Bên bờ sông nhỏ, căn nhà cỏ cũ nát ba gian chính là nhà của Lý Đại Đầu.
Một đường tìm đến đây, Lâm Nhất chậm rãi dừng chân, lặng lẽ nhìn bốn phía xung quanh. Xa xa bóng cây thấp thoáng, mơ hồ có thể thấy được một sân phơi của nhà nông. Bên bờ sông nhỏ sóng nước lấp lánh, nhà cỏ ba gian lẻ loi khiến cho bóng đêm càng tăng thêm mấy phần tịch mịch. Dưới ánh trăng mênh mông, tất cả lại vô cùng yên ắng.
Khi đến hỏi đường mới biết, người nơi này cũng không biết sự tồn tại của tiên trưởng. Từ đó cho thấy, nhóm đệ tử Thần Đạo môn chỉ là âm thầm ẩn núp, chưa động can qua.
Có điều, tình cảnh này lại khiến Lâm Nhất trở nên do dự. Vẻ mặt đau xót mà hờ hững của bà nương Triệu Điếc vẫn vương vấn mãi trước mắt hắn chưa xua đi được. Nếu lão nương của Lý Đại Đầu biết tin dữ thì sẽ như thế nào? Vừa nói Lý Đại Đầu vẫn sống ổn, sau khi xoay người rời đi lại dẫn người Thần Đạo môn tới gây chuyện.
Sau một thoáng, Lâm Nhất theo một đường ánh sáng chậm rãi đến trước nhà cỏ. Do dự một chút, hắn vươn tay ra gõ cửa. Cửa phòng đang khép hờ theo tiếng mà mở, lập tức có động tĩnh ghế đổ, tiếp theo là mộtgiọng nói vừa kinh ngạc lại vừa vui mừng run rẩy vang lên.
- Con! Là Đại Đầu nhi của ta về đấy à
Lâm Nhất đứng yên bất động trước cửa, để mặc cho bóng người còng còng mà già nua đó nhào vào lòng.
Đây là một lão phụ nhân hơn sáu mươi tuổi, cũng đã là bộ dạng gần đất xa trời. Tóc bà ta trắng xoá, vẻ mặt tiều tụy. Lúc này, trên khuôn mặt đầy nếp nhăn đó hiện ra một nụ cười, trong đôi mắt mờ đục ngầu hai hàng nước mắt tuôn rơi. Bà ta vừa gọi vừa vươn bàn tay khô gầy ra run rẩy không ngừng vuốt ve trên mặt, trên người Lâm Nhất.
- Con! Đúng là Đại Đầu nhi của ta đã về rồi! Ngày nhớ đêm trông, mẹ cuối cùng cũng đợi được con về rồi, giờ chết cũng có thể nhắm mắt.
- Không phải mơ, không phải mơ! Ông trời, đây là Đại Đầu nhi của ta rồi! Mệt không? Đói không? Khát không? Vi nương làm chút gì cho ngươi ăn nhé, đừng vội.
Lâm Nhất không vội, vẫn đứng không nhúc nhích. Cõi lòng vốn đã trải qua nhiều phong sương mà trở nên chai sạn của hắn không khỏi nổi sóng. Không biết là là tiếng gọi con trai đó, hay là tình cảm chưa chan ấy, khiến ngờ khiến hắn không chịu nổi cái kéo của một lão phụ nhân, cứ như vậy chậm rãi nhấc chân. Có lẽ là do quá kinh hỉ, lão phụ nhân lảo đảo không ngờ ngã cả xuống. Mà bày tay đã gầy trơ cả xương của bà ta vẫn nắm chắt 'Đại Đầu nhi' mà mình ngày nhớ đêm mong.
Lâm Nhất hơi giật mình, vội vàng vung tay áo, nhẹ nhàng đỡ lấy lão phụ nhân, lại đi lên mấy bước, nhẹ nhàng đặt bà ta lên giường trúc ở góc nhà. Sau đó hắn xoay người nhấc cái ghế trúc đã rơi xuống đất lên, ngồi xuống cạnh giường, thuận tay bắt uyển mạch của lão phụ nhân, ngẩng đầu nhìn chung quanh.
Dưới ánh đèn mờ mờ, tình hình trong nhà cỏ nhìn cái là rõ. Trước vách tường đối diện cửa đặt một cái bàn vuông thấp bé, bên trên đặt một khối linh bài bằng gõ, bên trên viết 'Chồng Lý Du và vị vong nhân Lý Văn Thị' được lau sạch không dính một hạt bụi; Bên cạnh đặt một cái chậu gốm, bên trong ngâm một chiếc khăn mặt; Trên cái tủ gỗ cũ kỹ gần đầu giường đặt một cái bát gốm, non nửa bát cháo đang bốc mùi chua. Ngoài ra, xung quanh trống rỗng, chỉ có một con nhẹn to kết lưới.
Lý Du chính là tục danh của cha Lý Đại Đầu, vị vong nhân Lý Văn Thị chính là lão phụ nhân này.
Trên giường trúc, Lý Văn Thị khô gầy như khúc gỗ nằm cuộn mình, trên khuôn mặt đầy nếp nhăn toàn là nước mắt. Thân thể yếu đuối do nhiều bệnh lại thêm khí tức trì trệ khiến bà ta ngất đi. Mà lúc này vẫn mở to đôi mắt đục ngầu, giống như muốn nhìn thấy giấc mộng đợi hơn mười năm! Trong mộng, có Đại Đầu nhi khiến người ta nhớ mong.
Nhìn Lý Văn Thị đã suy nhược vô cùng này, Lâm Nhất thầm lắc đầu. Mặc dù hắn đã dùng linh khí giúp lão nhân điều trị thân thể, nhưng lại biết ngày tháng của đối phương không còn nhiều nữa.
Tự dưng nghĩ tới gì đó, Lâm Nhất quay đầu nhìn về phía ngọn đèn bên cạnh. Lý Văn Thị hai mắt đã mù, vậy đèn này là thắp cho ai.
Một người mẹ ngày đêm nhớ con, sớm chiều dựa cửa mà đợi. Cứ như vậy ngày qua ngày, năm qua năm, bà ta khóc tới mù cả hai mắt, lại chỉ sợ nhi tử đi xa về không thấy cửa nhà, cho nên mới thắp một ngọn đèn.
Đuôi lông mày Lâm Nhất giật giật, không nhịn được mà thở dài. Nếu Lý Văn Thị biết được chờ được lại là một giấc mộng, hoặc là nghe tin Đại Đầu nhi của bà ta đã chết rồi.
Nửa canh giờ trôi qua, trong nháy mắt Lý Văn Thị từ từ trong nháy mắt liền đột nhiên hoảng sợ ngồi bật dậy. Phát hiện một bàn tay ấm máp mà hữu lực vẫn nắm uyển mạch của mình, bà ta đột nhiên run lên, cố mở đôi mắt vô thần nhìn xung quanh, lập tức cẩn thận gọi khẽ:
- Đại Đầu! Đại Đầu nhi của ta.
Lâm Nhất nắm lấy tay lão phụ nhân, im lặng rất lâu. Hắn đã sống gần bốn trăm tuổi, không ngờ không dám đối mặt với con mắt đục ngầu của một bà lão phàm tục; Có lẽ là sợ không chịu nổi sự chờ mong tha thiết của một người mẹ.
Do dự một thoáng, Lâm Nhất giả giọng Lý Đại Đầu đáp:
- Vâng.
Nghe thấy tiếng, Lý Văn Thị trăm mối cảm xúc ngổn ngang không nhịn được nắm chặt tay Lâm Nhất, qua một hồi lâu, mới thở phào như trút được gánh nặng. Bà ta mang theo thần sắc vui mừng, rưng rưng khóc:
- Con à! Mẹ sợ lại là nằm mơ! Thật sự sợ lại không thấy con.
Đây có phải là một giấc mộng hay không thì chỉ có trời mới biết. Lâm Nhất không biết đáp lại thế nào.
Lý Văn Thị bỗng nhiên ngạc nhiên hỏi:
- Đại Đầu, con sao như gầy đi nhiều rồi, mà sao hôm nay mới quay về.
Nói xong, bà ta lại run run giơ tay lên, tựa hồ là muốn kéo mộng cảnh vào trong hồi ức xưa kia, biến nó thành hiện thực có thể chạm vào.
Lâm Nhất vội vàng vươn tay ra cản nhẹ tay Lý Văn Thị, nói:
- Biên ải bão cát nhiều quá, lại thêm mấy năm liên tục chinh chiến không ngừng, khó tránh khỏi như vậy! Vì kỳ hạn dịch mười năm đã hết, cho nên mới được về quê.
- Thật khổ cho con ta quá!
Lý Văn Thị đau lòng lắc đầu, lại nói:
- Đợi mẹ vào bếp nấu cho con bát cháo.
Lâm Nhất nói:
- Không cần đâu, trên đường con đã ăn cơm rồi.
Lý Văn Thị lo lắng nói:
- Sao lại thế được.
Khi đang nghĩ phải khuyên can lão phụ nhân thế nào, hai hàng lông mày Lâm Nhất đột nhiên nhướn lên, chỉ nghe ngoài phòng có người quát lên:
- Họ Lâm, cút ra đây.
Trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời trên ứng dụng TYT