Từ ngày vào Sài Gòn quan hệ bạn bè của anh tôi cũng có nhiều thay đổi.
Số trí thức đứng đắn phần đông ở lại Hà Nội. Những người tham gia các tổ chức chính trị thì đều ra đi. Họ tụ tập lại rất nhanh ở Sài Gòn. Nhưng
vào đây muốn làm ăn được họ cần phải quan hệ với những chính khách gốc
người Nam Bộ nữa. Những người này không những có thế lực về chính trị mà họ còn nắm giữ những động mạch kinh tế và tài chính quan trọng.
Ngoài các đảng phái chính trị miền Nam còn có nhiều cộng đồng tôn giáo khá lớn. Những người lãnh đạo tôn giáo cũng có nhiều tham vọng quyền lực. Có những người còn muốn tôn
giáo của mình trở thành quốc đạo để tòa thánh của họ chi phối mọi hoạt
động của chính quyền.
Điểm mặt trên sân khấu chính trị miền Nam lúc đó, ngoài bè đảng và tôn giáo của Ngô Đình Diệm ra người ta thấy nổi lên một số tổ chức:
Việt Nau Quốc dân đảng, Đại Việt, đảng Xã lội, đảng Phục quốc, các giáo
phái Cao Đài, Hòa Hảo. Bình Xuyên...
Khi Diệm từ Mỹ về nhiều đảng phái tôn giáo muốn ra cộng tác với Diệm để hy vọng được chia quyền, nhưng họ đã "nhỡ tàu" vì Diệm là một
tên độc tài chẳng tin ai hết. Chẳng những không cộng tác, Diệm còn nện
luôn!
Đòn đầu tiên Diệm nện cho đảng Đại Việt. Đòn thứ hai, Diệm nện vào Việt Nam Quốc dân đảng.
Tại cuộc hội nghị ở điện Matignon (Pa-ri) tháng 3 năm 1953, Mỹ
buộc Pháp phải duy trì Diệm, thế là ngày 28 tháng 5 cuộc chiến tranh
chống giáo phái nổ ra. Giữ lời hứa với Mỹ, Pháp không can thiệp. Diệm
dần dần thanh toán nốt ba lực lượng giáo phái.
Năm 1955 là năm tình hình chính trị Sài Gòn luôn luôn nóng bỏng trong không khí đàn áp, khủng bố, ám sát thanh trừng và đánh nhau. Lúc
đầu anh tôi định lập ra cái văn phòng để tìm người giao du tạo nơi quen
biết chuẩn bị nhảy ra hoạt động chính trị. Nhưng tình hình rối ren trên
đã buộc anh chị tôi phải điều hòa mục tiêu cho thích nghi với thời cuộc. Một cuộc thảo luận trong bữa cơm gia đình làm tôi nhớ mãi.
- Hoàng Cơ Bảo bị bắt rồi. - Chị Lệ Ngọc thông báo tin trên cho mọi người với vẻ mặt buồn thảm. Chị đưa tờ báo cho anh tôi.
- Sao ông ta lại có thể bị bắt? Nếu ông bị Việt cộng bắt thì có thể hiểu được. Ông ta là một người yêu nước. Ông ta chống Cộng sản bài
phong kiến, phản đồi chế độ thực dân, có gì sai với lý trưởng quốc gia? - Anh tôi nói như phân trần cho ông Bảo.
- Có tất cả những cái đó vẫn chưa đủ! - ông Cự Phách mỉm cười
góp chuyện - Cái quan trọng nhất ông ta thiếu là sự trung thành với Thủ
tướng Diệm!
- Còn có tin bốn yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng cũng mất
tích. Không hiểu bị bắt hay chạy trốn. Liệu ông Hoàng Trọng Cát có dính
líu vào vụ này không?
- Hai tuần nay tôi chưa gặp ông ta.
- Gặp làm gì? - Ông bố vợ nói nghiêm khắc - Cần đóng cửa ngay
cái phòng khách của anh lại. Các vị đó cứ tưởng mình mạnh, cứ tập hợp
lực lượng, nhưng khi làm những công việc này các vị đã mời cả mật thám
của ông Diệm vào đội ngũ. Người Mỹ đã đứng sau ông Diệm thì mấy cái đảng đối lập đó phải coi chừng.
- Ba nói đúng đấy. Tình hình này chưa thể ngã ngũ đâu. Cứ nói
ông Diệm bị cô lập, nhưng khi ông ta thẳng tay bóp chết các chính đảng
thì các giáo phái lại ủng hộ ông ta, dân di cư theo ông ta, những người
công giáo bảo vệ ông ta. Cuối cùng thì không phải là ông ta bị cô lập.
Cái mạnh của ông ta là có người Mỹ đứng đằng sau.
- Không phải người Mỹ chỉ đứng sau ông Diệm. Phan Quang Đán
cũng đã sang Mỹ. Ông ta cũng đã từng làm việc cho cơ quan tình báo Trung ương ở Phi-luật-tân, dưới quyền tướng Donoval. Đỗ Thúc Vượng cũng ở Mỹ
về, quen biết cả ông Lansdale. Những người đó cũng đều dựa vào Mỹ, nhưng đâu có ưa ông Diệm. Theo con, người Mỹ không cam kết ủng hộ một cá nhân nào. Họ cam kết ủng hộ một Nam Việt Nam độc lập. Một thể chế dân chủ, một xã hội tự do!
Ông Cự Phách cười ầm lên.
- Bao giờ anh cũng bị lầm lẫn giữa đạo đức và chính trị. Người
ta không thể nói tôi ủng hộ các chế độ độc tài. Người Mỹ coi thể chế dân chủ của họ là mẫu mực cho thế giới nhưng họ đã vẫn bỏ hàng trăm triệu,
thậm chí hàng tỉ đô-la để duy trì Magsaysay, Batista, Lý Thừa Vãn. Họ ve vãn tướng Franco và hàng tá những nhân vật độc tài tàn bạo khác. Tại
sao? Vì họ cần nhưng con người này để lái nhưng quốc gia đó vào trong
vòng ảnh hưởng của họ, đảm bảo quyền lợi và an ninh cho họ. Nết họ thực
sự muốn Nam Việt Nam có một thể chế dân chủ thì tại sao họ lại phản đối tổng tuyển cử
trong cả nước theo Hiệp định Giơ-ne-vơ? Vì họ biết thừa là nếu tôn trọng lý tưởng dân chủ để cho mọi người có quyền tự do lựa chọn thì họ sẽ
thua cuộc. Ông Hồ Chí Minh sẽ thắng và họ sẽ bị đẩy ra khỏi Đông Dương.
Đó là cái khác nhau giữa đạo lý và chính trị. Điều đó giải thích tại sao họ cần duy trì một chính quyền độc tài, cứng rắn, tập trung mọi quyền
lực vào tay một gia đình.
- Nhưng thưa ba con thấy phe đối lập cũng đều chống cộng, chống hiệp thương với Bắc Việt và họ đại diện cho một quảng đại quần chúng
thuộc nhiều cộng đồng, nhiều xu hướng chính trị, họ sẽ mạnh hơn ông
Diệm. Người Mỹ phải nhìn thấy sức mạnh này, nếu họ biết tận dụng thì có
lợi cho họ hơn.
- Đó là một mớ những chính khách xa-lông. Họ hò hét chống cộng, bài phong phản thực trên báo chí thì giỏi đấy nhưng họ không dám cầm
súng và đi bộ ra trận. Chẳng qua là một đám quan viên xôi thịt, nhiều
mưu mẹo vặt tranh nhau miệng đỉnh chung thôi. Ông Diệm thì cũng chẳng
sạch sẽ hơn nhưng trong tay có cả một đạo quân, một bộ máy mật vụ một
cộng đồng công giáo ủng hộ. Ông ta sẽ trở thành người hùng.
Cuộc tranh luận đó đã dẫn đến một chính sách trùm chăn chờ thời. Anh tôi ngồi thảo cả một bản danh sách đưa cho Dung:
- Kể từ nay những người này đến hỏi anh thì em trả lời là anh
đi vắng nhé. Phải nói sao cho họ vui vẻ ra đi và đừng bao giờ để họ ngồi chờ. Muốn vậy thì em phải thuộc bản danh sách này. Họ xưng tên hoặc đưa danh thiếp là em có thể chặn họ ở ngay ngoại cửa. Em nhớ chưa?
- Dạ, em nhớ ạ.
Cái danh sách tuy khá dài nhưng số người đến thăm viếng anh tôi thực tế đã giảm đi nhiều. Những cuộc bắt bớ, khám xét, ám sát của
chính- quyền Diệm đã làm nguội đi cái thái độ hung hăng ban đầu của
nhiều chính khách đối lập. Một số phải trốn ra các tỉnh nhỏ để khỏi vào
tù. Một số khác đầu hàng Diệm một cách hèn hạ và thảm hại. Những người
gọi là "ôn hòa" chưa bị đụng tới cũng thưa giao du, tụ tập vì biết đâu
lòng dạ bạn bè. Liên minh đấy nhưng phản trắc cũng đấy.
Thực ra phòng khách của anh tôi cũng không đóng cửa hoàn toàn.
Có hai người ngoài danh sách trên vẫn năng đi lại. Người thứ nhất dáng
cao lớn, khuôn mặt vuông, trắng xanh, lúc nào cũng ăn mặc chải chuốt, đó là kỹ sư Đỗ Thúc Vượng.
Người thứ hai là nhà điền chủ kiêm chủ thuyền đánh cá Huỳnh Quốc Bửu.
Tháng 5 năm 1955 khì quân Bình Xuyên bị đánh bật ra khỏi thành
phố, tư thế của Diệm mạnh lên. Những người chống Diêm phân hóa mạnh mẽ.
Bọn chính khách xa-lông một phen vỡ mộng. Họ phải tìm ra lối thoát.
Chính lúc đó Mỹ đã giúp Diệm tập hợp lực lượng.
Đỗ Thúc Vượng nói với anh tôi:
- Đang có cuộc vận động lớn thành lập "Hội nhân dân cách mạng".
- Ai sẽ là người lãnh đạo? Họ chống ai, hậu thuẫn ai?
- Họ chống bạo động, chống lại các phe nhóm quấy phá làm mất ổn định quốc gia, họ chống chế độ quân chủ hiện hành, chống thực dân Pháp, chống Cộng sản lật đổ. Họ hậu thuẫn tự do dân chủ.
- Họ được ai hậu thuẫn?
- Người Mỹ hậu thuẫn, chính phủ hậu thuẫn, nhân dân hậu thuẫn.
- Chẳng lẽ chính phủ của chế độ quân chủ hiện hành lại chống chế độ quân chủ.
- Thực ra là chống Quốc trưởng Bảo Đại. Thưa luật sư, đã đến lúc chúng ta phải có luật trong phong trào này.
Anh tôi đang lưỡng lự thì Vượng đã kể ra một số nhân vật và
đảng phái sẽ đứng trong Hội nhân dân cách mạng: Đảng Phục quốc Mặt trận
Quốc gia kháng chiến, Đảng Xã hội, Phong trào Cách mạng quốc gia, Tập
đoàn công dân, Phong trào tranh thủ tự do... và cả những người không
đảng phái. Thế là anh tôi và Đỗ Thúc Vượng quyết định gia nhập hàng ngũ
Hội nhân dân cách mạng.
Họ tụ tập trước tòa thị sảnh Sài Gòn để nêu ra cương lĩnh chung.
Báo chí được một phen tung hô ầm ỹ về lý trưởng cách mạng, lý tưởng dân chủ.
Vài ngày sau, một hội nghị dân chính toàn quốc được tiến hành.
Hội nghị này cũng đi đến một quyết định tương tự. Nhưng chí sĩ họ Ngô
lại do dự trước sự tín nhiệm của quốc dân. Ngày 9 tháng 5, ông ta phát
hành bản hiệu triệu quốc dân về lý trưởng quốc gia và tinh thần dân chủ. Ngô thấy cần phải có một cuộc trưng cầu dân ý để hợp pháp hóa sự ủy
nhiệm của quốc dân đối với ông. Nếu như quốc dân còn lưu luyến Quốc
trưởng Bảo Đại thì ông không bao giờ chống lại cựu vương và ông sẽ tôn
trọng truyền thống.
Nhân dịp này anh tôi đã viết một bài báo rất dài để ca ngợi lý tưởng dân chủ và tinh thần luật pháp.
Tháng 9 năm 1955, một ủy ban vận động trưng cầu dân ý được
thành lập để lật Bảo Đại. Anh tôi được cử vào tiểu ban pháp lý nhằm đảm
bảo tính chất công bằng cho cuộc bỏ phiếu. Thật là một vinh dự lớn lao!
Ngô Đình Diệm cũng hứa hẹn trên đài là xây dựng một nước Việt
Nam tự do, dân chủ, đồng quyền, đồng tiến, đồng lối... và ông ta đã
thắng cử với chín mươi phần trăm số phiếu trong số chín mươi tám phần
trăm cử tri đi bỏ phiếu. Những con số đó biển hiện tính hợp pháp của
cuộc trưng cầu. Ngay sau đó, ngày 24 tháng 10 nước Mỹ đã công nhận cuộc
trưng cầu dân ý.
Không phải mọi người đều nhẹ dạ cả tin vào cái màn kịch bẩn
thìu do Mỹ đạo diễn đó. Chính anh tôi, người vừa tâng bốc Ngô chí sĩ đến tận mây xanh, luật sư trong tiểu ban pháp lý của Ban tổ chức cũng không thể chịu đựng được cái kết quả trắng trợn của ban kiểm phiếu công bố
qua đài phát thanh. Có hàng ngàn lá đơn gửi lên tiểu ban pháp lý chất
vấn và kháng nghị. Họ hỏi đưa ra hai vị Diệm và Bảo Đại bắt chọn một thì dân chủ ở chỗ nào? Như vậy có khác gì buộc phải lựa chọn giữa quỷ xứ và yêu tinh? Tại sao không có quyền phủ định cả hai? Lấy đâu ra mươi tám
phần trăm phiếu bầu?....
Trước những tình thế đó, anh tôi thường tìm ra được một giải
pháp thích hợp. Cả gia đình làm một chuyến đi chơi Đà Lạt một tuần. Văn
phòng luật sư tạm đóng cửa. Nhân dịp đó tôi và Dung cũng theo đi chơi
hai ngày. Tôi đã thi xong tú tài phần một khá tốt đẹp. Trước mắt tôi đã
có hai hướng đi. Học tiếp hoặc xin vào học võ bị. Chưa có bằng tú tài
toàn phần, muốn vào được trường sĩ quan phải có sự đỡ đầu của một viên
tướng. Anh tôi đã hứa lo cho chuyện này. Nhưng thôi... hãy đón nhận một
vài ngày nghỉ cho thanh thản...
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT