Càn Long hoàng đế vừa hoàn thành bộ Thập toàn đại võ công kệ thì Bạch Liên giáo bỗng ồ ạt dấy binh. Suốt một giải Hồ Bắc, Kinh Châu, Chiết Giang, Nghi Đổ liên tiếp thất thủ. Giáo đồ Bạch Liên giáo ở các nơi khác như Nghi Xuân, Tràng Lạc, Tràng Dương đều hưởng ứng nổi dậy. Tin cáo cấp gởi về triều như bươm bướm.

Gia Khánh hoàng đế xem sớ giật mình kinh hãi. Hồi này Phúc Khang An đã chết, Hoà Lân bị nhiễm độc chướng chết ở đất Miêu. Tướng Minh Lương đi đánh giặc Miêu lại chưa về nhất thời không biết kiếm đâu một viên đại tướng lão luyện chiến chinh. Ngài được tin Bạch Liên giáo có ba đầu mục, một gọi Lưu Chi Hiệp, một nữa Điêu Chi Phú, còn tên thứ ba là Vương thị, vợ của Tề Lâm.

Cả ba đều hung hãn uy mãnh lạ thường. Nhân thấy quân binh kéo đi đánh giặc Miêu chưa về, bọn này thừa thế định tiến đánh lấy kinh, viên tướng Nghi Thi năm phủ, oai thế rất hung dữ.

Bọn quan tổng binh ở những địa phương này đều thuộc bè cánh của Hoà Khôn. Chúng thường nhận mật ý của Hoà tướng quốc, đem ém nhẹm hết quân tình hằng ngày. Chúng còn cả gan tâu láo về triều, nói giết hàng vạn quân giặc để lĩnh thưởng, mãi về sau, đại cục đã nát bét, không còn có cách gì giấu diếm nữa, chúng mới chạy về kinh cấp báo.

Những tình hình này, Gia Khánh hoàng đế dò xét cũng biết được. Một mặt ngài ghi hết tội lỗi của Hoà Khôn, một mặt hạ chỉ sai tổng đốc Lưỡng Hồ là Tát nguyên thị vệ Thư Lượng, thống lĩnh quân đội tiêu diệt giáo đồ ở Kinh Môn; sai tuần phủ Hồ Bắc Huệ Linh, thống binh Phú Chí Na, càn quét giáo đồ suốt một giải Kinh Châu, Giang Nam, sai đô thống Vinh Bảo, tướng quân Hằng Thuỵ tiễu trừ giáo đồ suốt một giải Tương Dương; sai đề đốc Ngọc Huy, tổng đốc Thiểm Cam là Nghi Cẩm quét sạch giáo đồ suốt một giải Xuyên Dương. Ngài cũng triệu hồi tướng Minh Lương từ đất Miêu về để phòng ngự một dọc dài Xuyên - Thiểm.

Đáng thương cho giáo đồ Bạch Liên Giáo bị bọn quan binh nhà Mãn Thanh đánh cho nhiều trận tơi bời, chạy đông trốn tây như đàn ong vỡ tổ. Giữa lúc nguy khốn đó, họ được hai vị giáo chủ ở vùng Tứ Xuyên là Vương Tam Hòe và Lãnh Thiên Lộc đón hết tất cả từ Hồ Bắc và Tứ Xuyên rồi xưng là "Xuyên giáo", có mòi hung dữ đáng sợ.

Bọn quan binh rõ tình hình này, hết sức sợ hãi. Thế là giáo đồ lại từ Tứ Xuyên kéo ra Thiểm Tây. Gia Khánh hoàng đế ngồi trong cung một ngày hốt hoảng đến mấy lần, suốt đêm cùng bọn đại thần bàn tính kế hoạch tiễu trừ giáo đồ.

Thái thượng hoàng Càn Long được tin đó cũng lấy làm lo, đêm ngày ăn ngủ chẳng yên. Mãi về sau, may nhờ được một viên quan tri huyện tên gọi Lưu Thanh dần dần thu phục được các giáo đồ. Thái thượng hoàng tuổi đã cao, lại bị lo sợ kinh hoàng nhiều phen nên mồng một tháng giêng năm đó, ngài băng hà tại cung Kiều Thanh.

Thái thượng hoàng Càn Long vừa ngã xuống tức thì một ban Cửu khanh khoa đạo dâng sớ hạch tội đại học sĩ Hoà Khôn lộng quyền làm bậy đủ hết những tội đại nghịch bất đạo. Trong ban, phải kể giám sát ngự sử Quảng Hưng, lại khoa cấp sự trung Vương Tổ là hai người đàn hặc ghê gớm nhất. Họ tâu Hoà Khôn có mười tội đại nghịch, mười sáu tội đáng chết, đúng là một chữ một nhát dao, một lời một mũi kiếm, khiến Khôn dù có tài trời cũng khó sống.

Gia Khánh hoàng đế nhận được đến sáu mươi tám tờ sớ đàn hặc. Ngài cả giận, lập tức hạ chỉ sai Thành thân vương đem ngự lâm binh tới bắt Hoà Khôn, sợ đi giữa đường có kẻ cướp, ngài lại sai ngự tiền thị vệ dũng sĩ A Lan Bảo, đi theo kèm giữ, đưa thăng Hoà Khôn vào công đường của Hình bộ.

Một đạo thánh chỉ hạ xuống, sai Lưu tướng quốc, Đổng trung đường, Bát Vương gia, Thất phò mã dùng nghiêm hình thẩm vấn. Khôn không chịu nổi trọng hình, đành nhất nhất cung khai. Lưu tướng quốc truyền cho quân lính cùm chân xích tay Khôn, tống vào nhà lao. Rồi đem hết bản khẩu cung tâu lên.

Gia Khánh đế xem bản cung, bèn triệu Lưu tướng quốc vào bàn định mọi việc. Lưu tướng quốc tâu:

- Kẻ gian thần chuyên quyền đại nghịch như vậy, cần nghiêm hình trừng trị.

Gia Khánh đề bèn hạ chỉ, sai Thập nhất vương gia tới nhà Khôn sưu tra, sai nhị hoàng tử Miên Ninh lục soát. Hai vị vương gia vâng thánh chỉ, không dám trễ, lập tức kéo bọn nha dịch rẩm rầm rộ rộ chia đường tới. Nhà Khôn rất lớn, gia sản lại nhiều. Bọn nha dịch phải sưu tra luôn một lèo mất năm ngày năm đêm mới kiểm kê được hết, rồi quay về phục chỉ, Thập nhất vương gia tâu:

- Trong nhà Hoà Khôn có một toà bằng gỗ nam, xây cất đúng in như cung điện trong đại nội, nào cột rồng, nào nóc phượng. Lại có một cái gác Đa Bảo kiểu cách như cung Ninh Thọ. Còn nói tới vườn hoa của nhà Khôn thì lối kiến trúc giống hệt Dao đài, Bồng đảo trong vườn Viên Minh. Trân bảo thì nhiều đến kể không xiết. Riêng tịch biên gia tài tên gia nô của Khôn là Lưu Toàn cũng đã tới hơn bảy trăm vạn lạng rồi. Tên Toàn binh nhật ỷ quyền dựa thế chủ, tha hồ tác oai tác quái. Thập nhất vương gia vừa nói tới đây thì thất phò mã vội cắt ngang, tâu tiếp:

- Trân bảo của Hoà Khôn chỉ riêng trong mật thất đã thấy chứa đến một gánh, lại có cả những áo mão ngự dụng (của vua). Chỉ chừng đó cũng đủ tỏ hắn đại nghịch bất đạo, có chết cũng chẳng oan rồi. Thẩm vấn tên gia nô thân cận của hắn, thần mới biết cứ tới lúc đêm khuya, hắn đội mũ áo ngự dụng vào đeo đủ chín châu triều châu soi trước kính rồi truyền lệnh cho bọn gia nô quỳ bái xưng thần. Hành động này, lại thêm những đồ quốc cấm kia, càng biểu lộ tâm địa của một tên phản nghịch bất đạo, chẳng phải chỉ có một tội tham nhũng mà thôi.

Thất phò mã tâu xong, thập nhất vương gia lại dâng một bản tổng kê gia tài điền sản của Khôn.

Gia Khánh xem xong, bèn sai đưa hết vàng bạc thu được vào kho của bộ hộ để dùng vào việc uỷ lạo nạn nhân chiến tranh miền Xuyên Thiểm. Còn những sản nghiệp chưa định giá xong thì sẽ giao cho Bát vương gia, Miễn nhị gia, Lưu tướng quốc giữ lấy bản kê khai cùng với hai bộ Hộ và Công định giả phát mãi, sung công hết số bán được.

Cuộc tịch biên sung công này, ngoài những trân bảo, đồ cổ đưa vào đại nội không kể, đem lại cho Gia Khánh đế tám tỷ sáu trăm triệu ngàn lạng bạc. Do đó trẻ con trong kinh thành mới có câu hát.

"Hoà Khôn ngã quỵ

Gia Khánh no nê"


Gia Khánh đế lại còn hạ chỉ dụ giao cho Đại học sĩ cả sáu bộ, và tất cả Cửu Khanh, Du thiền khoa đạo họp đại hội quyết nghị tội danh Hoà Khôn.

Cách vài ngày sau, quan viên dâng sớ tâu Hoà Khôn tham tàn làm nguy hại quân cơ, lòng mang ý khác, đại nghịch bất đạo; có kẻ xin chém đầu, có kẻ lại đòi lăng trì xử tử, xương đập nát, thịt bầm viên, có người lại nói nên chu di tam tộc.

Gia Khánh đế xem qua các bản sớ, nghĩ thầm:

- Hoà Khôn vốn là sủng thần của tiên hoàng. Nay tiên hoàng vừa mới mất mà đem hắn ra chính pháp thì thật ta chẳng yên lòng chút nào. Thôi ta sẽ thi ân đặc biệt, cho hắn được chết toàn thây.

Nghĩ thế, ngài lập tức hạ chỉ:

- Cố nghĩ rằng Hoà Khôn là một vị thủ phu đại thần, nên miễn cho phải chết nơi thị tứ. Trẫm gia ân cho được phép tự tận. Con của Khôn là Phong Thân Kính Đức, tội cũng không thể chuộc, nhưng khì còn trẻ được tiên hoàng sủng ái gả Hoà Hiếu Cố Luân công chúa cho nên trâm nghĩ đến tấm lòng từ ái của hoàng khảo mà ân gia thể tuốt. Vậy nay thu hết chức tước của Phong thân Kính Đức giáng xuống làm dân, không còn được đứng hàng phò mã nữa, tước công của Khôn không bị cách đi mà gia ân thưởng cho tước bá để Khôn Đức thừa tập. Sau khi trẫm đã gia án, Kính Đức không được ra ngoài làm bất cứ việc gì mà phải ở trong nhà tĩnh thu.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play