương xong, quay ra săn đón hỏi Thuật: “Cán bộ Tiên Trung dạo này toàn đi xe đạp mới hay sao, không thấy cửa hàng mua bán xã lên xin phiếu mua xăm lốp?”. Thật nằm ngủ gặp chiếu manh, có cái xe đạp cả hai lốp đã bục khâu mấy chỗ, đang cạy cục mãi chưa xin được cái phiếu, giờ bỗng; dưng lại có người nói thế còn gì bằng. Bụng thích rơn, nhưng Thuật vẫn làm như giữ kẽ, bảo: “Vẫn xe cũ cả đấy chứ. Nhưng chắc ngoài cửa hàng xã không biết trên mua bán huyện mới có xăm lốp về, nên không lên xin. Để tôi về bảo họ lên, chị giải quyết cho mấy đôi, chị nhá”. Hà nói ngay: “Thôi, anh không phải bảo ai lên, lát nữa anh qua chỗ em, em giải quyết ưu tiên cho anh một đôi”. Thuật đứng bật dậy, rối rít cảm ơn Hà. Trường nhìn Hà cười, như thầm khen Hà nhanh trí, dở ngay cái bài nắm xôi nhét miệng thế, một Thuật, chứ mười Thuật cũng phải im re. Nhưng Trường không nói, lại quay sang bảo Xuê: “Chú dẫn cô Hà sang gặp anh Vinh bên ngân hàng, bảo tôi đồng ý cho mua bán huyện rút ngay hôm nay hai triệu tiền mặt để đi miền Nam mua gạo, về cứu đói cho bà con vừa bị bão lốc nhá. Đi ngay đi!”. Hà nghe Trường nói, hiểu ngay là giục cả mình, vội chào Thuật đi nhanh ra cửa. Xuê cũng chào hai người đi ra. Nhưng mới được mấy bước, Trường gọi giật lại, kéo vào sau cánh cửa dặn dò gì đó. Chỉ nghe tiếng Xuê dạ dạ vâng vâng, anh yên tâm, anh yên tâm luôn miệng, chứ không nghe rõ câu nào vào câu nào.

***

Trong phòng còn lại hai anh em Thuật và Trường. Vừa rót nước mời ông anh trưởng về đằng vợ, Trường vừa hỏi:

- Bà mấy hôm nay bệnh tình có thuyên giảm chút nào không bác? Chủ nhật vừa rồi vợ chồng em định sang, nhưng đang chuẩn bị đi thì vợ chồng đứa em gái ở thành phố đưa nhau về, mãi chiều muộn mới đi, nên không sang bên bác được nữa.

Ông anh vợ nhấm một ngụm nước chè, rồi đặt nhẹ cái chén xuống khay, không trả lời câu hỏi thăm sức khoẻ bà mẹ của ông em rể, mà lại nói bằng một giọng tiêng tiếc:

- Thế mà chú không sang. Muộn thì muộn chứ sao!

Sự xuất hiện đường đột của ông anh vợ đã là sự phân vân chưa lời giải trong đầu Trường, giờ lại nghe ông ấy nói một câu nửa tiêng tiếc, nửa ngầm trách, Trường thầm hiểu chắc có việc hệ trọng, liền hỏi:

- Bà mệt hả bác? Đã thuốc thang gì thêm cho bà chưa?

Thuật thấy Trường tỏ ra lo lắng cho sức khoẻ của bà mẹ, dù là mẹ vợ, nhưng Ngấn, vợ Trường, lại được bà cụ cưng chiều từ bé. Lấy Trường, mỗi khi vợ chồng dẫn con cái sang chơi, bà cụ vẫn một lời con, hai lời con với cả con gái chàng rể, chứ không như những ông bố bà mẹ khác, cứ coi rể như là khách. Ông anh vợ không muốn để em rể lo lắng về sức khỏe của mẹ, nhưng cũng còn ngần ngại chưa muốn nói thẳng cái ý định mình lên gặp em, dẫu là em rể nhưng lại là người đứng đầu chính quyền huyện, nên Thuật cứ ngập ngừng mãi mới cất lên lời:

- Bà vẫn thế, chứ không sao cả chú…à, anh ạ!

- Bác sao thế? Có chuyện gì muốn nói à? Hay dưới xã lại có đứa nào đơn từ kiện cáo bác, bác cứ bảo để em cho công an xuống gô cổ chúng nó lại?

Dẫu được khích lệ, Thuật vẫn ý tứ lựa lời. Vì dù sao việc Thuật sắp nói ra lại vượt ra ngoài khuôn khổ gia đình giữa anh vợ với em rể, mà là việc của xã, của huyện, giữa chủ tịch xã với chủ tịch huyện. Hơn thế nữa, lại liên quan đến một người chức quyền còn cao hơn cả Trường, đứng đầu huyện này. Người ấy là Cải. Nên sự thận trọng, dè dặt của Thuật là điều dễ hiểu. Biết đâu, dẫu Cải mới về, nhưng Trường với Cải cũng gần gũi và có phần suồng sã như với ông Giá bí thư cũ thì sao? Trong khi Thuật còn đang phân vân, mặt ngay cán tàn như khi ngồi cầu tiêu, thì Trường bỗng như sực nhớ, vội chồm người lên:

- Thôi thôi đúng rồi! Lại cái ông Mải ấy chứ gì! Hôm lâu lên giữa lúc đang họp thường vụ, không có ông Cải bảo cậu Thơi dẫn vội ra ngoài thì em gọi công an sang gô cổ lại rồi. Thôi, bác cứ về đi. Sáng nay em còn những mấy cuộc họp. Em sẽ gọi điện bảo huyện công an cho người xuống theo dõi, nếu có hiện tượng gì là cho bắt ngay.

Thuật liền hiểu đây chính là cơ hội, không nói nhanh có khi lại lỡ dịp, vội nghiêm mặt, như người cấp dưới nói với người cấp trên, với một giọng nửa kín nửa hở, như vừa khám phá ra tốp gián điệp hay phần tử phản đảng, vội nói:

- Báo cáo chủ tịch, quả là chuyện này có liên quan đến ông Mải, nhưng có lẽ chủ động lại là người khác kia ạ.

Trường cũng cảm thấy rất nhanh vấn đề trở nên nghiêm trọng, vội hỏi:

- Người nào, người nào chủ động? Bác cứ nói người nào dám cả gan ném đá giấu tay để em trị thẳng tay, chứ không thể có cái kiểu dân chủ quá trớn thế được!

- Người này có nói ra chú cũng không trị được đâu.

- Ai? Ai mà bác bảo em không trị được!

- Ông Cải…!

Trường như nghe sét đánh bên tai, không còn giữ được bình tĩnh, vội dồn:

- Ông Cải làm sao? Làm… sao? Ông ấy mới chân ướt chân ráo về huyện…

Sự tức giận cùng câu nói đầy nghi hoặc của Trường làm Thuật cảm thấy đã đến lúc có thể nói thẳng ra được rồi, liền bảo:

- Chú cứ bình tĩnh để tôi kể rõ ngọn ngành cho mà nghe…

Ở nông thôn ngày nay vẫn còn thành kiến với những người đàn ông bỏ vợ, đàn bà rẫy chồng lắm, chứ chưa hoàn toàn tân tiến được đâu. Thằng Bính năm nay mới hai mươi sáu tuổi, nhưng đã qua một đời vợ, dẫu chưa con sống cũng có con chết, dù lý do ly hôn không ở phía thằng Bính, nhưng chính nó là người đứng nguyên đơn. Dẫu cô vợ không ký và khi ra toà đã nhận hết ba bảy hăm mốt lần ăn nằm với cái thằng công nhân trạm bơm điện đồng Chua, thành thật khai báo, mong chồng cùng hai bên nội tộc tha thứ. Nhưng ông chú ruột là Thuật, bấy giờ làm phó chủ tịch xã, vẫn một mực bảo cháu mình là gia đình giác ngộ, có bố liệt sĩ, lại có tới hai chú ruột, tức là Thuật và Lận, một người làm phó chủ tịch uỷ ban xã, một người làm phó chủ nhiệm hợp tác xã, rồi cả bà cô ruột, tức là Ngấn, vợ Trường, chẳng gì cũng phu nhân chủ tịch huyện. Còn mẹ con cháu thì đường đường gia đình liệt sĩ, được ưu tiên về mọi mặt, lấy đâu chả được vợ, việc gì phải lấy cái con mèo mả gà đồng ấy. Nhưng được ưu tiên về mọi mặt những gì không biết, lấy đâu chả được vợ chưa thấy, chỉ thấy khắp cái làng Phương Trì đông dân nhất xã, chỉ tính những nhà có hộ khẩu bìa vàng đã gần ba trăm gia đình, còn nếu tính riêng con gái, thôi thì cứ gọi là con gái, chứ ma nào biết những đứa nào đã ăn chung ngủ chạ với đứa con trai nào mà tách bạch con gái với đàn bà bây giờ. Nếu tính riêng con gái, thôi thì cứ gọi là con gái, làng này dễ có tới mấy chục đứa chưa chồng. “Xoàn xoạt như lá chuối khô; trông về ngõ Bắc chín cô chưa chồng”, là mới một con ngõ xóm Bắc mà người ta đã vận vè thế rồi, còn cả làng những bảy con ngõ, có ngõ dài hun hút đến nỗi người đầu ngõ, kẻ cuối ngõ chỉ đi làm đồng mới chạm nhau, còn không, cả năm cũng chỉ đến nhà nhau mỗi lần vào dịp tết nhất, thì không biết là còn bao nhiêu câu vè và bao nhiêu cô gái chưa chồng. Thế mà cái sự ưu tiên về mọi mặt đối với Bính đâu không thấy, chỉ thấy về mặt lấy vợ Bính thiệt đơn thiệt kép, hỏi đến mấy đám cũng không đâu nhận lời. Thế mới biết ở vùng quê nghèo nàn và lạc hậu, người ta thành kiến với đàn ông bỏ vợ, đàn bà rẫy chồng ghê lắm. Đám nào cũng ngại cái chỗ nhà ấy không biết thế nào, khéo không lại phải dớp cái con vợ trước, chỉ có trẫm mình xuống vũng trâu mà chết. Cũng may, giữa lúc thằng Bính chạm ngõ mấy đám chưa đám nào thành, thì cái Viên bị giảm biên chế về nhà làm ruộng, nên mới yêu thằng Bính, chứ không, chắc gì một người như ông Mải lại để con gái yêu thằng Bính. Nhưng cũng chỉ mới yêu thôi, còn lấy lại là chuyện hồi sau, chưa biết thế nào mà nói trước. Chỉ biết, tối hôm ấy Bính theo lời ông chú ruột sai khiến đến rủ bằng được Viên ra bờ đầm sen để “khai thác tin”. Và tin Bính mang về cho ông chú chẳng những không giải toả được sự phân vân đến mất ăn mất ngủ của Thuật, mà còn làm chú lo lắng bội phần. Đến nỗi mới sớm ra đã hộc tốc lên huyện, đi vội cổng sau vào thẳng phòng ông em rể đứng đầu huyện.

Trường vừa nghe, vừa đoán già đoán non về cái sự Cải xuống nhà ông Mải. Cái ông này, mới chân ướt chân ráo về huyện, muốn nắm tình hình thì khó gì, cứ lần lượt gọi từng trưởng phòng ban, thậm chí từng thường vụ, thường trực huyện uỷ, uỷ ban đến báo cáo, xem có bố thằng nào dám từ chối. Việc gì phải lần mò xuống làng xã, vào tận nhà dân cho vừa khổ mình, lại vừa phiền hà dân chúng cơm nước, ăn ngủ. Đúng là cái thân làm khổ cái đời. Nhưng mà này, sao chỉ đến mỗi nhà ông Mải mà lâu thế hử? Từ buổi sáng, đến cả buổi chiều, rồi còn ngủ lại qua đêm, sáng hôm sau mới đạp xe về huyện sớm à? Có chuyện gì mà nhiều thế, Cải và Điền nói chuyện với nhau suốt đêm ư? Cái Viên nói với thằng Bính như thế, khi hai đứa khoác vai nhau đi từ nhà nó ra bờ đầm sen thì đúng rồi còn gì. Bắt chết quanh đi quẩn lại cũng chỉ là chuyện Điền bất mãn vì bị kỷ luật. Trường vừa nghĩ đến đấy, vội nhoài người qua chiếc bàn uống nước ngăn cách hai người, hỏi Thuật:

- Điền hết hạn kỷ luật lưu Đảng chưa?

Thuật ngồi ngây ra mươi giây, rồi ngập ngừng bảo:

- Hình như còn mấy tháng nữa mới hết thì phải.

Trường nhìn ông anh vợ, cười:

- Chán bác quá, mang tiếng là phó bí thư đảng uỷ mà không biết đảng viên của mình kỷ luật lưu Đảng được bao lâu rồi!

Thuật ngượng ngùng, với tay lấy chén nước trên khay đưa lên môi, lại vội đặt xuống, hỏi:

- Nhưng ý chú là thế nào, tôi chưa hiểu?

Trường không cần ý tứ em rể anh vợ, nói ngay:

- Bác về trao đổi với ông Sa, xem lại thời gian lưu Đảng của Điền được bao lâu rồi. Nếu được quá hai phần ba thời gian, thì thường vụ đảng uỷ làm văn bản đề nghị lên đây, để đưa ra thường trực huyện uỷ xét giám thời hạn lưu Đảng cho hắn ta.

Thuật nghe rõ từng lời Trường nói, nhưng sao trong đầu vãn ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm, chưa hiểu thế là thế nào, đúng hay không đúng, vì sao lại phải làm thế, làm thế để đạt mục đích gì? Thuật cứ ngồi ngây cán tàn. Giọng Trường lại bing bung bên tai:

- Còn cái cô gì em tay Điền, con gái út ông Mải, em sẽ bảo xí nghiệp cơ khí nông nghiệp huyện cho nó lên làm hành chính văn thư.

- Nhưng nó mới yêu thằng Bính nhà mình.

- Thì cứ để hai đứa nó yêu nhau.

- Thế sao được. Chồng làm ruộng, vợ thoát ly…

- Không được cũng phải được. Bác không nhớ các cụ xưa dạy “nắm xôi nhét miệng” à. Nên tạm thời cứ thế đã. Lùi một bước để tiến hai bước, bác không hiểu ý em. Lúc này không hoà hoãn, thêm bạn bớt thù, tranh thủ cảm tình với cha con nhà ông ấy, cũng là tranh thủ cảm tình với thiên hạ, mà cứ nhất mực hơn thua thì không khéo bị cô lập. Bây giờ là thời ông Cải làm bí thư, mà ông Cải lại là chỗ thân quen với nhà ông Mải. Bác có hiểu ý em không?

“Bây giờ là thời ông Cải làm bí thư, mà ông Cải lại là chỗ thân quen với nhà ông Mải. Bác có hiểu ý em không?”. Trường nhắc lại câu nói ấy một lần nữa với ông anh vợ, nhưng thực, lại là nói với chính mình.

Trong đầu Thuật lúc này cũng tan dần những tiếng binh bung ù ù cạc cạc, nhưng cũng chưa thật nắm bắt được ý định của ông em rể. Thuật nói:

- Giờ thì tôi hiểu phần nào ý chú rồi. Nhưng tôi hỏi chú, còn cái việc ông Mải làm đơn xin ra đảng thì xử lý thế nào?

Trường định nói, việc ấy không phải của anh em mình, vì trên thực tế đơn ông Mải gửi lên tỉnh uỷ, chứ có gửi đảng uỷ, huyện uỷ đâu. Nhưng lại nhìn Thuật như đánh bài ngửa:

- Còn em, còn bác, không bao giờ ông Mải lại bỏ Đảng đâu. Đấy chẳng qua chỉ là cái cớ để ông ấy đi bêu riếu cán bộ xã các anh thôi.

Thuật nói một câu ngay thuồn thuỗn, rõ là anh vai u thịt bắp thấy sao nói vậy: - Chẳng lẽ chỉ bêu riếu xã thôi ư, còn huyện nhẽ nào không có gì đê bêu riếu! Nhưng ông em rể cũng không phải tay vừa, nói như để xoa lòng ông anh vợ, cũng là để ngầm nhắc anh còn là chủ tịch xã dưới quyền lãnh đạo của tôi nữa đấy, chứ không chỉ là ông anh trưởng đâu mà nói năng xách mé thế:

- Ai làm việc mà chẳng có khuyết điểm. Nhưng nhớ là đừng có ếch chết tại miệng, cứ mặc cho ông ấy đi bêu, chỉ sợ không đi được mãi mà bêu!

Trường vừa nói đến đấy, Thuật vội đặt chén nước cạch xuống bàn, nói ngay: - Nhưng ông ấy chưa đi đâu, thì ông Cải đã đến tận nhà hỏi han cặn kẽ rồi! Ông Cải đến tận nhà hỏi han cặn kẽ rồi, thật thế sao? Chỉ hỏi những chuyện ở xã, hay còn những chuyện gì gì nữa. Chẳng lẽ chỉ bêu riếu xã thôi, còn huyện nhẽ nào không có gì để bêu riếu!? Trường nhẩm lại mấy câu Thuật vừa nói mà bỗng giật mình, nhưng vẫn làm ra vẻ bình thản, hỏi chủ tịch xã Tiên Trung:

- Trường học xã quyết toán xây dựng xong chưa?

Thuật hiểu ngay đằng sau câu hỏi ấy là Trường nhắc nhở mọi hoá đơn chứng từ vật liệu xây dựng khu phòng học hai tầng của trường cấp một, hai của xã bằng tiền do huyện rót xuống, là bác phải để mắt tới đấy, chứ không thể lơ mơ được đâu. Rút hạng mục công trình so với thiết kế đã được duyệt mà vẫn nhận đủ kinh phí và vật liệu mà không khéo dẫn giải, hợp lý hoá chứng từ là dễ bị kiểm tra phát hiện lắm đấy. Thuật hiểu ngay đằng sau câu nói ấy của ông em rể, vội ngồi ngay người, nói rất đúng thứ bậc giữa huyện đường:

- Báo cáo chủ tịch cứ yên tâm. Tôi đang chỉ đạo quyết toán dứt điểm để trình lên huyện duyệt.

Trường cũng nói bằng giọng thân tình, như để ông anh vợ yên lòng:

- Khi nào xong anh đưa em xem trước cho, rồi hãy đưa kế hoạch duyệt nhá! Bỗng tiếng chuông điện thoại trên bàn làm việc đổ gắt. Trường đứng lên cầm ống nghe. Giây lát quay lại nói với Thuật:

- Cô Hà bảo xong ở đây anh qua ngay chỗ cô ấy lấy đôi lốp. Thế được chưa. Trường vừa nói vừa đi lại bàn rút cuốn sổ trong cặp ra để lên chồng tài liệu, rồi cầm một tập báo cáo và chiếc bút máy lên tay, bảo ông Thuật:

- Anh về bảo bác gái với các cháu nhà chú Lận trông nom bà giúp chúng em nhá. Chủ nhật em mới đèo nhà em sang được cơ đấy.

Thuật vội đứng dậy, nhưng không ra cửa ngay, mà đi đến bên bàn Trường đang đứng sắp xếp tài liệu chuẩn bị đi họp. Khi hai người đứng đối diện với nhau qua chiếc bàn làm việc, Thuật bỗng nhìn thẳng vào Trường, nói như ở nhà:

- Còn một việc nữa tôi muốn hỏi chú, cái chỗ đất lập sinh phần gia tộc, tôi định cứ tiếp tục làm có được không?

- Cứ làm chứ sao! Không có cụ kỵ tổ tông làm sao có con cháu đời đời kiếp kiếp. Bác cứ cho làm, dù là ngoại, vợ chồng em cũng đóng góp với bác như là nội, chứ không để bác phải gánh quá sức đâu.

Được lời như cởi tấm lòng, Thuật nghe chú em rể nói không hỏi lại lời nào, cứ thế chào Trường rồi bước nhanh ra cửa. Chứ sao, còn gì mà hỏi lại. Chỉ có một mối lo là đất làm khu sinh phần gia tộc, chừng nghìn mét vuông, thì chính Trường, người có quyền hành cao nhất huyện vừa nói thế, khác nào ký quyết định văn bản mồm cấp đất cho ông anh trưởng về đằng vợ rồi, còn gì nữa mà hỏi. Quả là điều Thuật không thể ngờ. Trường không những đồng ý ngay, còn khích lệ, bác cứ cho làm, dù là ngoại, vợ chồng em cũng đóng góp với bác như là nội.

Dù là ngoại, vợ chồng em cũng đóng góp với bác như là nội, quả là cô chú thật tuyệt vời! Thuật thập thững bước trên dẫy hành lang trước cửa phòng Trường, trong đầu như ngân lên lời reo ca ấy.

Thật hiếm có buổi sáng hôm nào kỳ lạ như sáng hôm nay.

Đã vào hè mà trời lại cao xanh như sắc trời thu, làm mọi vật dưới trần gian cứ nhờ nhờ ảo ảo.

Nắng cũng nhạt nhoà vàng vọt, không ra nắng hè chói chang, cũng chẳng ra nắng thu vàng sắc cốm.

Nhưng Thuật cũng chẳng có thì giờ ngắm nhìn lâu trời đất, bởi lòng đang hát ca buổi sáng thần tiên có bao điều kỳ lạ, với cả niềm vui và nỗi buồn, diễn ra chỉ trong một căn phòng chưa đến hai mươi bốn mét vuông vừa là nơi ở, nơi làm việc và tiếp khách của người đứng đầu chính quyền huyện, mà trước đó chỉ hơn tiếng đồng hồ, khi chưa bước chân vào, Thuật còn lo ngay ngáy. Thế nhưng chí mươi câu trò chuyện, hỏi han, mách nước, và cả vẽ đường cho hươu chạy, Thuật đã thấy mọi lo toan phiền muộn đều nhạt nhoà mây khói. Chỉ còn lại trong lòng tiếng ngân nga buổi sáng thần tiên với bao điều kỳ lạ, dẫu đất trời sáng nay chẳng biết sắc hè hay sắc trời thu.

Người làng Phương Trà không mấy ai biết duyên cớ sao gần đây, chính xác là từ ngày bị kỷ luật sạch trơn mọi chức tước trong làng ngoài xã, Điền lại hay ra Phương Lưu, vốn là xóm trại lẻ, mới có tên gọi từ ngày thành hợp tác xã đến nay. Có hôm Điền còn ăn cơm, ngủ ở ngoài đó, sáng hôm sau mới về.

Đúng là “Không ưa thì dưa có dòi”, chứ thực ra Dậm, em vợ Đĩnh ngoài xóm trại Phương Lưu, cũng không đến nỗi như lời qua tiếng lại chê bai, dè bỉu, nuối tiếc, mai mỉa, ganh tỵ, thôi thì đủ cả, của mấy cô gái làng Phương Trà. Dậm có dáng người thấp béo, nước da rắn rỏi, khuôn mặt đầy đặn, mấy chấm tàn hương ở hai bên má tuy có làm cho làn da trên mặt chỗ sáng chỗ mờ, không được hài hoà cho lắm, nhưng nhìn kỹ lại thấy nét hiền thục, dịu dàng hiện ra sau những chấm tàn hương lấm tấm ấy. Những cô gái có khuôn mặt như thế, các cụ bảo, để lại nhiều phúc hậu cho nhà chồng, nhất là về đường làm ăn, con cái; nhưng lại hay gặp lận đận đầu đời. Chẳng biết có đúng. Nhưng nhìn Dậm vào thời điểm hiện tại quả không sai. Dậm đã bước sang tuổi ba mươi, cái tuổi các cụ hay bảo: “Trai ba mươi tuổi đang xoân; gái ba mươi tuổi đã toan về già”. Dậm chưa già, nhưng cũng không còn non trẻ đối với cô gái ở một vùng quê có tập quán lấy vợ lấy chồng từ khi mới nứt mắt.

Ở một vùng quê có tập quán lấy vợ, lấy chồng từ khi mới nứt mắt, nên dẫu Dậm chưa già, thì cũng không còn là non trẻ so với nhiều cô gái khác.

Nhưng công bằng mà nói, sự muộn mằn ấy không thuộc về cô con gái hiền thục, dịu dàng, mà lại ở bà mẹ khó tính và “lạc hậu”, như anh con rể Đĩnh có lần thuyết phục mẹ vợ không được, gắt lên thế. Bà cụ goá chồng sớm, không có con trai, được hai cô con gái, thì cô chị lấy Đĩnh, còn mỗi mình Dậm, bà cụ đã nói ra mồm là nhất định lấy rể, chứ không cho đi làm dâu nhà nào, dẫu đó có là nhà ông hoàng bà chúa cũng mặc. Bà cụ lo còm cõi tuổi già trong cái dinh cơ không đến nỗi rớt mồng tơi, nhưng cũng chưa vào loại có bát ăn bát để. Bà cụ lo còm cõi tuổi già cũng còn một điều không lấy gì làm khó hiểu nữa, đối với những người đã ở cái tuổi gần đất xa trời.

Thế nên, từ sau cái chết của ông Đang, bà cụ Dậm càng lo còm coi tuổi già trong cái dinh cơ mà sự nền nếp hiện ngay ra từ cách chọn hướng làm nhà. Mặc dù cô con gái đã bước sang cái tuổi “toan về già”, nhưng bà mẹ vẫn giữ mực lấy rể chứ không cho đi làm dâu, dẫu anh con rể làm phó chủ tịch xã không ít lần bảo mẹ vợ “lạc hậu”, bà cụ vẫn cứ như điếc đông điếc đặc, không để vào tai lấy nửa lời.

***

Vậy mà bây giờ…

Chẳng lẽ bà cụ đã nhận ra một sự thật hiển nhiên ở làng, là cánh nam giới không mấy người còn nghĩ đến đận đi ở rể như “chó cui gầm chạn” nữa rồi sao. Vả cũng không mấy người làm cha, làm mẹ nào ở làng bây giờ còn nghĩ đến việc cho con cái đi ở rể. Đành rằng cái việc cưới dâu, hay gọi rể, cũng đều là chuyện dựng vợ, gả chồng cho con cái. Nhưng cái sự ở rể, dẫu sao vẫn có cái gì như anh nhà trai chịu nước nép với chị nhà gái, nên chẳng mấy ai màng. Vậy mà lại cứ bắt con gái tìm một người vừa đôi phải lứa, lại ở gần nữa, thì nội ở cái làng lấy vợ lấy chồng từ khi mới “nứt mắt” này, giờ đến bói không ra anh chàng nào tâm đầu ý hợp. Thế nên, phong phanh biết con gái với cái anh Điền người bên Phương Trà, trước có dạo làm chủ nhiệm hợp tác, lại bạn học với thằng Đĩnh, chồng con Lơm (tên cúng cơm của Liên bây giờ) hình như đã có ý tứ với nhau, bà cụ xem ra thay đổi cách nhìn nhận người chồng tương lai của cô con gái út. Còn Dậm cũng hay ra ngoài nhà chị gái hơn. Nhưng khác với những cô gái ở cái tuổi đang xoan vẫn “tư lệnh phòng không” mạnh mẽ và dạn dĩ, Dậm đúng là “ra đa cảnh giới” hăm bốn trên hăm bốn, như mấy cô gái làng Phương Trà kháo nhau khi nói về Dậm, lúc nào cũng thận trọng, dè dặt thăm dò đối phương, chứ không mấy khi chủ động điểm hoả trước. Mặc dù Dậm chạm trán Điền như cơm bữa ở nhà vợ chồng chị gái.

Mãi cho đến cái lần Điền sang nhà Đĩnh ôn bài, ăn cơm tối xong ngủ luôn ở đấy để hôm sau cùng nhau đi học sớm, hai người mới có dịp hỏi han trò chuyện với nhau lâu. Cơm tối xong, trong lúc Đĩnh đạp xe lên thị trấn lấy cái bình ắc-quy ban sáng mang đi sạc điện, thì Điền ngồi thơ thẩn ở hiên, còn Dậm đang chơi với đứa con nhỏ của vợ chồng Đĩnh ở ngoài sân. Không biết trong đầu Điền khi ấy đang nghĩ gì, lại ngay thật hỏi Dậm:

- Chồng cô Dậm đi bộ đội, hay làm gì, tôi chưa biết đấy nhá?

Dậm hơi hếch cái mặt bầu bầu, với đôi mắt to ướt chườn chượt, người ta bảo đàn bà mắt ướt là chúa dâm ngầm, liếc nhìn Điền, miệng dẻo kẹo:

- Chồng em làm công an!

Vợ Đĩnh vội dừng tay giần gạo, nhìn cô em gái mắng yêu:

- Chỉ ăn không nói có! Đã chó nào lấy mà bảo chồng em làm công an.

Mặt Dậm bỗng chín như quả cà hồng. Tưởng đã là một sự xác nhận. Vậy mà Điền lại quá thật thà nói với Liên, chị gái Dậm:

- Em tưởng cô ấy lấy chồng lâu rồi chứ?

Vợ Đĩnh cũng không vừa, nói trong tiếng cười như trêu đùa, lại như vun vào:

- Lấy ai. Lấy chú hả?

Dậm chạy lại một tay bưng miệng như để ngăn tiếng cười đang chực bục ra, một tay phát đen đét vào vai chị gái, rồi quay lại bế vội thằng cháu ra cầu ao đứng nhìn vào. Chẳng biết nhìn ai, chị Liên đang dần gạo, hay Điền đang ngồi sững sờ trên bậc cửa. Chỉ biết Dậm cứ đứng ở cầu ao đăm đắm nhìn vào cái sân sáng lờ mờ từ chiếc đèn soi cá treo ở cửa nhà trên.

Sau hôm ấy, cứ đúng ngày mồng năm hàng tháng, Điền y hẹn qua nhà Đĩnh rủ anh đi học, lại gặp Dậm lẩn quất bế cháu, thái rau lợn, dọn dẹp sân xướng ở nhà chị gái. Không ai hẹn ai mà chẳng lần nào sai.

Đến một hôm. Điền sang rủ Đĩnh đi học, thấy Dậm ngồi sàng gạo ở nhà ngang. Điền dựng xe ngoài sân, vào nhà trên ngồi uống nước, chờ Đĩnh còn chạy nháo ra đồng tháo ít nước vào diệc mạ. Bỗng ngoài sân có tiếng nổ đanh như tiếng pháo. Điền vội chạy ra, chiếc lốp xe đạp của anh phía sau bị vỡ tung một miếng, toạc một mảng cả xăm lẫn lốp ra ngoài vành. Thấy thế, Dậm cũng chạy lên, đứng ngó chỗ xăm lốp vỡ xuýt xoa tiếc rẻ, rồi quay ra, đi biến. Lúc lâu, Dậm quay lại, tay dong chiếc xe đạp Phượng Hoàng nữ màu rêu. Dậm dong chiếc xe vào đến sân, nói lấp lửng:

- Ai cần xe, cho thuê đây!

Đĩnh bấy giờ cũng vừa về, đang rửa chân tay ngoài bể nước, quay vào bảo cô em vợ:

- Dì cho chú Điền đổi xe để chú ấy đi không muộn. Dì ở nhà có đi đâu thì mang xe của chú Điền ra quán vá xăm, khâu lốp đi tạm cũng được.

Điền còn đang ngập ngừng, không biết có nên hỏi mượn, thì đã nghe Dậm nửa nếp nửa tẻ:

- Có thuê thì cho, chứ mượn thì không được. Cái xe đạp bằng cả con trâu đấy, anh ạ!

- Tôi làm gì ra tiền mà thuê xe đi học cơ à!

- Không làm gì ra tiền thì làm cái khác!

Dậm nói rồi khúc khích cười, làm Điền không còn đường nào mà đối đáp. May vừa lúc Đĩnh ở ngoài bể nước đi vào, nhìn cô em vợ nói mà như mắng:

- Đổi xe cho chú ấy đi không muộn. Còn ẫm ờ mãi.

Dậm xưa nay vẫn kính nể ông anh rể, coi Đĩnh như người quyết định mọi công việc trong gia đình, mỗi khi có công to việc lớn cũng đem sang bàn bạc, hỏi ý kiến chị gái, anh rể, có khi chị gái chưa thông, nhưng anh rể bảo được, là cứ làm. Nên khi nghe Đĩnh nói như mắng đổi xe cho chú ấy đi không muộn, Dậm chẳng những không thấy giận, còn thấy nhẹ bẫng cả người, liền đưa mắt nhìn xéo Điền đang cúi xuống chiếc xe, cố nhét chỗ xăm vỡ vào trong lốp mà mãi chưa xong.

***

Xong đợt học, Điền mang xe đạp đến nhà Dậm trả.

Đây là lần đầu tiên Điền bước chân vào nhà Dậm. Một ngôi nhà xây gạch pa-panh một thò hai thụt, nằm lọt thỏm trong con ngõ nhỏ giữa làng. Mái nhà phần dưới lợp ngói móc, nửa phần trên lợp rạ, đang là một kiểu nhà được nhiều nông dân trong vùng ưa chuộng. Vì tiền mua ngói tốn kém mà rạ lại sẵn, lợp rạ còn mát hơn lợp ngói. Chả thế từ bao đời nay ông cha mình chỉ toàn ở nhà rạ. Trước nhà cũng có một mảnh sân gạch để phơi phóng, như bao gia đình khác trong làng. Chỉ khác là trên cái vồng con cạnh nhà thiếu vắng những cây ăn quả lâu năm loà xoà cành lá, như thường thấy trong vồng những nhà có người đàn ông. Thay vào đó là mấy khóm chuối cao vổng lên, một đám rậm rì mồng tơi, rau đay, cùng mấy cây không biết là cam hay chanh, thấp lè tè mà đã thấy chĩu chịt những quả là quả. Nhìn thoáng bên ngoài cũng biết nhà không có người đàn ông, nhưng cũng không thể nói những người chủ nhà ăn ở tềnh toàng, tạm bợ. Tềnh toàng sao không thấy có vật dụng để vạ vật trong sân, ngoài ngõ. Tạm bợ sao lại có ngôi nhà xây một thò hai thụt, cửa chính hướng nam, với cái sân lát gạch, lại còn đan cái nan nia thế kia. Điền dắt xe vào ngõ, không đánh tiếng, cứ lặng lẽ dựng xe dưới cửa nhà bếp, rồi đi thẳng ra giữa sân đứng ngáo ngơ, ra ý chờ có nhìn thấy ai ở nhà, mới lên tiếng chào cho đĩnh đạc. Nhưng mãi vẫn không thấy bóng người, Điền đành lên tiếng:

- Nhà không có ai, sao cửa rả lại mở toang cả ra thế này?

Lúc ấy Dậm mới từ sau nhà vừa nói, vừa rảo bước vào:

- Em đang hái nắm lá ngót. Hôm nay giở giời hay sao rồng lại đến nhà tôm thế này?

- Rồng rắn gì đâu. Tôi mang trả Dậm cái xe đạp và xin được có lời cảm ơn Dậm đã cho tôi mượn xe mấy hôm để đi học.

Dậm đi thẳng vào bếp để cái rá, trong có nắm lá ngót vừa hái. Rồi quay ra, nhìn Điền dáng cao cao, vận bộ quần áo bộ đội chưa cũ nhưng cũng không còn là mới, chỉ được cái màu vải vẫn còn xanh, áo bỏ trong quần chững chạc, khuôn mặt chữ điền với đôi mắt to và sáng. Dậm nhìn Điền, cười:

- Anh coi em là người thế nào, lại nói năng khách khí thế nhỉ?

Điền bảo:

- Tôi không khách khí đâu. Nhưng làm ơn thì phải được lời cảm ơn chứ!

- Thôi thôi, ơn huệ gì! Mời anh vào trong nhà uống chén nước đã.

Nhưng Điền vẫn như còn ngập ngừng, đã vào đến cửa lại dừng chân. Dậm thấy vậy, vội không ai khảo đã xưng:

- Mẹ em hôm nay sang ăn giỗ nhà ông chú bên đằng ngoại, chiều tối mới về.

Quả nhiên, sau câu nói như liều thuốc an thần của Dậm, Điền như bớt ngại ngần, đôi chân bước qua bậc cửa có phần mạnh bạo hơn lúc còn đi dưới sân gạch. Điền đi thẳng vào, ngồi xuống chiếc ghế đẩu để bên cái bàn con uống nước ở gian giữa nhà. Khi Điền ngẩng lên không thấy Dậm đâu, tưởng chủ nhà xuống bếp nấu nước, vội bảo:

- Thôi đừng nước nôi gì nữa, cô Dậm ơi! Tôi mang trả cái xe, nhân tiện thăm cửa nhà một tý rồi về, còn xuống ao tranh thủ lấy ít bùn lên úp vào mấy gốc chuối trong vồng, không có mấy trận mưa to phơi ráo cả gốc rễ ra rồi.

Nhưng lại nghe tiếng Dậm từ trong buồng nói vỏng ra:

- Anh chờ em một tý. Em xong rồi đây.

Lát sau, Dậm đi ra nhà ngoài. Thiếu chút nữa Điền không sao nhận ra. Dậm lúc này đã thay bộ quần áo khác. Chiếc quần phin hoa lấm tấm xanh, chiếc áo sơ mi ngắn tay cùng loại vải quần, trông nền nã, xinh đẹp hẳn so với ban nãy mặc quần đen, áo xanh si lâm. Hơn nhau manh áo tấm quần, các cụ nói quả không sai. Dậm vừa thay bộ đồng màu mặc mát ở trong nhà vào, trông như cô gái mười tám đôi mươi, chứ không ai dám bảo gái ấy đã ở cái tuổi “toan về già”. Từ làn da, nét mặt, đến cái nhìn của Dậm giờ đều khác. Tươi mát, dịu dàng, đắm đuối thế nào ấy, rất khó nhận xét. Điền đưa mắt lướt nhanh Dậm và thầm nghĩ. Rồi không biết từ miệng Điền, hay miệng ai, bỗng buột ra một câu mà mãi sau này, Điền vẫn không sao cắt nghĩa được vì cớ gì khi ấy mình lại có con mắt nhận xét tinh tế, chính xác và đúng lúc, với một câu có cánh đến vậy: “Trông em đẹp hẳn ra đấy, Dậm ơi!”. Dậm không những không chối, mà còn nhìn Điền đắm đuối, bối rối hỏi: “Thật không anh? Trông em đẹp hẳn ra thật à!”. Điền cũng đưa đôi mắt to và sáng, tình tứ nhìn thẳng vào đôi mắt long lanh ướt của Dậm, vừa định mấp máy môi, thì Dậm đã chủ động bíu lấy cổ Điền, rồi nhanh như chớp, kiễng cả hai chân lên cuống quýt áp đôi môi của mình lên làn môi Điền mà hà, mà hít lấy, hít để cái hương vị ngọt ngào, ngai ngái, gấp gáp trên làn da, hơi thở của Điền, sao mà như hút hồn Dậm bao nhiêu ngày nay thế vậy. Điền thấy Dậm chủ động, cuống quýt thì hiểu ngay, đây là nhà Dậm cơ mà, cô ấy làm gì lúc này chả được, một khi cô ấy muốn. Dậm muốn thì đúng rồi, chẳng thế Dậm lại chủ động hôn Điền, một cử chi thường chỉ diễn ra ở người con trai trước, chứ ít khi lại ở phía người con gái trước. Còn Điền, cũng không thể nói rằng không muốn, không muốn thì tự dẫn thân đến nhà Dậm làm gì. Trả xe ư, việc ấy quá đơn giản, Điền hoàn toàn có thể để ở nhà Đĩnh lúc nào Dậm qua lấy chả được. Dậm chủ động bíu lấy cổ Điền và nhanh như chớp, kiễng cả hai chân lên, cuống quýt áp đôi môi của mình lên làn môi Điền, rồi cứ thế lướt lướt hai làn môi nóng hôi hổi quanh cái miệng của Điền. Bỗng Điền cũng thay đổi tư thế, trở nên chủ động hơn, lùa cả cái lưỡi dài và nóng ấm vào miệng Dậm, làm Dậm thích thú mút chùn chụt. Dường như thế vẫn chưa thoả, Điền vội đưa một tay lần lần hàng cúc trên chiếc áo hoa cụt tay của Dậm, hai vạt áo mở ra, hiện rõ hai bầu vú Dậm trắng nõn, thây nẩy trước mặt Điền. Bỗng Dậm co rúm người lại, và nhanh như chớp, Dậm cầm tay Điền hất ra cùng với một tiếng nói rành rẽ, dứt khoát: “Đừng anh. Đùng làm thế!”. Chỉ cần có vậy, cũng làm người con trai tỉnh ra, vội thì thào bên tai người con gái với một giọng quân tử: “Anh xin lỗi! Chỉ vì anh yêu em lâu rồi mà”. “Em biết rồi. Mẹ cũng biết rồi đấy, anh ạ! Anh Đĩnh và chị Liên đã nói với mẹ về việc của chúng mình. Từ nay anh cứ đi lại bình thường anh nhé. Năng mưa thì giếng năng đầy, anh nhỉ!”.

Dậm vừa nói đến đấy, Điền bỗng sững người, hỏi Dậm, nhưng mặt lại hướng ra ngoài sân:

- Em có nghe thấy gì không? Hình như có tiếng người kêu ở đâu đấy!

Dậm cũng sững người, bước nhanh ra sân. Rồi dường như đã xác định được tiếng người kêu ở phía nào, vội quay vào, bảo:

- Có lẽ xẩy ra xô xát ở đầu làng rồi! Em phải thay quần áo ra xem thế nào, chứ mặc thế này ra họ cười chết. Anh cứ ở đây, đừng ra ngoài ấy. Vì anh không phải người làng này, ra không lợi đâu.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play