-Âm Dương Tông do hai phu Phụ Tử Thành và Tần Thông Ngọc cả hai đều là Vo Song Cảnh.
Họ sáng tạo ra một bộ Công pháp Nam Nữ Song Tu, đạt thành tựu lớn rồi thành lập ra Âm Dương Tông. Vô Song cảnh nghe thấy cấp đọ này Thiên Bảo hít một ngụ m khí lạnh. Đi liên tục năm ngày năm đêm cuối cùng phía trên núi xa hiện ra một tòa tháp cổ nhô cao lên trời.
Âm Dương tông, một trong ngũ tông tứ địa,ở Thủy Giác Vực nó là một trong các thế lực đỉnh cao sừng sững, với truyền thừa ngàn năm, nói trong tông môn này cường giả như mây cũng không khoa trương.
Ngũ tông tứ địa được công nhận là Cửu Đỉnh Thủy Vực, chín sơn môn có thực lực mạnh nhất, không ai dám trêu vào.
Trên địa bàn Âm Dương tông có nhiều tòa thành lớn, xung quanh là vô số thị trấn nhỏ, rộng hơn là cac làng mạc rộng thênh thang, nhân khẩu vô cùng đông tầm vài trăm vạn người.
Địa bàn Âm Dương tông mênh mông nhưng sơn môn thì sừng sững trong sơn mạch Sơn Thủy không nằm trong thành,một bên là núi cao bên còn lại là một con sông rộng lớn . Âm Dương tông có rất đông đệ tử, chỉ tính sơ sơ cũng đã lên cả vạn người.
Dưới chân Âm Dương tông có nhiều kiến trúc, đường cái lọt gạch rộng rãi.
Độ cao của núi cũng được phân ra theo cấp độ.Dưới chân núi là nơi một số đệ tử bình thường mới đến sinh sống.
Sườn núi là nơi dành cho đệ tử cũ sống. Đệ tử cũ tức là đệ tử hoàn thành khảo nghiệm trở thành đệ tử chính thức, nhâp môn trên hai năm và thực lực Kinh Hồng cảnh trở lên.Đương nhiên có một số đệ tử cũ tu vi đến đẳng cấp Kinh Hồng nhưng vì tuổi tác đã cao cống hiến lâu dài cho Âm Dương Tông nên được ở lại, nhận tài nguyên tu luyện như đệ tử cũ.
Bởi vì điều này nên khá nhiều đệ tử có thực lực rời khỏi nhưng vẫn ở lại đây.
TRên lưng núi là dành cho đệ tử chính tông, những đệ tài năng và đệ tử hạch tâm. Tùy theo phân loại mà tài nguyên và công pháp võ kĩ cũng khác nhau. Xưng hô cũng như vậy, dù lớn tuổi hơn nhập môn trước nhưng đệ các đệ tử đều phải gọi đệ tử hạch tâm là sư huynh, sư tỷ.
Trên đỉnh núi là dành cho các trưởng lão, hộ pháp, chấp sự, trưởng môn và gia quyến.
Ngoài tu luyện đệ tử Âm Dương Tông còn có thể tham gia các bí cảnh hoặc đi ra ngoài lịch lãm.
Trong đình viện giữa hồ sen của đệ tử hạch tâm, một thiếu nữ khuôn mặt xinh đẹp, khí chất rất phàm cầm y phục cung trang đang ngồi đánh đàn Tiếng đàn thánh thót, trong treo vang vẳng, âm thanh trầm bổng, tư thái khoan thai, bóng dáng yểu điệu, nhan sắc tuyệt trần, thiếu nữ này chưa đến mười lăm nhưng đã có đầy đủ phong thái của một đại mỹ nhân quốc sắc thiên hương. Nàng là Hồ Minh Nguyệt, cháu gái cưng nhất của đại trưởng lão Âm Dương Tông Hồ Minh Chí.
-Minh Nguyệt Tỷ ngày nào cũng luyện đàn không chán sao, chúng ta xuống núi chơi đi. Một nữ tử váy hồng đi tới nói.
-Tử Lăng muội lại ham chơi rồi, không lo tu luyện cẩn thận lại bị trưởng môn phạt giờ. Minh Nguyệt nhẹ nhàng đáp.
-Thật ra ta ngoài luyện công ta cũng muốn hiểu biết thêm cầm kỳ thi họa, ta muốn sau này ph quân của ta phải là một ngưởi đỉnh thiện đạp địa, mà như vậy ta cũng phải tài sắc vẹn toàn. -Tỷ Tỷ là người xinh đẹp nhất ÂM Dương Tông ta biết bao người say mê tỷ, ta thấy Viêm Long sư huynh rất mê tỷ đó. Tử Lăng cười trêu chọc.
- Minh Nguyệt ta có chuyện muốn nói với con.
Lúc này một mỹ phụ tóc đen tuyền, váy dài màu lam vẽ ra vóc dáng xinh đẹp, cổ tay trắng đeo vòng tay xinh đẹp, ăn mặc không xa hoa nhưng vô hình toát ra ưu nhã và cao quý làm người nhìn rất thoải mái.