Mùa đông năm 618, Lý Thế Dân âm thầm chịu đựng sự khiêu chiến và nhục
mạ, chỉ sau khi thành Cao Giá chỉ giữ được không đầy hai tháng Lý mới
lãnh đạo kỵ binh bất ngờ đánh vào đội quân Tông La Hầu diễu võ dương
oai. Đội quân Tông La Hầu được lãnh đạo bởi "Tần Đế" Tiết Nhân Cảo gồm
toàn những quân tinh nhuệ. Bản thân Tông La Hầu cũng là một vị tướng
lĩnh dũng mãnh nhưng thấy mình đang rơi vào thế cục thua mười mươi nên
đành phải theo đám bại binh tiến vào vùng rừng hoang.
Lý Thế Dân không rời khỏi yên cương ra sức thúc quân truy kích, đội quân hùng hậu
cuối cùng cũng cắt bỏ bớt đi bộ binh mà chọn lấy 2.000 kỵ binh tinh
nhuệ, đích thân dẫn đầu truy đuổi với tốc độ cao nhất. Tông La Hầu vì
tính mạng của mình nên sợ hãi vô cùng chẳng còn biết đông tây gì nữa, Lý Thế Dân cứ thế ào ạt truy đuổi về đến Triết Giá (nay là đông bắc Kinh
Xuyên, Cam Túc).
Thành Triết Giá là trấn thủ của "Tần Đế" Tiết
Nhân Cảo. Tiết Nhân Cảo có biệt danh là "Vạn nhân đích", có hàng vạn
tướng lĩnh tài giỏi, dùng toàn bộ vùng đất rộng lớn Bảng Thạch để làm
căn cứ, thực lực vô cùng hùng hậu đã từng trong 6 tháng đánh quân nhà
Đường thua tan tác do Bát tổng quản lãnh đạo. Một vị tướng sĩ là chú của Lý Thế Dân thấy Lý Thế Dân chỉ đem theo 2.000 kỵ binh tiến đánh Triết
Giá không thể không lo sợ bèn vội vàng khấu đầu khuyên can: "Quân của ta tuy có thể đánh bại được Tông La Hầu nhưng Tiết Nhân Cáo anh dũng, lại
được lợi thế thành trì kiên cố, không thể vọng động. Xin hãy hạ lệnh thu quân tạm thời nghỉ ngơi, đợi thương lượng xong rồi hãy quyết định hành
động" .
Lý Thế Dân bèn đáp: "Tôi đã suy nghĩ kỹ rồi, thế cục
ngày hôm nay đã rất rõ ràng, không thể bỏ qua. Xin chú đừng nhiều lời! , Nói đoạn thúc binh khiển mã lập tức tiến đánh Triết Giá.
Quân
Tiết Nhân Cảo bày binh bố trận bên ngoài thành Triết Giá chờ đợi với mục đích chặn quân của Lý Thế Dân ở bên kia sông Kình.
Hai bên lâm
trận, chưa giao đấu ở tuyến đầu thì không ít tướng lĩnh của Tiết Nhân
Cảo đã vượt sông Kình sang đầu hàng Lý Thế Dân. Tiết Nhân Cảo thấy tướng sĩ không còn ý chí chiến đấu nữa vội vàng rút binh vào thành cố thủ.
Chẳng lâu sau, trời đã xế tà, đại quân của Lý Đường đã truy kích đến bèn hợp
lực vây quanh hào dưới chân thành liên tục ào ạt công kích. Quân tinh
nhuệ của Tông La Hầu càng ngày càng suy giảm, đến nửa đêm, những tướng
lĩnh giữ thành lần lượt ra đầu hàng. Quân Tiết Nhân Cảo trí cùng lực
kiệt không còn cách nào khác phải mở cổng thành cho Lý Thế Dân, quân
Đường đánh bại Tây Tần, thu được vùng đất Bảng Thạch to lớn.
Sau khi Lý Thế Dân chiến thắng, không ít tướng lĩnh thuộc hạ hỏi ông: "Sau
khi chiến thẳng Tông La Hầu, lại bỏ bớt bộ binh, không dùng công cụ gì
để đánh thành, chỉ dùng kỵ binh truy kích, rồi chẳng phải phí sức lực
bao nhiêu mà chiếm được thành Triết Giá là bởi làm sao?". Lý Thế Dân
đáp: "Quân của Tông La Hầu lãnh đạo đều là bọn thô lỗ vùng tây bắc, vũ
dũng vô mưu. Chúng ta chỉ dựa vào may mắn mới đánh bại được chúng, nhưng chỉ là làm chúng tan tác mà số quân bị bắn chết thì không nhiều. Nếu
lúc đó chúng ta không truy đuổi đám tàn quân thì chúng tất sẽ chạy được
về tới đại bản doanh Triết Giá, chẳng khó khăn gì Tiết Nhân Cảo cũng
phục hồi lại được đám tàn quân trở nên dũng mãnh, sau đó cố thủ trong
thành, chúng ta có muốn tấn công cũng khó. Chi bằng mượn cơ hội này truy kích đám tàn binh đến cùng làm cho chúng hết lối quay về thành, chỉ có
thể từ xa đánh lại, như thế thành Triết Giá đương nhiên sẽ suy yếu. Tiết Nhân Cảo cũng bị dũng khí của quân ta làm cho khiếp sợ chẳng kịp nghĩ
ra mưu kế gì được chỉ còn nước đầu hàng. Chúng ta truy đuổi đám tàn quân đến cùng nên chiến thắng mới đến dễ dàng như vậy".
Quân sĩ nghe xong không thể không phục, đồng thanh nói: "Đại vương mưu trí hơn người, thành khó mấy cũng hạ được".
Rõ ràng, mọi người vẫn nghĩ, đã là tàn binh rồi thì chẳng còn nguy hiểm gì hà tất phải đuổi đến cùn? Nhưng những người thực sự có trí tuệ lại
không cho là như vậy bởi vì truy đuổi đến cùng đám tàn binh lại là một
cách cực kỳ hiệu quả.
Hai mươi năm trước đã có người làm một
thống kê vui: Đem toàn bộ số chai Coca Cola đã bán xếp theo chiều thẳng
đứng thì chiều dài của nó bằng 5 lần đến và về từ trái đất đến mặt
trăng, hoặc nếu xếp thành một con đường rộng 7,5 mét thì có thể quấn 5
vòng xích đạo.
Coca Cola là sản phẩm với hương vị và bao bì độc
quyền, nhãn mác tinh đẹp, quảng cáo ấn tượng, qua mấy đời vất vả kinh
doanh nay đã trở nên thịnh hành toàn cầu, chiếm thị phần cực lớn trên
thị trường. Già trẻ đều thích uống Coca Cola, hơn nữa mạng lưới tiêu thụ mạnh mẽ khiến cho nó có mặt khắp nơi trên thị trường. Đây gọi là công
kích không ngừng.
Đối với một công ty số một trên thế giới mà
nói, tất cả các tập đoàn nước giải khát đều là bại tướng của họ, đều là
tàn quân không đường thoát. Đối với những kẻ bại trận không có khả năng
chống trả thì Coca Cola có thái độ coi thường cho rằng mình chỉ cần giữ
vững ngôi vị của mình, không cần phải "cạn tàu ráo máng" .
Không ngờ Coca Cola vừa có biểu hiện lơi lỏng thì vô số "tàn quân" lại gượng
dậy được, thậm chí một số trong đó còn trở thành "đạo quân" mạnh bắt đầu khiêu chiến đến cùng ngôi vị độc tôn của Coca Cola, bắt đầu xâu xé lãnh địa độc tôn của vương quốc Coca Cola trong đó công ty Pepsi ra đời sau
Coca Cola 2 năm lại trở thành một "đạo quân" hùng mạnh.
Trong
cuộc chiến thứ hai, lượng tiêu thụ của Pepsi chưa bằng một phần tư của
Coca Cola. Pepsi đã đánh trúng vào tâm lý tự cho mình là "anh cả" của
Coca Cola, dựa vào đặc trưng văn hóa của hiện tượng thay thế càng ngày
càng nổi bật từ sau cuộc chiến lần thứ hai, nhất là từ những năm 60 trở
lại đây, Pepsi đã đoán đúng ý nguyện của thanh niên muốn phản kháng kịch liệt, phân biệt ranh giới rõ ràng với thế hệ những người lớn tuổi, đề
ra hàng loạt các khẩu hiệu quảng cáo như: "Ngày nay đối với những người
tiêu dùng tự nhận mình là thanh niên, Pepsi chính là sự lựa chọn tốt
nhất của các bạn", "Pepsi - sự lựa chọn của thế hệ mới" nên đã đoán
được tâm lý của thanh niên muốn chạy theo mốt thời trang, muốn thoát
khỏi cách sống của thế hệ trước, đồng thời cũng thu hút được những người già và trung niên muốn thể hiện mình vẫn còn tràn đầy sức trẻ. Trong
các phương thức quảng cáo của mình Pepsi luôn thể hiện chủ đề nổi bật là thanh niên hăm hở, thả sức uống Pepsi, từ đó thúc đẩy sự lựa chọn dùng
Pepsi của thanh niên, kích thích ham muốn được dùng của họ, xây dựng
vững chắc hình tượng trẻ trung của sản phẩm.
Đối mặt với sự tiến công hùng hổ đầy vẻ hăm dọa của Pepsi, Coca Cola đang trên "ngai vàng"
cũng bủn rủn cả chân tay, tỏ rõ sự bất lực. Sự phòng ngự tiêu cực liên
tiếp dẫn đến sự hao binh tổn tướng, mất dần thị trường của Coca Cola.
Đến năm 1985 thị phần của Pepsi đã vượt trên cả Coca Cola, gấp 1,5 lần
Coca Cola.
Tình hình đã có những biến đổi đầy kịch tính, lúc đó
Coca Cola trở thành kẻ bại trận. Nhưng Pepsi vẫn không hề có ý buông
lỏng, một mực truy đánh đến cùng ngay trước hôm Coca Cola tổ chức lễ kỷ
niệm 100 năm ngày thành lập. Pepsi đã "đuổi", đến tận cửa nhà Coca Cola, khơi dậy một cuộc quyết chiến với khí thế rầm rộ.
Pepsi đã tiến hành một cuộc trắc nghiệm ngầm về mùi vị sản phẩm, kết quả là đa số
người tiêu dùng đều rất thích Pepsi chứ không phải là Coca Cola!
Đây có thể coi là một cuộc tử chiến về chất lượng "ngắm đúng sào huyệt"!
Song trong buổi lễ mừng 100 năm ngày thành lập đó Coca Cola đã thất bại
thảm hại!
Pepsi vẫn không chịu buông lơi như cũ, thừa thắng xông lên, tiến hành một cuộc tô vẽ trên quy mô lớn trong cuộc cạnh tranh
này. Coca Cola muốn tránh cũng không được, quyết định bắt đầu nghiên cứu chế tạo ra một phương pháp phối chế mới - nhất thiết phải thắng được
Pepsi về chất lượng khẩu vị, sau đó vào tháng 4 năm 1985 đột nhiên tuyên bố sẽ thay đổi phương pháp phối chế đã dùng suốt 99 năm qua, áp dụng
phương pháp vừa nghiên cứu thành công, đồng thời tuyên bế sẽ lập một kỷ
lục mới trong ngành thức uống của Coca Cola dựa vào phương pháp mới.
Chuyện này đã trở thành một bản tin gây chấn động toàn cầu.
Không ngờ đây lại là một nước cờ sai lầm dẫn đến việc chữa lợn lành thành lợn què: Coca Cola vốn là cùng sinh trưởng với nước Mỹ và từ lâu đã trở
thành biểu tượng của tinh thần văn hóa dân tộc của nước Mỹ, thay đổi
cách pha chế thì rõ ràng đã làm tổn hại đến tình cảm của rất nhiều người tiêu dùng. Mỗi ngày công ty Coca Cola nhận được vô số những bức thư và
500 cú điện thoại phản đối, thậm chí còn mở ra một cuộc biểu tình phản
đối. Công ty Coca Cola đã thật sự trở thành một "kẻ bại trận" cùng đường từ "ngôi vua".
Pepsi lại vẫn "thừa thắng truy đuổi tàn quân",
họ đã ngay lập tức làm quảng cáo phát liên tục 3 tháng liền trên truyền
hình và đã giành được những khách hàng thường xuyên yêu thích Coca Cola, thay đổi địa vị vốn rất uất ức từ bao lâu nay.
Công ty Coca
Cola đang ở trong bước đường cùng lại phải đối mặt với đòn truy kích
"tàn nhẫn" như vậy cũng đã nhanh chóng tỉnh ngộ ra. Vì thế mà trong lúc
tìm đường tháo chạy luôn luôn tìm cách mượn cớ phản kích để khôi phục
địa vị huy hoàng. Một cuộc chiến lại bắt đầu. Mà trước khi tiến hành
cuộc truy kích triệt để, cuộc đại chiến cạnh tranh đó luôn luôn như là
lúc "vở kịch mới bắt đầu", chưa biết ai thắng ai thua mà chỉ có thể thấy ai là người thực sự truy kích được tàn quân, giết chết những tế bào có
khả năng làm cho đối thủ đã lụi bại lại sống dậy.
Coca Cola lại bắt đầu phấn chấn, hăng hái trở lại, dốc toàn lực vào cuộc "huyết chiến gian khổ" hơn.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT