Năm 683 sau Công nguyên, Đường Cao Tông vì bệnh đau đầu tái phát nên đã chết. Đường Trung Tông Lý Hiển lên kế vị vốn là kẻ bất tài, xưa nay đều nhất nhất nghe theo lời mẹ và đương nhiên chính quyền đã hoàn toàn rơi vào tay Võ Tắc Thiên. Đến năm thứ hai vì một lý do nào đó Đường Trung Tông bị phế làm Lô Lăng Vương, Võ Tắc Thiên bất giác nghĩ đến một chuyện từ hồi mình còn nhỏ.

Viên Thiên Cương, người Tây Thục rất tinh thông tướng thuật, đã nói tất sẽ nghiệm. Lúc đó cha của Võ Tắc Thiên là Võ Sĩ Ược mời đến nhà để ông ta gặp mọi người trong gia đình. Sau cùng khi xem cho Võ Tắc Thiên lúc đó còn đang quấn tã, Viên Thiên Cương kinh ngạc buột miệng nói: "Nó là con trai à? Nếu là con gái thì không thể nói trước được". Cha Võ Tắc Thiên cười trả lời: "Nếu nó là con gái thì sau này sẽ như thế nào?". Viên Thiên Cương nói: "Tướng mạo khác thường, rất sang". Cha của Võ Tắc Thiên nói: "Hay là nó có thể làm hoàng hậu" . Viên Thiên Chương nói: "Làm hoàng hậu là chuyện đương nhiên rồi nhưng xem ra không chỉ dừng ở đó!". Cha của Võ Tắc Thiên lại hỏi: "Thế liệu có làm được nữ hoàng đế không?". Thiên Cương trả lời: "Con gái mà có tướng như vậy thì đương nhiên là sẽ làm nữ hoàng đế!"

Cho đến khi Võ Tắc Thiên lớn lên, các anh chị em vẫn thường kêu là nữ hoàng đế. Võ Tắc Thiên biết rằng trong lịch sử các triều đại chưa có ai được làm nữ hoàng đế nên cũng không mơ mộng gì. Không ngờ thời thế thay đổi, phúc chí tâm linh, từ tài nhân lên Chiêu Nghi, từ Chiêu Nghi lên hoàng hậu, từ hoàng hậu lên thái hậu, cứ từng bước từng bước một, mọi việc đều như ý. Khi Đường Cao Tông còn sống, vì bệnh đau đầu nên từ năm 660 sau Công nguyên phần lớn chuyện chính sự đều ủy thác cho mình, bây giờ con trai là hoàng đế, việc chính sự đều do một mình mình nắm, muốn phế muốn lập ai chỉ cần một câu nói của mình. Vậy là Võ Tắc Thiên không thể tránh khỏi lời tiên đoán của Viên Thiên Cương, đã được thử cái ý nghĩ làm nữ hoàng đế.

Song quan niệm truyền thống vẫn còn thâm căn cố đế, sau khi Đường Trung Tông bị phế, Võ Tắc Thiên cố ý thăm dò quần thần mới hỏi: "Sau này nên lập ai làm hoàng đế?" Tể tướng bèn tâu nên lập người con út của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông là Dự Vương Lý Đán. Những người khác cũng đồng ý như vậy chứ không một ai nghĩ đến việc một người đàn bà làm hoàng đế cả.

Võ Tắc Thiên đành phải tạm thời lập Lý Đán làm hoàng đế trên danh nghĩa. Song không ít đại thần nhiều lần đứng ra khuyên gián, đòi Võ Tắc Thiên phải sớm trao lại chính quyền cho hoàng đế, đàn bà không được tham dự vào chuyện chính sự. Cháu của quan đại thần nổi tiếng nhà Đường Lý Tích là Lý Kính Nghiệp thậm chí còn tập trung hơn 100.000 binh mã, thề giết người đàn bà muốn cướp giang sơn Đại Đường. Đại văn hào Lạc Tân Vương đã viết bản "Thảo Võ Chiếu hịch văn" nổi tiếng. Sau đó còn hàng loạt các bài phê phán đả kích Võ Tắc Thiên như Giáng Châu, Biểu Châu, Dự Châu...

Đối mặt với các thế lực truyền thống lớn mạnh như vậy, Võ Tắc Thiên hiểu rằng chỉ cần một câu nói của mình thì có thể ngồi lên ngai vàng, nhưng như vậy thì lòng người không phục, lòng dân bất ổn, ngôi vị nữ hoàng đế sẽ không bền chắc, cũng không thể lưu danh sử xanh được. Vì thế bà đã quyết định áp dụng kế sách dư luận tiến hành để tìm cách thay đổi quan niệm của mọi người, thay đổi thái độ thù địch của dân chúng đối với phụ nữ, đặc biệt là với bà.

Võ Tắc Thiên giả vờ nói rằng muốn trả lại chính quyền cho Lý Đán nhưng lại ngấm ngầm buộc Lý Đán viết biểu từ chối, làm như mình bị buộc phải lâm triều, nắm quyền của hoàng đế.

Tiếp đó lại cho cháu mình là Võ Thừa Tự sai người khắc lên đá 8 chữ "Thánh mẫu lâm nhân, vĩnh xướng đế nghiệp" và sơn màu đỏ rồi ném vào Lạc Thủy. Sau đó lại cho người nhặt lên dâng triều đình. Võ Tắc Thiên tự mình làm lễ cảm tạ trời đất, gọi hòn đá đó là Thiên thụ thánh đồ, đổi tên Lạc Thủy thành Vĩnh Xương Thủy, phong cho thần Lạc Thủy là Hiển thánh hậu, tự thêm cho mình hiệu là Thánh mẫu thần hoàng, phong cho Đường Đồng Thái làm Du Kích tướng quân. Đồng thời còn tổ chức nghi lễ trọng đại bái lạc thụ thụy, làm người khác nghĩ rằng việc bà làm hoàng đế là ý trời.

Lại cho một pháp minh cao tăng bịa đặt ra rằng có một đám mây cuộn thành bốn vòng bay khắp trong ngoài triều đình và cho rằng Võ Tắc Thiên là hiện thân của Phật Di Lặc ở trần thế, lẽ ra phải là người đứng đầu nhà Đường. Thêm nữa lại lệnh cho thị ngự sử Phó Du Nghệ dẫn hơn 900 người dân đến triều đình dâng biểu khẩn thiết mời Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế. Võ Tắc Thiên giả bộ không đồng ý nhưng lại thăng quan cho Phó Du Nghệ. Thế là các quan lại, dân chúng, đạo sĩ khắp nơi đều bắt chước Phó Du Nghệ dâng biểu mời Võ Tắc Thiên ra làm hoàng đế. Có lần số người dâng biểu lên tới- 60 ngàn người.

Với cách tạo ra dư luận như vậy đã làm cho mọi người đều cảm thấy rằng việc Võ Tắc Thiên làm hoàng đế là hợp ý trời và hợp lòng người. Các quan lại, dân chúng được thể còn nói việc lập nữ hoàng đế là hợp ý trời đất, Võ Tắc Thiên nên sớm lên ngôi. Ngay cả vị hoàng đế hữu danh vô thực Lý Đán cũng cho rằng Võ Thị nên làm hoàng đế, tự mình cũng dâng biểu thỉnh cầu Võ Thị.

Võ Tắc Thiên thấy rằng quan niệm của mọi người đã thay đổi, thời cơ chín muồi nên đến năm 690 sau Công nguyên đã giáng hoàng đế Lý Đán làm hoàng tự và ban cho họ Võ. Sau đó đổi quốc hiệu thành Chu, thêm tôn hiệu cho mình là Thần thánh hoàng đế, đường đường chính chính ngồi lên ngai vàng, làm nên một cuộc cải cách, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc một nữ hoàng đế thống trị thiên hạ.

Sử sách gọi Võ Tắc Thiên là "Tố đa trí kế" . Nếu xét về tài trí theo quan điểm hiện nay thì so với con trai mình, Võ Tắc Thiên xứng đáng nắm quyền hành hơn. Nếu tính từ khi Võ Tắc Thiên làm hoàng hậu và tham gia chính sự thì trên thực tế là đã chấp chính được nửa thế kỷ và phải nói rằng bà đã có công rất lớn, đã cống hiến rất nhiều vì sự văn minh, tiến bộ. Nhưng vì bà là phụ nữ nên việc ngồi lên ngôi vị hoàng đế là một cuộc cải cách làm kinh thiên động địa trong xã hội phong kiến, nếu như không có dư luận dọn đường trước để tranh thủ lòng người, thay đổi quan niệm thì điều đó rất khó thực hiện.

Trong kinh doanh, có lợi nhuận nhiều nhất, cống hiến nhiều nhất cho sự tiến bộ của xã hội luôn là sự khai phá của sản phẩm mới. Nhưng mọi người cũng đều biết rằng, đã từng có biết bao sản phẩm mới ra đời mà không có người hỏi han tới, từng có bao nhiêu nhà máy chỉ vì sáng tạo ra sản phẩm mới mà bị phá sản. Nguyên nhân là do đâu? Người tiêu dùng quan niệm về giá trị tiêu dùng, có cách tiêu dùng truyền thống, đó là những thành trì kiên cố để họ cự tuyệt một sản phẩm mới.

Một sản phẩm mới chỉ có thể thông qua cách dư luận tiến hành phương thức, quan niệm về tiêu dùng, phá vỡ những lô cốt thì mới có thể được người tiêu dùng ưa thích, mới có được thị trường, thay thế được sản phẩm cũ. Chính vì thế mà trong kinh doanh, kế "dư luận tiên hành" rất hay được dùng. Việc vận dụng kế "dư luận tiên hành" của các thương nhân người Nhật rất đáng làm tấm gương cho chúng ta. Các doanh nghiệp Nhật Bản khi muốn thúc đẩy sản phẩm mới hoặc khai thác thị trường nước ngoài luôn dựa vào quảng cáo để tạo ra dư luận từ trước, và nghĩ đến thị trường trong tương lai 5 năm thậm chí 10 năm sau. Như công ty Sony chẳng hạn, trước khi sản phẩm của họ được bán ở các cửa hàng thì đã xuất hiện nhiều lần trên đài truyền hình Trung Quốc. Cho đến khi sản phẩm của họ xuất hiện trên thị trường Trung Quốc thì người tiêu dùng đã có ấn tượng sâu sắc về các tính năng, công dụng mới mẻ độc đáo của chúng, thậm chí là đã được mọi người trông đợi từ lâu. Việc các sản phẩm của Nhật hơn hẳn sản phẩm của các nước khác hiển nhiên là có quan hệ mật thiết với việc vận dụng kế sách này.

Các sản phẩm của Nhật ở Mỹ cũng vậy. Một số công ty ôtô của Nhật quyết định đưa vào thị trường Mỹ loại xe Infiniti hào hoa. Trước đó mấy năm, quảng cáo nhằm thay đổi quan niệm sử dụng xe Ô tô của người Mỹ đã bắt đầu. Trong áp phích quảng cáo, chỉ thấy có những bầy ngựa hay tầng nhũ đá chứ không hề có hình ảnh thân xe hoặc một chiếc xe đang băng nhanh nhưng rõ ràng là đã hiện ra một cảm giác yên tĩnh kiểu Nhật. Chỗ trống bên cạnh thì viết. "Ở Nhật, cái gọi là hào hoa tức là để chỉ cảm giác tự nhiên về sự dư thừa, còn cái gọi là đẹp là để chỉ quan hệ cá nhân mật thiết. Một quan niệm mới về sự hào hoa đã xuất hiện - Infiniti".

Cách quảng cáo linh hoạt kỳ ảo mà lại có sức ngấm sâu này ngay lập tức làm rung động quan niệm tiêu dùng hào hoa muốn tìm cái mới lạ của người Mỹ, hình thành nên một xu hướng từ bỏ quan niệm gò bó vốn chỉ nhấn mạnh về chất lượng của xe và sự hào hoa theo kiểu cũ để đuổi theo sự hào hoa theo kiểu Infiniti.

Vài năm sau đó, kể cả khi công ty Nhật Bản nhận được rất nhiều cú điện thoại hỏi về kiểu xe hào hoa mới thì họ vẫn chưa đưa sản phẩm ra thị trường mà chỉ cung cấp một vài bức ảnh về kiểu xe mới cho giới báo chí. Mãi cho đến ngày 8 tháng 11 năm 1989, loại xe đó mới được trưng bày trong phòng triển lãm các loại xe của Nhật.

Sau khi đã thăm dò, khống chế dư luận một cách tỉ mỉ, kiên nhẫn, Infiniti mới bắt đầu được đưa vào Mỹ và ngay lập tức chiếm lĩnh các cửa hàng bán xe ôtô lớn.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play