- Mời bệ hạ đi theo thần – Mạnh làm một tư thế mời, rồi dẫn
hoàng đế Trùng Quang sang doanh trại lính Lê Dương, nơi này đang
đóng quân 30 ngàn quân Nhật
- “Tinh” đối với quân đội Liên Việt ngoài những điều hoàng
thượng nói còn là trung thành, kỷ luật nghiêm minh, tuyệt đối
phục tùng quân lệnh nữa. Hiện tại tân binh chỉ có 100 ngàn quân Lê dương Nhật là có thể xứng với “Tinh” từ này. Còn lại chỉ
có 10 ngàn lính cận vệ cùng khoảng 50 ngàn lính cũ các sư
đoàn đã tham gia trận chiến với Đại Minh là có thể coi là
“tinh”.
Hoàng đế Trùng quang gật đầu, quả thật, nếu không tuân theo kỷ
luật, không phục tùng quân lệnh, thì cho dù dũng mãnh, thiện
chiến, cũng chỉ là một đám ô hợp, kiêu binh mà thôi.
-----------
Tháng 5 năm 1406, Minh Thành Tổ Chu Lệ sai cháu là Kỳ Vương Chu
Hoài Trấn dẫn đầu 5 vạn đại quân tiên phong, tự mình cầm quân
tiếp viện, ồ ạt tiến về phía Đại Đồng. Dã Mộc Chân lãnh đạo quân đội đốt phá Đại Đồng rồi rút về thảo nguyên Cha Ngã
Tất, chuẩn bị đón đánh quân Minh
Ở Triều Tiên, bước tiến của quân Nhật bắt đầu chậm dần, bởi
quân Triều Tiên cố thủ trong thành trì, dùng hỏa xa bắn ra làm
quân Nhật bị tổn thất khá lớn, hơn nữa người Triều Tiên tổ
chức các đội dân quân tấn công vào tuyến hậu cần của quân Nhật trên đất liền, tập kích các toán quân lẻ. Trên biển, thủy quân Triều Tiên đánh bại quân Nhật ở Sando, đánh chìm hơn 50 tàu
chiến mà chỉ tổn thất hơn 10 chiến thuyền. Tạm thời tuyến
tiếp vận trên biển của quân Nhật bị chặn lại.
Ở Đại Việt, Huỳnh Văn Nam nhận được lệnh gọi về, chuẩn bị
tiếp nhận 1000 lính đặc nhiệm lấy tư cách lính đánh thuê sang
Triều Tiên tiếp viện cho quân Nhật, dưới quyền tham tán quân sự
trú Nhật Lý Trung Kiên. Thay chức vị chỉ huy quân đội của Nam
là thiếu tá Trương Hà Minh.
Ngày 20-05-1406, Trương Hà Minh đến Đồ Bàn gặp Huỳnh Văn Nam. Nam và Minh bắt tay nhau chào hỏi xong rồi bắt đầu giao tiếp quyền chỉ huy. 2 ngày sau, Nam đến Hội An, chuẩn bị lên đường đi Nhật
Ngày 23-05-1406, Thiếu tá Minh dẫn 20 ngàn quân Liên Việt tiến về sông Kiacak, chuẩn bị giao chiến cùng quân Khmer
Rạng sáng ngày 25-05, lính Khmer trên các tháp canh bên ngọn núi cạnh sông đột nhiên thổi vang kèn lệnh. Từ phía xa, một ngọn
cờ hai màu vàng trắng, ở giữa có trang trí một con rồng đỏ
uốn lượn xuất hiện trên nền trời, tiếp đó là từng hàng, từng hàng quân Liên Việt ùn ùn xuất hiện. Lính canh Khmer lập tức
thổi kèn báo hiệu, quân Khmer ào ào tràn ra khỏi doanh trại,
mặc giáp, cầm vũ khí, sẵn sàng chiến đấu. Lính Khmer đội mũ
trụ có hình bông hoa sen, gồm các miếng vảy bằng da khâu lại
với nhau; mặc áo giáp bằng vải có đính các miếng sắt, mang
theo thuẫn dài bằng gỗ, hoặc thuẫn tròn, tay cầm kiếm Thái lan hoặc giáo, hoặc một loại vũ khí gần tương tự lưỡi hái, lưng
đeo cung tiễn
Chiến tượng Khmer mặc giáp mây đan, chỉ để lộ đôi mắt, ngà
được gắn lưỡi dao xoắn để tăng thêm sát thương. Quản tượng ngồi trên cổ voi, còn trên lưng voi thì được đặt một cái bành bằng
gỗ, bên trong có 1 lính bắn tên, một lính ném lao và một lính
cầm đao cán dài hoặc câu liêm. Lính tượng binh của Khmer đội mũ rộng vành, mặc giáp da màu đen có trang trí hoa văn, để trần
tay chân.
Bên này, 20 ngàn lính Liên Việt có 5000 lính Lê Dương Nhật, 5000
lính Đại Việt, 7000 lính Chiêm, 3000 lính dân tộc Tây Nguyên
tuyển mộ từ các bộ lạc. Về vũ trang, lính Nhật, lính Chăm
được trang bị súng trường 1402 – t3, súng shotgun 1404, lính Đại
Việt trang bị 100 khẩu súng tiểu liên 1406, còn lại là súng
trường 1406 cùng pháo các loại. Còn lính Tây Nguyên trang bị
nỏ, kiếm và khiên tròn. Trong khi 17000 lính chính quy trang bị
thuần 1 sắc quân phục đen, mũ sắt, giầy da thì những người
lính dân tộc chỉ mặc áo chàm, đầu quấn khăn đỏ, quấn khố, đi
đất, trông rất nhộn nhạo.
Trên một ngọn đồi nhỏ bờ Bắc sông, thiếu tá Trương Hà Minh
dùng ống nhòm quan sát trận địa quân địch. Quân Khmer dàn trận
bên kia sông, cách bờ sông khoảng 100m, ý muốn dụ cho quân Liên
Việt qua sông rồi đánh úp, đem quân Liên Việt đẩy xuống sông.
Minh cũng chưa vội cho quân vượt sông, mà lệnh cho binh sỹ đóng
trại thổi cơm, đồng thời hạ lệnh pháo binh xây dựng trận địa,
sẵn sàng ngăn cản quân Khmer vượt sông. Súng thần công, pháo cối và lựu pháo tầm bắn chỉ có chưa đến 1km, không thể bắn đến
quân Khmer, chỉ có thể đợi pháo hạng nặng đến. Quân Khmer thấy
quân Việt không có ý định vượt sông thì cũng rút phần lớn quân về, chỉ để lại 5000 lính tuần tra, theo dõi quân Việt.
Cầm cự nhau 2 ngày thì pháo binh hạng nặng cũng đến. 3 khẩu
lựu pháo cỡ nòng 40mm, được kéo bởi 3 thớt chiến tượng, tầm
bắn 2km hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu yểm trợ hỏa lực cho quân
Liên Việt vượt sông. Sáng ngày 28-05, quân Liên Việt thổi cơm ăn
sớm, rồi bắt đầu kiểm tra vũ khí đạn dược, chuẩn bị vượt
sông. Đúng 6h, từ trận địa pháo trên đồi, 3 khẩu lựu pháo bắt
đầu gào thét. Bên kia sông, từng cột lửa bốc lên, quân Khmer bị
thổi bay lên trời, kêu khóc ầm ĩ.
Bên này sông, từng toán lính Liên Việt ôm theo những chiếc
thuyền cáng sẵn sàng chờ lệnh, chỉ đợi pháo kích kết thúc
là ào ào vượt sông. Thuyền cáng là những chiếc thuyền nan
được đan bằng tre, dài khoảng 2,4m, rộng 0,8m. Chiếc thuyền này
là chiến cụ chung của mỗi tổ, để dễ vận chuyển lính Liên
Việt đặt 1 cái đòn gánh ngang thuyền, khiêng như khiêng cáng. Bên trong thuyền cáng để vũ khí cá nhân, ba lô, đạn dược, lương
thực thuốc men...
Lính Liên Việt có một câu ca nói về tác dụng của chiếc thuyền cáng này như sau
“Đi đường làm cáng
Xuống nước làm thuyền
Xung trận thành khiên
Trời mưa làm lán”
Pháo kích kéo dài 5 phút, trút lên đầu quân Khmer gần 50 viên
đạn pháo. Quân Khmer sợ hãi rút chạy đến cách bờ sông gần 2km
mới dừng lại, nghe tiếng nổ đằng sau vẫn còn kinh hồn khiếp
vía.
Bên này sông, thiếu tá Minh phất tay, lính Liên Việt ôm thuyền
xông lên, ào ào vượt sông. Đầu tiên đặt chân lên bãi cát bờ Nam
sông Kiacak là 200 lính hỗn hợp Nhật – Chăm, tiếp đó là mấy
chục lính Tây Nguyên, lính Việt... sang đến bờ bên kia sau cùng.
5000 lính Việt – Chăm – Nhật – Tây Nguyên bắt đầu đào móc chiến
hào, đóng cọc chăng dây thép gai bảo vệ trận địa, bảo vệ cho
công binh làm cầu phao để đại quân vượt sông.
Tướng Khmer là Kjama thấy quân Việt vượt sông liền gọi phó tướng đến ra lệnh
- Saya, ngươi mang theo 2 vạn bộ binh, 10 thớt voi tấn công quân Việt cho ta.
Saya run rẩy đáp
- Tướng... tướng quân... quân Việt có loại pháo bắn xa, uy lực
lớn, chỉ sợ mạt tướng chưa đến nơi đã bị bắn thành tro tàn
rồi
- Đồ nhát gan – Kjama mắng – ngươi không thấy quân Việt vượt sông
thì pháo lập tức ngừng bắn à. Bọn chúng sợ sát thương nhầm
quân mình, ngươi chỉ cần áp sát quân Việt là không sao
- Tướng quân anh minh, mạt tướng xin đi ngay
- Khoan – Kjama gọi lại – đẩy lùi quân Việt xuống sông ngươi lập
tức cho quân phân tán ra mà rút lui, nếu quân địch có bắn pháo
thì cũng giảm bớt được tổn thất
Kjama không hổ là viên tướng dạn dày trận mạc, chỉ trong phút
chốc đã tìm được cách chống đỡ pháo của Liên Việt
Saya hớn hở dẫn quân ào lên. Kjama cũng lệnh cho quân sỹ lùi lại 500m nữa rồi xây dựng doanh trại tạm thời.