Khưu Xử Cơ không thể nhẫn nhịn thêm, định mở miệng buông lời quát mắng. Mã Ngọc dùng sức thích mạnh vào Đại Trùy Huyệt của chàng, Khưu Xử Cơ chợt cảm thấy đau nhói một cái vội quay đầu lại, Mã Ngọc bèn dùng tay trái vẽ trên mặt cát một chữ "Nhẫn" thật lớn, Khưu Xử Cơ bàng hoàng tỉnh ngộ ngay, liền bình tâm định trí trở lạị

Tiếng cười khàn khàn như giọng phèn la bể ấy kéo dài một lúc khá lâu, mới có tiếng cười oang oang chát chúa nói vọng vào:

- Không ngờ gã họ Vương thâu được đám đệ tử khá như thế, lại còn học một công phu trấn sơn nữa! Tốt lắm, ta không vào Yên Hà động làm rộn các Ngươi đâụ Trong cốc núi ta có để lại một ký hiệu, các người xem xong nhớ thưa lại với sư phụ của các ngươi vậy được rồi!

Nói đến đây, tiếng nói liền ngưng bặt nhưng âm ba vẫn vọng mãi trong cốc tối trời đêm. Một lúc khá lâu mới dứt.

Tiếng nói ấy khác hẳn với người bình thường mà sang sảng vang rền làm đinh tai nhức óc mọi ngườị

Khưu Xử Cơ nghe tiếng nói của người lạ còn dội trong rừng sâu núi thẳm liền đứng bật để đuổi theo xem xem cho rõ. Mã Ngọc bèn khuyên can:

- Võ công của người nầy cao siêu khó lường. Chúng ta sáu người cùng đi một lượt mới đỡ nguy hiểm hơn.

Mọi người đều ra khỏi cốc Yên Hà động bổng thấy trên mặt đất đá giữa cốc vết máu loan lỗ khắp nơi, mùi tanh hôi xông lên nực mũi bên cạnh một đống máu đông đặc có hai đống lù lù đen thui lông lá xờm xoàn trông hết sức rùng rợn tựa như người chẳng phải người, giống như yêu quái mà cũng chẳng phải yêu quáị

Tôn Bất Nhị kêu "Oái" lên một tiếng, rồi chẳng cất lời hỏi han, vun bàn tay ra một cái thì có hai tiếng "vút! Vút"! khẽ rít không khí, hai mũi ám khí từ trong lòng bàn tay nàng bay ra trước sau đều ghim trúng vào hai bóng đen lù lù to lớn kiạ Nhưng hai bóng đen vẫn im lìm chẳng hề nhúc nhích.

Vương Xứ Nhất vốn là một thợ săn xuất thân, liền kêu to lên bảo mọi người:

- Hai đống đen kia chẳng phải quái vật gì cả mà là hai con gấu ngựa đã chết!

Sáu đệ tử Toàn Chân Phái đồng xô nhau ra trước, quả nhiên đúng như lời của Xử Nhất, đúng là hai trự gấu đen lớn như hai con trâu nước nằm chết cứng dưới đất, đầu nghẹo về một bên.

Mã Ngọc tiến ra quan sát cho rõ ràng hơn, chàng bỗng chắt lưỡi và nói:

- Lợi hại! lợi hại! Hai con gấu đen nầy hiển nhiên là bị người lúc nãy dùng một loại chưởng công vô cùng lợi hại, chém gẫy cần cổ của nghiệt súc. Tung Sơn tuy là một ngọn núi cao, nhưng chẳng thể có loại mãnh thú nàọ Hai con gấu đen này từ đâu lạc đến đây thật là chuyện lạ lùng, không hiểu nổị

Mọi người suy nghĩ mãi, cũng chẳng tìm được lời giải thích đáng, nhìn vào thân gấu thấy da bụng có dấu rạch cắt bằng một loại binh khí lớn, ruột gan banh xả ra ngoài, máu tươi đầm đìa trên mặt đất.

Người ấy lợi dụng chất máu tươi của hải con gấu, vẽ loạn xạ trên mặt đất hơn sáu mươi đại tự rằng:

"Kính hẹn Trùng Dương Chân Nhân, sang năm lạp nguyệt, sẽ hội nhau tại Hoa Sơn luận kiếm, xin đem Chân Kinh theo cùng tranh cao thấp để quyết định ngồi thứ ai là kẻ đủ đức tài giữ lấy Chân Kinh ước hẹn tất cả cao thủ võ lâm thiên hạ tụ họp đông đủ chứng kiến cuộc so tài này! Nay ước"!

Bên dưới là một chữ tháo ngoằn nghèo kỳ lạ, Toàn Chân lục tử xem cả buổi vẫn chưa ra chữ gì. Mã Ngọc là người đọc sách nhiều chàng mò mẫm rất lâu mới nhìn ra một chữ "Phong". Chữ ký tên là "Phong" thì không cần nói cũng biết là tên của kẻ vừa phát ra tiếng kêu "Cốc" quái lạ và hai con gấu đen từ đâu lạc đến hãy tạm gác lại đừng đề cập tới, chi thấy kẻ lạ với hai bàn tay không mà chặt gãy cần cổ của hai con gấu, công lực ấy trong sáu đệ tử không một ai có thể sánh kịp.

Dùng máu để lưu bút tích, không những trong Võ lâm chưa hề nghe ai làm đến bao giờ, mà còn có thể biểu lộ tánh cách âm độc háo sắc của người bí mật kiạ

Mọi người càng nghĩ càng rùng mình mọc ốc. Thật là trong giang hồ võ lâm chưa có kẻ nào ác độc như vậỵ

Sáu đệ tử của Toàn Chân Phái ngẩn người một lúc khá lâu, Mã Ngọc mới ghi chép những dòng chữ dưới đây vào một tờ giấy, và khiêng hai xác gấu đem quăng vào trong cốc sâu chờ sư phụ đi Đông Hải trở về mới đem đầu đuôi câu chuyện thuật lạị Trùng Dương nghe xong giật mình kinh hãị Châu Bá Thông liền nói:

- Sư huynh, cái chữ "Phong" đó là tên của tiểu tử nào vậỷ Anh nói cho tôi biết đi, tôi chẳng cần đợi đến sang năm, tìm ngay tới ổ đánh nó một trận tơi bời cho nó biết taỵ

Trùng Dương vội quát:

- Đừng nói bậy!

Chàng sực nhớ đến một người và người nầy trước kia đã cùng mình trên Hoa Sơn trang đoạt Cửu âm Chân Kinh tên là Âu Dương Phong. Trùng Dương vốn chẳng biết Âu Dương Phong là nhân vật nào, chỉ sau khi giao đấu nhau trên núi Hoa Sơn, chàng hỏi thăm và nghe ngóng nhiều nơi mới tìm ra chút ít manh mối về ỵ

Chàng biết được Âu Dương Phong sinh trưởng ở miền Tây Vực, xuất thân là một tên mã tặc, còn sự y luyện võ công ra sao, thì chẳng ai hiểu biết nhưng mỗi khi đề cập đến tên y, người ta không quên nhắc đến ngoại hiệu Tây Độc đủ thấy người này ám hiểm độc hại đến mức độ nàọ

Âu Dương Phong khi đụng độ với Trùng Dương trên đỉnh Hoa Sơn thì Cáp Mô Công của y luyện chưa xong nên liên tiếp bị Trùng Dương quật té hai keo đích đáng, ngậm thẹn trở về.

Ngờ đâu, không đầy hai năm trời, bản lĩnh của Y lại tinh tấn như thế, vạn dặm đường xa diệu vợi từ Tây Vực trở lại Trung Nguyên, công nhiên ước hẹn với Trùng Dương đến Hoa Sơn luận kiếm, mong cưỡng đoạt cho được nguyên bổn Cửu Âm Chân Kinh, thật là ngoài cả ý liệu của mọi ngườị

Trùng Dương hết sức rối rắm trong lòng, nhưng bên ngoài vẫn trầm tĩnh như thường, chàng thầm tính hiện giờ chỉ mới hạ tuần tháng tám, mà Âu Dương Phong hẹn ngày giờ luận kiếm đến sang năm mùa đông tháng chạp, vẫn còn hơn một năm trời nữa, chàng có thể ung dung chuẩn bị mọi việc để ứng phó với cường địch.

Nghĩ đến đây xong, chàng liền nói với Khưu Xử Cơ:

- Các con chớ khá kinh hoàng, thầy đã hiểu rõ kẻ ấy là ai rồi, mọi việc có thầy đối phó các con tài nghiệp chưa thành, không được tính điều sằng bậy, cứ dốc hết lòng học tập luyện công, nghe rõ chưạ

Khưu Xử Cơ và đám đệ tử đều ríu ríu vâng lời cáo thối trở về phòng riêng.

Trùng Dương xử sự với đám đệ tử rất chừng mực nghiêm minh, trước tiên, chàng khảo sát đệ tử từ lúc chàng rời núi đến nay, võ công của họ đã tăng tiến đến bực nào, thử xem trong lúc vắng chàng bọn đệ tử có người nào chểnh mảng sự luyện tập chăng?

Qua hai tháng sau, Xích Đại Thông theo lời chỉ dẫn của Trùng Dương đến Tung Sơn tìm vào Yên Hà Động yết kiến, Trùng Dương bèn thâu nhận chàng làm đồ đệ, như vậy Toàn Chân Phái đã đủ số lượng đệ tử trong cương vị của Thiên Cương Bắc Đẩu Trận.

Trùng Dương bắt đầu tính toán làm sao cho họ tập luyện Thiên Cương Bắc Đẩu Trận, nhưng nghĩ đến cự luyện tập trận không thể một sớm một chiều mà thành công được. Hơn nữa trong bảy người, trừ Mã Ngọc và Khưu Xử Cơ ra, còn tài nghệ của các đệ tử khác chưa được kể vào hàng thượng thừa, thì có miễn cưỡng bày thành trận pháp cũng không thể phát huy được uy lực lợi hại của trận pháp, xem lại tình thế thì chỉ còn cách chờ sau khi Hoa Sơn luận kiếm trở về mới có thể bắt tay luyện tập được.

Cân phân lợi hại xong, Trùng Dương tạm thời gác bỏ vụ luyện tập Thiên Cương Bắc Đẩu trận sang một bên.

Bắt đầu từ hôm ấy, Trùng Dương cố để tâm nghe ngóng coi gần mười năm nay có nhân vật kiệt liệt nào trong võ lâm xuất hiện chăng. Thì ra ở thời trào Tống, phong trào võ thuật sổi động khắp nơị Phái Thiếu Lâm và Võ Đang lúc ấy chỉ có tiếng chứ thực tế chưa có gì đặc sắc lắm. Phương Bắc thì Cái Bang làm đầu quái nhân kỳ hiệp không ít. Những hảo thủ phần đông đều tụ tập ở trong Cái Bang.

Bang chủ là Hồng Thông, từ nửa năm nay uy danh chấn động khắp xa gần.

Một số người gọi y là Cửu Chỉ Thần Cái, Hồng Thất Công.

Miền Đông Thổ thì có Hoàng Dược Sư chiếm đóng trên đảo Đào Hoa, bắc đầu thu nhận môn đệ, lập thành một phái riêng biệt, danh thế lẫy lừng, thêm vào trận pháp Kỳ Môn Bát Trận ngũ hành đảo lộn của y trên Đào Hoa đảọ

Khắp vùng Tây Vực, Âu Dương Phong bá chiếm ngôi lãnh tụ võ lâm.

Phương Nam có hoàng triều họ Đoàn võ thuật trấn áp khắp trời Nam, Đoàn Lão Hoàng gia đã giá băng, Đoàn Cẩm đổi tên là Trí Hưng lên ngôi kế vị.

Võ thuật của ông được Ngọc Môn Tam Nhạn chân truyền với chức vị Hoàng đế tức nhiên ông chiếm hàng đầu trong võ lâm, trừ bốn phía ấy ra thì khắp vùng Trung Châu có thể Toàn Chân Phái đứng vào hàng số một vậỵ

Sau Toàn Chân Phái, thì Thiết Chưởng Bang cũng có một anh hùng mới nổi danh trong thời gian gần đây tên gọi là Câu Thiên Nhẫn, đôi thiết chưởng của y trong giang hồ cũng là một tuyệt thủ, có một không hai danh tiếng vang dậy khắp chốn võ lâm, đã từng cùng những hảo thủ của phải Tung Sơn ở Hồ Nam giao đấu nhaụ với đôi bàn tay sắt lợi hại, đã liên tiếp đánh bại trên mấy mươi cao thủ của Phái Tung Sơn, uy danh càng thêm lừng lẫy hơn nữạ

Trùng Dương cân nhắc khắp anh tài trong thiên hạ. Có thể đứng ngang hàng danh thủ như mình chỉ có năm người, trừ Âu Dương Phong có mắt như đui cứ mãi theo chống đối với chàng. Hoàng đế họ Đoàn đã cùng chàng có một giao tình thắm thiết, vì năm xưa trong hoàng cung họ Đoàn xảy ra biến loạn, chàng đã giúp họ Đoàn bình an được Còn Hoàng Dược Sư với chàng giữa hai ranh giới bạn và địch, nhưng chàng và Hoàng Dược Sư cũng chẳng có gì là gọi thù oán nhaụ Về phần Hồng Thất Công thì chàng cùng lão có duyên gặp gỡ một lần.

Câu Thiên Nhẫn chàng chỉ nghe danh mà chưa hề gặp mặt thì không cần đề cập đến hai chữ bạn thù. Chàng suy tới tính lui suốt ba ngày trời, rốt cuộc chàng quyết định chỉ để tâm đối với một mình Âu Dương Phong là đủ rồị

Một hôm, Trùng Dương kêu sư đệ Châu Bá Thông vào tịnh thất của chàng và bảo với y rằng:

- Sư đệ, bắt đầu từ hôm nay em nên giúp ngu huynh một việc.

Châu Bá Thông sốt sắng đáp:

- Chuyện gì thế! Nếu như sư huynh muốn sai tôi đánh lộn với ai, thì dù đạp than nhảy lửa tôi cũng chẳng từ nan!

Trùng Dương trách cứ:

- Mở miệng ra là nói bậy rồi, chẳng đứng đắn chút nào cả!

Châu Bá Thông bị Trùng Dương rầy la, gương mặt liền chù ụ, chẳng nói thêm một lờị

Trùng Dương thấy vậy, khuyên nhủ:

- Giới điều thứ nhất của Toàn Chân phái là cấm hung hăng háo chiến, ta làm sao dám sai bảo sư đệ tìm người để gây hấn đánh lộn chứ. Bắt đầu sáng mai sư đệ nên rời núi đi du lịch khắp nơi, bất kỳ gặp những nhân vật võ lâm nào đã thành danh, sư cứ đem chuyện ta cất giữ Cửu âm Chân Kinh truyền giao cho họ biết hết, nghe rõ chưạ

Châu Bá Thông kinh ngạc hỏi:

Úy! Gặp ai nói nấy, như vậy thì có khác nào dắt quỷ phá nhà, tự mình chuốc lấy phiền não hay saỏ

Mã Ngọc, Khưu Xử Cơ và các đệ tử cũng cảm thấy là một chuyện nguy hiểm không nên làm, nhưng Trùng Dương khẽ mỉm cười và nói:

- Dưới bóng mặt trời, không có chuyện gì bí mật mà giấu được lâụ Ta được Cửu Âm Chân Kinh chẳng phải do trong tay người khác mà chính từ dưới khe nước sâu ở núi Hoa Sơn, ta phải khổ công nhọc trí mới vớt lên được, có sợ gì mà chẳng cho thiên hạ biết!

Nếu là những chính nhân quân tử tâm địa quang minh thì họ quyết chẳng giống như hạng người Âu Dương Phong lén lút rình mò để mong cưỡng đoạt. Nói tóm mà nghe, sư đệ cứ yên tâm, mọi trách nhiệm sư huynh sẽ lĩnh hết.

Châu Bá Thông nhứt nhứt vâng lời chẳng dám phản đối thêm và quả nhiên hai ngày sau chàng lìa núi Tung Sơn và theo lệnh Trùng Dương đi chu du khắp nơị

Mã Ngọc và các đệ tử Toàn Chân Phái thấy Châu Bá Thông hạ sơn trong lòng mọi người hết sức âu lo áy náy vì nghĩ rằng tin Cửu âm Chân Kinh thấu lộ ra ngoài sẽ có không xiết kể địch thủ các nơi, nối tiếp nhau đến khuấy rối Tung Sơn, nào ngờ sự việc xảy ra ngoài ý liệu mọi người, nhẩm tính thời gian từ lúc Châu Bá Thông đi đã đúng nửa năm trời, thấm thoát đã hết Thu sang Đông, rồi Đông đi Xuân đến, thế mà Tung sơn vẫn vô sự, Yên Hà Động bình lặng chẳng chút bụi dấy lên, khiến cho Toàn Chân thất tử cảm thấy lạ lùng suy nghĩ mãi chẳng rạ

Đến mùa hạ năm sau, Châu Bá Thông mới trở về núị

Rạng ngày, Trùng Dương gọi bảy đệ tử đến trước mặt mình, nghiêm sắc mặt bảo:

- Tháng chạp năm nay là đến ngày thầy cùng Tây Độc Âu Dương Phong luận kiếm tại tỉnh Hoa Sơn. Vậy bắt đầu từ ngày mai, Châu sư thúc sẽ thay thầy tạm thời dạy dỗ các con trong nửa năm, các con nghe rõ chưả

Mã Ngọc kinh ngạc hỏi:

- Thưa sư phụ, thầy định đi đâu chăng?

Trùng Dương đáp:

- Thầy chẳng đi đâu cả, nhưng vì bắt đầu từ ngày mai thầy phải đến sau đỉnh Thái Thất sơn tìm một thạch huyệt để cư trú nghiên cứu cho thấu triệt Công phu Nhất Dương Chỉ, có thế thôị Các con chẳng cần lo âu làm gì!

Nghe Trùng Dương bảo thế, đám đệ tử chỉ còn cách ríu ríu vâng lời, và bắt đầu từ hôm đó Châu Bá Thông hớn hở vênh váo thế Trùng Dương chấp chưởng sơn môn và truyền thụ võ học cho bảy đệ tử của sư huynh mình, còn Trùng Dương di cư ra sau núị

Nửa tháng đầu Mã Ngọc và đám đệ tử chưa thật yên tâm, thỉnh thoảng ra sau núi để thăm nom sư phụ. Trên đỉnh Thái Thất Sơn cao ngất quanh năm mây mù bao phủ, gió rít âm ụ Một tào núi non hiểm trở đồ sộ như thế, bọn họ làm sao tìm thấy Trùng Dương được. Mã Ngọc cùng mọi người liên tiếp đi tìm mấy lần nhưng cũng chẳng thấy sư phụ ở đâu, chỉ đành lủi thủi trở về.

Thời gian thấm thoắt, hè đi thu đến, Miền Bắc lạnh lẽo khác thường, bước qua đầu tháng chín đến tiết trùng dương, sương rơi lác đát khắp nơi thứ nhất là ở đỉnh núi cao Tung sơn sương phủ một mầu trắng xóa, vừa đến tháng mười hoa tuyết bay rơi, Toàn Chân Thất Tử trong Yên Hà Động đều hết sức ngóng trông sư phụ trở về.

Giữa một đêm gió tuyết mịt mù, Trùng Dương bỗng nhiên quay về Yên Hà động, Mã Ngọc cùng các đệ tử đều hết sức mừng rỡ.

Sau nửa năm cách biệt, Trùng Dương hơi có phần gầy ốm, nhưng tinh thần sung mãn tráng kiện khác thường, sắc mặt đỏ hồng. Chàng cười với mọi người và nói:

- Nửa năm nay chắc con nhớ thấy lắm thì phảỉ Trong sáu tháng trời không những công phu Nhất Dương Chỉ thầy đã tiến thêm một bực, mà Cửu môn công phu ấy thấy đã ngộ được, kinh mất thức chỉ công điểm vào kỳ kinh hán thương cảm, lập tức cải tử hồi sanh ngaỵ Vốn là môn võ công để giết người, nhưng qua tay thầy biến cải trở thành một công phu cứu nhân độ thế, hà... hà.

Mọi người nghe xong đều hết sức vui sướng và thêm phục tài năng đức độ của sự phụ mình.

Trùng Dương bèn khảo sát tài nghệ từng đệ tử.

Một, thử xem trong nửa năm nay đã tiến triển đến đâu, chàng đứng cạnh bên chỉ điểm từng chỗ sai lầm, thầy trò biệt nhau nửa năm, hôm nay đoàn tụ mọi người nói cười như pháo nổ đầu xuân, quên cả khí trời lạnh lẽo của tiết tháng mườị Mã Ngọc và bọn đệ tử qua cơn trui mài ấy, võ thuật đã tiến cao thêm một bực.

Một tháng sau đã đến tháng mười, khí sắc mùa xuân sắp bắt đầu báo hiệụ

Một hôm Trùng Dương cho gọi bảy đệ tử đến trước mặt và bảo:

- Hôm nay là ngày thầy phải khởi hành đến Hoa Sơn, lần đi này kiết hung khó mà liệu trước. Vạn nhất thầy có điều bất trắc, Châu sư thúc là Chưởng môn của bổn phái, các con phải nghe lời giáo huấn của sư thúc.

Bảy đệ tử đều gật đầu lộ sắc lo âụ Khưu Xử Cơ nhanh miệng lên tiếng:

- Thưa sư phụ, nuối quân trăm bữa, chỉ dùng một ngày, sư phụ cho anh em chúng con theo cùng.

Trùng Dương lắc đầu đáp:

- Không được, thầy lần này đụng độ với Tây Độc Âu Dương Phong, là một cao thủ hãn hữu trên đờị Trước đây y bị Kim Quan Ngọc Tỏa của các con làm y hơi thiếp hãi không dám tiến lên. Nếu không với công lực của y, đột nhập vào Yên Hà Động thì anh em các con khó mà người nào còn sống. Trừ Âu Dương Phong ra, thế nào chẳng có những võ lâm hảo thủ khác, bản lĩnh của các con chắc chưa thể giúp thầy được, đi theo càng bận lòng thầy, tốt hơn hết là ở nhà giữ sơn động cho cẩn thận.

Mọi người nghe rõ sự tình, chẳng dám nài nỉ thêm. Châu Bá Thông bèn nói:

- Sư huynh, tôi có thể giúp sư huynh một tay chăng.

Trùng Dương liền đáp:

- Hiền đệ, trách nhiệm của hiền đệ còn quan trọng hơn ta nhiềụ Em cũng không đi được, ở lại núi để trưởng quản Yên Hà Động và Giáo phái Toàn Chân.

Châu Bá Thông biệt rõ Trùng Dương lần nầy đến Hoa Sơn ôm chặt ý định cùng chết với Cửu Âm Chân Kinh, kinh còn người còn, kinh mất người chết, tuy trong lòng Y mười phần thương cảm, nhưng gẫm lại sư huynh cam lòng quên thân với đại nghĩa, chỉ vì sự an ninh mai hậu cho võ lâm để mọi người khỏi phải vì Cửu Âm Châu Kinh mà tàn sát lẫn nhau, y hết sức khâm phục và yêu kính người sư huynh cao cả của mình.

Rạng ngày thứ hai, mới sáng tinh sương, Trùng Dương đã thức dậy, giầy cỏ gậy trúc tay cầm phất trần, lưng đeo bửu kiếm giắt nguyên bản Cửu Âm Chân Kinh vào người rồi lẳng lặng xuống núị

Trùng Dương mang Cửu âm Chân Kinh, lửng thững với chiếc gậy trúc tiến về hướng Tây qua Uyển Lạc vào Đông Quan, đến địa phận tỉnh Thiểm Tây, độ mười ngày sau đã đến chân núi Hoa Sơn.

Ngọn Hoa sơn chia ra làm hai hòn là Thiếu Hoa sơn và Thái Hoa Sơn, cách nhau độ bảy dặm đường.

Trùng Dương vừa đến chân núi Thiếu Hoa, thì từ bìa rừng dựa triền núi, bỗng có tiếng trống nhạc tấu vang lên. Trùng Dương hết sức lạ lùng, tại sao mình vừa đến nơi này lại có trống tấu lên. Chẳng lẽ sơn dân phường săn ở vùng phụ cận đang cử hành lễ gã gì chăng.

Trong lúc chàng phân vân chưa định, thì từ trong rừng có một đoàn người áo trắng đi ra, toàn là những thiếu niên tuổi chưa đầy hai mươi, mỗi người đều cầm một loại nhạc khí kèn, sáo, trống, phách, vừa đi vừa tấu lên nhịp nhàng, người áo trắng đi đầu cúi rạp người và nói:

- Toàn Chân Giáo Chủ giá lâm, hân hạnh vô cùng. Âu Dương Sơn của chúng tôi đã đợi ở đây rồị

Trùng Dương sắc mặt thản nhiên chẳng chút sợ hãi, gật nhẹ đầu đi thẳng vào rừng!

Vừa bước vào rừng, chàng kinh ngạc đứng sững lại!

Thì ra khắp một khoảng rừng châu vi trên một trăm mẫu ruộng được dán kín bằng loại nhiễu gấm thượng hạng màu sắc rực rỡ chói lòa, toàn dùng nhiễu Ninh gấm Thục. Hai vật liệu ấy hiếm quý vô cùng, vua chúa còn phải liệt vào hàng quý phẩm của Hoàng triều, một năm quan phủ sở tại phải có phận sự dâng nạp đủ số để tấn cung.

Âu Dương Phong ngang nhiên dám dùng vật quý ấy làm lều tượng, treo đầy trong rừng để che ánh mặt trời, đủ thấy y ngông cuồng hoang phí đến mức nào.

Trùng Dương thoáng nhìn sơ qua một lượt, gương mặt chàng càng thêm trầm tỉnh như thường. Tay trái phe phẩy chiếc phất trần, hỏi gã đầu lĩnh áo trắng:

- Xin hỏi tôn giá một lời, Âu Dương sơn chủ ở đâu?

Gã áo trắng khẽ mỉm cười mà không đáp, gã lấy tay bóp lên môi, thổi còi miệng một tiếng "Hoét"! Tức thì tấm màn gấm lay động rồi bên trong chạy ra hai đoàn ngườị Trùng Dương ngạc nhiên đến trước mắt như hoa lên, vì hai đoàn người vừa chạy ra kia không phải là đệ tử nôm hạ của Âu Dương Phong, cũng chẳng phải là những vị hảo thủ võ lâm được mời đến mà toàn là thiếu nữ xinh tươi, tóc mây, da tuyết lồ lộ sắc đẹp si người.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play