Sau khi Lý Uyên kiến lập triều Đường và củng cố Quan Trung, lực lượng có thể chống chọi với Lý Đường chỉ có hai thế lực lớn là của Vương Thế Sung và Đậu Kiến Đức, vì vậy Lý Uyên thừa thắng rời Quan Trung hướng thẳng phía đông bình định Trung Nguyên, thống nhất toàn quốc.

Không ngờ vào tháng 4 năm Vũ Đức thứ 2 đời Đường Cao Tổ (năm 619), Đột Quyết xúi giục Lưu Vũ Chu phát lệnh đánh Đường, tiến công Tiên Thứ (nay là Tiên Thứ thuộc tĩnh Sơn Tây), tập trung đánh Thái Nguyên. Quân Đường phải tăng viện mấy lần mà vẫn bị đại bại. Trấn giữ Thái Nguyên là Lý Nguyên Cát trong đêm dẫn bầu đoàn thê tử tháo chạy đến Trường An. Lưu Vũ Chu men theo phía nam Phần Thủy, Phổ Châu (Châu Trị nay thuộc Lâm Phần, Sơn Tây) tiến quân, hầu như không thành nào không phá. Tháng 10 lại qua Phổ Châu, Cối Châu (nay là Dực thành ở Sơn Tây). Cùng thời gian đó, một nông dân người Hạ Huyện tên là Lữ Sùng Mậu vì phản đối quân Tùy thực hiện vườn không nhà trống nên đã tập hợp quân khởi nghĩa cùng hưởng ứng với Lưu Vũ Chu. Vương Hành Bản trước cũng là Tùy tướng đang ở Bạc Bản cũng nhân cơ hội câu kết với Lưu Vũ Chu. Vì thế thành Hà Đông của nhà Đường trong phút chốc đã bị thất thủ.

Được tin Thái Nguyên thất thủ, Lý Uyên vô cùng kinh hãi: "Cường binh Phổ Dương có tới hàng vạn, lương thảo có thể dừng cả 10 năm, một nơi hưng thịnh như vậy mà phải mất vào tay bọn chúng" . Lại một Hà Đông, Quan Trung bị đe dọa, lòng người hoang mang nhụt mất chí phòng thủ. Lý Uyên thấy "quân đạo tặc mạnh như vậy thì ta khó lòng mà chống cự" , đành phải "hy sinh phía đông Hoàng Hà, thận trọng gìn giữ Quan Trung vậy", có vẻ như hy vọng thống nhất Trung Nguyên đã bị dập tắt.

Lý Thế Dân thì lại không chịu buông xuôi mà cho rằng chỉ cần nỗ lực giành giật lại Hà Đông để tranh thủ tình hình có lợi ban đầu là có thể giữ được. Đoạn, không ngại nguy hiểm, hăng hái xung phong: "Không lấy lại Hà Đông thì Quan Trung sau này cũng sẽ cùng chung số phận, càng không thể nói đến việc thống nhất đất nước. Nguyện xin dẫn 3 vạn tinh binh đi bắt Lưu Vũ Chu, dẹp tan quân đạo tặc, chiếm lại thành đã mất".

Đây là một trọng trách vô cùng nguy hiểm, gian khó mà hy vọng lại cực nhỏ, nhưng Lý Thế Dân vẫn quyết lợi dụng khoảng thời gian tháng 11 năm nay sông Hoàng Hà đóng băng, dẫn quân vượt qua sông đến đóng quân tại Bách Bích (nay là phía tây nam Tân Triết, tỉnh Sơn Tây) - nơi có thể trông thấy thuộc hạ của Lưu Vũ Chu là Tống Kim Cương mà phẫn nộ.

Tống Kim Cương vốn là thủ lĩnh một đội nghĩa quân hơn vạn người ở Dị Châu (nay là Dị Huyện, Hà Bắc) vừa bị Đậu Kiến Đức đánh bại nay quy hàng theo Lưu Vũ Chu. Hắn trở thành em rể của Lưu Vũ Chu, lần này xuống phía nam đánh quân Đường hắn luôn đi tiên phong, qua ải chém tướng dễ như trở bàn tay.

Lý Thế Dân thừa hiểu rằng đối với một kẻ thù hung mãnh như vậy, chỉ có thể bằng cách tranh thủ lúc có thời cơ thuận lợi mới có thể tiêu diệt; khinh suất manh động thì chỉ có thể là đi lại vết xe đổ. Vì vậy, sau khi định quân ở Bách Bích, chăm ngựa mài binh, sẵn sàng chiến đấu, chỉ cho bộ phận nhỏ binh mã ra quấy nhiễu, còn quân chủ lực kiên quyết không ra đánh, nằm im chờ cơ hội. Tống Kim Cương ra sức công thành nhưng Lý Thế Dân vẫn nằm im bất động, chỉ dùng cung bắn tên để đuổi lui quân địch.

Tháng 12, Lý Thế Dân cho một đội quân dùng chiến thuật "địch tiến ta lùi, địch lùi ta tiến" liên tục gặp thuận lợi và giành thắng lợi liên tiếp. Tướng lĩnh nhà Đường sốt ruột phát ngứa chân tay, thi nhau thỉnh chiến. Lý Thế Dân lại nhận thấy thời cơ chưa đến nên bỏ ngoài tai tất cả và ra nghiêm lệnh nằm im tịnh thủ Bách Bích.

Mãi tới tháng 4 năm sau, Tống Kim Cương mặc dù có tinh binh mãnh tướng nhưng rồi nhuệ khí cũng giảm. Lương thực dự trữ trong kho đã hết, hiện hoàn toàn duy trì bằng cách đi cướp bóc, lại thấy Lý Thế Dân cố thủ không chịu đánh, không có cách nào giành thắng lợi sớm nên đành cho bọn Tầm Tương đi sau yểm trợ để tản về phía bắc. Khi đó Lý Thế Dân mới chụp lấy cơ hội phá cổng thành, quyết đánh không tha.

Lý Thế Dân đuổi kịp và đại phá quân Tầm Tương tại Lữ Châu (nay là Hoắc Huyện, tỉnh Sơn Tây). Sau đó không một phút chậm trễ, tiếp tục đuổi theo, một ngày đêm hành quân hơn 200 dặm, đánh hơn 10 trận lớn nhỏ. Đuổi đến Cao Bích Lĩnh (nay thuộc phía nam Linh Thạch, tỉnh Sơn Tây) thì quân Lý Thế Dân cũng hết lương thảo, sĩ tốt cũng mệt mỏi nhiều. Lưu Hoằng Cơ vội kéo dây cương ngựa của Lý Thế Dân nói rằng: "Đại vương đánh giặc, suốt từ phía bắc tới đây là đủ rồi còn định đuổi tiếp, không thiết sống nữa hay sao?! Hơn nữa quân sĩ đói mệt, cho dù thế nào cũng phải chờ lương thảo tới. Đợi quân sĩ no bụng có đủ dũng khí rồi đuổi tiếp cũng chưa muộn mà!". Nhưng Lý Thế Dân bảo: "Tống Kim Cương cùng đường tháo chạy, quân lính đang phân tâm. Phải biết rằng lúc này đang là cơ hội hiếm có để giành thắng lợi nhưng cũng dễ dàng bị tuột mất. Cơ hội đang ở trước mắt, đâu có thời giờ nghĩ đến chuyện mệt mỏi đói khát? Nếu chờ lương thảo tới, một khi cơ hội đã mất đi thì khi đó có hối cũng muộn rồi!". Nói rồi lại giục ngựa đuổi theo, đuổi đến Tước Thử Cốc (nay là Hiệp Cốc ở phía tây nam Giới Tức, tỉnh Sơn Tây), trong một ngày giao đấu với Tống quân 8 hiệp, bắt giết hơn vạn người, Tống Kim Cương hồn bay phách lạc lại tiếp tục tháo chạy.

Lý Thế Dân hai ngày chưa được nghỉ ngơi, ăn uống. Lúc đó chỉ còn một chú dê nhỏ nên hạ lệnh đem giết thịt. Tướng sĩ cũng đang rất đói lại phải nhanh chóng tiến quân về phía bắc. Tống Kim Cương trong tay chỉ còn hơn vạn binh sĩ, vừa mới đến thành Giới Hưu, không thể ngờ rằng Lý Thế Dân đã đuổi đến nơi nên vừa lâm trận đã bị đánh bại bỏ lại binh mã tháo chạy về phía bắc.

Lý Thế Dân đang tìm cách chiêu hàng thuộc hạ của Tống Kim Cương là Uất Trì Cung và Tầm Tương thì có người vào báo: Lưu Vũ Chu ở Tịnh Châu (tức Thái Nguyên, thấy Tống Kim Cương bị thất bại hoàn toàn sợ Lý Thế Dân đuổi đến nên đã tháo chạy về phía bắc. Nghe tin, Lý Thế Dân vội vã dẫn kỵ binh ngày đêm bắc tiến. Lưu Vũ Chu, Tống Kim Cương quả thật bị sợ hãi vô cùng chi biết đem hơn 100 kỵ binh nhằm hướng Đột Quyết mà đi, về sau bị bỏ mạng ở Đột Quyết.

Vùng Hà Đông lại quay về với Lý Đường, một lần nữa thế tranh hùng hướng Đông của nhà Đường lại xuất hiện.

Lý Thế Dân không hổ danh là một trong những vị tướng kiệt xuất trong lịch sử. Ông vận dụng mưu lược, chờ đợi, nắm chắc thế cục không sợ hiểm nguy, khó khăn, không màng mệt, mỏi, không tiếc sinh mệnh của mình. Ông đã trở thành một nhân vật cực kỳ kiệt xuất và tài trí.

Không chi có một người như vậy, trong thế giới thương nghiệp cạnh tranh khốc liệt cũng có người đã dùng lực mỏng của mình để nắm lấy thời cơ thích hợp, đó là ông chủ hãng tàu Onasiss.

Onasiss vốn là một kẻ trắng tay và cũng là một kẻ thường dân vô danh tiểu tốt, thế mà một bước ông đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới, dùng tỉ đô la mua được nhiều tài sản lớn như đoàn tàu thương mại lớn nhất thế giới, đảo Skerbiao trên biển Ainia, vài xưởng đóng tàu, hơn 100 công ty... có thể nói bí quyết của ông là cần mẫn tìm cơ hội, nắm chắc chắn cơ hội đó và trong thời khắc then chốt dám bỏ đồng tiền cuối cùng của mình ra cho cơ hội đó.

Không chịu bằng lòng với cuộc sống nghèo khó, 6 tuổi Onasiss đã lênh đênh phiêu bạt trên biển tới Hy Lạp. Đến Buenos Aires cậu bèn đi tìm việc làm. Cậu được làm thợ hàn, mỗi ngày làm việc chăm chỉ 16 tiếng, cuối cùng cậu đã để dành được một khoản tiền. Không bằng lòng với cuộc sống bình thường, cậu bắt đầu đi tìm cơ hội cho một việc làm tốt hơn. Cậu cũng tìm được một chân nhân viên trong công ty điện thoại. Không lâu sau cậu cũng bỏ luôn công việc lý tưởng này bởi cậu muốn đi tìm cơ hội cho một doanh nghiệp có thể phát tài lớn.

Onasiss kiên trì để kiếm tìm cơ hội, dũng cảm nắm bắt cơ hội và cậu cũng đạt được thành công nho nhỏ. Đến năm 24 tuổi cậu đã có 100.000 đô la, đồng thời làm tổng lãnh sự của chính phủ Hy Lạp đóng tại Buenos. Thế là cậu được tiếp xúc với thuyền bè và lại tiếp tục tìm cơ hội của một ông chủ tàu.

Năm 1929, các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, cục diện kinh tế bị lâm vào cảnh hỗn loạn và tuyệt vọng nhưng với Onasiss thì đây quá là cơ hội trời cho. Giống như lần trước tự mình bước vào thương trường, Onasiss vứt bỏ những gì mình đang có, tập trung 20.000 đô la để mua 6 chiếc thuyền chở hàng. Ai cũng cho rằng Onasiss là một gã ngốc nghếch, yên lành làm một ông chủ thì không muốn lại vứt tiền xuống biển, ai lại đi mua thứ mà lúc đó ai cũng nghĩ là sẽ chẳng ngóc đầu lên được đó là ngành vận chuyển hàng hải. Sau đó, chiến tranh thế giới lần hai nổ ra, cuộc chiến tranh đã thổi một làn hơi thần kỳ vào ngành vận chuyển hàng hải, chi trong một đêm 6 con tàu sắt của Onasiss đã biến thành một núi vàng. Chiến tranh kết thúc cũng là lúc Onasiss trở thành kẻ có tiền có thế, trở thành một ông chủ tàu lớn.

Cuộc chiến tranh thế giới lần hai kết thúc để lại một đống đổ nát, các thương gia đặc biệt là các chủ tàu đang còn hoang mang bất yên không biết phải xử trí thế nào, Onasiss bèn chế tạo một số lớn các tàu chở dầu bởi ông biết rõ kinh tế sẽ dần hồi phục và phát triển, hơn thế nữa dầu hỏa và năng lượng sẽ là mục tiêu lớn nên ông đã cho tung ra một số lớn tàu chở dầu.

Quả nhiên, không lâu sau, tàu chở dầu của Onasiss trúng quả lớn khiến cho ông trở thành một người giàu có như ngày hôm nay.

Onasiss không bao giờ cảm thấy tự hài lòng, luôn luôn để ý kiếm tìm cơ hội phát tài, và khi cơ hội đến thì ông nắm chặt trong tay. Vì thế tiền bạc của ông không ngừng được tăng thêm, ông chủ tàu lớn mãi mãi là danh hiệu dành cho ông.

Cơ hội giống như sao băng trên trời, chỉ lóe sáng rất nhanh nhưng ánh sáng lại tuyệt đẹp, đại bộ phận người đều chậm chân để theo dõi được luồng ánh sáng kỳ diệu đó, chỉ có những người toàn tâm, toàn ý kiếm tìm cơ hội mới nhận thấy, chiêm ngưỡng được thứ ánh sáng ấy và cũng chi có những người không chậm bước, biết toàn tâm, toàn lực nắm lấy cơ hội mới có thể đuổi kịp ánh sáng của nó. Đó chính là những người thông tuệ siêu phàm như Lý Thế Dân, Onasiss.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play