Trăng đã ngả đằng tây, cành lá bỗng rung lên mấy hồi, một quái nhân nhảy xuống từ cành cây ngay trước mặt.
Đó là một người phụ nữ. Cô ta ngồi sụp dưới đất, từ từ đứng dậy, ngẩng đầu nhìn Họa Long và Tô My. Họa Long và Tô My giật mình lùi lại mấy bước.
Người phụ nữ trước mặt họ quá gầy gò, mái tóc thả rối bù, chỉ mặc độc một bộ
quần áo len đã lấm lem không còn nhìn rõ màu sắc. Chiếc quần len tụt đến tận gối, mùi nước tiểu bốc lên nồng nặc, có thể cô ta vừa đi vệ sinh
rồi quên luôn cả việc kéo quần, đó cũng là lí do dáng đi của cô ta lại
cổ quái đến thế. Người phụ nữ chỉ còn da bọc xương, những đoạn khớp trên người nhô ra vô cùng đáng sợ. Khuôn mặc hom hem, hốc mắt sâu hoắm,
trông chẳng khác nào một con rối da. Hai chân teo tóp như hai cành cây
khô, cánh tay cũng chẳng còn tí thịt nào, cảm giác chỉ chạm mạnh cũng có thể gãy thành mấy khúc. Có nói cô ta trông chẳng giống người chút nào,
cũng không phải là quả đáng, có lẽ giống một con quỷ hoặc một bộ xác khô thì đúng hơn.
Họa Long giải người phụ nữ quái đản kia về Ủy ban thôn, Tô My vẫn thấy sợ hãi, đi nấp phía sau Họa Long.
Thư kí thôn nói: "Giời ạ! Đây là con mẹ diên! Cô bị bệnh thần kinh mà!"
Giáo sư Lương tỉnh dậy, khoác chiếc áo lên vai, hai tay chống vào thành
giường, ngồi lên chiếc xe lăn. Giáo sư hỏi người phụ nữ: "Cô còn người
thân nào nữa không?"
Người phụ nữ điên bỗng nhiên xông tới trước
mặt Giáo sư Lương, khiến mọi người xung quanh cũng giật mình. Cô ta ôm
lấy đầu giáo sư, rồi thơm một lên trán, nói: "Sao con không chịu mặc
quần len?"
Giáo sư Lương tròn mắt, không biết phải đáp ra sao.
Người phụ nữ điên nói tiếp: "Mẹ đây! Là mẹ đây mà!"
Họa Long dở khóc dở cười, tiến lại tóm lấy một tay người phụ nữ điên, không để cô ta làm loạn.
Người phụ nữ điên bất ngờ chộp lấy tay giáo sư Lương, gào lên: "Đi! Đi! Về nhà ăn màn thầu!"
Thư kí thôn chạy lại kéo người phụ nữ điên ra, đuổi cô ta về nhà. Người phụ nữ điên vẫn không chịu buông tha, nhất quyết đòi lôi giáo sư Lương về
theo. Tô My đứng nép vào một góc, bịt miệng cười. Thấy vậy, người phụ nữ điên bắt đầu buông lời chửi bới, dùng những lời lẽ khó nghe nhiếc móc
Tô My dụ dỗ chồng cô ta, còn cướp cả con cô ta đi nữa. Tô My ngẩn người, thấy vừa buồn cười, vừa oan ức. Cuối cùng, Họa Long và thư kí thôn kéo
người phụ nữ điên ra ngoài. Cô ta lấy hết sức giằng co, sau hồi lâu mới
chịu ra về, miệng vẫn chửi bới Tô My là đồ đàn bà mất nết.
Họa Long than thở: "Bà thím này, trông như bộ xương khô mà khoẻ ghê gớm!"
Tô My giờ mới lên tiếng: "Tức chết đi mất! Dám nói tôi dụ dỗ chồng cô ta! Điên thật rồi!"
Thư kí thôn giải thích, chồng và con trai người phụ nữ này đều đi làm xa,
không ai trông nom cô ta, cả ngày cứ vất vưởng trong làng như kẻ lang
thang không nhà không cửa.
Họa Long nói: "Thực ra, cô ta cũng rất đáng thương, sao mọi người không cho cô ta chút gì đó để ăn? Trông cô
ta còm đến mức chẳng còn ra dáng người nữa rồi."
Thư kí thôn cười khẩy, buông một câu: "Chồng con cô ta còn chẳng thèm ngó ngàng đến, sao chúng tôi phải lo."
Giáo sư Lương nhặt lên một sợi tóc. Đó là tóc của người phụ nữ điên rụng khi giằng co. Giáo sư nói: "Trong tám nạn nhân có hai người là cha con,
ngày mai đưa sợi tóc này xuống tỉnh làm xét nghiệm AND, rất có thể họ
chính là người thân của người phụ nữ này."
Tối đó, Bao Triển
trong lúc truy đuổi bắt được một người đàn bà đang trộm rau cải trồng
trong nhà kín. Người đàn bà đó tên Giáo Liên, là một góa phụ, ở nông
thôn thường xuyên xảy ra những chuyện kiểu "tiện tay dắt bò" như thế
này. Thư kí thôn tịch thu chỗ rau cải, mắng mấy câu rồi để cô ta về.
Ngày hôm sau, buổi nhận dạng di vật được mở ngay tại sân của Ủy ban thôn.
Một sợi dây thép của căng ngang sân, trên đó treo kín những bộ quần áo,
thắt lưng, giày dép của tám nạn nhân. Hầu hết những bộ quần áo này đều
là đồ rẻ tiền, đống giày dép cũng chẳng có nổi một đôi giày da, chỉ cần
nhìn qua cũng đoán được chủ nhân của chúng là những phu lao động nặng
nhọc quanh năm. Trong số di vật, có một chiếc áo phông vẫn còn dính
nguyên vết máu loang lổ, có thể tưởng tượng phần nào cảnh tượng đáng sợ
khi nạn nhân bị hại.
Hầu hết dân làng đều đã liên lạc được với
người thân đi làm xa của họ. Giờ này, họ tập trung về đây chủ yếu để xem cho vui, cho dù có người nhận ra di vật, cũng không muốn để ai biết,
tránh gặp rắc rối. Vài người bước vào trong sân, nhìn quanh một lượt
những thứ đồ treo trên sợi thép, giống như đang lượn qua một gian hàng
bán đồ cũ, nhưng không ai dám tiến lại quá gần. Một ông cụ già ngồi xổm ở góc sân, tay vê vê điếu thuốc lá, lắc đầu lẩm bẩm: "Không thấy có đồ
của thằng con lão..."
Ngoài cổng Ủy ban thôn bỗng vọng lại mấy
tiếng ồn ào, nhóm người đang tụ tập cũng phải dạt sang hai bên. Một
người đàn bà chống nạnh, lên giọng chửi bới năm anh em nhà họ Quách.
Người đàn bà đó chính là vợ của người em út tên Quách Ngũ, chỗ rau cải
bị mất đêm qua chính là trong ruộng rau nhà ả.
Góa phụ Giáo Liên
nhất định không chịu nhận mình là người trộm rau. Cô ta cũng là hàng
chua ngoa trong làng, xắn tay áo, mặt tối sầm, hỏi như thách thức: "Thím Năm, thím đang chửi ai thế? Ruộng nhà thím lấn sang đất nhà tôi, tôi đã chẳng thèm nói thì thôi, thím còn định gây sự hả?"
Góa phụ Giáo Liên điên tiết dang chân chống nanh chửi: "Ái chà con láo toét! Hôm nay bà phải cho mày một trận!"
Góa phụ Giáo Liên chạy xộc về nhà, vác ra một cá thớt và một con dao chặt lớn, sát khi đằng đằng chạy lại Ủy ban thôn.
Vợ Quách Ngũ cũng chẳng chịu thua, cô ta mang ra một chậu rửa mặt làm dụng cụ trợ uy, rồi quay lại chuẩn bị cho "cuộc chiến".
Tô My lo sợ xảy ra huyết án, Bao Triển ghé tai cô thì thầm: "Không sao
đâu, cho chị mở rộng tầm mắt, biết thế nào là đàn bà quê chửi nhau".
Người dân đi xem càng lúc càng đông, công tác nhận dạng di vật của nạn
nhân bị hai người đàn bà chua ngoa làm đảo lộn thư kí thôn khuyên giải
thế nào cũng không xong, tổ chuyên án và những người xung quanh đành
đứng nhìn, công như xem một buổi diễn hề chèo nơi làng xã.
Văn
hóa chửi nhau ở các làng quê vốn mang tính giải trí và tính thưởng thức, những cuộc cãi vã cùng mấy người đàn bà chua ngoa là nét đặc trưng cho
phong tục truyền thống ở những nơi này.
Làng nào cũng có vài ba
"cao thủ", những người phụ nữ quê coi đó là cơ hội thể hiện tài ăn nói
của mình. Những "cao thủ" thực sự không những phải có giọng nói vang
danh, mà còn cần một miệng liến thoắng nhất là phải có cảm thụ về âm
luật. Một trận chửi nhau không cần kiêng nể bất cứ thứ gì, cũng chẳng
phải để ý đến thể diện, tất cả chỉ vì những chuyến vặt vãnh hằng ngày,
những tranh chấp nhỏ nhặt giữa những người hàng xóm láng giềng. Lời chửi càng khó nghe càng nhận được sự tán tụng của người đứng xem, những cái
miệng nhanh như súng, lưỡi sắc hơn gươm liên tục tuôn ra những cơn sóng
ngôn từ sẵn sàng phá vỡ tới phòng tuyến cuối cùng của đối thủ. Đối diện
với một người đàn bà giỏi cãi lộn, các bậc thầy về hài kịch cũng trở
thành những người chẳng ngọng thì lắp, những nhà văn cũng đành chịu bại
trận dưới cách dùng từ quá ư chuyên nghiệp của họ.
Góa phụ Giáo
Liên vốn là nhân vật "hàng đầu" trong "ngành" này, chưa ai qua nối mặt,
bao năm khẩu chiến chưa hề chịu thất bại, xưng bà một vùng, suốt mười
mấy năm chưa có đối thủ.
Vợ Quách Ngũ, học chửi nhau từ lúc lên
ba, từ nhỏ đi theo mẹ "chinh đông chiến tây", tích lũy biết bao kinh
nghiệm khẩu chiến. Năm mười sáu tuổi đã trở thành cao thủ bậc nhất tại
quê mẹ.
Đây là trận giao chiến đầu tiên giữa hai người đàn bà
này, kẻ tám lạng người nửa cân, hai bên không ai kém ai, dân làng đứng
xung quanh đều đoán được rằng đây sẽ là trận đại chiến gió tung đá cuốn, đất trời rung chuyển chưa từng có ở làng quê này.
Vụ trộm rau
cải là mồi lửa châm ngòi cho cuộc chiến. Hai bên từ trước đến nay đã
nhiều lần khúc mắc, sự giận dữ dồn nén bấy lâu chỉ còn chờ đến hôm nay
để bộc phát.
Vợ Quách Ngũ lấy một cành cây gõ liên hồi vào cái
chậu rửa mặt, mọi người nghe tiếng gõ lập tức im bật, ánh mắt hướng về
phía thị một cách chờ đợi, xung quanh bỗng cuộn lên một mùi sát khí. Cô
ta dẫm chân xuống đất, cơ thể chồm lên, tay chỉ thẳng về phía trước mặt, từ miệng tuôn ra một tràng những câu nói độc địa chẳng khác nào một
khẩu súng liên thanh nã đạn về phía trước.
Góa phụ Giáo Liên cau
mặt, hàng lông mày lá liễu giờ dựng chéo, hai mắt trợn tròn long sòng
sọc hai hàm răng nghiến vào nhau như cối nghiền gạo, hít vào một hơi dài qua kẽ răng, đứng dựa vào một gốc cây như để lấy chỗ tựa cho tràng pháo sắp tới, cô ta cầm cái thớt gỗ, tay phải cầm chiếc dao chặt bản to vỗ
đen đét vào thớt, bắt đầu chửi, mỗi câu chữ tung ra là một lần đập mạnh
dao vào thớt, khí thế hơn người, âm thanh liên tục tuôn ra vô cùng chói
tai từ ngữ phong phú khiến mọi người dù khó chịu cũng không khỏi thán
phục.
Vợ Quách Ngũ nổi cơn tam bành, dạng chân dậm xuống đất, vỗ cái đét vào đùi, rồi bắt đầu tràng chửi rủa.
Góa phụ Giáo Liên cũng không vừa, nện mặt dao vào mặt thớt kêu chan chát,
giành lấy "quyền phát ngôn". Giọng nói của bà ta vừa đanh vừa gắt, chẳng cần dùng đến loa phóng thanh cũng có thể khiến cả thôn phải nhức óc.
Vợ Quách Ngũ chưa từng gặp đối thủ nào nặng kí đến thế, máu nóng trong
người đang sôi sùng sục, vừa thao thao bất tuyệt những thứ ngôn từ tục
tĩu, vừa phụ hoa thêm bằng những động tác như sắp xông tới ăn thịt đối
phương đến nơi.
Góa phụ Giáo Liên không chịu thua kém, hai bên kẻ chửi qua, người chửi lại, miệng lưỡi không kịp nghỉ. Giọng nói réo tắt, tốc độ như nã đạn, ngôn ngữ phong phú và nham hiểm của cả hai đều đã
đạt đến độ "phi thường". Trong lúc hai người đàn bà chua ngoa đang cãi
nhau không phân thắng bại, chẳng ai thèm để ý đến người phụ nữ điên đã
đi vào sân từ lúc nào. Cô ta nhìn hai chiếc quần len treo trên dây thép, rơm rớm nước mắt rồi bỗng hét lên một tiếng xé tan không gian. Tiếng
khóc của người phụ nữ điên át cả tiếng chửi rủa đương lúc cao trào của
hai người đàn bà ngoài cổng khiến mọi người đều phải quay lại nhìn.
Người phụ nữ điên quay người lại, chỉ còn biết khóc, hai hàng lệ chảy tràn xuống gò mà gầy gò rơi lã chã trên sân.
Quà đúng như những gì giáo sư Lương phán đoán. Hai cha con trong tám nạn
nhân chính là chồng và con trai của cô ta. Kết quả kiểm tra ADN sau đó
cũng đã chứng thực thông tin này. Chồng và con trai người phụ nữ điên
theo người ta đi đào mỏ than, từ đó không trở về. Đi cùng họ còn có anh
em nhà họ Quách. Nhà họ Quách có năm anh em trai, tất cả đều đã trở về.
Người đang cãi nhau ngoài cổng chính là vợ của người em út Quách Ngũ. Có điều quái lạ, là dù thấy vợ mình đứng cãi nhau với một mụ góa phụ giữa
làng, thậm chí sắp xông vào đánh nhau đến nơi, nhưng Quách Ngũ không hề
có ý can ngăn, năm anh em nhà họ Quách cũng không thấy vào nhận dạng di
vật.
Tổ chuyên án nhận định, anh em nhà họ Quách là nghi phạm quan trọng trong vụ án này.
"Mấy anh em nhà họ Quách, ai nhát gan nhất?" Giáo sư Lương hỏi.
"Quách Ngũ! Hắn ta là kẻ sợ chết, vô dụng." Thư kí thôn trả lời.
Cảnh sát nhanh chóng khống chế năm anh em nhà họ Quách, giáo sư Lương gọi
riêng Quách Ngũ vào thẩm vấn. Họa Long và Bao Triển đứng sau lưng giáo
sư, Tô My ngồi làm thư kí ghi chép, giáo sư Lương còn sắp xếp một số
cảnh sát ôm súng đứng canh ngoài cổng và cửa phòng thẩm vấn.
Quách Ngũ bị dẫn vào phòng thấm vấn, nhìn thấy cảnh tượng đó đã rụng rời chân tay. Chẳng chờ giáo Sư Lương kịp hỏi, hẳn đã quỳ sụp xuống đất, thút
thít nói: "Tôi... tôi không giết người. Tôi chỉ đi đào hố chôn xác thôi. Mấy thằng kia là do anh cả và anh hai dẫn đến, rồi anh ba và anh tư
giết, không liên quan đến tôi."
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT