Quỳnh Lâm soạn mớ rau, củ trong tủ lạnh bỏ vào rổ. Chúng hư gần hết vì đã mấy hôm cô không ra chợ. Ông Như Tùng vắng nhà từ tuần trước. Ông đi Côn Minh tham gia hội nghị giao thương Việt - Trung. Mẹ cô về quê dự đám tang ba chị Như - một người bà con xa. Hơn hai tháng, kể từ ngày Quỳnh Lâm bắt gặp Nam Phong ở nhà hàng, anh ta tỏ ra ngoan ngoãn hơn khi mỗi buổi chiều về dùng cơm chung với gia đình. Những lần về muộn hay đi công tác Nam Phong đều cẩn thận báo trước, nhất là khi trong nhà chỉ có cô và anh ta như hôm nay. Bà Như Tùng rất vui vì sự thay đổi của Nam Phong nên cô không muốn có bất cứ điều gì làm ảnh hưởng đến thói quen ấy, kể cả khi mọi người đều đi vắng thế này.

Quỳnh Lâm nhìn mớ thức ăn ít ỏi rồi thở dài ngán ngẩm. Cô nhìn đồng hồ, Nam Phong sắp về, đành mở một ít đồ hộp dùng tạm vậy. Nấu xong dọn thức ăn ra bàn, Quỳnh Lâm ngắm nghía, nếu chỉ căn cứ vào mùi thơm thì không đến nỗi nào. Cô xoa xoa cái cổ mỏi nhừ, toàn thân ê ẩm. Cứ vào hè, sau vài cơn mưa đầu mùa là số bệnh nhi tại khoa tăng lên đáng kể, hầu hết là những căn bệnh liên quan đến thời tiết. Mệt mỏi làm đôi mắt Quỳnh Lâm díp lại. Cô uể oải về phòng, muốn nằm nghỉ một lúc nhưng lại sợ ngủ quên như hôm nọ khiến Nam Phong ngồi chờ đến tối mịt. Quỳnh Lâm soạn quần áo đi tắm. Nước mát giúp cô bớt căng thẳng dù thân thể vẫn âm mỉ một cảm giác đau nhức đến khó chịu. Quỳnh Lâm ngả người trên chiêc' ghế dài chờ cho tóc khô rồi thiếp đi lúc nào không hay.

Một hồi chuông ngắn làm Quỳnh Lâm giật bắn người. Nhìn lên đồng hồ cô giật mình, chao ôi, mình ngủ lâu quá, không biết Nam Phong đã gọi cửa từ bao giờ rồi. Bên ngoài tối mịt, cô mở ngọn đèn cổng. Nó nhấp nháy vài cái rồi tắt ngâ"m. Ánh sáng lờ mờ từ ngọn đèn đường xa tít ngoài kia không cho Quỳnh Lâm thấy rõ gương mặt Nam Phong nhưng vóc dáng to lớn, vững chãi cùng với giọng nói trầm trầm của anh xoa tan cảm giác bất an, gần như sợ hãi vì bị đánh thức đột ngột của cô.

- Xin lỗi, tôi quên mang theo chìa khóa.

- Không sao. Tôi mệt quá nên ngủ quên. Anh gọi cửa có lâu không?

- Không.

Nam Phong lách người vào trong. Anh giữ tay Quỳnh Lâm:

- Lâm vào trước đi, để tôi khóa cổng cho.

Quỳnh Lâm bới cao mái tóc vẫn còn âm ẩm ướt, bật núc hâm nóng cơm, lấy chén đũa, thức uống trong khi Nam Phong đã ngồi vào bàn và nhìn cô chăm chăm:

- Lâm đợi tôi à?

Quỳnh Lâm dấm đẳng:

- Nhà có hai người, tôi không đợi anh thì đợi ai?

Nam Phong dịu dàng:

- Xin lỗi, tôi có việc đột xuất nên không báo trước được. Lần sau, những khi về muộn thế này, tôi sẽ gọi điện. Tôi rất ngại khi ai đó phải lo lắng, chờ đợi mình.

Quỳnh Lâm hơi ngượng vì thái độ cácu kỉnh vừa rồi. Không phải vô lý, thật ra cô vẫn chưa xóa được ấn tượng không tốt về người này. Cô đặt chén cơm trước mặt anh.

- Anh hiểu ra điều này thật hay quá. Với tôi thì không sao nhưng với mẹ thì có đấy mặc dù so với lúc trước anh đã có vài tiến bộ đáng kể. Phải nói thế nào nhỉ? Ừm... nếu tôi là anh, tôi sẽ làm tốt hơn rất nhiều.

Nam Phong gắp thức ăn vào chén, gật gù:

- Tôi cũng tin thế. Chắc phải nhờ Lâm chỉ tôi cách nào đó để có thể trở thành người tốt như Lâm vậy.

Thoáng thấy cái nhún vai rất khẽ của Quỳnh Lâm, anh nói thêm:

- Xem ra cũng không dễ dàng chút nào vì với một người... một người gì nhỉ... nói theo cách của Lâm ấy mà... À, với một người ích kỷ và thực dụng như tôi khó mà cải tạo thành người tốt được, đúng không?

Quỳnh Lâm liếc nhìn chén cơm vẫn còn nguyên của Nam Phong, chắc anh không quen với kiểu ăn uống qua loa thế này. Cô thấy trong lòng hơi áy náy:

- Hôm nay tôi về trễ nên chuẩn bị không được chu đáo lắm, anh chịu khó vậy nhé. Ngày mai được nghỉ, tôi sẽ có nhiều thời gian để làm tốt hơn.

Nam Phong nheo mắt:

- Lâm đang nói gì vậy?

Quỳnh Lâm múc một ít canh vào chén rồi chậm rãi húp từng muỗng:

- Căn cứ vào vẻ thưởng thức của anh, tôi đang giải thích lý do cho bữa ăn quá tệ này. Dù sao cùng mong anh đừng vin vào nó mà bỏ đi thói quen về nhà mỗi buổi chiều của mình. Nếu anh làm thế thật tôi không nghĩ được lý do nào để bào chữa với mẹ cả.

Nam Phong phì cười nhưng ngưng lại ngay. Mặt anh thoáng nét nhăn. Quỳnh Lâm thấy hành động đó có gì hơi bất thường:

- Anh làm sao vậy?

- Tôi đâu có phàn nàn gì. Thật ra tôi không cầu kỳ trong việc ăn uống nhất là tôi hiểu Lâm cũng làm việc vất vả cả ngày. Hành động vừa rồi là do tôi chờ nghe câu trả lời của Lâm đấy. Tôi ăn đây... phải ăn như thế nào để Lâm không áy náy nhỉ?

Nói rồi Nam Phong cắm cúi nhai, nuốt. Cử chỉ khoa trương một cách cố ý nhưng lại phảng phất sự chân thành, dễ mến. Thái độ thiện chí đầy hiếm hoi đó làm Quỳnh Lâm thấy buồn cười và thoáng cảm động. Để che giấu điều này, cô hỏi anh, giọng pha chút giễu cợt:

- Anh vừa nói đến việc gì nhỉ? À, làm cách nào để trở thành một người tốt phải không? Nếu anh thật lòng muốn thế thì rất đơn giản, chỉ cần anh dành m ột ít thời gian, tình cảm để quan tâm đến những người chung quanh. Ví dụ như hãy tử tế với mẹ một chút, bà rất yêu anh. Không nên tỏ ra ích kỷ hay cố chấp nữa...

Nam Phong nhìn Quỳnh Lâm, dường như anh đang cố nén một nụ cười:

- Không tỏ ra là thế nào? Lâm cho rằng người ta có thể làm được tất cả những điều này như khóa một cái van nước hả?

Quỳnh Lâm gật đầu một cách nghiêm trang:

- Tôi tin rằng nếu muốn, người ta có thể dồn nén chúng.

Lần này thì Nam Phong phá lên cười thật to. Vừa cười anh vừa ngắm nghía cô như ngắm nghía một đứa trẻ làm điều gì đó thú vị dưới con mắt của người lớn. Nó làm cho Quỳnh Lâm thấy mình trở nên ngốc nghếch. Cô lạnh lùng phản đối:

- Anh vừa hỏi một vấn đề về quan điểm và tôi đã trả lời. Quan điểm là phạm trù rất khó có sự thống nhất. Dù cho nó có lập dị anh cũng không được phép phản ứng thế này.

Nam Phong lắc đầu, anh nói trong tiếng cười chưa dứt:

- Không... không, tôi lại thấy Lâm rất thú vị. Thậm chí tôi có thể tưởng tượng ra phía sau cái bề ngoài này Lâm dồn nén những gì nữa kìa.

Quỳnh Lâm đi đến tủ lạnh mang đĩa trái cây đặt lên bàn. Cô đã lấy lại vẻ bình thản:

- Vậy thì anh cứ tha hồ mà tưởng tượng. Tôi không ngại đâu.

Nam Phong nghiêng người ngắm gương mặt Quỳnh Lâm:

- Ngay cả khi tôi nói ra những điều mà mình tưởng tượng? Tốt lắm. Rất can đảm, về điểm này Lâm đúng như tôi... tưởng tượng đấy. Xem nào, đừng lẩn tránh cái nhìn của tôi chứ. Tôi sẽ nói chính xác ra đây. Tôi thấy Lâm lạnh lẽo, ốm yếu và rất ngốc nghếch. - Nam Phong trầm ngâm vờ như không thấy vẻ ngạc nhiên của Quỳnh Lâm - Lâm lạnh lẽo vì sống lẻ loi, đơn chiếc, không có sự tiếp xúc nào, tôi không muốn nói đến những mối quan hệ thuần túy, nhưng Lâm vẫn ép mình không nghĩ đến và cũng không cho người khác nhóm lên ngọn lửa vẫn còn âm ỉ trong lòng Lâm.

Nam Phong dừng lại quan sát người đối diện. Cô vẫn đang nhìn thẳng vào anh, giọng cứng cỏi:

- Còn gì nữa?

- Lâm ốm và yếu đuối vì Như Vũ mất đã lâu rồi mà Lâm vẫn không thay đổi gì cả, thậm chí Lâm không cho phép mình quên đi. Lâm cứ bám víu vào đó để chứng tỏ sự chung thủy của mình mà không biết chính thái độ này làm những người chung quanh Lâm buồn khổ. Tôi biết Lâm không hài lòng về thái độ của tôi đối với ba mẹ nhưng thái độ của Lâm cũng có vấn đề, Lâm lại không chịu nhìn ra.

Nam Phong chờ đợi phản ứng của Quỳnh Lâm. Tuy chuẩn bị trước nhưng anh vẫn thấy bất ngờ. Cô không nổi giận cũng không gào lên, thậm chí là khóc òa như... anh tưởng tượng. Cô vẫn ngồi yên. Với anh, cách duy nhất để đánh giá một người là xem họ sử sự thế nào lúc bối rối hay giận dữ. Anh đang áp dụng cách này, nhưng người phụ nữ trước mặt anh đang lắng nghe những lời giễu cợt, thậm chí xúc phạm bằng một thái độ rất đúng mực như để chứng tỏ đẳng cấp của mình vậy. Điều này đẩy anh đi xa hơn tình huống dự định vì anh đã ra đòn và quyết không chịu thua.

- Điều thứ ba là Lâm rất ngốc nghếch vì Lâm chịu đựng tất cả những điều trên một cách vô lý. Tôi cho đó là một chứng bệnh hay một cách đày đọa thân xác để tìm khoái lạc về mặt tinh thần. Nghe rất khó hiểu, thậm chí có phần thô thiển và trần tục nữa, đúng không? Nhưng tôi không tìm ra lời giải thích nào khác khi Lâm dù đau khổ vì lối sống ép xác vẫn không cho tình cảm ấy đến gần, không nhích một bước nhỏ để gặp nó trong khi nó vẫn chờ đợi Lâm.

Nam Phong xoa cằm:

- Lâm biết tôi đang nói đến tình cảm nào không? Đó là tình cảm tốt đẹp nhất, cao cả nhất, êm đềm nhất của người đàn ông. - Anh quyết định bắn mũi tên cuối cùng - Tôi cũng là đàn ông nhưng tôi vẫn thấy phục vì chỉ có người đàn ông mà tôi bắt gặp đứng ở đầu ngỏ chờ Lâm một lần và gọi điện thoại đến đây một lần mới có đủ can đảm mang nó tặng cho một người lý trí như Lâm.

- Anh nói xong chưa?

- Xong rồi nhưng chưa phải là tất cả đâu.

Quỳnh Lâm đứng lên. Cô thu dọn chén dĩa, gương mặt vẫn kín như bưng. Quỳnh Lâm đã có kinh nghiệm đối phó với thái độ khiêu khích thế này. Lần trước cô đã phản ứng nóng nảy nhưng lần này anh ta đừng hòng đạt được mục đích. Quỳnh Lâm ngừng tay vén lại mái tóc xổ tung, Nam Phong kéo đĩa trái cây về phía mình, mắt không rời cô:

- Ít ra Lâm cũng phải nhận xét về những điều tôi nói chứ. Nó chính xác bao nhiêu phần trăm? Lâm thấy nó như thế nào?

Quỳnh Lâm chậm rãi:

- Tôi thấy anh đã tiến bộ rất nhiều trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, kể cả cách nói ngoắt ngoéo, xỏ xiên, nhiều chuyện... Còn nữa, anh sử dụng đôi mắt... mật thám trong bao lâu để có được nhận xét đó?

- Mật thám... nó có nghĩa là gì vậy?

- Ừm... nó có nghĩa là... Đơn giản là thế này, người ta dùng từ mật thám để miêu tả những cặp mắt cú vọ. Lần này thì hiểu rồi chứ?

Nam Phong lắc đầu:

- Chỉ vậy thôi sao? Tôi lấy làm tiếc vì Lâm không nói thật cảm xúc của mình trong khi tôi...

Quỳnh Lâm đi vào bếp:

- Tôi nói làm gì trong khi anh có thể tưởng tượng ra điều này một cách chính xác kia mà.

Nam Phong đứng lên:

- Tôi giúp Lâm một tay. Lâm đã nấu nướng tôi sẽ rửa bát đĩa để bù lại. Hay là chúng ta... Ôi...

Quỳnh Lâm va mạnh vào người Nam Phong khi cả hai bước qua khung cửa theo hai hướng khác nhau. Nam Phong kêu lên vẻ đau đớn. Anh cố trụ lại nhưng không được. Cả người ngả nghiêng. Trong lúc hốt hoảng Quỳnh Lâm dùng vai đỡ lấy anh. Nếu không có bức tường trước mặt chắc cả hai đổ nhào ra đất. Nam Phong xoay người lại tì hai tay vào tường rồi cúi nhìn Quỳnh Lâm đang loay hoay trong vòng tay ấy:

- Lâm có sao không?

Quỳnh Lâm cáu kỉnh:

- Tôi cũng định hỏi anh câu ấy. Anh làm sao vậy? Ôi... anh bị gì thế này?

Với dáng đứng khập khiễn và chiếc quần lốm đốm vết bẩn giờ Quỳnh Lâm mới nhận rõ điều bất thường ở anh. Cô dìu anh đến ghế rồi hỏi bằng giọng ân cần nghiêm trang, như cách cô thường nói với bệnh nhân:

- Anh đau ở đâu?

Nam Phong nhăn mặt:

- Ở chân nhưng chỉ một chút thôi. Không sao đâu.

- Không sao đâu, câu này chẳng đến lượt anh nói. Tôi sẽ khám và đánh giá mức độ nặng nhẹ của nó. Bây giờ để tôi xem vết thương của anh, quần áo thế này xem ra nó không nhẹ đâu.

Nam Phong cẩn thận xoay người trên ghế:

- Tôi bị ngã xe. Vết thương đã được xử lý rồi... Ở một trung tâm y tế gì đấy. Sau khi sát trùng và cầm máu nhân viên ở đó khuyên tôi nên đến một cơ quan y tế khác để được khám lại và điều trị đúng cách.

- Và anh đã...

- Tôi đã đi về đây.

- Hay nhỉ!

- Tại vì tôi...

Quỳnh Lâm xua tay:

- Tôi sẽ nghe anh giải thích sau khi xem xét vết thương này, được không? Giờ đừng làm mất thời gian của tôi nữa. Thôi nào, đưa đây, anh có phải là người khóc toáng lên khi xước miếng da hay ngất đi chỉ vì vết sây sát nhỏ đâu. Nhìn anh không có vẻ nhát gan đến thế.

Nam Phong càu nhàu:

- Tôi không phải là những người như Lâm vừa nêu. Đơn giản hơn nhiều, tôi là người có vết thương ở tận trên đùi, tôi đang cố nghĩ ra tư thế nào đẹp mắt nhất, thuận tiện nhất để Lâm có thể xem xét nó mà không bị vướng víu bởi chiếc quần dài của tôi, trừ phi...

Quỳnh Lâm ngẩn người khi nhận ra gương mặt Nam Phong thoáng nét bỡn cợt, tinh quái, không giống như người đang chịu đựng cơn đau mà anh ta vừa thể hiện. Quỳnh Lâm đứng thẳng lên:

- Xem ra anh không đau như tôi tưởn g. Vậy anh đã nghĩ ra cách nào chưa?

- Lâm giúp tôi lên phòng được không?

- Được rồi. Tôi sẽ khám cho anh ở đó. Trong khi tôi chuẩn bị vài thứ thì anh vui lòng thay chiếc quần dài này bằng một cái ngắn hơn rồi nằm yên đấy chờ tôi.

Quỳnh Lâm im bặt khi nhận ra những điều cô vừa nói nghe rất... kỳ cục. Liếc nhìn Nam Phong, cũng may anh đang loay hoay đứng lên nên không chú '. Nam Phong choàng tay qua vai cô, cầu thang hẹp nên cả hai xoay xở khá vất vả. Nam Phong cao và nặng khủng khiếp, Quỳnh Lâm có cảm tưởng anh ta tựa hẳn vào người cô. Đến khúc quanh, Quỳnh Lâm vô tình ngẩng đầu và phát hiện một góc môi Nam Phong nhếch lên, nó có hình dáng một nụ cười cố nén. Quỳnh Lâm cáu kỉnh. Anh ta đúng là người biết cách đặt kẻ khác vào tình huống mà mình tạo ra và tận dụng nó một cách triệt để.

- Gì thế Lâm?

Nam Phong cúi nhìn khi thấy cô đứng hẳn lại và ngó đăm đăm vào một điểm nào đó trên gương mặt anh. Câu hỏi làm Quỳnh Lâm giật mình, cô bước hụt một bậc thang, theo quán tính Quỳnh Lâm đẩy mạnh vào người Nam Phong.

- Ối... đau quá... chết tôi rồi...

Quỳnh Lâm cố giữ anh lại, cô làu bàu:

- Người như anh rất khó chết. Vết thương thế này không làm anh chết được đâu. Ủa! Ban nãy anh nói hăng hái lắm mà, đâu có vẻ đau ốm gì. Theo như cách nói ấy, hình như người đau ốm là tôi thì phải.

Nam Phong rầu rĩ:

- Nếu biết nó đau thế này luc' nãy tôi đã chẳng dại gì ba hoa để bây giờ Lâm có cớ trả thù tôi. À, sao tôi đau quá chừng mà chẳng thấy Lâm đau chút nào nhỉ?

Quỳnh Lâm gạt mồ hôi lấm tấm trên trán:

- Nhiệm vụ của tôi là làm cho bệnh nhân hết đau. Hãy tưởng tượng khi anh đau mà bác sĩ chỉ dừng lại ở việc đau hoặc rên ầm lên như anh bây giờ thì giúp thế nào được?

Quỳnh Lâm loay hoay mở cửa phòng trong khi Nam Phong đứng tựa vào tường không trả lời, chỉ đưa mắt nhìn trời nhìn đất. Chờ cho cửa mở hẳn mới khập khiểng bước vào rồi đi thẳng vô trong. Quỳnh Lâm đứng bên ngoài hỏi vọng vô:

- Có cần tôi giúp gì không?

- Lâm hãy mừng vì tôi chưa ngỏ lời đi. Xem ra đó cũng là một ý kiến hay đấy, mặc dù không cần nhưng nếu Lâm nhiệt tình thế này có thể sẽ làm tôi đổi ý đấy. Tốt hơn là Lâm về phòng và mang những thứ cần thiết sang đây.

Nam Phong không ngẩng lên khi Quỳnh Lâm bước vào. Anh vận chiếc quần soọc ngả người ra sau trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi trên chiếc ghế dựa. Quỳnh Lâm chăm chú tháo vòng băng trắng quấn quanh chân anh. Ở đùi, phía mặt trong, là một vết thương dài, khá sâu, máu vân ri rỉ chảy. Nam Phong đau thật. Không phải giả vờ hay cường điệu như cô nghĩ.

- Điều gì làm anh thế này?

- Tôi bị ngã xe.

- Ý tôi không phải thế. Tôi muốn biết cái quái gì làm anh bị thương? Vẫn không hiểu hả? - Quỳnh Lâm nói từng lời chậm rãi - Tôi muốn biết cái gì đâm vào đùi anh, hiểu chưa?

Nam Phong lắc đầu:

- Tôi cũng không rõ nữa.

Khi đặt câu hỏi này mục đích của Quỳnh Lâm là hướng sự chú ý của anh vào việc khác, nội dung trả lời không quan trọng nhưng thái độ của Nam Phong làm cô phát ngán:

- Được rồi, giờ anh hãy nói những điều mà anh cho là cần thiết và bản thân anh còn nhớ liên quan đến vết thương này đi.

- Các bệnh nhân khác của Lâm đều phải làm công việc này à?

- Nhiệm vụ của anh bây giờ là trả lời chứ không phải đặt câu hỏi.

Nam Phong nhún vai:

- OK. Để xem, chiều nay tôi rời khỏi văn phòng một đoạn ngắn thì kẹt xe. Kẹt dài lắm vì phía trước có đám cháy nên người ta phong tỏa khu vực đó. Tôi cho xe quay về văn phòng còn mình đi bộ, hy vọng cách này sẽ về được đến nha `. Đang len lỏi ở đám đông thì một chiếc mô tô từ con hẻm cạnh đó băng ra quá đà, tông mạnh từ phía sau hất tôi văng vô xe ba bánh chở các thanh sắt dài đang đi cùng chiều, đúng rồi, chắc nó đâm vào đùi tôi đấy. Cũng may hai chiếc xe và cả tôi đều di chuyển với tốc độ chậm nên vết thương không đến nỗi nào.

- Sau đó thì sao?

-... Thì tôi về được đến nhà, dù hơi muộn một chút.

Quỳnh Lâm băng lại vết thương:

- Lần sau nếu gặp trường hợp thế này, lời khuyên của tôi là cứ ngồi yên trong xe. Ngồi yên đấy, anh cũng về được đến nhà, chẳng có sự khác biệt nào.

- Tôi không tin là Lâm chẳng nhận thấy có sự khác biệt nào.

- Không.

- Chán thật, chỉ vì tôi không muốn Lâm phải chờ tôi lâu quá.

Quỳnh Lâm đứng lên lau tay vào chiếc khăn sạch rồi nói bằng vẻ thản nhiên:

- Anh không làm tôi áy náy được đâu. Lúc nãy anh bảo mình té nhào về phía trước phải không? Tôi nghĩ còn nhiều chỗ phải xem đây. Bỏ áo ra.

Nam Phong trợn mắt:

- Lâm thường ra lệnh cho bệnh nhân thế này à?

- Điều đó có gì không ổn?

Anh thì thầm:

- Không có ngoại lệ nào cả?

- Không, và trong trường hợp họ cố tình chần chừ không thực hiện thì chính tôi sẽ làm việc đó.

Nam Phong thấy buồn cười. Quỳnh Lâm chẳng giống người phụ nữ mà anh gặp trong ngày đầu tiên đến đây chút nào. Vẻ yếu đuối và đôi mắt long lanh như sắp khóc của cô làm anh áy náy, tội nghiệp. Nụ cười ấm áp thấp thoáng nét ưu tư lại hấp dẫn anh bởi sự hiếm hoi của nó. Thái độ lạnh lùng, tự chủ, kiêu ngạo đối với anh là một thách thức lớn. Và quan trọng là cô không ưa anh, điều này làm anh thú vị.

- Lâm này...

-...

- Lâm có nhớ đêm đầu tiên chúng ta gặp nhau ngoài vườn không nhỉ? Sau thời gian dài tiếp xúc, tôi mới nhận ra đó là may mắn lớn của tôi. Nhờ nó tôi mới biết được một yếu điểm nhỏ của Lâm. Với tôi, điều này rất hay. Nó giúp Lâm không trở thành một người quá hoàn thiện vì theo tôi hoàn thiện là một cái gì đó rất đơn điêu.

Quỳnh Lâm vẫn chăm chú làm công việc của mình. Chẳng có biểu hiện nào chứng tỏ cô đang lắng nghe những lời anh nói. Bàn tay Quỳnh Lâm di chuyển chầm chậm trong khi ấy hơi thở cô làm ấm vùng ngực anh. Nam Phong nhắm mắt lại. Anh không muốn Quỳnh Lâm nhìn thấy những gì anh đang cảm nhận. Đó là cảm giác khao khát rất trần trụi và nguyên thủy. Nó không thích hợp với một phụ nữ nề nếp, đoan trang trước mặt anh. Nam Phong lắc đầu, nó sẽ làm cô sợ hoặc ghét anh thêm. Như chứng minh điều Nam Phong vừa nghĩ là đúng, ngay lúc đó Quỳnh Lâm dùng cả hai tay ấn mạnh vào sườn anh.

- Ôi...

- Đau phải không? Cũng may là không gãy xương nhưng để lại vết bầm khá lớn đấy.

Nam Phong cúi xuống. Đôi tay nhỏ gầy trắng muốt đặt trên vùng ngực rộng của anh tạo nên một hình ảnh thật quyến rũ. Giờ đây vết bầm và cả vết thương không còn làm anh đau vì sự dịu dàng của các ngón tay mềm mại đã đánh thức và tập trung các giác quan của anh vào chúng. Quỳnh Lâm không ngẩng lên, gương mặt trông nghiêng rất đều đặn, rất thanh tú vẫn không biểu lộ điều gì khác. Anh n gồi yên, vòng tay ra sau gáy đỡ lấy cái đầu nặng trịch nên không sao kiểm soát nổi những ý nghĩ quỷ quái đang chạy dọc chạy ngang trong ấy. Nam Phong hít một hơi dài nhưng chính những tiếng tít tít đều đặn của chiếc đồng hồ phát ra từ cổ tay mới giúp anh một cách hữu hiệu. Nó...

Nó làm hơi thở Nam Phong trở nên điều hoà và nhắc nhở anh không được tỏ ra ngớ ngẩn chỉ vì một cảm xúc nhất thời.

Cuối cùng, Quỳnh Lâm cũng khám xong. Cô thu dọn những thứ lỉnh kỉnh cho vào chiếc hộp nhỏ rồi đứng lên. Nam Phong vẫn nằm yên, mắt cô nhắm hờ nhưng giác quan của anh đang hướng về cô. Anh nghe thấy tiếng nước chảy trong nhà vệ sinh tiếp theo là giọng Quỳnh Lâm:

- À, lúc nãy anh bảo mình được cứu ở trung tâm y tế nào nhỉ?

Nam Phong uể oải xoay người:

- Tôi không nhớ rõ.

- Anh mệt à? Có muốn giúp anh chuyển sang tư thế khác cho đỡ mỏi không?

Quỳnh Lâm đứng trước mặt Nam Phong. Anh không thể không nhìn vào bàn tay còn ướt nước của cô. Thậm chí những giọt nước đọng trên ấy, với anh, cũng có vẻ gì đó rất đặc biệt.

- Họ có lý khi khuyên anh đến một trung tâm y tế khác để được điều trị. Miệng vết thương rất rộng cần khâu lại và phải chích ngừ uốn ván. Tôi không thể làm tất cả những việc này ở nhà.

Nam Phong nhún vai:

- Tôi chẳng thấy gì ngoài giác nhoi nhói. Tôi nghĩ nó không trầm trọng như Lâm vừa nói đâu. Sao Lâm hay quan trọng hóa... -- Anh vỗ vào trán -- A, tôi nhớ rồi đó là trung tâm kế hoạch hóa gia đình...

Quỳnh Lâm phì cười:

- Ra thế.

Nam Phong giải thích:

- vì nó nằm ngay vị trí xảy ra tai nạn. Sao ở đây người ta thích dùng từ hóa quá nhỉ? Gia đình thì kế hoạch hóa, cầu đường thì nhựa hóa, bê-tông hóa, kiên cố hóa Lâm thì quan trọng hóa... Bây giờ tôi chỉ muốn ngủ một giấc, những chuyện rắc rối này để mai hẵng tính được không?

Quỳnh Lâm lắc đầu:

- Nói thế nào thì anh cũng phải đến bệnh viện, không bình thường hóa được đâu. Tôi sẽ đi cùng anh. Giờ tôi về phòng cất những thứ này còn anh tay vì cáu kỉnh, vùng vằng như một đứa trẻ, trái tính trái nết, chỉ làm mất thời gian vô ích, thì hãy chuẩn bị đi.

Nam Phong nằm chuồi xuống. Thái độ của anh có vẻ gì đó rất bướng bỉnh, rất lì lợm, rất quyết liệt và cũng rất gàn dỡ:

- Tôi không đi. Lâm là bác sĩ mà, chẳng lẽ Lâm không điều trị cho nổi vết thương bé tẹo thế này. Lâm có thể cho tôi uống thuốc. Thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau, thuốc ngủ, thuốc mê, thuốc độc... Tóm lại, thuốc nào cũng được. Sau đó thì để tôi yên. Thôi nào, tôi biết Lâm sắp nói điều gì rồi. Ngừa uống ván phải không? Có khó khăn gì đâu, mỗi khi bị trầy

sướt thế này tôi chỉ việc chích một mũi SAT là xong.

Quỳnh Lâm trợn mắt:

- Ai chỉ cho anh cách này vậy? Anh có biết SAT mà anh vừa nói là một loại huyết thanh chống độc tố rất nguy hiểm cần phải thận trọng khi chích không? Lần đầu chích rất ít và phải chia làm nhiều lần. Nó có thể gây ra một số phản ứng khác nhau thậm chí làm anh chết vì nghẹt thở đấy. Thật ra việc chích SAT này cũng không ăn thua nếu gặp vết thương có vi trùng uốn ván thứ thiệt. -- Quỳnh Lâm lắc đầu -- Tôi không thích những chuyện này chút nào.

Nam Phong giễu cợt:

- Tôi cũng thế. Vậy chúgn ta không tiếp tục nữa nhé và cũng đừng cố thuyết phục tôi. Như Lâm đã nói tôi đâu có dễ chết, nhất là vì vết thương xoàng xĩnh thế này. Sáng mai tôi sẽ làm tất cả những gì Lâm yêu coầu, còn bây giờ tôi mệt lắm chỉ muốn ngủ một giấc. Cả ngày nay tôi đã ở ngoài

đường rồi. Đừng nhăn nhó và đừng tỏ ra lo lắng như thế trừ phi Lâm muốn thuyết phục rằng Lâm yêu tôi hơn cả việc tôi yêu chính bản thân mình.

Quỳnh Lâm ngán ngẩm:

- OK. Giờ anh sẽ được uống những thứ thuốc mà mình yêu cầu. Anh có nhớ mình dị ứng với loại nào không? Tốt lắm. Tôi sẽ không thuyết phục thêm nhưng có lẽ nên xem lại vết thương một lần nữa để biết chắc chắn rằng đêm nay anh sẽ có một khỏan thời gian dài cho việc rên rỉ vì đau đớn và sự cứng đầu vô lý của mình.

Nam Phong hài hước:

- Tôi sẽ không cho Lâm có dịp để đắc ý đâu. Nào, xin cứ tự nhiên!

Quỳnh Lâm tháo băng ra, cô đặt một miếng gạc sạch lên vết thương, máu đã ngừng chảy, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Ngày mai có thể nó sẽ khá hơn hoặc tồi tệ hơn nhưng đêm nay vẫn là đêm khó khăn đây. Quỳnh Lâm giúp Nam Phong uống thuốc và đỡ anh nằm thoải mái trên giường. Cô thản nhiên làm mọi việc trước ánh mắt chăm chú có phần soi mói khó ưa của anh ta.

- Tôi ở cạnh đây, nếu cần gì hay đau quá thì anh cứ việc hét toáng lên nhé. Hy vọng là anh sẽ không phải hối hận vì đã thử thách sức chịu đựng của mình một cách không cần thiết.

Quỳnh Lâm thong thả tắt đèn, đặt tay lên nắm đấm cửa và chậm rãi nói trước khi quay lưng:

- Nhớ đừng khóa cửa. Tôi có một thói quen rất kỳ cục và mất phép lịch sự là mỗi khi vào phòng khám cho bệnh nhân tôi không bao giờ gõ cửa.

Nam Phong lẩm bẩm:

- Nhưng phải cẩn thận đấy nhé vì khi ngủ tôi cũng có một vài thói quen rất kỳ cục và mất phép lịch sự, nó có thể gây sốc cho một phụ nữ Á đông nề nếp như Lâm.

Trong bóng tối lờ mờ không thấy rõ mặt nhau nhưng cả hai đều có chung một cảm nhận, sợi dây giữa họ mà mỗi người đang cầm một đầu hiện chùng xuống nhưng không vì vậy mà mất đi thế cân bằng vốn có của nó. Quỳnh Lâm nghĩ thầm: Anh đang bị thương mà dù tỏ ra mạnh mẽ, bất cần hay giễu cợt nhưng như những người khác, Nam Phong vẫn cần sự quan tâm, chăm sóc không phải từ một bác sĩ điều trị mà là một người thân trong gia đình. Quỳnh Lâm dịu giọng:

- Tôi đã làm một việc không đúng là chìu theo ý của anh. Nó trái với nguyên tắc làm việc của tôi và điều này không có nghĩa là tôi không lo lắng, không quan tâm đến anh. Nó còn hơn thế nữa vì ở đây tôi đã không sử d.ng đến cái gọi là nguyên tắc, trách nhiệm, bổn phận một cách rất lý trí như nó vốn phải có. Có thể anh không hiểu...

Cô nghe anh cười khe khẽ:

- Lâm an tâm, tôi hiểu mà. Tình cảm, có phải là điều Lâm đang muốn nói đến không? Vì xuất phát từ tình cảm người ta có thể làm nhiều việc mà không nhất thiết phải quan tâm đến những thứ nguyên tắc, trách nhiệm, bổn phận cứng nhắc gì đó. Nhưng có một điều tôi không hiểu, với bản tính thẳng thắn của mình Lâm lại phải chọn cách nói vòng vo khi đề cập đến nó, dù đó là tình cảm thông thường giữa những người thân trong gia đình. Chẳng

lẽ nó khó nói đến vậy sao?

Quỳnh Lâm mỉm cười trong bóng tối:

- Tôi có thể nói dễ dàng hơn khi không trông thấy anh như thế này. Anh nói đúng, đó là tình cảm gia đình vì chúng ta sống trong một gia đình và đối tượng mà chúng ta yêu thương giống nhau.

Nam Phong cười nhẹ. Khi cô nhắc đến hai chữ "yêu thương", anh hiểu cô muốn nói đến điều gì. Quỳnh Lâm bước ra ngoài, cánh cử khép lại sau lưng. Anh lắng nghe tiếng bước chân cô trên hành lang vắng vẻ. Nam Phong cựa mình. Đau thật, nó không phải là vết thương xoàng như anh nghĩ nhưng vào lúc ấy cái ý muốn quỷ quái đó đã nung nóng đầu anh, đã sai khiến anh, buộc anh phải nhượng bộ. Và nó đã thành công.

Nam Phong vỗ nhẹ vào trán. Ý muốn, không, phải gọi là khao khát thì đúng hơn, nỗi khao khát được cô chăm sóc, quan tâm đã vượt lên trên tất cả, vượt qua khỏi lý trí mà anh tự hào là luôn tỉnh táo để nhận định đúng sai của mình. Và vì tỉnh táo quá nên anh không chịu tin vào điều này. Nam Phong tự lý giải rằng sở dĩ anh làm thế là do từ sâu thẳng trong tâm hồn, anh không chấp nhận được sự chán ghét ở cô và đây là cơ hội để anh chứng minh Quỳnh Lâm không hoàn toàn thờ ơ với mình.

Cảm giác đau từ từ giảm dần rồi biến mất nhưng không vì thế mà Nam Phong thấy dẽ chịu hơn vì cái chân cố định khá lâu đang trở nên tê cứng và nặng trình trịch. Có tiếng vo vo rất khẽ trong đầu anh, nó lớn dần và làm mi mắt anh trĩu xuống. Thật tồi tệ khi thân thể chẳng còn chút sức lực nào. Thuốc bắt đầu có tác dụng, đầu óc anh trôi bồng bềnh, và trước khi thiếp đi vì ý nghĩ duy nhất trong đầu là anh tự chế giễu mình vì đã chọn cách chứng minh dại dột nhất.

Quỳnh Lâm dọn dẹp xong thì trời đã quá khuya. Cô cẩn thận khóa cửa, tắt đèn. Trong bóng tối, Quỳnh Lâm đứng ở cầu thang quan sát khắp một lượt để chắc rằng mọi thứ đã ở đúng vị trí, không có sơ sót nào mới thong thả về phòng. Ngang qua chỗ Nam Phong, cô muốn ghé qua xem lại vết thương nhưng sợ làm anh thức giấc nên đứng ngoài cửa áp tai vào. Không có tiếng động, ngoài âm thanh rì rì của máy điều hòa, chắc là ổn cả. Quỳnh Lâm ngáp một cái thật dài, với tác dụng của thuốc Nam Phong sẽ ngủ yên trong vài giờ, mình sẽ sang thăm lúc anh ấy tỉnh dậy.

Nghĩ thế, Quỳnh Lâm an tâm về phòng và ngủ ngay sau đó.

Quỳnh Lâm thức giấc vì trời đã sáng hẳn. Cô quýnh quáng chạy sang phòng Nam Phong, không kịp khoác thêm áo. Trái với lo sợ của cô, anh vẫn nằm nguyên tư thế cũ, giống như lúc cô rời khỏi phòng vậy. Mắt nhắm kín, hơi thở đều nhưng trán rịn mồ hôi và hâm hấp sốt dù nhiệt độ trong phòng khá thấp. Quỳnh Lâm cúi xuống nhấc miếng gạc ra khỏi vết thương cách thận trọng. Cô chắc lưỡi chán nản, miệng vết thương cộm lên, tấy đỏ, những đốm trắng xuất hiện ở hai bên mép da. Nam Phong hé mắt nhìn cô, miệng anh hơi cười:

- Quả là một đêm tồi tệ. Nói tôi nghe xem nó thế nào rồi?

Quỳnh Lâm lắc đầu chán nản:

- Không lạc quan lắm, có dấu hiệu nhiễm trùng. Lẽ ra tôi phải biết anh sẽ không gọi. Thật đáng trách, tôi đã ngủ quên và bây giờ không có lý do gì để bào chữa. Xin lỗi anh. Nào, đưa tay đây tôi sẽ giúp anh ngồi dậy.

Lần này, Quỳnh Lâm chủ động cúi xuống để Nam Phong vòng tay qua cổ mình rồi dìu anh vào nhà vệ sinh.

- Khi nào xong hãy gọi tôi, cẩn thận đừng làm ướt vết thương. -- Cô đến mở tủ quần áo -- Để đi ra ngoài anh cần một chiếc quần rộng.

- Tôi có vài bộ thể thao ở ngăn trên cùng. Tôi nghĩ trong lúc này nó thích hợp đấy. Lâm tìm thử xem.

Mang tâm trạng ray rứt chỉ một người có lỗi muốn làm bất cứ việc gì để đền bù cộng với bản tính tỉ mỉ vốn có nên sau khi chọn xong bộ quần áo thích hợp, Quỳnh Lâm cẩn thận rút thêm chiếc quần bé xíu. Cô cuộn tất cả lại rồi đến gõ nhẹ vào cửa:

- Tôi vào được chưa?

- Lâm vào đi.

Nam Phong đứng cạnh bồn rửa với gương mặt còn ướt nước. Anh trụ bằng chân trái, chiếc chân đau duỗi thẳng. Quỳnh Lâm đưa chiếc khăn cho anh và nói bằng giọng ái ngại:

- Anh tựa vào tường cho dễ xoay xở, hay là tôi giúp anh ngồi trên thành bồn tắm vậy?

- Đừng lo, tôi làm được. Lâm để quần áo ở đây đi.

Quỳnh Lâm mở quần áo ra và vắt từng thứ lên móc. Lần này tính cẩn thận lại hại cô, chiếc quần bé xíu rời khỏi tay, rồi trước con mắt mỏ to của Quỳnh Lâm, nó uể oải rơi xuống đất. Không cần nhìn Nam Phong, cô cũng biết anh ta đang dán mắt vào đấy.

Với vẻ mặt thản nhiên, Quỳnh Lâm cúi xuống nhặt. Giờ đây kích thước của nó là vấn đề của cô, trong lúc bối rối Quỳnh Lâm không sao vắt nó lên móc được, Nam Phong chìa tay ra trước mặt:

- Lâm đưa nó cho tôi.

Quỳnh Lâm dúi vào tay anh rồi đi thẳng ra ngoài. Thật ngớ ngẩn, Quỳnh Lâm đứng trân người đến vài phút khi nhớ đến tình huống xấu hổ vừa rồi. Cuo6'i cùng Nam Phong cũng xuống được nhà và ngồi vào bàn. Quỳnh Lâm đặt trước mặt anh vài lát sandwich, mấy miếng phô-mai, một ly sữa to. Cô loay hoay phục vụ anh, thái độ ân cần như một bà chủ nhà mến khách hơn là một bái sĩ đối với bệnh nhân vì người ở trước mặt cô không tỏ ra

chút yếu ớt nào ngoài cái dáng ngồi thẳng đờ và gương mặt hơi hốc hác. Quỳnh Lâm ân cần nói trước khi quay đi:

- Bữa sáng thế này quả là khó ăn nhưng anh gắng dùng một chút nhé. Trưa nay tôi sẽ bù lại.

- Phần của Lâm đâu?

- Trên phòng còn một hộp sữa, bữa sáng của tôi chỉ có thế. Chúng ta sẽ đi ngay sau khi anh ăn xong và tôi chuẩn bị vài thứ. Nào, bây giờ thì nhanh lên, tôi không muốn kéo dài thêm tình trạng tồi tệ này nữa, nó đang làm cho một thứ có tên là lương tâm nghề nghiệp trong tôi trở nên nặng nề quá.

Dù nói bằng giọng bông đùa nhưng Nam Phong biết cô đang xem tất cả những việt này là lỗi của mình. Và như một kẻ thích ăn vạ, Nam Phong không muốn tỏ ra, dù chỉ một chút, hay làm những chuyện tương tự để cô nhận ra đây hoàn toàn là ý của anh. Khổ nhục kế, Nam Phong nhún vai, trong ba mươi sáu kế sách tại sao mình lại chọn chi cái cách không quang minh chính đại và đau đớn thế này nhỉ?

Quỳnh Lâm bước xuống lầu, cô hài lòng khi thấy anh ngoan ngoãn ăn hết phần và đang nhăn nhó uống cạn ly sữa.

- Tôi đã điện thoại đến bệnh viện và gọi một chiếc Taxi cho anh.

- Còn Lâm?

- Tôi đi gắn máy nhưng có thể sẽ đến đó trước vì đoạn đường này hay bị kẹt xe vào buổi sáng lắm. Sau khi khâu lại vết thương và ngừa uốn ván có thể anh sẽ nằm lại một lúc để được theo dõi.

- Tại sao chúng ta không đi cùng với nhau.

Quỳnh Lâm kiên nhẫn giải thích:

- Ngồi xe gắn máy sẽ làm anh đau hơn.

- Tôi lại muốn thử. Từ lúc sang đây, tôi chưa được đi như thế bao giờ, nhất là được ngồi sau lưng một cô gái. Tôi nghĩ sự thú vị của nó đủ để bù lại những trở ngại mà tôi phải chịu.

- Nhưng...

Nam Phong nháy mắt:

- Lâm không thuyết phục được tôi đâu nhưng để công bằng chúng ta thỏa thuận nhé. Trong vòng mười phút nếu xe chưa đến, tôi sẽ đi cùng với Lâm OK?

Không có biểu hiện gì chứng tỏ Quỳnh Lâm đồng tình hay phản đối. Cô chỉ quan sát Nam Phong và lấy làm lạ vì không sao hiểu nổi nét mặt hiện giờ của anh. Trông nó đầy vẻ háo hức và mang theo một quyết tâm rất lạ đời. Nhưng đây chưa phải là tất cả, vì khi ngồi nghía sau Quỳnh Lâm gương mặt ấy lại phảng phất nụ cười cao ngạo của một kẻ biết rõ mình luôn luôn là người chiến thắng. Nhưng tâm trạng lạc quan ấy cũng không giúp Nam Phong quên được cái chân đau. Nó nhói lên, dịu đi sau đó lại nhói lên,

điều này lặp lại liên tục với chu kỳ ngắn dần và cái chân nặng trịch trở lại. Mồ hôi rịn ra ướt đẫm lưng áo anh.

- Anh dùng tay nâng đùi lên một chút để giảm áp lực, nó sẽ làm anh bớt đau.

Vừa nói, Quỳnh Lâm vừa quan sát anh qua kính chiếu hậu:

- Anh cảm thấy thế nào? Có muốn dừng lại gọi một chiếc Taxi không? Nếu thấy choáng hay đau quá anh có thể tựa vào vai tôi. Gần đến rồi, chỉ một chút nữa thôi.

Nam Phong cúi nhìn. Nếu mình tựa vào đây thì thế nào nhỉ? Dáng thon thả, mảnh mai của đôi vai bé nhỏ, yếu đuối như một nghịch lý cho những điều cô ta vừa nói. Giọng Quỳnh Lâm vẫn dịu dàng gần như dỗ dành, Nam Phong buồn cười và cảm giác rung động như luồng điện phóng qua người anh. Lúc này xe đã vào đến khuôn viên bệnh viện, và nhân viên đang chờ sẵn. Họ đẩy anh trên chiếc xe lăn. Trong khi cô y tá làm thủ tục, Nam Phong nghe giọng oang oang từ phòng bên mà anh đoán là của vị bác sĩ phốp pháp ban nãy:

- Người nhà của bác sĩ Lâm đã đến chưa? À, là anh chàng đẹp trai ấy hả? Sự hiện diện của hai vị...

Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT

Download on the App Store Tải nội dung trên Google Play