Ngày hôm sau Phương Tằng liền mang bánh kẹo, hoa quả, trà rượu mừng đến nhà Lâm Thành. Lâm Thành là cữu cữu anh, cũng là trưởng bối có bối phận khá lớn còn tại thế của anh, Phương Tằng muốn thành thân tất nhiên phải nói với ông một tiếng. Phương Trí Viễn cũng đi cùng, giúp bê đồ.

Lâm Thành gia nhìn Phương Tằng mang đồ đến nhà mình còn hơi kì quái, cũng không phải lễ tết, Phương Tằng mang đồ đến nhà ông làm gì nhỉ Chỉ lát sau ông đã biết, Phương Tằng là sắp cưới phu lang, còn là ca nhi ở trấn trên.

Lúc đầu Lâm Thành nghe Phương Tằng nói anh tự mình định thân cảm thấy không thoải mái, ông là cữu cữu, có thể nói Phương Tằng không còn cha ma, nhưng xảy cha còn chú, việc hôn nhân đại sự ông cũng coi như có thể làm chủ cho Phương Tằng. Lâm Thành lúc đầu cũng quan tâm đến hôn sự của Phương Tằng, bảo phu lang và nhi lang chú ý, nhưng vẫn không tìm được người vừa lòng, ai cũng có vẻ không xứng.

Nhưng đột nhiên Phương Tằng nói với Lâm Thành rằng anh đã định hôn, cũng không thương lượng gì với ông làm Lâm Thành thấy mình không được tôn trọng. Phương Tằng là cháu ngoại ông, trước khi định thân ít ra cũng phải nói với ông một tiếng, để ông bàn bạc vài câu mới đúng. Dù sao, trong nhà Phương Tằng không còn trưởng bối, có ông suy xét thì vẫn hơn.

Phương Tằng nhìn cữu cữu mình lạnh nhạt, biết cữu cữu sĩ diện, chỉ sợ để ý lúc trước anh chưa nói, nhưng anh cũng có suy xét của riêng mình. Nếu ngay từ đầu đã nói với cữu cữu anh chuyện Trần gia muốn kết thân với anh, cữu cữu anh nhất định sẽ cực lực thúc đẩy, trước khi biết tính tình, nhân phẩm của Trần Mặc thì làm như vậy là rất bị động, nếu anh không vừa ý Trần Mặc thì hậu hoạn vô cùng. Phương Tằng nghĩ thế nên cũng không nói cho Lâm Thành.

Lúc sau, anh cũng định nhờ cữu cữu anh đi cầu hôn cho anh, nhưng Trần gia là nhà trấn trên, không có ông mai thì không ra sao. Anh ngẫm nghĩ, quyết định nhờ cữu cữu và cữu ma anh làm người chứng hôn, cũng coi như bù đắp thất lễ lúc trước. Quả nhiên, khi Phương Tằng nói muốn mời phu phu Lâm Thành làm người chứng hôn, Lâm Thành lập tức vui vẻ.

Biết cháu ngoại cũng không phải không tôn trọng mình mà là giữ lại bối phận lớn nhất để nhờ, Lâm Thành rất cao hứng, cũng bắt đầu hỏi kỹ ca nhi cùng Phương Tằng thành hôn là người như thế nào. Ca nhi ở trấn trên đang yên đang lành sao lại có thể gả về nông thôn, việc này làm ông không yên lòng, dù sao bình thường chỉ có gả ca nhi lên trấn trên, còn ca nhi trấn trên gả về nông thôn hơn phân nửa là có chút lỗi lầm.

Phương Tằng bèn kể cụ thể chuyện của Trần Mặc, đương nhiên lược bỏ đoạn về Vu gia, chỉ nói trước kia định hôn không thích hợp nên lui, sau đó lại ở nhà thủ hiếu nên tuổi lớn, đúng lúc anh lại có giao tình với chưởng quầy Trần, cũng là thúc thúc của Trần Mặc nên mới có chuyện định thân.

Lâm Thành nghe mà trong lòng như ngồi xe đi núi, lúc cao lúc thấp. Vốn cho rằng ca nhi trấn trên này có lỗi lầm gì mới bị gả đến nông thôn nên ông còn đang cảm thấy oan khuất thay cho cháu ngoại. Dù sao cháo ngoại ông bây giờ điều kiện rất tốt, nếu tìm ở nông thôn cũng có thể tìm được ca nhi tốt, không cần oan ức chính mình mà cưới ca nhi có lỗi sai.

Cũng không ngờ lai lịch Trần ca nhi này lại lớn như vậy, nghe Phương Tằng nói thì huynh trưởng của ca nhi này là tuần kiểm tư, là quan viên cửu phẩm, đây chính là đệ đệ của quan lãi gia. Nghe nói ca nhi này tướng mạo cũng không tồi, cho dù ca nhi này có lỗi sai gì, chỉ dựa vào Trần gia cũng là một đại hỷ sự. Huống chi trừ việc tuổi hơi lớn thì không có chỗ nào không tốt, Lâm Thành cao hứng đến đâu thì đúng là không cần nói.

Cháu ngoại ông có thể cưới được ca nhi có nhà mẹ đẻ như vậy, sau này chắc chắn là không tồi, ngay cả cữu cữu như ông cũng có thể nhờ vả. Ít nhất, thằng cả nhà ông sau này đến nha môn xử lý công việc cũng thuận tiện hơn, nếu Lâm gia thôn có sự tình gì, bọn họ cũng có thể đỡ lo lắng chút.

Lâm Thành càng nghĩ càng cảm thấy phải làm tốt việc hôn nhân này, làm cho thật to, không thể khiến cho Phương Tằng mất mặt, nếu không, sau này người ta chướng mắt Phương Tằng, Lâm gia thôn ông cũng đừng mơ nhờ cậy gì. Ông vội vàng hỏi: “A Tằng à, con định thân này không tồi, nhà đó có thể gả ca nhi cho con là coi trọng con. Người ta cho chúng ta mặt mũi thì chúng ta cũng phải làm người ta vừa lòng. Hôn sự này của con cũng phải làm long trọng, nếu không thì cữu cữu không đồng ý đâu. Con có đủ bạc không Nếu không đủ thì bảo hai biểu huynh của con lấy ra. Mấy đứa chơi với nhau từ nhỏ, con thành hôn bọn họ cũng không thể làm ngơ.”

Phương Tằng cười nói: “Cữu cữu, tiền bạc con còn, không cần phiền toái Lâm Tín, Lâm Chính. Hơn nữa sính lễ con đã đặt xong, giờ chỉ cần mua đồ chuẩn bị cho tiệc cưới là được rồi, tính đi tính lại cũng đủ tiền. Ngày mai Trần gia phái người đến đo phòng, cháu muốn thu dọn nhà, lúc đó nhờ bọn Lâm Tín đến giúp một tay là được.”

Lâm Thành nghe thế vội vàng nói: “Tất nhiên, tất nhiên. Cháu có chuyện thì bảo thằng cả thằng hai đến giúp, không cần khách khí.” Nói xong lại nói với Lâm Thành gia: “Ma ma đám nhỏ, ông là người già, biết quy củ thành hôn của hương lý, trong nhà cháu ngoại mình không có trưởng bối lo liệu, ông để ý nhiều chút, giảng giải dặn dò nó, cũng không thể khiến thân gia Trần gia nói chúng ta không biết cấp bậc lễ nghĩa.”

Lâm Thành gia sao lại không đồng ý, liên tục nói: “Cháu ngoại cả thành thân, ta làm cữu ma tất nhiên phải làm tốt. Cháu cả à, cháu cứ chờ cưới Trần ca nhi làm phu lang cho cháu thôi, còn mấy việc hồng trướng hồng bị, mấy chuyện vụn vặt, ta và phu lang nhà thằng cả thằng hai cam đoan làm đẹp đẽ cho cháu.”

Lâm Thành gia vừa nghĩ đến việc mình là cữu ma của ca nhi nhà quan liền cảm thấy cực kỳ có mặt mũi, là người duy nhất trong mười dặm tám hương này. Ông cần phải tổ chức sao cho đẹp mặt, dù Phương Tằng hay Trần gia ca nhi cũng phải cảm ơn ông. Phu lang thằng cả và thằng hai nói là giúp Phương Tằng làm ở hàng đậu phụ, kỳ thật ông cũng biết đó chỉ là lấy cớ, là Phương Tằng lấy danh nghĩa của mình làm lá chắn cho hai đứa con ông.

Nhưng hai đứa nó cũng đã từ chối khéo, tuyên bố không muốn ca nhi của ông vào làm chung thì ông có thể nói gì Dù sao lòng bàn tay mu bàn tay đều là thịt, nhưng mà Phương Tằng có thể giúp các con trai của mình, ông làm cữu ma cũng thấy vui. Ông cũng đã nhìn ra, Phương Tằng càng tốt thì con trai ông mới có thể càng tốt, Phương Tằng là người không thiệt thòi người khác.

Mọi người đang thương lượng việc thành hôn, ai cũng cao hứng phấn chấn nhưng một lúc sau đã nghe thấy có tiếng khóc từ xa truyền tới. Mới sáng sớm, người Lâm gia nghe đã cảm thấy tan hết không khí vui mừng. Lâm Thành mất hứng, là ai không có mắt nhìn, đến khóc trước cửa nhà ông

Còn chưa đợi ông bảo người ra xem thế nào thì người đã vào tới, chỉ thấy Lâm Song dắt Đại Bàn vào cửa, không phải cái loại khóc giả vờ giả vịt chỉ nghe sét đánh không thấy hạt mưa bình thường mà là khóc đến mặt mày đỏ ửng. Lâm Thành gia vừa thấy đã đau lòng, ca nhi của ông ông biết, hai năm này về nhà mẹ đẻ đã thu liễm không ít, cũng không gây ra chuyện gì.

Hơn nữa Lâm Song khóc là thương tâm thật, chắc chắn là chịu uất ức. Ông bước lên kéo Lâm Song, đau lòng lau nước mắt cho y, hỏi: “Song à, con sao thế Khóc thành như vậy Đương gia của con đâu Đại Bàn, a ma con sao thế Sao không thấy cha con đâu”

Đại Bàn theo a ma nó đi từ Triệu gia thôn đến đây đã mệt muốn chết, nghe ma ma của mình hỏi thế, mất hứng nói: “Ông nội, ma ma nhà con muốn phân gia. Ma ma nói muốn đuổi con và cha ma ra khỏi nhà, chiếm đồ của nhà con, còn muốn cướp xe la.”

Lâm Thành lúc đầu còn không thèm quan tâm, ông biết tính tình của ca nhi mình, vô lý cũng gây chuyện, một khóc hai nháo ba thắt cổ là bình thường. Không ngờ cháu ngoại lại nói ra sự tình lớn như vậy, phân gia, cướp xe la, Triệu gia muốn làm cái gì

Lâm Thành tức giận, trung khí mười phần hô với Lâm Tín gia đang đứng ngoài: “Nhà thằng cả, con đi gọi thằng cả và cả nhà thằng hai đến đây, chúng ta có việc lớn. Con bảo chúng nó về mau, đi nhanh lên.”

Phương Tằng xấu hổ, đi không được mà ở lại cũng không xong, vẫn là Lâm Thành mở miệng nói với Phương Tằng: “A Tằng, con xem chuyện của Song, con là hán tử, đi ra ngoài nhiều cũng có kiến thức, con cứ ở bàng thính, ra quyết định.” Lâm Thành đã nói thế, Phương Tằng cũng không thể về.

Lâm Thành gia cũng đồng ý, dù sao Phương Tằng là cháu ngoại chứ không phải người ngoài, Lâm Song lần này đúng là chịu oan ức, công phu của Phương Tằng tốt, lại có quan hệ rộng, đi cùng thằng cả thằng hai cũng có thể lấy lại công đạo cho Lâm Song.

Lâm Thành gia khuyên Lâm Song ngừng khóc xong thì phu phu Lâm Tín, Lâm Thành cũng về tới nơi. Lâm Song dù không tốt cũng là chuyện trong nhà, bọn họ có thể mắng có thể nói nhưng vạn vạn không cho phép người bên ngoài đến bắt nạt y. Đây không phải là bắt nạt Lâm Song mà là bắt nạt Lâm gia bọn họ vô năng.

Người đến đông đủ, Lâm Song dưới ý bảo của Lâm Thành gia kể lại mọi chuyện.

Từ hai năm trước, sau khi Lâm Song bị nhà mẹ đẻ lạnh lùng một thời gian, hai cụ Triệu Đức liền bắt đầu chèn ép Lâm Song. Đệ đệ của Triệu Cần là Triệu Kiệm cũng động tâm tư, có cơ hội liền làm khó bọn họ, phu phu Lâm Song sống cũng khổ sở.

Sau này Lâm Song về nhà mẹ đẻ chủ động làm lành, hai cụ Lâm Thành lại trợ cấp y một ít, sống ở Triệu gia mới dần tốt hơn nhưng cũng không bằng trước kia. Hơn nữa, Triệu Kiệm gia còn có quan hệ thân thích với Triệu Đức gia, hai cụ Triệu Đức vốn thích cháu nhỏ, nên càng thích Triệu Kiệm gia. Bình thường mong chờ Lâm Song lấy đồ về nhưng trong lòng cũng nghĩ khác. Thế nhưng cũng không dám làm quá mức, dù sao nhà mẹ đẻ Lâm Song cũng không dễ chọc. Quan trọng nhất là đại ca ma của Lâm Song là ca nhi của lý chính trong thôn, hiện quan không bằng hiện quản, nếu đắc tội với Lâm Song thì bọn họ ở trong thôn cũng khó sống.

Nhưng năm trước, Lâm Song và Lâm Tín gia có chuyện, nhà mẹ đẻ Lâm Tín gia cũng đối xử bình thường với nhà Triệu Đức. Hai cụ Triệu Đức vốn vì có quan hệ dây mơ rễ má với lý chính, ở trong thôn có vài phần vênh váo, nhưng bây giờ nhà Triệu lý chính vừa tỏ thái độ như vậy, mọi người trong thôn đều rõ bọn họ cũng chỉ đối xử bình thường với nhà Triệu Đức.

Hai cụ Triệu Đức mất hết mặt mũi, không dám nói gì với người ngoài nhưng lại trút hết tức giận lên hai người Lâm Song. Đúng lúc nhà mẹ đẻ Triệu Kiệm gia cũng có của cải hơn, hai người Triệu Kiệm không muốn chia đồ lấy từ nhà mẹ đẻ về cho Lâm Song nên muốn phân gia.

Nhưng nhà Triệu Đức cũng chỉ là nhà ba gian tường đất, hai mẫu đất bạc màu, đáng giá nhất trong nhà chỉ là một con la. Nhưng con la này là Lâm Song lấy từ nhà mẹ đẻ, lúc mua còn viết tên Lâm Song. Phân gia nếu chia đều thì hai người Triệu Kiệm cũng chẳng có gì đáng giá.

Thực ra Lâm Song đã muốn phân từ lâu. Dù sao trước kia nhà mẹ đẻ trợ cấp cho y nhiều, Triệu gia nghèo, không phân gia lấy đồ về phải chia cho tất cả mọi người. Triệu Cần lại rất nghe lời cha ma, Lâm Song cũng không muốn Triệu Cần mất hứng nên chỉ náo luận hai lần không thành cũng nhịn không nói.

Năm nay Lâm Song thấy cháu Tiểu Tráng nhà mình sáu tuổi cũng đã đi Triệu gia tư thục, nghĩ đến con mình đã tám tuổi, y liền muốn cho Đại Bàn đi đọc sách. Nhưng hai cụ Triệu Đức không muốn, vì Nhị Bàn nhà Triệu Kiệm cũng sáu tuổi, Triệu gia chỉ có thể cho một đứa đi đọc sách, nếu Đại Bàn đi thì Nhị Bàn không được đi.

Nhị Bàn giống Triệu Kiệm, là bảo bối trong lòng hai cụ, hai người Triệu Đức sao có thể để nó chịu thiệt. Vì thế, bọn họ cứ lùi trước, sau đó lén lút đến chỗ tiên sinh tư thục đưa tiền, muốn tiên sinh nói coi trọng Nhị Bàn thông minh nên nhận Nhị Bàn, chặn họng Lâm Song.

Không ngờ chuyện này bị một ca nhi trong thôn nghe thấy. Y là người lắm mồm, thích nhất là hóng chuyện, việc lớn như vậy không nửa ngày đã đồn đãi đầy trời. Lâm Song biết sao có thể không làm ầm ĩ, đều là cháu của cha ma chồng mà cha ma chồng làm như thế cũng quá là bắt nạt người.

Y ở nhà hết gây chuyện lại ầm ĩ, hai người Triệu Đức dứt khoát lành làm gáo vỡ làm muôi, nhất định nói là tiền trong nhà để cho Nhị Bàn đi học, Lâm Song không chịu thì tự đi tìm bạc. Lâm Song cũng không sợ, nếu bọn họ nói thế, Lâm Song nắm xe la đi bán lấy bạc cho Đại Bàn đi học. (*nghèo cũng phải cho Tèo đi học* =)))

Xe la là thứ đáng giá nhất nhà, tuy tiền là Lâm gia ra, cũng viết tên Lâm Song nhưng hai cụ Triệu Đức và hai phu phu Triệu Kiệm vẫn cho rằng là của nhà, thậm chí còn coi con la là của mình, sao có thể nhìn Lâm Song động vào. Triệu Đức gia nhìn Lâm Song kéo đi, ngẫm lại liền trực tiếp ngã xuống, giả bộ bệnh.

Sau đó Triệu gia liền rối loạn. Triệu Cần về liền tát Lâm Song một cái, hai cụ Triêu Đức dứt khoát nhân cơ hội nói phân gia, nhưng lại làm con cả Triệu Cả phân ra ngoài, bọn họ sống cùng Triệu Kiệm. Hai mẫu đất mỗi nhà một mẫu, phòng chia một gian nhưng xe la phải giữ lại, coi như hai người Triệu Cần hiếu kính phí dưỡng lão cho cha ma.

Lâm Song tất nhiên là không chịu. Triêu gia vốn đã không có gì, hai cụ Triêu Đức sống cùng Triệu Kiệm, tiền bạc trong nhà đều cho Triệu Kiệm hắn đã không vui, như vậy là nói cho cả thôn nhà con cả bọn y bất hiếu sao Hơn nữa con la này là y lừa nhà mẹ đẻ về, sao lại thành của nhà thằng hai được. Nói thật dễ nghe, vì cái gì có hai huynh đệ mà chỉ nhà y phải ra tiền dưỡng lão, rõ ràng là muốn cướp la cho nhà Hai mà.

Đáng tiếc, Triệu Cần bình thường thông minh nhưng lại đứng về phía cha ma không nói lời nào. Lâm Song ở Triệu gia tứ cố vô thân, trong cơn tức giận liền dắt con về nhà mẹ đẻ để nhà mẹ đẻ đòi lại công bằng.

**

Zổ: aiz, nói chung, đúng là “một giọt máu đào hơn ao nước lã” thật đấy, nhưng mà lắm lúc cả chum máu đào cũng không bằng một cốc axit. Chán

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play