Sự việc đại triều hội qua đi, sự thành công tốt đẹp của nó đã là một tiền lệ để các quan lại mới tấn phong có thể yên tâm mà ra về với công tác hỗ trợ Trần gia quân của mình. Riêng hai thủ lãnh của Sở Tài chính và Sở Công Thương thì không thể về được. Họ lập trụ sở tại ngay Quân Khu rừng Thần, họ chính là huyết mạch của Trần gia quân lúc này. Tài chính cũng là khá nhiều, Nguyên Hãn cấp có họ đến 600 vạn lượng bạc trong số tiền mà hắn cướp trắng trợn từ vị đại ca Chu Kiến Văn, cùng thêm số hàng hóa nhiều không kể hết thêm vào 200 vạn lượng tiền mặt mà hắn cướp từ ba thương cảng từ Trung Hoa, tất cả đều cấp hết cho hai cái sở này hoạt động. Ngoài ra số tiền quyên góp từ các thế lực ủng hộ cũng nườm nượp mà kéo đén sau sụ kiện đại triều hội.

Nói thật ra hiện nay trong một thời gian ngắn Nguyên Hãn không hề thiếu tiền, mà cũng không hề bận bịu như xưa nữa. Ví dụ như Sở công thương muốn có vốn làm ăn mà số tiền không quá lớn, vượt quá quyền hạn thì tự đi mà nói chuyện với Sở tài chính. Sư đoàn Bạch Hổ ( tên của sư đoàn bộ binh đầu tiên thuộc quân khu trung ương, trong kế hoạch thì quân khu trung ương sẽ có từ năm đến quân đoàn tức khoảng từ 10 vạn người tương đương với trên 6 sư đoàn) nếu cần thêm trang bị thì Trần Phúc tướng quân đi nói chuyện với Sở Tài chính, nếu số tiền không vượt qua giới hạn Trong luật định thì Sở tài chính cứ thế tự chi không cần thong qua Nguyên Hãn mà chỉ làm báo cáo trình lên mà thôi. Mà Sở tài chính thiếu tiền lại đè Sở Công Thương ra đòi. Chỉ cần sơ qua như vậy là đủ thấy công việc của Nguyên Hãn nhẹ hơn rất nhiều.

Số quân bị thuyên chuyển ra Phượng Hoàng Đảo là 3500 người đã lần lượt chia nhóm mà lên đường đến bến Vân Đồn đáp thuyền ra đảo. Số quân này đa phần là gia tướng gia binh của các dòng khác của Trần tộc, Quân số hiện tại chính thức tại Sư đoàn Bạch Hổ là 13.257 người trong đó có đến 2.152 người là thuộc Cục Quân khí, đây toàn bộ là công tượng nhét vào, họ đang ngày đêm chế tạo các loại vũ khí tối tân cho cả Sư đoàn Bạch Hổ, ngoài ra nếu thừa thì cũng xuất một ít cho Lữ đoàn hải quân Phượng Hoàng đóng quân tại đảo Phượng Hoàng. Họ phải hỗ trợ hải quân vì phục vụ cho hải quân chỉ có một Ban Quân Khí với 500 người cả thở rèn thợ gỗ thợ đóng thuyền. Không phải Nguyên Hãn không muốn cắt bớt người của Cục Quân khí ra đảo thế nhưng ngoài đảo Phượng Hoàng rất khó vận chuyện nguyên liệu ra tới nơi, có nhiều người cũng không đủ nhiên liệu cho họ chế tạo. Hắn chỉ chuyển thêm 200 thợ gỗ bổ xung cho việc đóng thuyền mà thôi. Giờ đây Cục Quân khí đang khí thế tung trời nhiên cứu bản thiết kế mới của Nguyên Hãn về súng kíp và những đợt súng đầu tiên đã ra đời. Nhưng khoan hãy nói về mẻ súng kíp mới ra lò này, bởi vì tình thế loạn lạc đã đến rồi.

Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần vào tháng 2, năm 1400, đến tháng 12 phát binh 15 vạn quân đánh Chiêm Thành nhưng lần này quân nhà Hồ phải rút đi vì đánh lâu không công phá được Chiêm Thành, thiếu lương mà phải lui. Chính thức ra lúc này Chiêm Thành sau khi bị bại trận nhiều lần thì không dám tiến công Đại Việt nữa. Xong Hồ Quý Ly vẫn tiếp tục muốn chinh phạt Chiêm Thành. Phải nói cha con nhà họ Hồ đều là những nhà quân sự và cả quân chính tài ba, mở mang bờ cõi cho dân tộc Đại Việt thì ủng hộ thôi. Nhưng Hồ Quý Ly mở ra cuộc chiến với Chiêm Thành trong khi quốc lực Đại Việt đang kiệt quệ như vậy có nên không?

Sau một thời gian dài cuối thời nhà Trần thì xã tắc lung lay dan chúng đói kém, binh lực yếu nhược cả rồi, bị Chiêm Thành nhiều lần đánh đến tận Thăng Long rồi ung dung mà về, quả thật là nhục quốc thể. Nhưng từ khi Hồ Quý Ly được cầm binh khiển tướng mà đánh giặc thì hắn liên tiếp thắng trận. Chiêm Thành bị đánh cho không còn sức gượng dậy. Nhưng quốc lực của Đại Việt cũng không còn. Lúc này nếu bất kì một vị Vua nào cũng sẽ nghĩ đến dừng lại chiến tranh, xây dựng kiến thiết đất nước. Lúc nào mạnh hẳn thì đánh một đòn hạ gục Chiêm Thành vĩnh viễn. Vậy một nhà quân sự, quân chính tài ba như Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng sao không nhận ra điều này. Họ nhận ra chứ, họ quá rõ là khác. Nhưng họ vẫn quyết tâm đánh Chiêm Thành.

Hồ gia dù sao vẫn mang tiếng loạn thần tặc tử, ép vua cướp ngôi. Lòng người vẫn sở hướng Trần gia. Nếu cứ để cái đà này phát triển thì Hồ Quý Ly không thể yên tâm nổi. Nhưng một cuộc chiến sẽ làm mọi chuyện chuyển biến khác đi. Chỉ cần kích động dân chúng về lòng yêu nước, về việc lũ Chăm pa xâm lăng bao lần Đại Việt. Hướng sự chú ý của họ về một hướng đó là chống lại quân xâm lăng thì lòng dân chúng sẽ hướng theo ngay lập tức. Người dân Đại Việt luôn có lòng yêu nước nồng nàn. Nhưng đó là một chiêu đánh lừa dư luận vì Chiêm Thành đã không còn sức uy hiếp Đại Việt them được nữa. Hành động này chỉ là để củng cố hoàng quyền của Hồ gia mà thôi. Vậy máu lại rơi, tiền bạc lại ra đi.... Chiến tranh là thứ tiêu hao tiền bạc và sinh mệnh nhanh nhất trên thế giới này.

Theo lịch sử thì,Tháng 7, năm 1402,Hồ Hán Thương đem đại quân đi đánh Chiêm Thành, chúa Chiêm Ba Đích Lai sợ, sai cậu là Bố Điền dâng một voi trắng, một voi đen, sản vật và đất Chiêm Động để xin rút quân. Bồ Điền tới, Quý Ly ép phải sửa tờ biểu là dâng nộp cả động Cổ Lũy, rồi chia đất ấy thành bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đặt An phủ sứ và An phủ phó sứ lộ Thăng Hoa để cai tri. Chiêm Thành thu lấy những dân phụ cận đưa về nước. Nhưng không biết vì sao lịch sử thay đổi rồi, Người đem quân đi đánh chiêm thành lần này lại là Hồ Nguyên Trừng, tài ba hơn em hắn rất nhiều lần về mặt quân sự. Mà tính cách cũng cứng rắng hơn rất nhiều.

Tháng 8 năm 1402 Hồ Nguyên Trừng dẫn 15 vạn quân Đại Ngu ( Việt nam quốc hiệu thời nhà Hồ) đánh tan quân Chăm tại cứ điểm Chiêm Động. Chúa Chiêm Ba Đích Lai sợ hãi dâng lễ vật lên xin cầu hòa rút quân và dâng lên Chiêm Động, mong Nguyên Trực cho rút tàn quân tại Chiêm Động về nước. Hồ Nguyên Trừng ước chừng lương thực chỉ còn lại một tháng thời gian, nếu thỉnh càu ý kiến thái thượng Hoàng Hồ Quý Ly thi lương cũng cạn rồi. Hắn mím môi hạ lệnh đồ sát gần 2 vạn tàn quân tại Chiêm Động rồi dẫn quân công thẳng vào Cổ Lũy.

Với đại pháo bằng đồng do tự mình sáng chế Hồ Nguyên Trừng chỉ mất nửa tháng công phá Cổ Lũy thành. Đánh chết hơn vạn quân Chiêm, số cong lại nhờ đêm tối mà chạy thoát. Quân Đại Ngu thừa thắng xông lên tiến ào ào vào vùng Panduranga ( Phan Rang ngày nay). Vì cướp được lương thảo tại cả Cổ Lũy và Chiêm Động nên giờ đây quân Đại Ngu cực kì sung túc, khí thế như rồng mà xông lên. Cả 3 tiểu vương quốc (Vijaya,Kauthara,Panduranga) thuộc Chiêm thành quốc run sợ . Thế của quân Đại Ngu là không thể đỡ.

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play